luận văn đại học sư phạm Yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian Đông Hồ

22 1.6K 1
luận văn đại học sư phạm  Yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian Đông Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thi học phần Trần Thanh Huyền A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa của mỗi dân tộc luôn là một dòng chảy không ngừng và ở đó, quan hệ giữa truyền thống với hiện đại có vai trò rất quan trọng. Việc giải quyết hài hòa quan hệ này sẽ vừa giúp xác định tính chất, diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc, vừa góp phần tạo ra động lực cho phát triển. Trong kho tàng mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, có một mảng tranh rất quý giá còn lưu truyền đến ngày nay đó là tranh dân gian. Tranh được sản xuất ở rất nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước ta từ Bắc đến Nam. Và có rất nhiều làng tranh nổi tiếng Đông Hồ (Hà Bắc) Hàng Trống (Hà Nội), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế), tranh Nam Bộ tranh của các dân tộc thiểu số- lâu đời và nổi tiếng hơn cả là tranh Đông Hồ. Tranh dân gian là một phần quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa dân tộc, ở đó thể hiện những nét độc đáo trong sinh hoạt, vui chơi, lễ hội và truyền thống dân tộc Tranh có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu chơi tranh dịp tết đến xuân về và nhu cầu thờ cúng tổ tiên của đông đảo quần chúng nhân dân trước kia cũng như hiện nay. Với cuộc sống hiện đại hôm nay có thể nội dung tranh không còn phù hợp. Song không vì thế tranh dân gian không còn tồn tại. Trái lại tranh vẫn chinh phục được đông đảo quần chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước bởi yếu tố truyền thống và hiện đai thể hiện trong giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của nó. Trên cơ sở sự hình thành, phát triển, giá trị nghệ thuật mà tranh dân gian Đông Hồ có được tôi nghiên cứu đề tài “Yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh”. 2. Mục đích Chọn và nghiên cứu “Yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian Đông Hồ” tôi mong muốn có thêm những kiến thức về nền văn hóa Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 1 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền đậm đà bản sắc văn hóa Việt, hiểu thêm về tranh dân gian nói chung và tranh đông hồ nói riêng. Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian xưa và nay là tìm về những giá trị văn húa tinh thần, giá trị truyền thống của dân tộc Việt. Qua sự hiểu biết sâu sắc về tranh dân gian, hiểu về nguồn gốc ra đời, sự phát triển; giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian để từ đó biết gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian Đông Hồ. - Tranh Đông Hồ xưa và nay tại Thuận Thành , Bắc Ninh và Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích so sánh tổng hợp được áp dụng để tìm hiểu nguồn gốc ra đời, cách làm tranh, màu sắc trong tranh, từ đó thấy được những nét biến đổi của tranh từ trước đến nay. Nghiên cứu tài liệu, sử dụng những tri thức chuyên nghành giáo dục, văn học, văn hóa dân gian, sử học…để nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sức sống của tranh dân gian. Tham khảo ý kiến của các thạc sĩ, nhà phê bình mỹ thuật về sự hiểu biết tranh dân gian nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng. Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 1.1 Tranh dân gian Việt nam Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh.Tranh được sáng tạo nhờ trí tuệ của tạp thể, của nhân dân và gồm nhiều thể loại. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ tranh dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cựng lỳc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh. Thời thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là sự phõn hoỏ của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét. Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán. Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, đó cú những phong cách riêng của mỡnh. Nột riờng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 3 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng Cùng với những đổi thay của đất nước, tranh dân gian cũng vậy, có nhiều dòng tranh xuất hiện. Cú dũng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh chóng biến mất. Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, cỏc dũng tranh dân gian hiện không còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn của mỗi dòng tranh vẫn còn đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, nó sẽ vón mói là di sản của dân tộc Việt Nam. Có một số dòng tranh dân gian chớnh đó một thời cực thịnh và ngày nay còn lưu giữ được một phần, như: • Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) • Tranh Hàng Trống (Hà Nội) • Tranh Kim Hoàng (Hà Tây) • Tranh làng Sình (Huế) 1.2. Tranh Đông Hồ 1.2.1. Làng Hồ Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống, cách Hà Nội chừng bốn mươi km về phía đông, huyện Siêu Loại, chấn Kinh Bắc (nay là Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc). Đông Hồ có truyền thống nghệ thuật lâu đời. làng có nghề làm tranh nổi tiếng và nghề làm tranh này đã được ca dao xưa ghi lại qua lời tỏ tình hết sức nhẹ nhàng và khéo léo: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mỏi cú lịch có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh. Ta bắt gặp làng Hồ hiện lên với những hình ảnh rất thơ mộng, với một truyền thống văn hóa có lịch có lề, không gian làng quê với ao tắm mát, rồi Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 4 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền làng nghề làm tranh. Đây là một ngôi làng truyền thống của người Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng.Ở Đông Hồ ngày nay vẫn còn một số nghệ nhân duy trì nghề làm tranh dân gian của cha ông để lại. Tiêu biểu là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn đăng, đến ông Chế là đời thứ 20 và là dòng họ làm tranh lớn nhất ở Đông Hồ. Điều này có lẽ cũng là một trong những cơ sở xác định thời điểm ra đời của tranh dân gian Đông Hồ. 1.2.2. Tranh Đông Hồ Vào dịp tết Nguyên đán, theo phong tục cổ, những tờ tranh in màu sắc tươi rói lại được bày bán khắp nơi từ nông thôn đến thành thị làm không khớ đún xuõn chờ tết càng thêm nao nức. Tranh dân gian, tranh tết truyền từ đời này sang đời khác bằng kỹ thuật in bản gỗ. Tranh khắc gỗ dân gian nổi tiếng cú: Đụng Hồ (Hà Bắc) Hàng Trống (Hà Nội), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế), tranh Nam Bộ tranh của các dân tộc thiểu số - lâu đời và nổi tiếng hơn cả là tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ là thể loại tranh khắc gỗ và được in hoàn toàn. Tranh Đông Hồ còn có tên gọi khác là tranh Điệp. Sở dĩ có tên gọi đó là vì nền tranh được quét bột điệp và cũng bởi sự đặc biệt của tranh Đông hồ chính là nền tranh. Bột điệp được chế ra từ vỏ con sò, con diệp nung nóng rồi nghiền nhỏ ta sẽ có một loại bột màu trắng , óng ánh. Sau đó trộn bột điệp với hồ nếp và quét lên giấy vẽ bằng một chiếc chổi lá thông sẽ để lại trên nền giấy những vệt màu không đều. thậm chí có nhiều chỗ giấy không có màu. Điều này đã tạo một nền tranh rất đặc biệt. Để nền tranh có màu sắc phong phú, các nghệ nhân đã quét lên nền điệp một lớp màu mỏng. Nền tranh Đông Hồ thường có ba màu: vàng chanh, trắng điệp và đỏ cam. Giấy để vẽ tranh Đông Hồ là giấy dó: một loại giấy được chế tạo thủ công từ cõy dú. Cõy dú cú đặc điểm: mỏng, nhiều xơ và chất thấm màu. Điểm đặc biệt nữa trong tranh Đông Hồ là màu vẽ. Tất cả đều là màu được chế ra từ cây gỗ vang thì gọi là đỏ vang. Màu đỏ mài từ son là đỏ son. Do đó chỉ cần đọc bảng màu tranh dân gian Đông Hồ ta sẽ biết được nguồn gốc Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 5 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền của màu. Ví dụ xanh chàm, vàng hòe hay vàng dành dành, vàng nghệ… Để có được màu ấm áp, các nghệ nhân chọn các màu vàng tươi, đậm chộn với màu trắng điệp. Nói chung màu dung để vẽ tranh Đông Hồ được gọi bằng một cái tên cũng rất dân gian: màu thuốc cái. Sau này trong quá trình phát triển, người ta có thể dựng thờm phẩm màu, màu bột…cựng màu thuốc cái để vẽ tranh mà vẫn giữ được đặc điểm của tranh dân gian. Để có được tờ tranh các nghệ nhân còn phải chế bản in. Có hai loại bản khắc: khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gỗ giổi, gỗ vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc trên loại gỗ bền, chắc , thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mỡ, gỗ lồng mực. Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dõy truyền. Mỗi người in một màu. Trong tranh có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu bản khắc màu và lần in. Cuối cùng quan trọng nhất là in nột. Nột in sẽ chặn các mảng màu và định hình cho các hình tượng trong tranh. Tranh Đông Hồ được sản xuất ở làng quê. Do đó vẻ đẹp của tranh cũng mộc mạc, chân chất và đậm đà theo quan niệm thẩm mỹ của người nông dân làm nghệ thuật. 1.2.3. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Đông Hồ Tranh dân gian có truyền thống lịch sử lâu đời. Đến nay tranh vẫn được yêu thích. Người làm tranh Đông Hồ cú lỳc đó bị mai một. Nhưng nú đó được phát triển trở lại. Một trong những nguyên nhân làm cho tranh dân gian có được sức sống mạnh mẽ như vậy chính là bởi giá trị nghệ thuật của dòng tranh này. Một số tác phẩm là một sự sắp xếp bố cục, đường nét, hình khối. Các nghệ nhân đã tìm được cách bộc lộ ý tưởng qua các đề tài mang tính dân gian sâu sắc. Đối với tranh Đông Hồ, các nghệ nhân không diễn tả chiều sâu không gian. Mọi hình tượng được in, vẽ trên nền tranh một màu. Mặc dù vậy khi xem tranh chúng ta đều cảm nhận được không gian trong tranh. Không gian đó được tạo nên bởi các lớp, các tuyến nhân vật trước sau, bởi cảnh vật Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 6 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền dựng lên một cách ước lệ như trong tranh “Đánh ghen”: các nhân vật được đặt ở giữa, trước là chậu hoa, sau là tường, là cây Tùng, cho ta cảm nhận được không gian mà các nhân vật hoạt động là trong sân một gia đình khá giả thời đó. Không gian trong tranh là không gian ước lệ. Trong tranh “Đấu vật” ngoài hình tượng của 4 đôi đô vật được các tác giả sắp xếp cân đối, trên tranh còn 2 mảng đậm treo ở phía trên. Các nghệ nhân đã thổi hồn cho các nhân vật trong tranh có sự sống. Các hình tượng trong tranh được sắp xếp theo nhiều bố cục rất đặc biệt. Có tranh tuân theo bố cục trong các hình tam giác như tranh “Hứng dừa”, “Đấu vật”…, hình chữ nhật như tranh “Gà đàn, lợn đàn”…, hình tròn như trong tranh “Đánh ghen” hình trứng như tranh “Vinh hoa, phú quý, bộ ụm khúc”… Ngoài ra một cách bố cục khác là theo tầng lớp. Các nhân vật được dàn trên mặt tranh khụng hỡnh nào bị che khuất. Dù bố cục hình theo kiểu gỡ, cỏc nghệ nhân dân gian đều có cách sắp xếp các mảng màu theo những đường lượn khác nhau rất phong phú. Vì vậy tranh dân gian dù chỉ vẽ với ba bốn màu nhất định không pha trộn nhưng những đường lượn tạo vẻ chuyển động của từng màu trong tranh đã làm cho tranh không đơn điều nhàm chán. Một yếu tố nữa trong ngôn ngữ tạo hình là đường nét và hình mảng. Nét và mảng tạo hình cho nhân vật. Khi xây dựng các hình tượng nhân vật điều đầu tiên được chú ý là dáng, cử chỉ, động tác của nhân vật. Dáng phải động và diễn tả được đúng đặc trưng, tâm trạng, tính cách của nhân vật. Theo quan niệm tạo hình dân gian, khi vẽ quan trọng nhất là diễn tả được cái “thần” của nhân vật. Trong tranh dân gian các nhân vật mặc dù chưa đúng tỷ lệ, giải phẫu tạo hỡnh… nhưng lại rất sống động trong dáng, trong tâm trạng, tính cách của từng người, không ai lẫn với ai. Tất cả các yếu tố hỡnh, dỏng, đường nét, màu sắc, bố cục đã tạo nên vẻ đẹp cho tranh dân gian Việt Nam. Cái đẹp ở đây là cái đẹp hài hòa cân đối của các yếu tố ngôn ngữ tạo hình mang theo nét hồn hậu, mộc mạc của đồng quê. Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 7 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ Nghệ thuật giữ được ngọn lửa truyền thống văn hóa đem đến ý nghĩa sinh động cho khái niệm truyền thống như Thomas Morus (tác giả cuốn Utopia, 1478-1535) nhận chân: "Truyền thống không có nghĩa gìn giữ đống tro, mà là chuyển tiếp ngọn lửa". Giữ "lửa" và tiếp "lửa" là thổi sinh khí truyền thống văn hóa vào hiện đại, mang sức ấm mùa xuân vào ngày hôm nay, mang nhiên liệu thức ăn bồi bổ cho sức trẻ, đó là công việc đồng thời của cha mẹ trong gia đình, của bạn bè trong xã hội, của thầy trò trong trường học, của đạo sư và môn đồ, và không phải là kẻ cuối cùng, của nhà văn hóa và của cả một thế hệ thức tỉnh và sáng tạo. Chất lửa ấy chính là ý thức tổng hợp linh động có thể hội nhập mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, thâu gồm cái đồng dạng và cái dị biệt, kết nạp cái cũ và cái mới, để có thể thật là "hiện đại" đầy sáng tạo cho tương lai. 2.1 Yếu tố truyền thống trong tranh dân gian Đông Hồ Tranh dân gian được sản xuất ở rất nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước ta suốt từ Bắc đến Nam chính vì thế nên tranh rất đa dạng về nội dung cũng như cách thể hiện nhưng dù ở đâu, tranh dân gian cũng thể hiện trí tuệ tạo hình của một tập thể một dòng họ, một làng xã, một vùng miền. Vì vậy dù ở đâu nội dung tranh cũng nói lên những điều người dân khao khát, mong chờ, mơ ước, thỏa mãn nhu cầu của họ trong đời sống thực tế cũng như đời sống tinh thần. Tranh dân gian nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng đều có một điểm chung đó là cách biểu hiện dễ hiểu, dễ đi vào lòng người thưởng thức.Với cuộc sống hiện đại có thể nội dung tranh không còn phù hợp. Xong không vì thế tranh dân gian không thể tồn tại mà ngược lại tranh còn càng ngày càng giá trị cao trong cuộc sống tinh thần của người dân Việt và tranh vẫn thể hiện chất truyền thống vốn có của nó. Tranh dân Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 8 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền gian Đông Hồ đã chinh phục được đông đảo công chúng yêu nghệ thuật không những trong nước mà cả khách nước ngoài bởi tính truyền thống của nó. Sức sống của tranh dân gian thật mãnh liệt vượt qua cả thời gian hoàn cảnh xã hội đến với chúng ta. Giá trị truyền thống ấy trong tranh thể hiện qua những yếu tố nào? Về nội dung tranh Đông Hồ mộc mạc mang ý nghĩa tốt lành, giáo dục lòng yêu nước, đề cao các anh hùng kiệt xuất đã có công dựng nước và giữ nước như mảng tranh lịch sử; đề cao lòng nhân ái hướng thiện yêu cái tốt ghét cái xấu. Về hình thức là sự tìm tòi công phu qua nhiều thế hệ. Tranh Đông Hồ có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc rất độc đáo, mà ít có loại tranh nào trên thế giới đạt được. Về cách dùng màu có sẵn trong thiên nhiên có thể sánh ngang với chất liệu mà các nghệ sĩ Ai Cập đã thể hiện trên những bức tranh tường, trong các kim tự tháp cổ đại mà các đời sau đã bỏ ra bao công sức để khám phá ra chất liệu đó. Trong đó hình thức được của tranh Đông Hồ được thể hiện qua chất liệu, bố cục, đường nét, màu sắc: 2.1.1. Chất liệu Tranh Đông Hồ được làm bằng chất liệu truyền thống được lấy từ thiên nhiên, đây là loại tranh khắc gỗ in tay. Lợi thế của thể loại này là: nhân bản được nhiều một cách dễ dàng (mỗi vụ tranh, một gia đình có thể sản xuất ra vài vạn tranh). Sau khi đã cơ bản vẽ sáng tác (vẽ ra mẫu) một số nghệ nhân chuyên nghiệp tìm gỗ để khắc (khắc ván). Gỗ khắc là gỗ mít hay gỗ dổi, đã xẻ thành vãn được vài năm, cho gỗ khô kiệt, ván không bị vênh, cong. Không khắc bằng dao mà đục, đục sâu vào thân gỗ ngập nửa ngón tay, do đó nét phải to khỏe, tranh Hàng Trống khắc bằng dao trên gỗ thừng mực-gỗ mềm nét mảnh nên dễ nhòe, dễ gãy, đó là sự khác biệt giữa hai dòng tranh. Trước khi in phải ngõm vỏn, hết vụ lại cọ ván sạch sẽ, treo lên gác bếp để vụ sau làm tiếp, gỗ cứng như sừng, mỗi ván phải in tính bằng triệu bản. Có gia đình khi Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 9 Bài thi học phần Trần Thanh Huyền có con gái đi ở riêng cha mẹ cho vài ván làm của hồi môn, để giữ nghề và tết nhất có đồng gia đồng vào. 2.1.2. Bố cục Là sự sắp xếp cỏc mụ tớp trong tranh sao cho chặt chẽ hợp lý. Tranh “Gà đàn” gà mẹ nằm giữa, thể hiện nội dung chủ đề tình mẫu tử, mẹ vừa nuôi con (đang ngậm mồi) vừa sẵn sàng dang rộng cánh để bảo vệ đàn con, đôi mắt long lanh như cảnh giác để phát hiện kẻ thù ở bất cứ đâu xông tới, dáng điệu vừa uy nghi vừa hiền từ. Mười chú gà nhóc, mỗi con một dáng vẻ không trùng lặp, tạo nên sự nhịp nhàng uyển chuyển trông rất ngộ nghĩnh, sống động và vui mắt. Một bố cục chặt, các khoảng trống hợp lý, không thừa một nét, không thiếu một đường, nó được chau chuốt kỹ lưỡng có chắt lọc, phối hợp với lối cách điệu cao như thực như hư, nét to đi với nét mảnh và đan xen những họa tiết trang trí, đều có dụng ý. 2.1.3. Đường nét Đường nét tranh dân gian Đông Hồ được khắc họa một cách chắt lọc về đường nét và mang yếu tố trang trí cao; tỉ lệ hình ước lệ theo một sự hợp lý của bản năng nghệ thuật và cảm thức trong sáng, hồn hậu, dí dỏm… Ví dụ như trong tác phẩm “Em bé ôm gà và ôm vịt” ta thấy hai em đều mũm mĩm, xinh tươi giống nhau như đúc, nhưng đó lại là một em bé trai và một em bé gỏi. Hóy thử so sánh mà xem, cũng áo cộc đeo vòng cổ và vòng tay, chỉ khác nhau chỏm tóc, tác giả đã quan sát rất kỹ. hoặc tranh “Hứng dừa” chủ đề của tranh ở trước mắt, nhưng ít ai để ý đó là tàu dừa cong xuống, kết hợp với tàu dừa đưa ngang tạo thành hình tam giác sâu hun hút. 2.1.4. Màu sắc Cái độc bản của màu sắc tranh dân gian đông hồ là nghệ nhân đã biết sử dụng và khai thác kho nguyên liệu vô tận từ thiên nhiên, vừa dễ kiếm vừa rẻ tiền. Có một sự lao động thong minh sang tạo của rất nhiều thế hệ thì mới có một bảng hòa sắc nhuần nhuyễn như thế. Của kho thì vô tận nhưng đâu dễ chiều lòng người, hơn nữa lại là người làm nghệ thuật. Công việc tưởng Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... Ngoài giá trị truyền thống thể hiện qua chất liệu, màu sắc, bố cục… thỡ tranh dân gian Đông Hồ còn mang trong nó yếu tố hiện đại Tranh Đông Hồ truyền thống là những tranh tết, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân lao động, trước hết là nông dân, để trang trí nhà cửa đón mừng năm mới Tranh Đông Hồ đã mang đến cho mọi người ánh sang và niềm vui Những sắc màu tươi ấm làm rạng rỡ không gian, gợi lên những... mỹ của người xem tranh, gây tâm lý coi thường làm mất bản sắc truyền của tranh Đông Hồ ngày xưa Họa chăng tranh làng Hồ còn giữ được sắc thái tự nhiên chỉ còn được chiêm ngưỡng ở Viện bảo tàng và các sưu tập tư nhân mà thôi Mà sức sống của tranh dân gian này chủ yếu phản ánh tâm tư nguyện vọng của người lao động Và đã có một thời gian tranh dân gian éụng Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít... sang tác tranh mới theo đề tài thuộc về cuộc sống hôm nay Lại có những họa sĩ học cách nhìn, cách nghĩ và quan niệm tạo hình của nghệ nhân làng Hồ, để sáng tác những tranh dân tộc – hiện đại Cái “phân lưu” của Đông Hồ ở Hà Nội đã làm giàu thêm vốn văn hóa của thủ đô 2.3 Thực trạng tranh Đông Hồ ngày nay Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 13 Trường ĐHSP Hà Bài thi học phần Huyền Trần Thanh Tranh dân gian Việt... giàu thêm cho nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 15 Trường ĐHSP Hà Bài thi học phần Huyền Trần Thanh C KấT LUẬN Tranh dân gian nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng có vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật , màu sắc tươi tắn, bố cục cô đọng dễ hiểu Hình thức đó mang đậm yếu tố truyờn thống và hiện đai, chuyển tải nhiều nội dung chắt lọc từ cuộc sống hiện thực, từ mơ... tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đang có sức sống trở lại, trở thành một điểm tham quan du lịch văn hóa có sức hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước Có lẽ đã đến lỳc đún nhận sự quay trở lại của dòng sản phẩm văn hóa truyền thống Hi vọng trong tương lai gần, cùng với các làng nghề truyền thống khỏc trờn cả nước, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng... tranh chỉ từ hai đến ba màu nếu không kể điệp và đen Có khi chỉ cần một màu như tranh “Đánh vật” thêm màu nữa sẽ thừa Một màu nhưng nổi bật nội dung, thật tài tình và khôn khéo, nội dung quyết định hình thức chứ không phải hình thức quyết định nội dung Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 11 Trường ĐHSP Hà Bài thi học phần Huyền Trần Thanh 2.2 Yếu tố hiện đại được thể hiện trong tranh Đông Hồ Ngoài giá trị truyền. .. tốt lành); là trai tứ khoái, gái trăm bề… Loại tranh lịch sử Hai Bà Trưng, Quang Trung, ghi lại quá khứ huy hoàng của dân tộc, để tự hào, vừa ghi ơn người xưa và xây dựng truyền thống giữ nước Loại tranh về truyện Kiều, Thạch Sanh, Phạm Cụng Cỳc Hoa, Lục Võn Tiờn… có tác dụng giáo dục truyền thống nhân đạo và đấu tranh chống áp bức bất công, quý trọng lẽ phải Cả đến tranh Tiên sư vị cũng là biểu hiện. .. lại vênh váo lên mặt tài giỏi Tranh đánh ghen phê phán nạn đa thế với sự ích kỷ thành triết lý của người chồng ham thanh chuộng lạ Và trong xã hội bị thực dân thống trị, tranh tết Đông Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 12 Trường ĐHSP Hà Bài thi học phần Huyền Trần Thanh Hồ phê phán luôn cả những sự bịp bợm mượn nhãn hiệu văn minh”, “tiến bộ” của chế độ đương thời Đó là các tranh: văn minh, tiến bộ, giấc mơ... làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã Nhưng vài năm trở lại đây, người éụng Hồ lại hoan hỉ trở lại với Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 14 Trường ĐHSP Hà Bài thi học phần Huyền Trần Thanh nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh éụng Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất làngàytết Sau nhiều năm có nguy cơ mai một, làng tranh dân. .. đầm ấm trong gia đình, sự bình yên thịnh trị của xã hội Cách tạo hình hồn nhiên, trong sáng diễn tả cái hồn của dân tộc, tranh dân gian có sức hấp dẫn đặc biệt và mang tính giáo dục cao Điều này tạo nên sức sống mãnh liệt cho dòng tranh này, để lại trong kho tàng Mỹ thuật Việt Nam những tác phẩm vô cùng quý giá Không những thế nó còn là những bài học cho các thế hệ sau về mối quan hệ giữa nét và mảng, . mà tranh dân gian Đông Hồ có được tôi nghiên cứu đề tài Yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh . 2. Mục đích Chọn và nghiên cứu Yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian Đông Hồ . hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian xưa và nay là tìm về những giá trị văn húa tinh thần, giá trị truyền thống của dân tộc Việt. Qua sự hiểu biết sâu sắc về tranh dân gian, . thi học phần Trần Thanh Huyền 2.2. Yếu tố hiện đại được thể hiện trong tranh Đông Hồ Ngoài giá trị truyền thống thể hiện qua chất liệu, màu sắc, bố cục… thỡ tranh dân gian Đông Hồ còn mang trong

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan