Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế

98 563 3
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM' 41 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp phần mềm có vị trí ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trong hiện tại và tương lai. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ đã đề ra những chính sách và chương trình nhằm phát triển ngành này thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trường rất năng động và có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đó là tín hiệu đáng mừng và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nhưng đồng thời đó cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, khi Việt Nam hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới, để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập. Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT là một trong những công ty về phần mềm lớn tại Việt Nam, không nằm ngoài thực tế này, Công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ việc hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước. Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp công ty thực hiện sứ mệnh của mình: “Là một công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin dẫn đầu Việt Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới”. Xuất phát từ thực tiễn có tính cấp thiết nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế” cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. - Đề xuất giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT từ năm 2004 - 2008. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT tại thị trường trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT ở các khía cạnh sau: Nhóm chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, nhân lực và qui trình chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó luận văn cũng đề cập tới thị trường, năng lực quản lý, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính và định lượng, cụ thể đó là phương pháp phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm phương pháp chuyên gia và phân tích thống kê. Đề tài dựa trên các số liệu trong báo cáo hàng năm của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT, số liệu của Hiệp hội tin học TP Hồ Chí Minh, để tổng hợp, phân tích, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 3 của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1:Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm trong điều kiện hội nhập quốc tế Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế 4 CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM 1.1.1. Một số vấn đề căn bản về thị trường phần mềm 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại phần mềm Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sản phẩm phần mềm cũng như cách phân loại sản phẩm phần mềm. Theo cách tiếp cận của Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Bưu chính viễn thông thì sản phẩm phần mềm được phân thành nhiều loại bao gồm phần mềm đóng gói, phần mềm sản xuất theo hợp đồng và các dịch vụ phần mềm.  Phần mềm đóng gói Là những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng được ngay sau khi được cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống, được nhà sản xuất đăng ký thương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường. Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm phát triển.  Phần mềm sản xuất theo hợp đồng Là những sản phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được phát triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồng giữa người sử dụng với nhà sản xuất phần mềm. Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh, một phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng.  Dịch vụ phần mềm 5 Là các dịch vụ liên quan đến phần mềm như dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợ triển khai, cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v.… Chính dịch vụ phần mềm tạo ra sự đánh giá của người tiêu dùng về một nhãn hiệu phần mềm cụ thể. Vì vậy, đây cũng được xem là một công cụ cạnh tranh quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm. Thực tế, khách hàng luôn yêu cầu các dịch vụ đi kèm với sản phẩm phần mềm như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ cài đặt, đào tạo và hướng dẫn sử dụng, nâng cấp. Sản phẩm phần mềm là một sản phẩm trí tuệ cao, sau khi đóng gói thì không thể nhìn thấy và chúng chỉ hiện diện khi chạy trên phần cứng, chất lượng của sản phẩm phần mềm được quyết định bởi khách hàng bằng cảm nhận của họ và chất lượng của dịch vụ kèm theo. Sản phẩm phần mềm có giá trị càng cao khi thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của khách hàng, chính vì vậy các phần mềm chuyên dụng thường có giá trị rất cao. Các chuyên gia về chuyên môn là người đóng vai trò tư vấn chuyên môn, là người đóng vai trò rất quan trọng để sản phẩm phần mềm đáp ứng, tối ưu được nhu cầu quản lý của chính bản thân doanh nghiệp và của Nhà nước. Đối với các phần mềm chuyên dụng, vai trò của chuyên gia là vô cùng quan trọng, nó quyết định tính thành bại của một sản phẩm. Một sản phẩm phần mềm đòi hỏi những yêu cầu chính như: cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định sản xuất; làm các thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt; cần đầu tư sản xuất với số lượng lớn, sẵn sàng trong kho hàng để đáp ứng đơn hàng; cần có nỗ lực thường xuyên về thương mại và hỗ trợ hậu cần; sau cùng là cần được bảo hành, bảo trì và được phát triển về công nghệ theo các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng. 1.1.1.2. Doanh nghiệp phần mềm 6 Doanh nghiệp phần mền là các doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, có tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm phần mềm và dịch vụ gia công phầm mềm 1 . 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ biến, thường xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. 1.1.2.1. Cạnh tranh (Competition) Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác nhàu về cạnh tranh. Theo Từ điển Kinh doanh (xuất bản ở Anh năm 1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành giật tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W. Nordhaus, thì cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường 2 . Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Đất nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường 1 Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2 PA Samuelson & W. Nordhaus (1990), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Bộ ngoại giao, Hà Nội 7 cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. - Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia Theo Báo cáo về cạnh tranh của một quốc gia được hiểu là khả năng của quốc gia đó có đạt được những thành quả nha và bền vững về mức sống của người dân, có nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu người theo thời gian. - Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành Năng lực kinh doanh của ngành còn thể hiện ở thị phần, cơ cấu và năng lực cạnh tranh nội bộ ngành, các ngành công nghiệp phụ trợ và sự kết hợp các yếu tố đó với nhau. - Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp Được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất; từ đổi mới công nghệ đến phương pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị quảng cáo Trong luận văn tác giả sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của FPT- IS dưới góc độ năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. 8 1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm 1.1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác động qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: a. Các nhân tố kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn. Với ngành phần mềm, nhận thức của khách hàng về vai trò của ứng dụng công nghệ trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế chung, khi điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi thì khách hàng có xu hướng ứng dụng nhiều, khi điều kiện kinh tế sụt giảm, lạm phát cao thì khách hàng thường cắt giảm nhu cầu ứng dụng các phần mềm giải pháp quản lý, chỉ ưu tiên các nhu cầu tối thiểu hoặc trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. b. Các yếu tố chính trị, luật pháp 9 Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, vì vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công 3 . Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm. Có thể nói, vấn đề bản quyền phần mềm là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp phần mềm, mà vấn đề này doanh nghiệp phần mềm không thể một mình giải quyết được mà rất cần sự hỗ trợ tích cực, quyết liệt của Nhà nước. Thực thi cam kết về bản quyền phần mềm là hành lang quan trọng để doanh nghiệp phần mềm cạnh tranh lành mạnh. c. Các nhân tố về khoa học công nghệ Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng có thể làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, đi đến phá sản. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Thực tế khách quan cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vấn đề khoa học công nghệ thực sự nan giải khi Quốc tế hoá nền kinh đang diễn ra một cách nhanh chóng, trình độ khoa học công nghệ nước ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực. d. Các nhân tố về văn hoá - xã hội 3 PGS TS Nguyễn Thành Độ (2002), Chiến lược kinh doanh và phát riển doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội, trang 79. 10 [...]... tâm HTTT FPT đã nhanh chóng trở thành công ty HTTT FPT (2003) - là một trong 3 công ty chi nhánh đầu tiên của tập đoàn FPT Năm 2007 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, hợp nhất 3 công ty thành viên của tập đoàn FPT, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Công ty giải pháp phần mềm FPT và Trung tâm dịch vụ ERP thành công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT 2.1.2 Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản... TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT 2.1.1 .Thông tin chung về công ty Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT Năm 1993, FPT - IS tiền thân là Trung tâm Hệ thống Thông tin FPT thành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là: tư vấn, thiết kế, triển khai công nghệ thông tin thuộc nhiều lĩnh vực: bảo mật, ngân hàng, giải pháp doanh nghiệp, tài chính,... trình độ lao động của doanh nghiệp phần mềm và chất lượng của doanh nghiệp đó Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Trong luận văn này, tác giả xin dùng bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của 22 doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học thành phố Hồ Chí Minh Để phân tích đánh giá về năng lực cạnh tranh của FPT- IS Bảng 1.1: Hệ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh... chức năng quản lý, xem xét và mọi thông tin đều được phản hồi lại các trung tâm BAN GIÁM ĐỐC Ban Tài chính Kế toán Ban Ban Ban Ban Tổ Ban Kế Văn Văn Chất Truyền Thông chức hoạch phòng phòng lượng Thông tin cán bộ Kinh Tổng doanh hội Các Trung tâm Hệ thống Thông tin Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 12 13 15 Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đố: 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty. .. phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm vô hình, mang hàm lượng chất cao Có thể chia thành 3 nhóm chính như sau : thiết bị công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ Trong đó, giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin chiếm tới 80% FPT- IS cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin như: máy tính chủ cỡ nhỏ, máy tính cá nhân, máy tính xách tay,… Các thiết bị thuộc các lĩnh vực công nghệ:... điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Qua nghiên cứu của tác giả và tham khảo thực tế, trong luận văn này tác giả sử dụng về các tiêu chí dđánh giá và xếp hạng 19 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh và một Bên cạnh đó tác giá cũng đưa thêm một số các tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của. .. có khả năng ứng dụng rộng rãi Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro, của ban lãnh đạo doanh nghiệp 1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.2.1 Khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam - Lợi thế về nguồn nhân lực dồi... phẩm của mình Năm 2001, Trung Quốc chỉ mới có 2 công ty phần mềm được chứng nhận CMM-5, 1 công ty đạt CMM-4, 2 công ty đạt CMM-3, và 6 công ty đạt CMM-2 Đầu năm 2008, trong số hơn 100 công ty phần mềm hàng đầu của Trung Quốc, có khoảng 24 công ty có chứng nhận CMM cấp 3, 7 công ty đạt chứng nhận CMM cấp 4 và 5 Qua đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ và Trung Quốc, ... nghệ: mạng, lưu trữ, bảo mật,… Cung cấp các giải pháp: Các giải pháp về công nghệ mạng, máy chủ, lưu trữ phục hồi dữ liệu, bảo mật hệ thống, thông tin địa lý, giải pháp phần mềm doanh nghiệp, ngân hàng,… Các dịch vụ: tư vấn chiến lược công nghệ thông tin, thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin, quy hoạch kiến trúc hạ tầng thông tin, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp, thương mại điện... và các ấn phẩm khác) Ban chất lượng: duy trì và đảm bảo hoạt động chất lượng cho toàn hệ thống, xây dựng và cải tiến hệ thống chất lượng phù hợp với hoạt động của công ty Ban thông tin: quản trị mạng nội bộ của công ty Xây dựng và quản lý hệ thống mạng, đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng thông tin cho công ty hệ thống thông tin nội bộ Văn phòng: duy trì, đảm bảo và kiểm soát hoạt động cung cấp văn phòng phẩm, . nhập quốc tế Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế 4 CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH. phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm trong điều kiện hội nhập quốc tế Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập. về cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. - Đề xuất giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông

Ngày đăng: 24/04/2015, 15:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Báo điện tử Vietnamnet.vn (29-05-2008) – Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam giảm 3 'điểm'

    • Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter

    • 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan