Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng )

94 1.1K 2
Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ HỒNG TỪ VỰNG TRONG THƠ TỐ HỮU (KHẢO SÁT QUA HAI TẬP VIỆT BẮC VÀ GIÓ LỘNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ HỒNG TỪ VỰNG TRONG THƠ TỐ HỮU (KHẢO SÁT QUA HAI TẬP VIỆT BẮC VÀ GIÓ LỘNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu Hà Nội - 2013 3 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học đã tận tình hướng dẫn và truyền thụ những kiến thức chuyên môn cho em trong suốt quá trình học lớp Cao học tại khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Để hoàn thành được Luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo về mặt khoa học của GS.TS Vũ Đức Nghiệu - Giảng viên Khoa Ngôn ngữ học. Em xin kính gửi đến thầy lòng biết ơn sâu sắc về những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học mà Thầy đã truyền thụ cho em trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn này. Em cũng mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình em, đã tạo mọi điều kiện tinh thần để em được yên tâm học trong suốt thời gian đào tạo cũng như hoàn thành Luận văn. Em chân thành gửi lời cảm ơn đến bạn bè đồng học và đồng nghiệp đã có những giúp đỡ nhất định cho em trong thời gian học và hoàn thành luận văn. Mặc dù luận văn này được hoàn thành với nhiều cố gắng của bản thân em, song không tránh khỏi sự thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ quý thầy cô và các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2013 Học viên Cao học Nguyễn Thị Hồng 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn 3 4. Nhiệm vụ của luận văn 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Quy cách trình bày 5 7. Cấu trúc của luận văn 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ TRONG LUẬN VĂN 6 1.1. Tác giả và nguồn ngữ liệu được khảo sát 6 1.1.1. Tác giả Tố Hữu 6 1.1.2. Về hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng 7 1.2. Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu từ vựng tác phẩm, tác giả 7 1.2.1. Từ ngữ và đơn vị khảo sát, thống kê 7 1.3. Một số vấn đề về thống kê và thủ pháp nghiên cứu định lượng 10 1.4. Một số khái niệm liên quan trong nghiên cứu định lượng 13 1.5. Các lớp từ và tiêu chí nhận diện để phân lớp từ 14 1.5.1. Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc 14 1.5.2. Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng 19 1.5.3. Phân lớp từ ngữ theo cấu trúc 23 1.6. Chuyển nghĩa và năng lực hoạt động của từ 25 1.6.1. Chuyển nghĩa ẩn dụ 26 1.6.2. Chuyển nghĩa hoán dụ 26 TIỂU KẾT 29 5 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG VỀ VỐN TỪ VÀ PHÂN TÍCH CÁC LỚP TỪ TRONG VIỆT BẮC, GIÓ LỘNG 30 2.1. Đánh giá độ phong phú từ vựng của tác phẩm 30 2.1.1. Về chỉ số phong phú ( R ) của vốn từ 30 2.1.2.Các từ có tần số cao và sự phân bố của các vùng tần số khác nhau 36 2.2. Phân tích thành phần từ vựng trong văn bản theo phạm vi sử dụng 37 2.3. Phân tích thành phần từ vựng về mặt cấu trúc của từ 39 2.3.1. Từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết trong hai tập thơ 39 2.3.2. Từ láy trong hai tập thơ 41 2.3.3. Lớp thực từ và lớp hư từ trong hai tập thơ 42 2.4. Phân tích thành phần từ vựng về mặt nguồn gốc 44 TIỂU KẾT 46 CHƢƠNG 3:CHUYỂN NGHĨA ẨN DỤ, HOÁN DỤ VÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG VĂN BẢN 48 3.1. Chuyển nghĩa ẩn dụ trong Việt Bắc và Gió lộng 48 3.2. Chuyển nghĩa hoán dụ trong Việt Bắc và Gió lộng 60 3.3. Nghĩa chuyển của từ với việc thể hiện các tín hiệu thẩm mỹ 63 3.3.1. Nghĩa chuyển của từ với việc thể hiện tín hiệu thẩm mỹ Bác Hồ 63 3.3.2. Nghĩa chuyển của từ với việc thể hiện tín hiệu thẩm mỹ người lính 73 TIỂU KẾT 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ tác phẩm là những việc không xa lạ trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học. Công việc này đem đến cho chúng ta nhiều điều hữu ích về nhiều mặt: ngôn ngữ, văn chương, lịch sử và một phần nào đó cả xã hội học. Sự tiếp cận các hiện tượng văn chương không chỉ từ phía nghệ thuật - mỹ học, như là một loại hình nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ, mà cả từ phía ngôn ngữ - ngữ học. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trực tiếp của con người, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ngôn ngữ cũng là phương tiện lưu giữ các kết quả của tư duy và hình thành tư duy. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi lớp người, mỗi loại hình văn bản ngôn ngữ được sử dụng (đặc biệt là về mặt từ vựng) không trùng khít với nhau. Điều này phụ thuộc vào giai đoạn lịch sử, giới tính, lứa tuổi, cá nhân, loại hình văn bản và ảnh hưởng sâu sắc tới sản phẩm ngôn ngữ (tác phẩm). Để nghiên cứu biểu hiện của ngôn ngữ qua những giai đoạn, những tác phẩm khác nhau, những tác giả khác nhau, người ta nghiên cứu nhiều phương diện như: ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa đặc biệt là nghiên cứu từ vựng. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ tác phẩm, tác giả như nghiên cứu từ vựng của Puskin, của Shakespeare hoặc nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hoà bình; lại có công trình nghiên cứu ngôn ngữ của danh nhân như nghiên cứu “từ vựng của tướng De Gaulle” của Cotteret và Moreau. [15] Ở Việt Nam có thử nghiệm nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ Hồ Chủ tịch 1 . Tiếp theo là nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm như từ điển tác phẩm 1 Bước đầu tìm hiểu “Sự phân bố tư vựng trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch” của Nguyễn Đức Dân, Hoàng Cao Cương, Trần Đình Cơ 7 Truyện Kiều, từ điển tần số truyện và ký tiếng Việt hiện đại 2 . Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu từ vựng trong hai tập thơ của Tố Hữu. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu (1920 - 2002) luôn được coi là tác giả sáng giá, một cây đại thụ. Ông đã có tên trong Từ điển Văn học Việt Nam và có một số lượng tác phẩm khá lớn. Hai tác giả Phong Lan và Mai Hương nhận xét về ông như sau: “Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca cách mạng. Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong nhiều độc giả. Ông là người đã đem đến được cho công chúng và rồi cũng nhận lại được từ họ sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu – đáng là niềm ao ước của mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông.” [31, tr.11]. Và cũng trong suốt hơn năm thập kỉ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình tên tuổi trong cả nước. Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu, phê bình thơ Tố Hữu, giới học thuật nước ta ngày càng tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà thơ một cách toàn diện, phong phú và thực chất hơn. Thơ Tố Hữu là một thành tựu nổi bật của thơ ca cách mạng Việt Nam. Nói theo cách của Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Không chỉ ở lĩnh vực nghiên cứu văn học, thơ ông còn được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu. Nhìn chung, thơ ông đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách, từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn trong sự phát triển của nền văn 2 Từ điển tần số truyện và ký tiếng Việt hiện đại của Vũ Thế Thạch, Phạm Thị Cơi (Luận văn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội) 1973 8 học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc về mặt nội dung, tư tưởng mà còn có giá trị đặc sắc về nghệ thuật trên các phương diện về phong cách và ngôn ngữ thơ. Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phương diện ngôn ngữ như: “Tính dân tộc và tính hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (Báo Văn nghệ số 36 - 1985); “Từ địa phương trong thơ Tố Hữu” (Hoàng Thanh Vân: Luận văn Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - 2000), “Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu” (Phạm Thị Thuỳ Dương: Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thái Nguyên), “Bước đầu khảo sát vốn từ địa phương trong thơ Tố Hữu” (Hoàng Thị Hằng: Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - 2006),… Đến nay người ta đã bàn nhiều, phân tích và nghiên cứu nhiều mặt để khẳng định giá trị của thơ ông nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về từ vựng trong thơ ông với tư cách là một nghiên cứu tổng thể và cách thức sử dụng từ ngữ của ông trong thơ. Nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm của ông có thể sẽ góp phần nghiên cứu, miêu tả diện mạo từ vựng tiếng Việt hiện đại trong tiến trình phát triển của nó. Đó là lý do chúng tôi xác định đề tài để nghiên cứu trong luận văn này: Từ vựng trong thơ Tố Hữu (khảo sát qua hai tập Việt Bắc và Gió lộng). 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là toàn bộ vốn từ vựng trong hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng của Tố Hữu. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát từ vựng chỉ trong hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng của ông. Chúng tôi sẽ khảo sát trên phạm vi toàn thể các lớp từ, các bộ phận của vốn từ trong hai tập thơ này. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn 9 Thực hiện đề tài “Từ vựng trong thơ Tố Hữu (khảo sát qua hai tập Việt Bắc và Gió lộng)”, luận văn hướng vào những mục đích nghiên cứu sau: + Tổng kiểm kê, khảo sát để có những thông tin định lượng về vốn từ trong hai tập thơ này. + Đánh giá từ vựng tiếng Việt được sử dụng trong nguồn ngữ liệu được khảo sát (Việt Bắc và Gió lộng). Qua đó, có thể góp phần nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn tương ứng được xét. + Góp phần phục vụ nghiên cứu tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ học; bước đầu tìm hiểu nghệ thuật của Tố Hữu trong việc sử dụng ngôn từ. Điều này có ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, chúng tôi phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Khảo chứng và lập được danh sách toàn bộ từ ngữ được sử dụng trong hai tác phẩm. - Phân tích định lượng các kết quả khảo sát được để rút ra những nhận xét về những nội dung như: * Nghiên cứu định lượng xác định độ phong phú, phân tán và tập trung của từ vựng xuất hiện trong tác phẩm. * Miêu tả, phân tích thành phần từ vựng trong 2 tập thơ “Việt Bắc” và “Gió lộng” * Đánh giá việc sử dụng từ vựng và một số điểm về nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Thống kê định lượng ngữ liệu nghiên cứu. 10 - Vận dụng một số phương pháp trong nghiên cứu định lượng để đánh giá về từ vựng tác phẩm như: độ phong phú và độ tập trung từ vựng. - Phân tích cơ cấu vốn từ bằng các đối lập ngôn ngữ học trong nội bộ của nó. (phạm vi sử dụng, chủ đề…) 6. Quy cách trình bày 1. Tên tác phẩm nhất loạt in nghiêng, tác phẩm chính in nghiêng đậm. Ví dụ: Sông đông êm đềm, Gió lộng, Việt Bắc. 2. Chú thích tư liệu cũng như trích dẫn được đặt trong ngoặc kép và ghi bằng số trong ngoặc vuông, tương ứng với số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, cùng với số trang ghi ngay sau phần tư liệu trích dẫn. 7. Cấu trúc của luận văn Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ trình bày luận văn này trong một cấu trúc như sau: - Phần mở đầu - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của các vấn đề trong luận văn - Chƣơng 2: Phân tích định lượng về vốn từ và phân tích các lớp từ trong Việt Bắc và Gió lộng - Chƣơng 3: Chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ và tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản - Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục [...]... Đời thơ của ông có nhiều tác phẩm Quan niệm sáng tác của ông là thơ phải có tác dụng trong đời sống, trong đấu tranh cách mạng, phải nâng người ta lên, cuốn người ta theo, dẫn người ta về phía trước Tập thơ Việt Bắc và Gió lộng của ông đã thể hiện đúng tinh thần và quan niệm ấy 1.1.2 Về hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng Chúng tôi khảo sát từ vựng trong hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng in trong cuốn Tố. .. thống kê từ vựng học Để có được những con số chính xác cho bảng thống kê từ vựng, chúng tôi tiến hành công việc đầu tiên là phân định ranh giới từ của toàn bộ hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng Những danh sách từ ngữ mà chúng tôi thu được sẽ như một từ điển tần số về hai tập thơ này Từ những nguồn ngữ liệu đó chúng ta có thể tìm hiểu những nét khái quát về từ vựng trong vốn từ của nhà thơ Tố Hữu và sự hoạt... từ vựng mà tác gia Tố Hữu đã sử dụng trong hai tập thơ Việt Bắc, Gió lộng Từ đó chúng tôi phân định vốn từ vựng của tác giả về mặt cấu trúc, phạm vi sử dụng, nguồn gốc, cũng như đánh giá độ phong phú từ vựng của tác phẩm, để trên cơ sở đó có thể đi tiếp tới những phân tích xa hơn 34 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG VỀ VỐN TỪ VÀ PHÂN TÍCH CÁC LỚP TỪ TRONG VIỆT BẮC, GIÓ LỘNG 2.1 Đánh giá độ phong phú từ. .. Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu từ vựng tác phẩm, tác giả 1.2.1 Từ ngữ và đơn vị khảo sát, thống kê Đơn vị để khảo sát thống kê của chúng tôi là đơn vị từ vựng Đó là từ và đơn vị tương đương với từ Nói cách khác, đơn vị thống kê trong nghiên cứu định lượng ở đây là từ và đơn vị tương đương với từ: những ngữ cố định a Từ và vấn đề quan niệm, xác định từ Từ vựng vô cùng quan trọng để cùng với... tập trung từ vựng và độ phân tán từ vựng Ở đây, trong luận văn này chúng tôi sẽ áp dụng một số trong các công thức đó a) Tính chỉ số R bằng tỉ lệ giữa số lượng từ khác nhau với tổng độ dài văn bản Nhìn vào bảng thống kê từ vựng của tập thơ Việt Bắc, chúng tôi thấy có 1731 từ ngữ ( ơn vị từ vựng- đơn vị thống k ) khác nhau với tổng tần số lượt là 6593 lượt từ Tập thơ Gió lộng, có 1835 từ ngữ khác nhau... in trong cuốn Tố Hữu: Thơ do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, năm 2005 Việt Bắc là tập thơ được sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1 946-195 4), gồm tổng cộng 27 bài (trong đó có 06 bài dịch, 03 bài sáng tác sau 195 4) Tập thơ Gió lộng gồm 25 bài, sáng tác trong 06 năm (1 955-196 1) khi đất nước tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống... các từ còn lại là các từ thuần Việt (hay còn được gọi là lớp từ bản ng ) Đó là những từ biểu thị các sự vật, hiện tượng cơ bản nhất và tồn tại từ lâu đời Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt, làm thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt Nó làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác Những từ thuần Việt là những từ mà... phong phú từ vựng R là vì như thế Bên trên, nếu tính riêng biệt thì ta có hai chỉ số cho Việt Bắc và Gió lộng Chỉ số R hai bên là tương đối gần nhau và chỉ số đó là khá cao, chứng tỏ vốn từ trong Việt Bắc và Gió lộng có thể nói là có độ phong phú khá lớn; và đây chính là một căn cứ quan trọng để đánh giá vốn từ của tác giả cũng như khả năng sử dụng từ vựng, ngôn ngữ dân tộc của ông Nếu so sánh với tập 36... như: “Thân tặng”, “Dịch thơ của…” thì không được tính Từ những kết quả đã thu được qua quá trình thống kê, chúng tôi lập thành một bảng: Bảng thống kê từ vựng của Tố Hữu qua hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng 1.4 Một số khái niệm liên quan trong nghiên cứu định lƣợng Trước khi đi vào chi tiết nội dung chính của luận văn, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ qua các khái niệm có liên quan trong nghiên cứu định lượng... từ ngữ rất 19 lớn của tiếng Hán để bổ sung cho vốn từ vựng của mình Có thể chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường ( ầu thế kỉ 8); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ 8 – thế kỉ 1 0) trở về sau Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt . trước. Tập thơ Việt Bắc và Gió lộng của ông đã thể hiện đúng tinh thần và quan niệm ấy. 1.1.2. Về hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng Chúng tôi khảo sát từ vựng trong hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng. từ trong hai tập thơ này. + Đánh giá từ vựng tiếng Việt được sử dụng trong nguồn ngữ liệu được khảo sát (Việt Bắc và Gió lộng) . Qua đó, có thể góp phần nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong. Từ vựng trong thơ Tố Hữu (khảo sát qua hai tập Việt Bắc và Gió lộng) ”, luận văn hướng vào những mục đích nghiên cứu sau: + Tổng kiểm kê, khảo sát để có những thông tin định lượng về vốn từ

Ngày đăng: 23/04/2015, 18:47

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

  • 4. Nhiệm vụ của luận văn

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Quy cách trình bày

  • 7. Cấu trúc của luận văn

  • 1.1. Tác giả và nguồn ngữ liệu được khảo sát

  • 1.3. Một số vấn đề về thống kê và thủ pháp nghiên cứu định lượng

  • 1.4. Một số khái niệm liên quan trong nghiên cứu định lượng

  • 1.5. Các lớp từ và tiêu chí nhận diện để phân lớp từ

  • 1.6. Chuyển nghĩa và năng lực hoạt động của từ

  • TIỂU KẾT

  • 2.1. Đánh giá độ phong phú từ vựng của tác phẩm

  • 2.3. Phân tích thành phần từ vựng về mặt cấu trúc của từ

  • 2.4. Phân tích thành phần từ vựng về mặt nguồn gốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan