Bước đầu tìm hiểu về làng gốm của người Chăm ở Bầu Trúc

40 1.6K 4
Bước đầu tìm hiểu về làng gốm của người Chăm ở Bầu Trúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử PHẦN MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong qua trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Chỳng ta đang tích cực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển đất nước. Tuy vậy, bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhà nước cũn rất quan tõm đến việc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt việc quan tõm phát triển các làng nghề truyền thống có một vai trò rất quan trọng. Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, việc tồn tại của các làng nghề thủ công truyền thống có một vai trò quan trọng. Nó góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tăng thêm thu nhập cho người dõn. Đồng thời một số làng nghề không chỉ có vai trò về mặt kinh tế mà cũn có vai trò về mặt văn hoá. Làng gốm Chăm Bầu Trúc là một điển hình. Người Chăm là một dõn tộc thiểu số có khoảng trên 100 ngàn người và hiện nay họ vẫn cũn bảo lưu nhiều tập tục truyền thống mang bản sắc riêng. Trong những năm qua, văn hoá Chăm đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tõm nghiên cứu. Đặc biệt về nghề gốm cổ truyền của người Chăm ở Bầu Trúc – đay là một di sản văn hóa độc đáo của dõn tộc. Làng gốm Chăm không phải chỉ là một làng nghề đơn thuần mà cũn là một điểm đến cho du khách tham quan nữa. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề gốm Chăm Nầu Trúc có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và văn hoá, đòi hỏi phải có sự quan tõm đúng mức của Đảng và nhà nước. Vơi lý do trên, em chọn đề tài “ Bước đầu tìm hiểu về làng gốm của người Chăm ở Bầu Trúc” làm đề tài tiểu luận của mình. Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG GỐM CHĂM BẦU TRÚC 1.1 Điểu kiện tự nhiên và xã hội. 1.1.1 Điều kiện tự nhiên. Thôn Bầu Trúc nằm chung trên toạ độ địa lý tỉnh Ninh Thuận ở giữa vĩ tuyến 11 0 18’ và 12 0 02’, giữa đông kinh tuyến 108 0 35’ và 109 0 15’. Thôn Bầu Trúc nằm cạnh quốc lộ 1A, cách thị xã Phan Rang 9km về hướng Nam. Thôn Bầu Trúc, phớa Nam giáp thị trấn Phú Qúy, phớa Đông giáp Quốc lộ 1A và phớa Tõy giáp đường sắt Bắc Nam. Thôn Bầu Trúc mang khí hậu chung với khí hậu của cả tỉnh Ninh Thuận. Ở đây có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Trữ lượng mưa thấp chỉ mưa 60 ngày trong thời gian 3 tháng mùa mưa trong năm. Trữ lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp 695mm/ năm. Nhưng do địa hình là một lòng chảo lại được bao bọc bởi những dãy núi dựng đứng xung quanh vì vậy ở đây thường xuyên xảy ra lũ lụt. Ngược lại mùa khô thì lại rất nóng và kéo dài trong khoảng 9 tháng. Mùa khô ở Việt Nam nói chung thường có hai ngọn gió là gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đem lại mưa cho các tỉnh trong cả nước nhưng ở Ninh Thuận lại bị chắn bởi các dãy núi cao xung quanh nờn giú bị suy yếu dần và không có mưa. Nằm trên vị trí bán sơn địa, thôn Bầu Trúc nằm ở cuối của đồng bằng Phan Rang, chỉ cách chõn núi khoảng 5km và cách biển 5 km đường chim bay. Do vậy dù đất đai ở Ninh Thuận khô cằn và bạc màu bởi nắng và gió nhưng đất ở thôn Bầu Trúc vẫn tương đối màu mỡ. Bên cạnh đó dòng phù sa bồi tụ lõu năm đã tạo thành các lớp đất sõu ở các triền sông, hình thành các mỏ đất sét mịn màng hiếm có. Đõy chính là điều kiện để phát triển nghề gốm Chăm ở Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử đõy. Như vậy với những điều kiện tự nhiên như vậy tạo điều kiên cho người Chăm ở đõy vừa làm nông nghiệp vừa phát triển nghề gốm trong đó nghề gốm có một vai trò đặc biệt quan trọng. 1.1.2 Điều kiện xã hội. a. Thành phần dân số, dân cư. Theo số liệu thống kê năm 1999, dân số Ninh Thuận hơn 500 ngàn người, trong đó có 52 ngàn người Chăm, chiếm 10,8% dân số toàn tỉnh, riờng thụn Bầu Trúc là một làng trong tổng số 22 làng người Chăm ở Ninh Thuận. Thôn Bầu Trỳc cú tất cả 460 hộ với 2748 ngàn người. Trong đó có 85 hộ người Kinh với số dân 460 người. Thôn Bầu Trúc có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào. b. Trình độ văn hóa. Học sinh cấp I có 560 em chiếm 20% dõn số. Học sinh cấp II có 32 em chiếm 1,16% Học sinh cấp III có 12 em chiếm 0,43% Đại học có 10 em chiếm 0,36% Tổng số người mù chữ là 315 người chiếm 11,4%. Nằm trên địa bàn thôn Bầu Trúc cũn có một trường phổ thông cơ sở Phước Dõn 3 (trường cấp xã) có 10 phòng học, 600 học sinh. Và một trường phổ thông cấp III An Phước (trường cấp huyện) có 20 phòng học, 1000 học sinh. Đây là điều kiện thuận lợi cho con em làng Bầu Trúc nõng cao trình độ học vấn. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Bầu Trúc rất thuận lợi cho việc phát triển nghề gốm. Ở đõy có sẵn vật liệu tự nhiên, khí hậu khô nóng, ít mưa rất thuận lợi cho việc làm gốm. Làng gốm lại gần đường giao thông rất thuận lợi cho việc lưu thông gốm trên thị trường. Về điều kiện xã hội, ở đõy lực lượng lao động dồi dào lại thuần nhất về dõn tộc, hơn nữa lao động nữ nhiều hơn nam (nhõn lực làm gốm chớnh là nữ) nên càng có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển làng nghề gốm. Tuy vậy trình độ học vấn ở đây chưa cao nên khó khăn Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử trong việc nõng cao tay nghề, mở rộng, phát triển gốm Chăm theo hướng công nghiệp hoá. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề. 1.2.1 Tên gọi của làng nghề. Làng Bầu Trúc có tên gọi gốc theo tiếng Chăm là Paley Hamu trok, có nghĩa là Làng trũng hay làng nhô ra ở phần cuối triền sông (Paley = làng, Hamu = ruộng, Trok = cuối hoặc lồi ra). Về sau năm 1964 xảy ra một trận lụt lớn ở Phan Rang, dõn ở đây chuyển ra địa điểm mới hiện nay, nơi đây có rất nhiều trúc nên gọi là Bầu Trúc. Từ đó người ta dùng tên gọi Bầu Trúc để chỉ tên của làng gốm của người Chăm Paley Hamu Trok. Tên hành chính của làng gốm Bầu Trúc là Vĩnh Thuận. Đõy là tên gọi được đặt ra từ trong cải cách Minh Mạng (1832) và hiện nay vẫn được dùng làm tên trong quản lý hành chớnh. Như vậy hiện nay Bầu Trúc có ba tên gọi: Tên gốc của người Chăm là Paley Hamu Trok, tên dõn gian thường gọi la Bầu Trúc và tên trong giấy tờ hành chính là Vĩnh Thuận. 1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm. Người Chăm Bầu Trúc thuộc dũng Chăm vùng núi và biên mà ngày nay họ còn được thể hiện rừ trong tục cúng tế tổ tiên dũng núi (Atõucơk) và dòng biển (Atõu tathik). Trong thời gian chiến tranh giữa Chămpa và Đại Việt đặc biệt là thời kì Minh Mạng người Chăm bị xáo trộn rất nhiều, nhiều người phải ly tán lên rừng, đến thời Tự Đức đã ra lệnh khoan hồng nên người Chăm lại trở về cư trú, sinh sống như bình thường cho đến nay. Hiện nay người Chăm Bầu Trúc tự nhận là con chỏu của Pô Klong chan - một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Garai (1151 – 1205). Họ kể rằng chính ông tổ Pô Klong Chan đã giúp dõn Bầu Trúc thoát khỏi cảnh đói nghèo, đưa dõn làng đến định cư ở cánh đồng “Hamu Trok” và dạy cho dõn đào đất Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử sét, làm gốm. Do đó họ coi Pô Klong chan là ông tổ nghề của họ và lập hẳn một đền thờ ngài. Cư dõn Paley Hamu trok đã định cư ở một cánh đồng trũng, nhưng từ sau nạn lụt năm 1964, cư dõn đã chuyển đến ở tại một gò đồi cao bên cạnh một bầu nước và có rất nhiều Trúc gọi là Bầu Trúc. Từ năm 1832 làng được lấy tên trên giấy tờ hành chớnh là Vĩnh Thuận. Từ đó đến nay làng Vĩnh Thuận có nhiều biến đổi trong việc phõn chia trực thuộc địa giới hành chính, có lúc thuộc phủ Bình Thuận, có lúc thuộc phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang…Từ 1954 – 1975 trong nền cộng hoà của Mỹ - Nguỵ thì Vĩnh Thuận lại thuộc quận An Phước tỉnh Ninh Thuận. Năm 1976, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sáp nhập với nhau thành tỉnh Thuận Hải, Vĩnh Thuận lại thuộc huyện An Sơn. Đến năm 1992, tỉnh Thuận Hải tách thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận như cũ thì địa danh Vĩnh Thuận chính thức được đổi thành Khu 7, thị trấn Phước Dõn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Mặc dù trải qua nhiều biến chuyển trong lịch sử nhưng hiện nay trong tõm thức dõn làng thì vẫn giữ nguyên địa danh truyền thống là “Paley Huma Trok” hoặc “paley Ngak Gok” (nghĩa là làng làm gốm). Cũn nhõn dõn quanh vùng thì vẫn quen với tên gọi là Làng gốm Bầu Trúc. Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử Chương 2 MỘT SỐ NÉT VỀ NGHỀ GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM Ở BẦU TRÚC 2.1 Một vài nét về gốm Bầu Trúc. Nhõn dõn Ninh Thuận luôn tự hào về làng gốm Bầu Trúc, đây là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á. Theo những nghiên cứu của khảo cổ học, nghề làm gốm của người Chăm đã có cách đõy từ 3500 – 4000 năm. Người Chăm gọi nghề gốm là nghề làm nồi với vật liệu chính là đất - tượng trưng cho đất Mẹ (mẫu hệ), mọi công đoạn đều làm bằng tay (thể hiện sự tôn kính). Một điều đặc biệt là những nghệ nhân gốm ở đay lại là những phụ nữ và họ giữ nghề theo lối “mẹ truyền con nối”. Các bà mẹ thường dạy con mình thành những thợ gốm tài năng khi con gái họ lên mười. Tất cả phụ nữ Chăm đều biết làm gốm. Người phụ nữ khi đi lấy chồng pahỉ biết làm đầy đủ các sản phẩm gốm thiết yếu. Nghề làm gốm ở Bầu Trúc có một điểm khác biệt nữa so với các làng gốm khác. Khi các làng nghề hiện nay hầu như đề sử dụng phổ biến bàn xoay thì ở đõy người phụ nữ vẫn dùng hoàn toàn bằng tay. Người dõn Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vũng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá. Không giống như những làng gốm của người Kinh, người Chăm để sản phẩm trên một chiếc đế rồi dùng đôi tay khéo léo và đôi chõn nhịp nhàng đi xung quanh để tạo dáng cho sản phẩm gốm. Để tạo ra sản phẩm gốm của mìn người Chăm đã sử dụng những công cụ hết sức thô sơ: vải quận, vòng quơ, vòng cạ, con kê… Từ những sản phẩm như nồi, lọ, bình, chậu… làng gốm Bầu Trúc hiện nay cũn tạo ra những sản phẩm gốm vừa hấp dẫn về hình dáng vừa tao nhã về công dụng và nghệ thuật trang trí. Kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử hình, nét đặc trưng của nền văn hóa của tổ tiên… nghệ nhân nghề gốm Bầu Trúc đã biết tạo ra những sản phẩm không chỉ đơn thuần phục vụ cuộc sống mà cò tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo của dõn tộc mình. Đó là những chiếc bình tựa vũ nữ Apsara, những khung cảnh tế lễ khắc hoạ trên vai, trên nồi hay khuôn mặt những vị thần linh chạm khắc trên sản phẩm như làm tăng thêm nét huyền bí cho đồ gốm Chăm Bầu Trúc. Một số đặc điểm của gốm Chăm Bầu Trúc. Đồ gốm có kích thước lớn nhất là lu có chiều cao 12cm, đường kớnh miệng gốm 50cm, và loại có kích thước nhỏ nhất là nồi có chiều cao 20cm, đường kớnh miệng 20cm. Phần lớn gồm chăm Bầu Trỳc cú đỏy trũn, miệng loe và miệng khum thấp. Xương gốm Bầu Trúc tương đối dày, hơi thô do khi làm gốm có trộn nhiều loại cát nhỏ vào đất sét. Xương gốm Bầu Trúc không chặt, mịn cũn do trong quá trình làm gốm người thợ chỉ sử dụng bàn đạp nhẹ bằng tay. Họ không sử dụng bàn đập bằng gỗ, đá như các làng gốm khác. Đồ gốm chăm Bầu Trúc cũn có loại có chõn đế. Các loại đồ này đều sử dụng phương pháp trổ lỗ gắn kết. Loại đồ này thường xuất hiện ở các loại có hình dáng kích thước nhỏ, số lượng ít như lò nấu củi, nấu than, nồi hấp… Gốm không có lò nung cố định mà nung ngoài trời (lộ thiên). Do đó nhiệt độ nung không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết. Từ đó đưa đến các đặc điểm khác của gốm Bầu Trúc là: khi gốm chưa đủ độ chín thì sản phẩm gốm sẽ có thõn màu đen, không bền khi sử dụng dễ bị vỡ; nếu gốm nung đúng độ chín thì thõn gốm màu đỏ hồng, loại này sử dụng rất bền và chắc. Phần trang trí gốm Bầu Trúc chủ yếu trang trí ở đồ đựng, các loại đồ đun nấu không có trang trí hoa văn. Hoa văn trang trí phổ biến là hoa văn thực vật, không có hoa văn động vật. Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử Túm lại, gốm Bầu Trúc là loại gốm cổ truyền, hiện nay họ vẫn cũn bảo lưu kỹ thuật truyền thống của riêng mình. Tuy nhiên trong quá trình vận động, gốm Bầu Trúc có sự thay đổi về loại hình sản phẩm nhưng không đáng kể. 2.2 Quy trình làm gốm Bầu Trúc. Muốn chế tác một sản phẩm gốm hoàn chỉnh người thợ gốm Bầu Trúc phải trải qua nhiều công đoạn công phu phức tạp. Có thể tóm tắt thành 4 công đoạn như sau: Công đoạn 1: Khõu chuẩn bị nguyên liệu. Công đoạn 2: Khõu làm đất. Công đoạn 2: Tạo hình dáng gốm gồm: Nặn hình cơ bản, cha láng, trang trí, tu sửa. Công đoạn3: Nung gốm. Các công đoạn này được tiến hành cụ thể như sau: 2.2.1 Khâu chuẩn bị nguyên liệu Đất sét: Gốm Bầu Trúc được làm từ một loại đất sét màu đen xám, có độ kết dớnh cao. Đất sét được hình thành từ một lớp đất phù sa được bồi tụ lõu năm ở triền sông lớn. Cả cánh đồng Phan Rang chỉ có cánh đồng “Hamu tanu Lan” (Ruộng đất sét) ở thôn Bầu Trúc mới có mỏ đất sét. Cánh đồng này có diện tích khoảng 20ha, cách thôn Bầu Trúc khoảng 4km. Người Chăm ở Bầu Trúc khai thác đất vào mùa khô tức là từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Vì mùa khô ở đõy đất nứt thành những đường kẻ sõu, đan chéo nhau theo hình lưới nhện dễ khai thác, ngược lại mùa mưa đất dẻo, dinh nên khó khai thác. Để lấy được đất sét người thợ gốm phải bỏ nhiều công sức lao động công phu, vất vả. Lực lượng khai thác đất sét bao gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em…nhưng lực lượng chủ yếu là đàn ông có kinh nghiệm. Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử Kỹ thuật lấy đất sét đầu tiên người thợ gốm phải chọn khu ruộng khô ráo, trên bề mặt ruộng đất khô nứt nhiều là mỏ sét tốt. Sau đó người thợ đào một lỗ sâu khoảng 50cm, đường kớnh khoảng 40cm. Tiếp đó người thợ đứng xuống lỗ đã cuốc, tiếp tục dùng cuốc hoặc dùng xà beng cuốc theo đường nứt của đất. Đất được cuốc thường ngã ra từng lọn hơi tròn dài khoảng 60 – 80cm, đường kính khoảng 20 – 30cm. Lọn đất vừa cuốc lên gồm 3 phần và được người thợ xử lý như sau: Phần thứ nhất là phần trên của bề mặt lọn đất, dày khoảng 10 - 20cm là lớp đất có lớp phù sa tơi xốp có pha lẫn với rễ cõy lúa, cỏ dại vì vậy độ dẻo không cao nên phải bỏ đi. Phần thứ hai là phần giữa cử lọn đất, đõy chính là phần đất sét làm gốm. Phần đất này có độ dày từ 20 – 40cm. Đất màu đen hơi xám nõu , hơi ẩm ươt có độ dớnh cao. Đây chính là đất sét làm gốm mà người khai thác cần lấy. Phần thứ ba là phần cuối của đất là lớp bùn non có màu đen không có độ dẻo nên người làm đất phải tách bỏ khỏi phần thứ hai. Cứ như thế người khai thác đưa đất lên khỏi miệng hố và lấy đến khi đủ số lượng cần thiết. Đất sau khi lấy đủ thì lấp miệng hố lại, mùa mưa thì trồng lúa và năm sau khai thác tiếp. Đất khai thác xong người khai thác di chuyển bằng xe bò hoặc hoặc sức người về nhà. Vì đất sét chỉ có thể khai thác trong mùa khô nên muốn đủ đất trong cả năm thì phải khai thác dự trữ. Thông thường nhà nào có 1 -2 thợ thường phải trữ khoảng 3 – 5m 3 trong một năm. Đất sét khi đưa về nhà được phơi nắng 3 – 4 ngày cho khô ráo, sau đó được đem xếp vào kho, rồi lần lượt xử lý theo các công đoạn làm gốm. Kỹ thuật lấy đất sét là công phu và tốn khá nhiều công sức. Việc nhận diện, phõn loại lớp đất để chọn đúng một mẫu đất sét thớch hợp cho việc làm gốm đòi hỏi người khai thác phải có nhiều kinh nghiệm. Nếu người thợ đất sét không có kinh nghiệm, chọn đất không kỹ càng, chọn đất sét có trộn lẫn nhiều giữa lớp đất trên và lớp đất dưới thì đất sẽ không đủ độ dẻo và chất kết dớnh. Bài tiểu luận Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch sử Từ đó làm cho việc dựng hình dáng gốm rất khó khăn. Gốm sẽ có đường nứt khi phơi khô và vỡ khi nung. Ngược lại nếu chọn đúng chất đất sét trong quá trình khai thác thì sau này sản phẩm gốm không bị vỡ độ bền của gốm rất cao. Nhưng muốn chọn được mẫu đất đúng không phải chuyện dễ dàng, đõy là bí quyết nghề nghiệp mà họ ít truyền cho nhau, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lao động lõu năm. Nguyên liệu cát: Đây là nguồn nguyên liệu thứ hai không kém phần quan trọng trong việc làm gốm ở đây. Họ thường lấy cát ở dưới sông. Thời điểm lấy cát cũng là mùa khô. Đõy là mùa nước sông cạn sau mùa lũ lụt. Nước lũ ở các con sông Phan Rang không chỉ đem lại một nguồn phù sa lớn mà cũn đem theo những hạt cát nhỏ li ti lắng lại thành từng cồn, bói ven sông. Đó là nguồn cát lý tưởng cho người Chăm Bầu Trúc làm gốm. Nhưng không phải loại cát nào cũng dùng làm gốm được, loại cát làm gốm phải là loại cát nhỏ, mịn màng, cùng kích cỡ như nhau, thường có màu vàng nhợt. Đây là loại nguyên liệu thứ hai cần thiết để làm ra sản phẩm gốm. Mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 – 4 m 3 để dùng trong một năm. Nguyên liệu cát cũng quan trọng không kém gì đất sét trong việc tạo thành sản phẩm. Nếu cát bị lẫn vào nhiều sỏi sạn, hoặc hạt to, có nhiều bã thực vật thì khi trộn với đất sét độ kết dớnh sẽ không cao gõy khó khăn trong việc tạo hình dáng gốm. Ngược lại nếu hạt cát nhỏ va mịn màng thì khi trộn với đất sét sẽ làm tăng độ dẻo làm cho xương gốm mịn dẻo, hơn nữa cũn làm cho thõn gốm dễ miết láng, bóng đẹp hơn. Nguyên liêu làm gốm của người Chăm Bầu Trúc ngoài đất sét, cát cũn có nước ngọt lấy ở sông suối, giếng để trộn với đất sét và cát. 2.2.2 Khâu làm đất. a.Ngâm đất [...]... sắc thái văn hoá làng nghề của người Chăm PHẦN KẾT LUẬN Làng gốm của người Chăm ở Bầu Trúc là một trong hai làng nghề thủ công truyền thống cổ nhất cơ Đông Nam Á Người Chăm Bầu Trúc vẫn giữ được nét thủ công truyền thống của mình trong việc làm gốm Trong khi các làng gốm khác trong ca nước đã sử dụng bàn xoay để làm gốm thì người thợ gốm Chăm vẫn sử dụng hoàn toàn đôi bàn tay khéo léo của mình với những... cho gốm Chăm c Tạo hình kiểu miệng gốm Gốm Bầu Trúc được phõn ra nhiều kiểu lại miệng như gốm miệng hơi loe, gốm miệng loe, miệng đứng, miệng khum, khum thấp… Mỗi kiểu miệng gốm sẽ quy định loại hình gốm Chăm Bầu Trúc Phương pháp tạo miệng gốm Chăm Bầu Trúc khá đơn giản Họ chỉ cần đôi tay khéo léo và một cuộn vải thấm nước Đầu tiên họ dùng vải cuộn thấm nước vuốt đều xung quanh miệng gốm Khi miệng gốm. .. do nung qua nhiệt độ Để cho loại gốm này sử Bài tiểu luận sử Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch dụng được, người thợ gốm Bầu Trúc thường dùng cơm trộn với mảnh gốm chín giã nhỏ thành bột trét vào lấp kín các đường nứt của gốm Đõy là biện pháp khắc phục gốm hư của người thợ gốm Bầu Trúc Gốm loại 3: Gốm có màu đen Đõy là loại gốm nung chưa đủ nhiệt độ nên gốm chưa chín Gốm loại này khi thấm nước sẽ bị vỡ... cho gốm Chăm gặp nhiều khó khăn Từ đó đòi hỏi người thợ gốm Chăm phải tỡm cách thay đổi mà không làm mất đi nét văn hoá cổ truyền của làng mình Để có thể bảo tồn và phát triển được làng nghề gốm Chăm, đòi hỏi phải có sự thay đổi tự thõn của người dõn Bầu Trúc, đồng thời là sự quan tõm đầu tư đúng mức của Đảng và Nhà nước Nhà nước phải giúp đỡ về vốn, tìm thị trường đối tác bên ngoài…Có như vậy làng nghề... chức gốm Chăm Bầu Trúc không còn sản xuất khép kín từng gia đình mà đã có sự liên kết gia đình, có sự trao đổi buôn bán bằng tiền Nói chung, trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, gốm Chăm ngày nay vẫn cũn tồn tại và phát triển nuôi sống dõn làng 3.4 Gốm Chăm Bầu Trúc trong cơ chế thị trường hiện nay Hiện nay gốm Chăm chưa thích ứng được với nhu cầu thị trường mới, không theo kịp thị hiếu của người. .. sống, thị hiếu, thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng Từ đó gốm Chăm ít được ưa chuộng Do đó người tiêu dùng gốm Chăm giảm, thị trường thu hẹp Có thể nói tốc độ đô thị hoá nông thôn ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng gốm Chăm ngày càng giảm, nếu gốm Chăm Bầu Trúc không tỡm cách điều chỉnh và thích ứng Tóm lại, đứng trước dòng xoáy của cơ chế thị trường gốm Chăm Bầu Trúc muốn tồn tại và phát triển không có cách nào... có tác dụng chải thõn gốm bằng phẳng hơn, bước đầu lấp được các dấu vết bằng tay của người thợ gốm Miết láng bằng vải cuộn (Panek): đõy là bước cuối cùng của công đoạn miết láng gốm Chăm Sau khi xong hai bước miết gốm bằng tay và vũng quơ, người thợ gốm dùng vải cuộn thấm nước có trộn đất sét lỏng quấn vào tay chà lên xung quanh gốm Trong quá trình chà vải thấm nước đất sét lên gốm, vì đất Bài tiểu... miệng gốm kiểu thẳng thì thõn gốm thon lại, hơi thu hẹp Ngược lại khi bẻ miệng gốm khum, khum thấp thì người thợ gốm hay dùng hai tay đè lên miệng gốm nên thõn gốm hay phình rộng ra Do đó khi bẻ xong miệng gốm người thợ gốm phải dùng vải cuộn thấm nước miết lại lần nữa để thõn gốm đều đặn và mịn màng d Trang trí gốm (Ngăk bingu hala) Bài tiểu luận sử Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch Gốm Chăm Bầu Trúc. .. lò nấu… Thời tiết: Gốm Chăm được nung ngoài trời nên phải lựa chọn thời tiết phù hợp Khi nung gốm, người Chăm thường chọn mùa khô, nóng, tránh mùa gió mưa, mùa khô ở Phan Rang thường vào tháng 11 đến tháng 8 năm sau Phơi gốm: Khi đã chọn được thời điểm nung gốm, thời tiết khô ráo, thoáng đãng thì người thợ gốm bắt đầu đem gốm ra phơi trong thời gian một ngày Để gốm khô đều người thợ gốm phải thương xuyên... lực để làng gốm Bầu Trúc phát triển đi lên Nhà nước phải có chính sách cụ thể, quy hoạch làng nghề gốm Chăm, một mặt phải bảo tồn gốm truyền thống, một mặt khuyến khích đầu tư phát triển Từ đú giúp cho gốm Chăm Bầu Trúc có thể gia nhập vào thị trường nhưng không bị sự tác Bài tiểu luận sử Phạm Thị Kiều Giang - K54A Lịch động mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lợi nhuận mà làm mất đi nghề gốm cổ . Chương 2 MỘT SỐ NÉT VỀ NGHỀ GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM Ở BẦU TRÚC 2.1 Một vài nét về gốm Bầu Trúc. Nhõn dõn Ninh Thuận luôn tự hào về làng gốm Bầu Trúc, đây là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất Đông. nơi đây có rất nhiều trúc nên gọi là Bầu Trúc. Từ đó người ta dùng tên gọi Bầu Trúc để chỉ tên của làng gốm của người Chăm Paley Hamu Trok. Tên hành chính của làng gốm Bầu Trúc là Vĩnh Thuận quan tõm nghiên cứu. Đặc biệt về nghề gốm cổ truyền của người Chăm ở Bầu Trúc – đay là một di sản văn hóa độc đáo của dõn tộc. Làng gốm Chăm không phải chỉ là một làng nghề đơn thuần mà cũn là

Ngày đăng: 23/04/2015, 20:47

Mục lục

  • Cặp gốm chăm lớn nhất Việt Nam của nghệ nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan