Cac de thi chon HSG thanh pho-Quy nhon

6 342 0
Cac de thi chon HSG thanh pho-Quy nhon

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO-QUY NHƠN TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HS GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN : SINH HỌC 9 THỜI GIAN : 120 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ) * * * * CÂU 1: (3,0 điểm) Vì sao ADNcó tính đa dạng và đặc thù? CÂU 2 : (5,0 điểm) So sánh vị trí và cấu tạo của tuỷ sống và trụ não? CÂU3 : (1,5 điểm) Vì sao MenDen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu CÂU 4: (4,5 điểm) Một gen có số lượng là 540.000 đơn vị cacbon và có số nuclêôtit loại guanin bằng 30% tổng số nuclêôtit. 1- Tính số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hyđrô của gen . 2- Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 10% ađênin và 40% guanin . Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen . CÂU 5: (6,0 điểm) Cho 1 cây F 1 giao phấn với 2 cây khác: F 1 có giao phấn với cây thứ nhất được 2160 cây, trong đó có 135 cây có hạt xanh, dẹp F 1 có giao phấn với cây thư hai được 2240 cây, trong đó có 280 cây có hạt xanh, dẹp Cho biết hai tính trạng tương phản là hạt vàng và hạt tròn, mỗi tính trạng do một gen nằm trên một nhiễm sắc thể qui định và không có hiện tượng di truyền trung gian. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp . * * BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN : SINH HỌC 9 * * CÂU 1: (3,0 điểm) Vì sao ADNcó tính đa dạng và đặc thù? - Tính đặc thù của ADN do số lượng , thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit - Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN - Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân :A,T,G và X . CÂU 2 (5,0 điểm): So sánh vị trí và cấu tạo của tuỷ sống và trụ não? Tuỷ sống Trụ não Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng Bộ phận trung ương Chất xám Ở giữa tuỷ sống thành dải liên tục (0,5 đ) Căn cứ thần kinh (trung khu) (0,5đ) Phân thành các nhân xám (0,5đ) Căn cứ thầnh kinh (0,5đ) Chất trắng Bao quanh chất xám (0,5đ) Dẫn truyền dọc (0,5đ) Bao phía ngồi các nhân xám (0,5đ) Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não(0,5đ) Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh) Dây thần kinh pha (31 đôi) (0,5 đ) 3 loại: dây cảm giác dây vận động và dây pha thuộc dây thần kinh não (0,5 đ) CÂU3 : (1,5 Đ) Vì sao MenDen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu Vì có ba thuận lợi cơ bản : -Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng một năm. -Cây đậu Hà Lan có khả năng thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa ,nên tránh được sự tạp giao trong lai giống -Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen . CÂU 4: (4,5 điểm) 1 .Số lượng từng loại nuclêôtit và liên kết hyđrô của gen : Số nuclêôtit của gen : N= M : 300 = 540.000 : 300 = 1.800 nu. (0,5 Đ) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen : G = X = 30% x 1.800 = 540 nu. (0,5 Đ) =>A = T = (N: 2) – G = (1.800 : 2) – 540 = 360 nu (0,5 Đ) Số liên kết hyđrô của gen : H = 2A + 3G = 2 x 360 + 3 x 540 = 2.340 liên kết . (0,5 Đ) 2. Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn : Mỗi mạch đơn của gen có : N: 2 = 1.800 :2 = 900 nu . (0,5 Đ) Theo đề bài , ta có : A 1 = 10% , G 1 = 40% Vậy số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen : A 1 = T 2 = 10% x 900 = 90 nu. (0,5 Đ) G 1 = X 2 = 40% x 900 = 360 nu. (0,5 Đ) Áp dụng công thức : A = A 1 + A 2 = G = G 1 + G 2 Suy ra : T 1 = A 2 = A – A 1 = 360 – 90 = 270 nu . (0,5 Đ) X 1 = G 2 = G – G 1 = 540 – 360 = 180 nu . (0,5 Đ) CÂU 5 (6,0 điểm): GIẢI: 1. Xét phép lai giữa F 1 và cây thứ nhất: (3,0 đ) F 2 có 135 cây hạt xanh, dẹp chiếm tỷ lệ: = 135 = 1 2160 16 F 2 có 16 tổ hợp= 4 giao tử x 4 giao tử suy ra F 1 và cây thứ nhất lai với F 1 đều tạo 4 loại giao tử tức dị hợp 2 cặp gen, qui ước AaBb. Ta có: F 1 : AaBb x AaBb -> F 2 : 9A- B-: 3A – bb: 3aaB- : 1aabb Vậy 1 số cây hạt xanh, dẹp ở F 2 chỉ có thể là aabb, tức đây là tính trạng lặn 16 Qui ước: A: hạt vàng, a: hạt xanh B: hạt tròn, b: hạt dẹp Sơ đồ lai: F 1 : AaBb ( hạt vàng, tròn) x AaBb ( hạt vàng, tròn) G F1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 2 : ( học sinh tự lập bảng) Tỷ lệ ở F 2 : 9A- B : 3A- bb: 3aaB-: 1aabb 9 hạt vàng, tròn: 3 hạt vàng, dẹp 16 16 3 hạt xanh, tròn: 1 hạt xanh, dẹp 16 16 2. Xét phép lai giữa F 1 và cây thư hai: F 2 có 280 cây hạt xanh, dẹp (aabb) chiếm tỷ lệ: 280 = 1 2240 8 F 2 có 1 aabb = 1 giao tử ab x 1 giao tử ab 8 4 2 suy ra: Cây tạo được giao tử ab chiếm 1 chính là F 1 :AaBb 4 Cây tạo được giao tử ab chiếm 1 là cây thứ hai lai với F 1 :AaBb. Cây thứ hai 2 tạo 2 loại giao tử, tức dị hợp 1 cặp gen; trong số 2 loại giao tử tạo ra đó, phải có loại giao tử ab. Vậy kiểu gen của cây thứ hai lai với F 1 mang kiểu gen AaBb ( hạt xanh, tròn). Sơ đồ lai của phép lai F 1 : AaBb x Aabb hoặc F 1 : AaBb x aaBb Trường hợp 1(1,5 Đ): F 1 : AaBb x Aabb G F1 : AB, Ab, aB, ab Ab, ab F 2 : 1AABb : 1Aabb : 1AaBb : 1Aabb 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb Tỷ lệ kiểu hình F 2 : 3 hạt vàng, tròn: 1 hạt vàng, dẹp 8 8 1 hạt xanh, tròn: 1 hạt xanh, dẹp 8 8 Trường 2:(1,5 Đ) F 1 : AaBb x aaBb G F1 : AB, Ab, aB, ab aB, ab F 2 : AABB : AaBb : aaBB : aaBb AaBb : Aabb : aaBb : aabb Tỷ lệ kiểu hình F 2 : 3 hạt vàng, tròn: 1 hạt vàng, dẹp 8 8 3 hạt xanh, tròn: 1 hạt xanh, dẹp 8 8 . sống và trụ não? CÂU3 : (1,5 điểm) Vì sao MenDen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu CÂU 4: (4,5 điểm) Một gen có số lượng là 540.000 đơn vị cacbon và có số nuclêôtit loại guanin bằng. dây cảm giác dây vận động và dây pha thuộc dây thần kinh não (0,5 đ) CÂU3 : (1,5 Đ) Vì sao MenDen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu Vì có ba thuận lợi cơ bản : -Thời gian sinh trưởng

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂU 4: (4,5 điểm)

  • GIẢI:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan