Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương

44 555 2
Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề, trong nền kinh tế quốc dân, ngành chăn nuôi của nước ta cũng đang từng bước phát triển và đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên đã có những thay đổi cả về chất lượng và số lượng sản phẩm chăn nuôi. Nói đến ngành chăn nuôi, trước tiên phải nói đến ngành chăn nuôi lợn, bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của các sản phẩm đa dạng từ chăn nuôi lợn đến với đời sống nhân dân. Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn sản phẩm đa dạng như thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn cung cấp một khối lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ của nó là nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến. Thịt lợn là sản phẩm chiếm vị trí hàng đầu trong việc xuất khẩu cũng nh tiêu thụ ở trong nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú ý trong việc phát triển và chăn nuôi lợn. Hiện nay, các nhà khoa học nước ta đã lai tạo được đàn lợn nuôi cùng với các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao. Cùng với đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mô hình chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến các loại thức ăn có chất lượng cao. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của đàn lợn, thì một vấn đề quan trọng phải được chú ý quan tâm đặc biệt, đó là tình hình dịch bệnh của vật nuôi. Vấn đề dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho các ngành chăn nuôi, khiến người chăn nuôi chưa thực sự yên tâm đầu tư. Một trong những bệnh phổ biến hay gặp ở lợn con theo mẹ là bệnh phân trắng lợn con. Lợn con bị bệnh phân trắng lợn con thì bị còi cọc, chậm lớn, giảm 1 sức đề kháng đối với các bệnh khác và tỷ lệ chết cao. Những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lợn thiếu dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, máng ăn kém, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến giảm khả năng đề kháng của lợn con làm cho cơ thể lợn con mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột và dẫn đến bị bệnh phân trắng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, đặc biệt ở những trại chăn nuôi sinh sản tập trung. Với huyện Phú Lương hiện nay, chăn nuôi lợn đang ngày một phát triển mạnh do nhu cầu số lượng cũng như chất lượng thực phẩm ngày càng tăng nên ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển theo hướng tập trung với quy mô trang trại. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh phân trắng lợn con còn xảy ra nhiều với tỷ lệ nhiễm bệnh cao, gây thiệt hại lớn cho hộ chăn nuôi lợn nái. Đặt biệt, đây lại là một huyện miền núi, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều lạc hậu, khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách đó, được sự nhất trí của cơ sở và thầy giáo hướng dẫn, chóng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương”. Với mục đích: Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – Phú Lương – Thái Nguyên. Từ đó áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. 1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề Như đã nói ở trên, bên cạnh với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì cũng kéo theo tình hình dịch 2 bệnh cũng phát triển và lây lan nhanh chóng gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy việc tiến hành chuyên đề: “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trăng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”. 1.3. Điều kiện tiến hành chuyên đề 1.3.1. Điều kiện bản thân Trong quá trình học tập tại trường, tôi đã học và tiếp thu kiến thúc của hầu hết các môn học của ngành thú y. Tôi đã đi sâu vào một số môn như chăn nuôi lợn, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, vệ sinh gia súc…Tôi đã tập trung thời gian nghiên cứu về những kiến thức chủ đạo về chuyên ngành thú y và áp dụng vào thực tiễn. - Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu. - Trong thời gian nghiên cứu, tôi đã nhận được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y cùng các thầy cô trong bộ môn vi sinh vật giải phẫu vật nuôi 3 PHẦN II Công tác phục vụ sản xuất 2.1. Điều tra cơ bản 2.1.1. Điều kiên tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Phú Lương có 14 xã, 2 thị trấn với tổng diện tích 36881,8 ha. Huyện có quốc lộ ba chạy dọc theo và đây là trục đường quan trọng tới phát triển kinh tế của huyện Phú Lương và trong vùng. 2.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn Huyện Phú Lương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 - tháng 10: Nhiệt độ cao, có nhiều mưa, độ Èm cao. Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp do có gió mùa Đông Bắc: nhiệt độ thấp, khô hanh. Lượng mưa trung bình 2000 - 2100 mm/năm, tập trung nhiều vào tháng 6 - 7, tháng 1,2 có lượng mưa thấp nhất. Nhiệt độ trung bình 22 0 C, tổng tích nhiệt là 8000 0 C. Nhiệt độ bình quân mùa nóng 27,2 0 C Nhiệt độ bình quân mùa đông 20 0 C Tháng 7 có nhiệt độ bình quân cao nhất 28 -29 0 C Tháng 1 có nhiệt độ bình quân thấp nhất 15,6 0 C Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân 0,2km/km 2 ) đủ cung cấp nước cho khu vực sinh hoạt và sản xuất. Huyện Phú Lương có 3 con sông chảy qua là sông Đu, sông Chu và sông Cầu. Phần lớn các sông đều hẹp và dốc, mùa mưa thường xảy ra lò gây xói mòn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất. 2.1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng Tổng diện tích 36.881,6 ha, trong đó: - Nông nghiệp là 11.689,6 ha =31,7% +Đất lúa 2 vô 2.142,9 ha. + Đất lúa 1 vô + 1 màu : 1.856,9 ha. + Đất trồng cây lâu năm : 5596,5 ha. 4 + Mặt nước nuôi trồng là : 442,2 ha. - Lâm nghiệp 12.186,9 ha =33,0% - Chuyên dùng 2.355,1 ha = 6,3% - Dân cư 835,7 ha =2.3% - Đất chưa sử dụng là 6.955,2 ha = 18,9% (Theo tài liệu: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Phú Lương 2001-2010). Địa hình huyện Phú Lương chủ yếu là đồi núi mất mô điển hình của một huyện miền núi. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện - kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thậm chí một địa phương nó bao gồm vấn đề về dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người, tập quán sản xuất, trình độ văn hoá. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm những mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế nông hộ. 2.2.1. Điều kiện kinh tế Sau khi điều tra khảo sát, theo nguồn thống kê của huyện tôi đã thu được thông tin: Tổng sè hộ gia đình là 32356 hé Số nhân khẩu là 147698 nhân khẩu Về mức tăng trưởng GDP của huyện Phú Lương qua 3 năm qua là: + Năm 2006: 4,68% + Năm 2007: 5,32% + Năm 2008: 6,75% 2.2.2. Tình hình dân cư Huyện Phú Lương có 9 dân tộc anh em sinh sống trong đó: Người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29 còn lại là một số dân tộc khác như Thái, Hoa, H’ mông. Phân bố dân cư không đều giữa các xã, trong khi mật độ dân cư của xã Yên Ninh là 132 người/km 2 thì xã Sơn Cẩm có mật độ lên tới 739 người/km 2 . 5 Tỷ lệ tăng dân số còn cao khoảng 1,7%, tỷ lệ sinh thô giảm từ 0,8 - 1 phần nghìn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52% tổng dân số. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 81,6% tổng lao động . 2.2.3. Tình hình văn hoá, giáo dục, y tế Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phổ thông có nhiều chuyển biến tích cực cơ sở vật chất, trường lớp đã được củng cố, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp ngày một tăng. Năm học 2006 - 2007 là năm học đầu tiên bộ giáo dục và đào tạo triển khai nghiêm túc cuộc vân động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục” bước đầu đã đánh giá thực chất hơn chất lượng dạy và học hiện nay. Kết thúc năm học đã có 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Y tế: Chất lượng khám chữ bệnh tai bệnh viên huyện và ở các trạm y tế xã ngày càng được nâng cao, trang thiết bị y tế ngày càng đầy đủ và hiện đại, trình độ chuyên môn và công tác phục vụ của bác sĩ cung hết sức tận tình, chu đáo. Số người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã và huyện ngày một đông hơn. Văn hóa: Do có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên các nét văn hoá dân tộc trong huyện rất đa dạng và phong phú. Người dân cũng tích cực gìn giữ nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình. 2.2.4. Tình hình phát triển nông nghiệp - Tình hình phát triển ngành trồng trọt Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà con nông dân khắc phục khó khăn nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt. Tổng diện tích lúa cả năm đạt 681 ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích ngô đạt 1570 ha, đạt 112% kế hoạch. Sản lượng lương thực cả năm đạt 37.802 tấn đạt 94,5% kế hoạch. Trong đó sản lượng thóc 30.882 tấn bằng 88,9% kế hoạch, sản lượng ngô bằng 6919 tấn bằng 134,4% kế hoạch. - Tình hình ngành chăn nuôi Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp có vai trò trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho nông dân. 6 Đối tượng ngành chăn nuôi rất đa dạng: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà Ngoài những giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương. Hiện nay các giống mới nhập ngoại cao sản được người dân chú trọng kèm theo đó là kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y ngày càng được chú ý. Vì vậy số lượng vật nuôi không ngừng được tăng lên. Công tác về giống: Để đạt được năng xuất cao trong chăn nuôi thì công tác giống là khâu quan trọng hàng đầu sau đó mới đến dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng của giống, người dân đã tích cực tham gia các chương trình: Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà siêu thịt, siêu trứng Tập quán chăn nuôi: - Chăn nuôi thả rông: Đây là hình thức truyền thống nhưng không còn phổ biến, chỉ còn tồn tại trong chăn nuôi dê thả rông, gia súc chỉ còn ở một số xã phía Tây Bắc như : Yên Ninh, Yên Trạch nơi có diện tích rừng lớn. Gia súc thả rông chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng. - Chăn thả kết hợp: Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn ngoài tự nhiên, dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh phù hợp với hộ gia đình. - Nuôi nhốt: Áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với trâu bò vỗ béo. Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn, giảm thời gian nuôi dưỡng. - Tình hình dịch bệnh và công tác thú y: Tình hình dịch bệnh: Nói chung trên địa bàn huyện Phú Lương tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp. Trâu bò: Thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng và lở mồm long mãng. Các bệnh thông thường khác thường mắc như tiêu chảy, viêm đường tiêu hoá và ký sinh trùng đường tiêu hoá. Ngoài ra trâu, bò trong huyện còn mắc ký sinh trùng đường máu và bệnh ghẻ. 7 Dê: Do chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên. Vệ sinh thức ăn và chuồng trại không đảm bảo nên đàn dê trong huyện mắc rất nhiều bệnh. Biểu hiện triệu chứng điển hình của một số bệnh: Viêm loét miệng truyền nhiễm, giả lao, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, ký sinh trùng. Mặc dù số lượng dê không ngừng tăng lên nhưng chất lượng còn thấp. Lợn: Thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm (tụ dấu + lepto ) bệnh sản khoa (sảy do thiếu vi chất, đẻ khó ). Nguyên nhân là do lợn nuôi rải rác trong dân, điều kiện nuôi nhốt chật chội, mật độ nuôi nhốt cao và ở gần nơi sinh hoạt của người dân. Thức ăn người dân thường tận dụng nguồn phụ phế phẩm của nông nghiệp và sinh hoạt nên không đảm bảo dinh dưỡng. Công tác thú y: Thực hiện ngăn chặn dịch bệnh động vật bảo vệ đàn vật nuôi. Phòng chống một số bệnh lây lan từ vật nuôi sang người, hàng năm trạm thú y huyện Phú Lương tổ chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi. Trâu bò: Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên năm vào tháng 4 tháng 9, đầu tháng 10 Chã: Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm. Lợn: Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả. Gà: Tiêm vacxin cóm gia cầm, Newcastle, Gumboro. - Tình hình phát triển lâm nghiệp : Do là một huyện miền núi nên diện tích rừng ở Phú Lương khá lớn. Hiện nay các rừng cây tạp đều đã được chuyển sang trồng cây lâm nghiệp mà phổ biến nhất là cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân sau khi nhận khoán rừng nay đã trở thành tỷ phú, có trong tay nhiều ha rừng. Các nhà máy chế biến gỗ tiêu dùng và xuất khẩu đã mọc lên thu hút nguồn nhân lực dồi dào và đóng góp nhiều cho ngân sách của huyện 2.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi: Phú Lương nằm trên tuyến quốc lộ 3, giữa một bên là tỉnh có trình độ phát triển tương đối thấp, thuộc vùng biên giới phía Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn) với một bên là thành phố Thái Nguyên và tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc có trình độ phát triển cao. 8 Là vùng giàu về tài nguyên thiên nhiên gồm các loại nguyên liệu nông lâm thuỷ sản, quặng than Titan, sắt Phú Lương tiếp giáp với một trung tâm đào tạo khoa học lớn của vùng núi - đó là thành phố Thái Nguyên và cách trung tâm khu công nghiệp Sông Công khoảng 30km. Để đáp ứng nhu cầu phát triển Phú Lương có thể gửi đào tạo tại các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên hoặc thu hót lao động chất lượng cao, lao động qua đào tạo từ Thái Nguyên và Sông Công. Cùng với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện gắn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các tỉnh vùng núi phía Bắc nên các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào Thái Nguyên. Trong đó có Phú Lương tăng lên nhanh chóng. - Khó khăn: Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhiều nơi còn ở tình trạng yếu kém, hạn chế khả năng thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện hoặc không khuyến đầu tư trong nhân dân. Sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, năng xuất lao động xã hội còn thấp, khả năng tích luỹ không đáng kể. Các cơ sở công nghiệp được hình thành từ lâu đời nên trang thiết bị công nghệ đã quá cũ và lạc hậu, sản phẩm còn hạn chế, nhiều sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Các má than khai thác từ lâu hầu nh đã cạn kiệt, khó khai thác. Phú Lương thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lí kinh doanh và chuyên môi giới, có trình độ đáp ứng những thách thức gay gắt của nền kinh tế thị trường. 2.4. Nội dung và kết quả phục vụ sản xuất 2.4.1. Nội dung thực tập Trong trời gian thực tập, căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của xã Động Đạt, trên cơ sở phân tích và nghiên cứu kỹ tôi đưa ra một số nội dung công tác sau: - Điều tra, số lượng đàn lợn trong xã. - Phân đàn lợn theo tuổi. - Tham gia công tác chăm sóc, nuôi dưỡng . - Tham gia việc chẩn đoán và điều trị. 9 - Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học tại xã. 2.4.2. Biện pháp tiến hành Để làm tốt các mục tiêu của mình tôi đã đề ra các biện pháp sau: Tuân thủ nội quy, quy chế của nhà trường và trạm thú y cơ sở xã, chuẩn bị kế hoạch và làm việc hợp lý với sự giúp đỡ của cán bộ thú y xã cũng nh thó y ở các thôn, xóm. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Bản thân không ngại khó khăn, gian khổ, trung thực với công việc mình làm, theo dõi tình hình phát triển cũng như dịch bệnh trong xã, báo cáo kịp thời với lãnh đạo cấp trên. Tranh thủ sự giúp đỡ của các thầy cô, nhất là sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm và kiến thức thực tế từ các cán bộ thú y cơ sở làm kinh nghiệm cho bản thân, tham khảo tài liệu, sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở cho việc thực tập của mình. 2.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 2.5.1. Công tác thú y 2.5.1.1. Công tác vệ sinh thó y trong chăn nuôi * Công tác tiêm phòng : Hàng năm xã có tổ chức tiêm phòng định kỳ một năm 2 lần cho đàn gia sóc gia cầm. Trong thời gian thực tập tôi đã được phân công xuống xã và tham gia vào tất cả các đợt tiêm phòng cho đàn gia sóc, gia cầm. Mặc dù kết quả tiêm phòng chưa cao so với kế hoạch của trạm thó y đề ra đó là do nhận thức của người dân chưa cao và đi lại gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy trong thời gian qua chúng tôi cũng đã tham gia tiêm phòng được một số loại vacxin sau: Tụ huyết trùng trâu, bò,lợn, dịch tả lợn, cóm gia cầm, Newcastle, dại chó, long móng lở mồn. Nhũng kết quả chúng tôi làm đã được lãnh đạo xã đánh giá cao. * Đối với công tác vệ sinh phòng dịch Vệ sinh phòng dịch là khâu rất quan trọng quyết định thắng lợi của người chăn nuôi. Công tác vệ sinh phòng dịch đã được xã cũng như người dân 10 [...]... Kết quả và phân tích kết quả 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt được thể hiện qua bảng 3.1 Bảng 4.1: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt Chỉ tiêu Số đàn Số đàn lợn điều lợn mắc theo dõi tra bệnh (đàn) (đàn) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số lợn con điều tra (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ lợn con mắc bệnh (%)... làm cho lợn con mất cân bằng giữa quá trình sản nhiệt và thải nhiệt làm cho lợn con bị stress ổ úm cho lợn con chưa đúng kỹ thuật nên khi mùa đông lạnh cũng làm cho lợn con bị stress và rất dễ nhiễm bệnh 4.3 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi Bảng 4.3 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi Số lợn điều tra Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc (con) (con) (%) Ss – 15 216 119 55,09 16 – 30 205... tuổi - thuốc sử dụng điều trị : Coli- Flox Phar-SPD 3.2 Địa điểm và thời gian thực tập - Địa điểm: Tại xã Động Đạt – Phú Lương – Thái Nguyên - Thời gian: Từ 25/8/2008 – 28/12/2008 3.3 Nội dung nghiên cứu Chúng tôi triển khai chuyên đề với nội dung sau: -Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại xã Động Đạt – Phú Lương – Thái Nguyên - Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắn lợn con theo ngày tuổi... lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo mùa - Dùng thuốc điều trị bệnh 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn nghiên cứu - Quan sát lâm sàng đàn lợn bị bệnh phân trắng 3.5 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.5.1 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh thái Nguyên - Xác định hiệu quả của thuốc trong phòng và. .. phòng và trị bệnh 3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo đàn - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo cá thể - Tỷ lệ mắc bệnh lơn con theo tuổi 30 - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mùa trong năm - Hiệu lực điều trị bệnh của thuốc Coli- Flox, Phar- SPD Phương pháp tính toán và xử lý số liệu Các chỉ tiêu kỹ thuật được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và phương... đoạn này lợn con mắc bệnh là chủ yếu là do thay đổi thời tiết đột ngột, dinh dưỡng trong thức ăn chưa đầy đủ chính vì vậy người dân cần chú ý đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng để hạn chế tỷ lệ lợn con mắc bệnh 4.4 Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của thuốc Phar- SPD và Colixin-pump Bảng 4.4 Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của thuốc Phar- SPD và Colixin-Pump Các chỉ tiêu Liều lượng và cách... cho lợn mẹ ăn đầy đủ để lợn con khỏi thiếu dinh dưỡng Tập cho lợn con ăn sớm thức ăn có khoáng vi lượng Tạo miễn dịch cho lợn mẹ bằng cách tiêm vaccine E.coli cho lợn chửa kì II trước đẻ 30 ngày hoặc 15 ngày với liều 5-10ml /con Chống rét cho lợn mẹ và lợn con trong những ngày mùa đông * Trị bệnh: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm, thuốc khác nhau để điều trị bệnh phân trắng lợn con, ... chỉ tiêu Liều lượng và cách dùng Tên thuốc - Điều trị lần 1 Phar- 1ml/10kg SPD Điều trị lần 2 Sè con điều trị (con) Sè con khái (con) Tỷ lệ khỏi lần 2 (%) Thời gian điều trị lần 2 (ngày) 3 14 9 64,29 3 93,97 2 9 5 55,56 3 96,40 Sè con điều trị (con) Sè con khái (con) Tỷ lệ khỏi lần 1 (%) Thời gian điều trị (ngày) 83 69 83,13 111 102 91,89 Tỷ lệ sau 2 lần điều trị (%) P (Tiêm bắp) -VTM B.comlex, K Colixin-... ngày tuổi và lần 2 cách đó 7 ngày 4.2 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mùa Bảng 4.2 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mùa Chỉ tiêu theo dõi Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Mùa thu 247 73 29,55 Mùa đông 325 121 37,23 572 194 33,92 Mùa Tổng Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở mùa đông là 37,23% cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh ở mùa thu là 29,55% nguyên nhân là do người... Thời gian điều trị ngắn giúp cho người nông dân giảm thiểu thiệt hại nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi Nguyên nhân tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao một phần là chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời, sử dụng thuốc với từng giai đoạn và đúng liều lượng là nguyên nhân chính chữa khỏi bệnh cho lợn con, ngoài điều trị bằng thuốc còn phải cố vấn kỹ thuật chăm sóc lợn mẹ khi mang thai cũng như kỹ thuật . kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương . Với mục đích: Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – Phú Lương – Thái Nguyên chuyên đề: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trăng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”. 1.3. Điều kiện tiến hành chuyên đề 1.3.1. Điều kiện. lợn con tại xã Động Đạt – Phú Lương – Thái Nguyên. Từ đó áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. 1.2. Sự cần thiết tiến hành

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan