Đáp án Đề thi Giáo viên giỏi trường môn Văn 2010 - 2011

2 1.1K 5
Đáp án Đề thi Giáo viên giỏi trường môn Văn 2010 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG PTTH DIỄN CHÂU 3 KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG CẤP THPT Năm học: 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) Câu 1. Thí sinh có nhiều cách trình bày song phải nêu được các ý sau: *) Nếu như văn học cách mạng ba mươi năm từ 1945 đến 1975 đã xây dựng và phát triển trên nền tảng tư tưởng và ý thức cộng đồng, mà cảm hứng chủ đạo của nền văn học là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập tự do và lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì từ sau 1975 khi cuộc sống nhân dân trở về với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội. Bối cảnh đó đã thức tỉnh ý thức cá nhân đòi hỏi phải quan tâm đến mọi người và từng thân phận trong xã hội. (0,5điểm) *) Một số tác phẩm tiêu biểu ra đời trong thời kỳ này là: “ Bức tranh ”− Nguyễn Minh Châu. “ Thời xa vắng ”− Lê Lựu. “ Mùa lá rụng trong vườn ”−Ma Văn Kháng. “ Một người Hà nội ”− Nguyễn Khải … (0,5điểm) *) Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới làm đổi thay về quan niệm về con người. Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học là hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân bản. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, là thước đo giá trị của của mọi vấn đề của xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. ( 1 điểm) *) Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục với thiên nhiên với những người khác và với chính mình. Con người cũng được văn học soi chiếu, khám phá nhiều bình diện: ý thức và vô thức, đời sống và tư tưởng, đời sống tự nhiên và bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Văn học cảm thông thấu hiểu và nâng đỡ con người nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cao ở con người và luôn chú ý thức tỉnh sự tự ý thức của con người để hướng tới cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách. ( 1 điểm ) Câu 2. (7 điểm ) a) Cần nêu được các ý sau : − Xuân Quỳnh (1942−1988) tên khai sinh Nguyễn thị Xuân Quỳnh. Quê Hà Tây nay Hà Nội. Từng là diễn viên múa; Là biên tập viên Báo văn nghệ − Nhà thơ − Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn khoá III. ………………………… (0,5 điểm) − Các tác phẩm chính: “ Tơ tằm − chồi biếc ” 1963; “ Gió lào cát trắng” 1974; “ Lời ru trên mặt đất” 1978; “ Tự hát ” 1984 … ( 0,5 điểm) − Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc, bình dị đời thường. (1 điểm) b) Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật: *) Nội dung (3 điểm) : − Nhan đề “ Tự hát ”: Tác giả tự bộc bạch tâm hồn trước những khát vọng đẹp của tình yêu, bộc bạch một cách chân thành, sâu sắc qua các cụm từ đầu của các khổ thơ: “Em trở về …” tới 3 lần và cả những hiến dâng cho tình yêu, hạnh phúc; Các cụm từ, các câu thơ “ Biết rút ngắn khoảng cách tình yêu ”…“ Biết yêu anh cả khi chết đi rồi ” (1 điểm) − Cái “ Tôi ” trữ tình của Xuân Quỳnh gợi ra một nhận thức, một quan niệm mới về tình yêu : Tình yêu đi từ trái tim − em. Hình tượng trái tim − em sóng đôi, liên tưởng đến bài “Sóng ”, “Sóng và em ”. Trái tim luôn rung động trước tình yêu − luôn khắc khoải, lo âu, luôn khát vọng. Và trái tim đó là “em”− Xuân Quỳnh. ………(1 điểm) − “ Tự hát ” cùng với “ Sóng ”, “ Thuyền và biển” và “ Lại bắt đầu” làm thành một bộ tứ xúc cảm sâu lắng về tình yêu. Quan niệm chân thành của một trái tim phụ nữ giàu khát vọng yêu đương trong thời đại mới. (1 điểm) *) Nghệ thuật. (2 điểm) : − “ Tự hát ” được sử dụng một cách tổng hợp các thủ pháp nghệ thuật như điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu khiến những câu thơ miên man như lời hát thấm sâu tình yêu, thấm sâu tâm hồn của một phụ nữ đang yêu và chân thành với người mình yêu: qua một số từ, cụm từ “ Biết làm sống … Biết lấy lại …Biết khao khát … Biết yêu anh … Biết xúc động và biết “ trở về đúng nghĩa trái − tim − em” … (1 điểm) − Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, thấm thía, tự hát tự ru từ thẳm sâu lòng mình trước tình yêu, càng khẳng định rõ đặc điểm phong cách thơ Xuân Quỳnh: chân thành, phúc hậu, da diết trong tình yêu. ……. (1 điểm) Ghi chú: Giám khảo cần trân trọng những phát hiện, cảm nhận mới và sâu sắc của thí sinh để đánh giá đúng bài viết. ……………… Hết ……………. . TRƯỜNG PTTH DIỄN CHÂU 3 KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG CẤP THPT Năm học: 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm này gồm có. vườn ”−Ma Văn Kháng. “ Một người Hà nội ”− Nguyễn Khải … (0,5điểm) *) Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới làm đổi thay về quan niệm về con người. Văn học. Nguyễn thị Xuân Quỳnh. Quê Hà Tây nay Hà Nội. Từng là diễn viên múa; Là biên tập viên Báo văn nghệ − Nhà thơ − Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn khoá III. ………………………… (0,5 điểm) − Các tác phẩm chính:

Ngày đăng: 23/04/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG PTTH DIỄN CHÂU 3

    • KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG CẤP THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan