luận văn đại học sư phạm Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

65 1.4K 1
luận văn đại học sư phạm Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Phần mở đầu Sự phát triển Phật giáo vào Việt Nam, tín ngưỡng thờ tự ăn nhập dần trong không gian văn hóa Việt. Chùa chiền là chốn thờ tự cũng dần định hình kiểu thức kiến trúc cho phù hợp với văn hóa bản địa, ban đầu chỉ là túp lều tranh rồi chuyển sang kiểu kiến trúc quy mô hơn. Khuôn viên ngôi chùa cũng được quy hoạch cho phù hợp với điều kiện sống và sinh họat tín ngưỡng. Tiếp nhận và cải biến là mô hình chung trong hệ thống kiến trúc Phật giáo Trung quốc cũng như Việt Nam. Cả thời kì trung đại, Phật giáo Việt phát triển không ngừng. Thời Lí - Trần, đạo Phật trở thành quốc giáo, phát triển và ảnh hưởng mạnh trong chốn cung đình. Thời Lê - Trịnh về sau, không còn là quốc giáo, vị trí độc tôn nhường cho Nho giáo, tuy nhiên đạo Phật vẫn âm thầm và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong chính quyền Đại Việt cũng như được sự ưu ái của vua chúa quan lại triều đình. Có thể nói, sự di cư chùa chiền từ chốn kinh kì - trung tâm đô thị về những nơi làng quê xóm nhỏ là xu thế thích hợp cho đạo Phật thời Đại Việt. Không gian rộng hơn, kiến trúc dần quy mô hơn, hệ thống tín ng ưỡng dân nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Trong điều kiện đó, kiến trúc cũng dần phù hợp với điều kiện mới. Chùa gồm hệ thống điện thờ, lầu chuông gác trống, hành lang giải vũ tạo nên những chỉnh thể trong một tổng thể kiến trúc và tín ngưỡng. Trong không gian của ngôi chùa, tháp chùa là thành phần không thể thiếu trong tổng thể kiến trúc. Chùa - Tháp là hai hình thức kiến trúc độc đáo biểu trưng cho Phật giáo: nơi nào có Chùa - Tháp thì nơi đó có Phật giáo, nước nào nhiều Chùa - Tháp là nhân dân nước đó thâm tín Phật giáo, địa phương nào bảo tồn được cảnh chùa ngôi tháp cổ lâu đời thì Phật giáo địa phương đó rễ sâu gốc bền trong tâm linh của nhân dân địa phương. Trong bài viết này tôi trực tiếp đề cập đến hệ thống tháp Việt được dựng lên trong các chùa chiền miền bắc bởi sự truyền nhập và phát triển của Phật giáo qua triều đại phong kiến nhà Trần. Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Chương I: Lịch sử tháp Phật. I. Khái niệm tháp. Giáo lý của đạo Phật cũng như đặc điểm nổi bật nền kiến trúc Phật giáo, là tính giản dị, đại chúng và bình đẳng, từ bi. Các yếu tố đó giống như sợi chỉ xuyên suốt nối kết các công trình kiến trúc như chùa tháp, Tăng viện trên hai nghìn năm qua. Những ngôi chùa Phật luôn là trung tâm tôn giáo lẫn trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từng góp phần tích cực làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương nơi đạo Phật đặt chân truyền bá đến. Phát sinh vào thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch, ở miền Bắc Ấn Độ, đạo Phật xuất hiện như phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà khắc và quyền uy độc đoán của giới thống trị Tăng lữ Bà la môn. Tiếc rằng ngày nay, những công trình kiến trúc Phật giáo huy hoàng của triều đại Asoka (271-231 trước Tây Lịch) nay không còn, nhưng những gì còn lại của những thế kỷ sau cũng đủ để mô tả sinh hoạt đạo Phật thời kỳ đầu đó. Bên cạnh các đền đài Bà la môn đồ sộ, mang nặng tính phô diễn nhưng khép kín, xuất hiện các công trình tôn giáo khiêm tốn, dung dị nhưng mở rộng ra cho quần chúng nhân dân, không phân biệt đẳng cấp, nguồn gốc. Đó chính là kiến trúc chùa tháp. Vậy một câu hỏi đặt ra: Tháp là gì? Theo Từ Hải Từ điển của Trung Hoa có viết như sau: Tháp là phù đồ, nơi chôn xương Phật, cũng gọi là Tháp bà, Phù đồ (hay Phù tề); còn có một tên nữa là Phù họa hay Phật Đồ đều là tiếng Phật; nó do chữ “Stupa” hay “Pagoda” nói chệch ra. Theo nghĩa đạo Phật, nó là mồ mả, là linh miếu. Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Trong Phật Học Từ điển của Đoàn Trung còn viết: Tháp (stupa), Dagoba, Tháp bà, Đâu bà, Du bà, Tụy đô bà, Phù đồ đều là những tiếng âm theo Phạn. Thường đọc Tháp. Cũng đọc: Bảo tháp, Thất bảo tháp (nghĩa: Miếu, linh miếu). Đó là những toà cao, nhiều tầng, dưới lớn trên nhỏ, để thờ xá lỵ (tro tàn) của chư Phật hoặc của các nhà thành Đạo: Bồ tát, Duyên Giác, La Hán, hoặc để chôn di cốt của các vị thượng toạ các ngôi chùa. Ở đây chúng ta cần hiểu: Xá lị (Xá lợi) chính là xương còn lại của người chết được hỏa táng. Theo truyền thuyết, xương cốt của Phật Thích Ca hỏa táng ở Kusinara sáng láng như ngọc (ngọc xá lợi) được chia làm tám phần cho dân chúng tám khu dân cư và thành phố ở Ấn Độ để họ xây tháp thờ cúng. Tháp lại là những ngôi đền, dựng ra để thờ di tích, tro tàn, hài cốt của các nhau vua, hiểu theo nghĩa thế gian. Trong những tài liệu lịch sử Phật Giáo, có 4 ngôi tháp, mà các nhà tu hành nào đến hành hương chiêm ngưỡng, "thì được phước đức to". Đó là: • Tháp kỷ niện chỗ Phật đản sanh. • Tháp kỷ niệm chỗ Phật thành đạo nơi gốc cây bồ đề. • Tháp kỷ niệm chỗ Phật chuyển Pháp luân, bắt đầu thuyết pháp. Như đức Thích Ca chuyển pháp luân trong vườn Lộc (Lộc uyển), độ cho 5 vị Tỳ Kheo. • Tháp kỷ niệm chỗ Phật nhập diệt, nơi hai cây sa la, gần thành Câu Thi Na. Ngài Huyền Trang đời Đường trong khi đi Thiên Trúc, có viếng và chiêm bái bốn ngôi tháp nầy. Như vậy: Ban đầu tháp (stupa) dùng để chỉ cho những chỗ được kiến tạo để thờ xá lị của Phật, nhưng về sau nó được dùng lẫn lộn với chi đề (cetiya - điện thờ). Ma ha tăng kỳ luật quyển 33, và Pháp Hoa nghĩa sớ quyển 11 quy định rõ: Phàm nơi nào có xá lị của Phật thì gọi là tháp, không có xá lị của Phật thì gọi là chi đề. Căn cứ vào đây Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam thì 8 ngôi tháp tôn trí xá lị của Phật tại Câu Thi Na, Ma Kiệt Đà v.v mới đích thực là stupa (tháp). Ngoài ra, các ngôi tháp nơi Phật đản sinh tại thành Ca Ti La Vệ, ngôi tháp chỗ Phật thành đạo dưới gốc cây bồ đề, ngôi tháp chỗ Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển, ngôi tháp chỗ Phật hiện thần thông tại tinh xá Kỳ Viên, ngôi tháp có 3 cấp báu bên thành Khúc Nữ, ngôi tháp chỗ để kinh Đại thừa trong núi Kỳ Xà Quật, ngôi tháp tại rừng Am La Vệ, nơi Duy Ma Cật thị hiện bệnh, ngôi tháp chỗ Phật Niết bàn trong rừng Sala, (8 linh tháp lớn này) đều thuộc về chi đề. Nguyên uỷ về việc tạo tháp bắt đầu từ thời Đức Phật, Thập tụng luật quyển 56 chép: Trưởng giả Tu Đạt từng xin tóc và móng tay của Phật về xây tháp để cúng dường. Ngoài ra, Ma ha tăng kỳ luật, quyển 33 chép: Vua Ba Tư Nặc noi gương Phật, kiến tạo tháp Phật Ca Diếp để lễ bái, cúng dường hằng ngày. Sau khi Phật nhập diệt, Bà la môn Hương Tánh chia xá lị của Phật cho 8 nước; rồi các vị quốc vương rước xá lị ấy về nước xây tháp cúng dường. Đó là lịch sử xây tháp đầu tiên sau khi Phật Niết bàn. Ngoài ra, theo A Dục vương truyện quyển 1 và Thiện kiến luật Tì bà sa quyển 1 đều chép rằng: khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, vua A Dục trị vì nước Ma Kiệt Đà đã xây 84.000 ngôi bảo tháp trong vương quốc của mình. 1. Vài ngôi tháp tiêu biểu tại những nước Phật giáo. Nếu căn cứ vào ý nghĩa rộng rãi của tháp mà nói thì các nơi trên thế giới đã từng kiến tạo tháp rất nhiều. Chúng ta có thể kể đến một số ngôi tiêu biểu tại những nơi theo Phật giáo như sau: 1.1. Ấn Độ: Tại Ba Hách Đặc (Bharhut) có một ngôi tháp di tích, thân tháp đã huỷ hoại hết, nhưng còn nền tháp và những tảng đá. Thời gian xây tháp này khoảng 200 năm trước Tây lịch. - Ngôi tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng kiến tạo khoảng 100 năm trước Tây lịch. Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam - Tháp thờ tại động A Chiên Đa (Ajanta) và tại hang Na Tây Khắc (Nàsik). Vua Ca Nị Sắc Ca (kaniska) nước Kiền Đà La thuộc Bắc Ấn Độ xây một ngôi tháp cao 32m dưới núi Tuyết Sơn, khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch. Đồng thời nhà vua cũng xây một ngôi tháp khác, gồm 13 tầng cao hơn 200m, mà theo sách Lạch Dương Già ký quyển 5 thì đây là ngôi tháp đặc sắc nhất trong những ngôi tháp tại Tây Vức Sanchi - Kiến trúc Phật giáo cổ xưa nhất Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 1.2. Tích Lan (SriLanka): Vua Thiên Ái Đế Tu (Devànampiya Tissa) đã kiến tạo một số ngôi tháp tại Tháp Viên (Thùpàràma). Đó là những ngôi tháp xuất hiện sớm nhất trên Tích Lan. Ngoài ra, trên núi Vô úy (Abhayagiri) có một ngôi tháp cao 120m, kiến tạo vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Đây là một trong những ngôi tháp cổ rất nổi tiếng tại Tích Lan. Colombo - Sri Lanka 1.3. Miến Điện (Myanmar): Nước này có tháp Phật Đoan Đức Cung (Shwedagon) tại Ngưỡng Quang (Rangoon) cao 118m; tháp Tu Mã Đổ Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (S'emaudau) tại Tí Cổ (pegu) cao 102m. Toàn bộ mặt ngoài của tháp đều được thếp vàng và có 10 ngôi tháp nhỏ ở xung quanh. Shwedagon tại Yangon, Myanma 1.4. Thái Lan: Tại cố đô Du Địa Á (Ayuthia) còn lưu lại không ít những ngôi tháp Phật cổ xưa. Ngoài ra, tại Băng Cốc (Bangkok) còn có tháp Phỉ Lạp thác mỗ ma yết đề (Phra - Thomma - Chedi) cao 125m, và ngôi tháp Thanh Tự (Wat Ching) đều là những ngôi tháp nổi tiếng thế giới. 1.5. Lào: Nước Lào có tháp Duy Ân Thường (Chom - Vien chang), tháp Khoa Ma Nghinh (Chom - yong), đều là những ngôi tháp cổ trọng yếu hiện còn. Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Thạt Luông tại Viêng Chăn, Lào 1.6. Trảo - Oa (Java): Nơi đây có Bà La phù đồ (Borobudur) là một ngôi tháp quy mô, bề thế; nền tháp hình tứ giác, chính giữa là một ngôi tháp lớn đứng thẳng lên tới đỉnh, và chu vi thân tháp gồm có 72 ngôi tháp nhỏ. Trong mỗi ngôi tháp nhỏ đều đặt tượng phật, toàn bộ kiến trúc có nhiều tầng cấp, hình dáng tương tự kim tự tháp. Chiều dài, chiều rộng mỗi bên 123m, và chiều cao 42m. Đó là thánh địa Phật giáo Đaị thừa hiện còn, rất to lớn và rất trang nghiêm. Hàng stupa hình chuông tại Borobudur - Indonesia. 1.7. Trung Quốc: Tại Trung Quốc, thời đại tạo tháp được ghi nhận sớm nhất là thời Tam Quốc. Tương quyền vào năm Xích Ô thứ 3 (năm 240), vua Đông Ngô Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam là Tôn Quyền sai Khương Tăng Hội đã chí thành cầu nguyện, cảm được xá lỊ xuất hiện. Do đó, nhà vua rất thán phục, cho xây tháp để cúng dường, gọi nơi này là chùa Kiến Sơ. Thế nhưng, theo Phật Tổ thống kỷ quyển 54 thì ngôi tháp tại chùa Bạch Mã được xây vào năm Vĩnh Bình thứ 10 (năm 67) đời vua Hán Minh Đế, mới là ngôi tháp sớm nhất của Trung Quốc. Về sau, sự tích các triều đại xây tháp vẫn còn tiếp tục. Vào năm Thái Khang thứ 2 (năm 281), đời vua Võ Đế nhà Tây Tấn, Huệ Đạt ở huyện mậu, tỉnh Chiết Giang trông thấy một bảo tháp từ dưới đất hiện lên, cao độ 45m, rộng khoảng 22m. Do thế, ông bèn xây tháp tại ấy. Năm Huy Bình nguyên niên (năm 516) đời Bắc Ngụy, Linh thái hậu là Hồ thị sai thợ thiền nghệ kiến trúc một ngôi tháp gỗ tại chùa Vĩnh Ninh, Lạc Dương, gồm 9 tầng, cao 320m, đứng cách xa một trăm dặm vẫn có thể trông thấy. Nhưng đáng tiếc là ngày nay ngôi tháp này không còn.Vào đời nhà Tùy, vua Tùy Dạng Đế đã vì Đại sư Trí Khải mà xây một ngôi bảo tháp bằng gạch tại chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai. Ngôi tháp này hình lục giác, gồm 4 tầng, cao độ 74m. Vua Đường Thái Tông cũng từng theo lời thỉnh cầu của Đường Tam Tạng Huyền Trang mà xây một ngôi tháp gạch tại chùa Từ Ân, Tây An, cao 58m. Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Đại Nhạn Tháp - Trung Quốc 1.8. Ni Bạt Nhĩ (Nepal): Xứ này có tháp Ô Nhã Mỗ Bố Na Đức (Snuyambhunàth) tại Gia Đức Mãn Đô (Katmandu) rất lớn, hình dạng như cái bát úp. 1.9. Tây Tạng: Tháp ở Tây Tạng thường được gọi là Lạt ma tháp, và đa số tháp ở đây đều có hình dáng nhỏ. 1.10. Nhật Bản: Vào tháng 2 năm Kính Đạt Thiên hoàng thứ 14 viên quan đại thần Tô Ngã Mã Tử tạo một ngôi tháp ở phía Bắc Đại Dã Khâu. Ở trên đầu chóp tháp tôn trí ngọc xá lị mà ông đã thỉnh được. Đến năm Suy Cổ Thiên hoàng thứ 15 (năm 606), Thánh Đức thái tử tạo một ngôi tháp 5 tầng tại chùa Pháp Long, đến nay vẫn còn. Đây là ngôi tháp gỗ cổ nhất thế giới. Chùa tháp Toji - Kyoto - Nhật Bản 2. Hình dáng của tháp: Về chủng loại của tháp rất phong phú, nếu dùng hình dáng để phân loại thì ta có:tháp phú bát, tháp khám, tháp trụ, tháp nhạn, tháp lộ, tháp ốc, tháp vô bích, , Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội [...]... điểm đó, nhưng mái tháp Việt Nam ít cong hơn, vì Việt Nam có nhiều mưa Qua những nhận xét đã trình bày trên, chúng ta có thể kết luận: Tháp chùa Việt Nam có hai sắc thái riêng biệt rõ ràng, biểu hiện cho hai luồng ảnh hưởng Trung Hoa và Ấn Độ ở khắp nơi trên đất nước ta 2.2 Sự giao thoa văn hoá Chămpa - Đại Việt Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Chămpa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét... nền đất bạt ở sư n núi Các ngôi chùa quay hướng Nam, lấy núi làm hậu chẩm, những dãy núi trùng điệp hai bên như tay long, tay hổ ôm lấy Thái cực Trước mặt lấy suối Giải Oan làm minh đường Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Nội Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Tháp mộ vua Trần Nhân Tông – Yên tử Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Nội Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Vườn tháp... thành tựu văn hoá xã hội thời Lý nhất là về mặt mỹ thuật 1 Mỹ thuật trên bình diện lịch sử và địa lý 1.1 Lịch sử Vương triều Lý (1009 - 1225) và Trần (1226 - 1400) kế tiếp liền sát nhau nhưng về mặt mỹ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian Theo một số tài liệu cho biết: “Sau di tích cuối cùng của thời Lý có niên đại cụ thể là chùa Linh Xứng năm 1126, nếu chỉ bằng vào sử sách... biệt cho mỹ thuật thời Trần Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Nội Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Chương II Sự chuyển tiếp từ mỹ thuật từ thời Lý sang mỹ thuật thời Trần Cuộc cách mạng chuyển giao từ thời Lý sang thời Trần mà chúng ta vẫn thường gọi là cách mạng cung đình (không gây một sự đảo lộn nào, không hề có tiếng súng, không hề có người chết ),vì thế mà toàn bộ gia sản văn hoá... đột nhập vào Cao Miên và qua Chàm, tức miền Nam Trung -Việt và Nam -Việt ngày nay Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Nội Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Những tháp bát giác, lục giác hay vuông, với nóc cong tròn thuộc ảnh hưởng Ấn Độ gồm có: những tháp chàm ở Nha Trang, Bình Định, Mỹ Sơn, tháp Rùa, tháp chùa Ninh Phúc (Bút Tháp), tháp chùa Bắc Việt tương tế ở Tân Sơn Nhất b Kiểu tháp xây... những di vật mỹ thuật hiện còn mới chỉ thấy tập trung ở khoảng 77 năm (1049 – 1126) - Thời Trần dài 174 năm nhưng di vật mỹ thuật ở thế kỷ XIII rất thưa thớt, tập trung vào hai cụm thời gian 40 năm đầu và 30 năm cuối thế kỷ 14 Như vậy, sau một thời gian dài tắt đi của mỹ thuật Lý, mỹ Thuật Trần ra đời có tiếp thu mỹ thuật Lý 1.2 Địa lý Ở cả hai thời Lý - Trần thì trung tâm chính trị và văn hoá vẫn là... Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 2 Sự giao thoa kiến trúc tháp giữa các nước 2.1 Ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Hoa qua các tháp ở Việt Nam Tháp ở Việt Nam có 2 kiểu tháp khác nhau: a Kiểu tháp xây thấp (có khi bít đặc ), nóc tròn, cong hình cánh cung, không có mái Kiểu tháp này chịu ảnh hưởng hoàn toàn của Ấn Độ Ngày xưa: ảnh hưởng Ấn Độ (tôn giáo, nghệ thuật) lan ra ngoài do ngõ chính... lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề - Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các chùa tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các chùa tháp Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Nội Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Phần nội dung Chương... điều hành đất nước từ năm 1226 – 1400 Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian Vì vậy có thể thấy rằng nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá xã hội thời Lý 2 Xã hội thời Trần Trịnh Thanh Hoa – K55B VNH Nội Trường ĐHSP Hà Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Đất nước Việt Nam ta vào những năm đầu thế kỷ 13, mặc dầu có những biến động lớn dẫn đến sự thay... thì nghệ thuật Chămpa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời Xét về mặt kiến trúc: các tháp Chămpa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sư n núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch . Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Phần mở đầu Sự phát triển Phật giáo vào Việt Nam, tín ngưỡng thờ tự ăn nhập dần trong không gian văn hóa Việt. Chùa chiền là chốn thờ tự. Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Chương I: Lịch sử tháp Phật. I. Khái niệm tháp. Giáo lý của đạo Phật cũng như đặc điểm nổi bật nền kiến trúc Phật giáo, là tính giản dị, đại chúng và bình. Thanh Hoa – K55B VNH Trường ĐHSP Hà Nội Bài điều kiện Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Chương II: Tháp Phật và truyền thống văn hoá Phật giáo Đại Việt. 1. Đặc trưng của chùa tháp. • Mọi ngôi tháp đều

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan