tiểu luận Đề xuất một số giải pháp để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân

61 783 0
tiểu luận Đề xuất một số giải pháp để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm đô thị, đô thị hóa 1.1.1. Đô thị 1.1.1.1. Khái niệm đô thị Đô thị là không gian cư trú của con người, là điểm tập trung dân cư với mật độ cao sống theo kiểu đô thị, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. • Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp, khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… • Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành, khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: Công nghiệp cảng, du lịch – nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông… • Lãnh thổ đô thị bao gồm: Nội thành hoặc nội thị một đô thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm : Quận và phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: Huyện và xã. • Quy mô dân số một đô thị được tính trong khu vực nội thị. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị được quy định khác nhau làm cơ sở cho việc phân chia các loại đô thị theo quy mô dân số. • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị chỉ được tính trong nội thị. Đó là tỷ lệ giữa lao động trong 1 các ngành không phải nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) trên tổng lực lượng lao động của đô thị. • Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin – liên lạc, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường…) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, công viên, cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác). 1.1.1.2. Phân loại đô thị Đô thị được phân loại theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo các mục đích nghiên cứu. Các tiêu thức thường được sử dụng phân loại là : Quy mô dân số, cơ cấu lao động, chức năng hoạt động, tính chất hành chính, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Theo chức năng kinh tế – xã hội: • Đô thị công nghiệp. • Đô thị thương mại. • Đô thị hành chính. • Đô thị du lịch. • Đô thị cảnh quan. Theo quy mô dân số thì đô thị có thể chia thành 5 loại : • Đô thị có quy mô dân số rất lớn ( > 1 triệu dân ). • Đô thị có quy mô dân số lớn ( 35 vạn – 1 triệu dân ). • Đô thị có quy mô dân số trung bình ( 10 vạn – 35 vạn dân ). • Đô thị có quy mô dân số trung bình nhỏ ( 3 vạn – 10 vạn dân ). • Đô thị có quy mô dân số nhỏ ( < 3 vạn dân ). 2 Theo tính chất hành chính, chính trị: • Thủ đô. • Thành phố. • Thị xã. • Thị trấn. • Thị tứ Theo không gian: • Nội thành. • Nội thị. • Ngoại ô. • Không gian chịu tác động trực tiếp của nội thành. Theo căn cứ tổng hợp, đô thị được chia thành 6 loại : • Đô thị loại đặc biệt. • Đô thị loại I. • Đô thị loại II. • Đô thị loại III. • Đô thị loại IV. • Đô thị loại V. 1.1.2. Đô thị hóa 1.1.2.1. Khái niệm đô thị hóa Trên quan điểm một vùng: Đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. 3 Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. 1.1.2.2. Đặc điểm đô thị hóa Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử, là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị. Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… Tại các nước phát triển đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố chiều sâu ( điều tiết và khai thác tối đa các lợi ích, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hóa). Đô thị hóa nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc… đề cao công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số, còn sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém. Sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế làm cho mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc. Nếu không định hướng phát triển đô thị thì quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, chức năng đô thị không được xác định, quá trình đô thị hóa không bền vững. Vì vậy cần có định hướng rõ ràng cho phát triển đô thị để đô thị hóa bền vững. 1.2. Giao thông vận tải đô thị Giao thông vận tải đô thị hay hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện giao thông khác nhau, các tuyến giao thông, con đường giao thông nhằm đảm bảo liên hệ các khu vực khác nhau trong đô thị. Hệ thống giao thông vận tải thị là huyết mạch của nền kinh tế và hệ thống giao thông vận tải đô thị quyết định tới hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai đô thị. Các loại hình giao thông: Giao thông đối nội, giao thông đối ngoại. 4 • Giao thông đối nội: Là sự liên hệ bên trong của đô thị, là sự giao thông nội bộ của đô thị.Lưu lượng người và phương tiện giao thông lớn, thành phần phức tạp, phân bố không đều trên các đoạn đường, tuyến đường và dễ thay đổi. • Giao thông đối ngoại: Là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau và giữa đô thị với các vùng khác trong và ngoài nước. 1.3. Phát triển phương tiện vận tải đô thị 1.3.1. Khái niệm vận tải hành khách công cộng và phương tiện cá nhân 5 Vận tải hành khách công cộng là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định. Vận tài cá nhân là tập hợp các phương tiện vận tải được cá nhân sử dụng để đáp ứng nhu cầu đi lại của bản thân, gia đình hoặc bạn bè mà không thu tiền. Thông thường phương tiện vận tải cá nhân là các loại phương tiện có sức chứa nhỏ và tính cơ động cao, mang tính riêng tư. 1.3.2. Phát triển vận tải hành khách công cộng và hạn chế phương tiện cá nhân 1.3.2.1. Phát triển vận tải hành khách công cộng Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo tính hệ thống đồng bộ và tương thích trên 4 lĩnh vực chủ yếu: • Mạng lưới giao thông • Kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải • Hệ thống vận tải • Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách Ưu tiên phát triển nhanh chóng vận tải hành khách công cộng để có đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu của các tầng lớp dân cư và đủ sức hấp dẫn để thay thế phần lớn các loại phương tiện vận tải cá nhân và đa dạng hóa các phương thức vận tải công cộng. Lấy vận tải hành khách công cộng làm khâu trung tâm và xây dựng một hệ thống vận tải đô thị tương thích và mang tính đồng bộ cao Phát triển vận tải hành khách công cộng theo nguyên tắc cung cấp dẫn đầu. 1.3.2.2. Hạn chế phương tiện cá nhân Khái niệm đẩy và kéo: 6 • Đẩy có nghĩa là đưa ra những biện pháp, phương thức tác động trực tiếp đến các loại phương tiện cá nhân ví dụ như: quản lý đỗ xe, hạn chế tiếp cận… • Kéo có nghĩa là đưa ra những biện pháp, phương thức tác động đến người dân lôi kéo họ chuyển sang sử dụng các loại phương tiện vận tải công cộng hạn chế sử dụng các loại phương tiện vận tải cá nhân. Hiện nay phương thức được sử dụng là biện pháp kết hợp giữa đẩy và kéo như: xây dựng làn dành riêng cho xe buýt; tuyến riêng cho xe máy, đi bộ; ưu tiên xe buýt tại các nút giao thông có đèn tín hiệu. 1.3.2.3. Xu hướng phát triển giao thông hiện đại trên thê giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về giao thông đô thị nhằm xác định một cơ cấu hợp lý các phương thức vận tải đô thị, trong đó có xem xét đến tác động của giao thông đô thị tới các mặt kinh tế – xã hội, môi trường và các yếu tố khác. Xu hướng phát triển giao thông đô thị trên thế giới luôn được xem xét một cách có hệ thống, theo hướng bền vững và có cơ sở khoa học vững chắc. Theo đó có 6 mục tiêu quan trọng khi phát triển giao thông đô thị trong tương lai: Duy trì, bảo vệ và mở rộng thị trường cùng với đa dạng hóa phương thức của vận tải công cộng. Tìm kiếm thị trường mới, tăng cường số người sử dụng vận tải công cộng, thay đổi cơ cấu đi lại bằng các phương tiện truyền thống và vận tải công cộng hiện đại Tăng cường và nâng cao mức đầu tư cho giao thông công cộng. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân và tạo điều kiện ưu tiên phát triển vận tải công cộng ở tất cả các cấp. 7 Thông qua quy hoạch sử dụng đất gắn liền với quy hoạch phát triển, đầu tư có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông để khuyến khích nhân dân đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng. Nâng cao nhân thức của nhân dân về hiệu quả của vận tải công cộng để người dân chấp nhận giảm phương tiện cá nhân và sử dụng phương tiện vận tải công cộng. 1.4. Bài học kinh nghiệm phát triển phương tiện giao thông vận tải ở một số đô thị trên thế giới Nhật Bản: Đặt ra 3 mục tiêu là thân thiện với môi trường, giao thông vận tải vì sự thịnh vượng của đô thị, giao thông vận tải an toàn và tiện lợi. Bốn trọng điểm chính của chiến lược và chương trình thực hiện gồm: Kiểm soát dòng xe vào thành phố và đỗ xe trái phép, Quy hoạch đô thị dễ tiếp cận với giao thông vận tải công cộng, giao thông vận tải công cộng hấp dẫn để mọi người đểu muốn sử dụng, lối sóng sính thái (nghĩa là quản lý sự di chuyển, quản lý nhu cầu vận tải bằng cách chuyển phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng). Nhật Bản bắt đầu thí điểm quản lý sự di chuyển từ năm 2004, đưa vào gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, trường học… kết quả rất khả quan: sử dụng xe ô tô con giảm từ 10 – 30% và làm thay đổi cách ứng xử của con người. Singapore: Tỷ lệ vận tải công cộng chiếm khoảng 58%, xe ô tô cá nhân 40%, Singapore được xem là quốc gia thành công nhất trong việc hạn chế phương tiện cá nhân theo các phương pháp can thiệp trực tiếp và gián tiếp. Chiến lược quản lý giao thông chính của Singapore là tổng hợp quản lý nhu cầu, quản lý sở hữu, sử dụng xe, xử phạt đỗ xe trái phép và chính sách định giá đường. Singapore tổ chức phát triển vận tải công cộng theo nguyên tắc “cung cấp dẫn đầu” có sự can thiệp mạnh của nhà nước nhưng chỉ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông cho vận tải công cộng mà không hỗ trợ chi phí khai thác như tiền nhân công, năng lực, khấu hao tài sản cố định… nên người khai thác vận tải công cộng phải có sự tính 8 toán lấy thu bù chi do đó nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng. Trung Quốc: Tại Trung Quốc, nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải… không cho mô tô, xe máy hoạt động từ một vành đai nhất định như vành đai 3 hoặc 2 trở vào, có lộ trình cụ thể được báo trước cho người dân từ 5 – 10 năm về chủ trương hạn chế xe máy tại các thành phố (tại các thành phố lớn như Côn Minh, Nam Ninh, Quảng Châu… đều đang hoặc sẽ thực hiện). Ở các nước phát triển trong khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu: Sự phát triển của các loại phương tiện cá nhân cũng là một vấn đề nổi cộm. Mặc dù có sự hậu thuẫn vững chắc về kinh tế, tài chính nhưng việc giải quyết vấn đề này không đơn giản. Trong thực tế, các nước này đã tiến hành xây dựng một mạng lưới vận tải công cộng quy mô lớn, để hạn chế bớt việc sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích chuyển từ phương tiện vận tải cá nhân sang vận tải công cộng. 9 Chương II. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 2.1. Khái quát hệ thống giao thông Hà Nội Hệ thống giao thông Hà Nội rất đa dạng, bao gồm giao thông công cộng xe buýt, giao thông cá nhân như xe máy, ô tô, xích lô, xe đạp. Đặc biệt xích lô thường dùng để phục vụ du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng là đầu mối đường sắt và đường hàng không lớn nhất miền Bắc. Hà Nội còn có hệ thống sông ngòi bao quanh, đặc biệt có sông Hồng chảy giữa thành phố, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Trong những năm gần đây, nhu cầu giao thông Hà Nội tăng lên rất nhanh, từ năm 2000 đến 2006 lượng hành khách vận chuyển đã tăng hơn 11 lần, lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên 3 lần vượt quá tốc độ phát triển mạng lưới giao thông khiến tình trạng giao thông Hà Nội luôn bị quá tải. Bảng 2.1. Khối lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển ở Hà Nội (Nguồn: Tổng cục thống kê) a.Khối lượng hành khách vận chuyển 10 [...]... dân số, công tác quản lý kiểm tra các loại phương tiện giao thông cá nhân chưa có kết quả cao… Hạn chế phương tiện vận tải cá nhân tại Hà Nội là biện pháp cần thiết, cấp bách để giúp giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông Bởi vì, khi ta thực hiện tốt công tác này sẽ giải quyết được vấn đề quá tải số lượng phương tiện vận tải tham gia giao thông, giúp luồng giao thông trở nên thông suốt, hạn chế. .. ùn tắc giao thông Mặt khác, khi thực hiện hạn chế phương tiện vận tải cá nhân, điều quan trọng nhất là cần phải có sự đồng thuận của người dân, nghĩa là ta phải làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của biện pháp này để họ tự nguyện chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng Khi đó, ý thức tham gia giao thông của người dân cũng được nâng cao và sẽ giúp cho quá trình giao thông diễn... giao thông Hơn nữa, trong những năm gần đây, số lượng phương tiện cá nhân tại Hà Nội tăng rất nhanh và xu thế này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai gây hậu quả nghiêm trọng trong khi hạn chế phương tiện cá nhân là biện pháp đòi hỏi cần phải có thời gian Do vậy, ngay từ bây giờ ta phải có kế hoạch để thực hiện các biện pháp cần thiết thì mới mang lại kết quả trong tương lai 2.5 Đánh giá một số biện pháp, ... xe buýt đã khuyến khích nhiều tầng lớp nhân dân sử dụng hệ thống xe buýt giá rẻ hơn rất nhiều thay vì sử dụng phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông Hiện nay, Ủy ban nhân dân Hà Nội đang nghiên cứu và dự kiến sẽ ban hành những chính sách mới về phí phương tiện giao thông cá nhân, sửa đổi lệ phí trước bạ khi đăng ký sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông 36 Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể... ngang dân sinh đều mở tùy tiện trong nội thị gây mất an toàn giao thông Nhiều điểm đen về tai nạn giao thông đường sắt xuất hiện nhưng thời gian qua vần chưa được giải quyết dứt điểm cũng là nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng 2.2 Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng phương tiện giao thông vận tải ở Hà Nội 2.2.1 Tình hình vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông vận tải... trạng ùn tắc và tai nạn giao thông ở Hà Nội và tính cấp bách phải hạn chế phương tiện giao thông cá nhân ở Hà Nội để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông Hà Nội là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt Giao thông đường không, ngoài... khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy Cùng với nạn ùn tắc giao thông, vấn đề an toàn giao thông cũng đã và đang là vấn đề nan giải tại thủ đô Hà Nội Kể từ ngày 15/12/2007 việc... giao thông tuy nhiên lại làm cho số vụ tai nạn giao thông tăng lên Theo bài viết của cô Brenda, một phóng viên báo Malaysia tại Hà Nội, trên báo điện tử BBC Việt Nam đã đánh giá giao thông Hà Nội giống như một môn thể thao mạo hiểm chỉ dành cho những người biết tới chữ “liều” 33 Nguyên nhân chính của nạn ùn tắc và an toàn giao thông tại Hà Nội là do sự bùng nổ của các loại phương tiện giao thông cá. .. dân thông qua hệ thống cảnh sát, thanh tra giao thông 35 2.5.1 Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật được cơ quan quản lý giao thông vận tải đô thị sử dụng bao gồm rất nhiều điều, chương tập trung trong 4 bộ luật: • Luật giao thông đường bộ • Luật giao thông đường sắt • Luật giao thông đường thủy • Luật giao thông đường hàng không Ngoài ra các cơ quan quản lý cũng có quyền được ban hành hệ thống các... chính sách đã được áp dụng để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân ở Hà Nội Cơ quan đại diện quyền lực cao nhất ở Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý chung mọi vấn đề của Hà Nội là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Cơ quan chịu 34 trách nhiệm trực tiếp quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội là Sở giao thông công chính Hà Nội Ngoài ra, còn có sự tham gia của các phòng ban và các cơ quan khác Sự phối . thị để đô thị hóa bền vững. 1.2. Giao thông vận tải đô thị Giao thông vận tải đô thị hay hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện giao thông khác nhau, các. Các loại hình giao thông: Giao thông đối nội, giao thông đối ngoại. 4 • Giao thông đối nội: Là sự liên hệ bên trong của đô thị, là sự giao thông nội bộ của đô thị.Lưu lượng người và phương tiện. tầng giao thông để khuyến khích nhân dân đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng. Nâng cao nhân thức của nhân dân về hiệu quả của vận tải công cộng để người dân chấp nhận giảm phương tiện cá nhân

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp, khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

  • Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành, khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: Công nghiệp cảng, du lịch – nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông…

  • Lãnh thổ đô thị bao gồm: Nội thành hoặc nội thị một đô thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm : Quận và phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: Huyện và xã.

  • Quy mô dân số một đô thị được tính trong khu vực nội thị. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị được quy định khác nhau làm cơ sở cho việc phân chia các loại đô thị theo quy mô dân số.

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị chỉ được tính trong nội thị. Đó là tỷ lệ giữa lao động trong các ngành không phải nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) trên tổng lực lượng lao động của đô thị.

  • Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin – liên lạc, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường…) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, công viên, cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác).

  • Đô thị công nghiệp.

  • Đô thị thương mại.

  • Đô thị hành chính.

  • Đô thị du lịch.

  • Đô thị cảnh quan.

  • Đô thị có quy mô dân số rất lớn ( > 1 triệu dân ).

  • Đô thị có quy mô dân số lớn ( 35 vạn – 1 triệu dân ).

  • Đô thị có quy mô dân số trung bình ( 10 vạn – 35 vạn dân ).

  • Đô thị có quy mô dân số trung bình nhỏ ( 3 vạn – 10 vạn dân ).

  • Đô thị có quy mô dân số nhỏ ( < 3 vạn dân ).

  • Thủ đô.

  • Thành phố.

  • Thị xã.

  • Thị trấn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan