Giáo trình trồng cây sơn ta mđ02 trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm

112 637 0
Giáo trình trồng cây sơn ta   mđ02  trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SƠN TA MÃ SỐ MÔ ĐUN: 02 NGHỀ TRỒNG CÂY LẤY NHỰA: SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liêu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Cây Sơn là một cây lấy nhựa quý và độc đáo ở Việt Nam, loài cây này có tiềm năng, triển vọng và có giá trị và hiệu quả cao so với các loại cây trồng dài ngày trên đất vùng đồi, đặc biệt là đất đồi thấp, có độ dốc vừa phải. Đối với người dân trồng cây Sơn thì nhựa sơn là nguồn thu nhập chính. Cây Sơn được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp cho nông dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trồng cây Sơn vừa có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại hóa nông thôn. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Sơn lấy nhựa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun: Trồng cây sơn ta. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây sơn ta Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta Bài 3: Trồng rừng Sơn ta Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta Bài 5: Khai thác, Sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Sơn của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Sơn để chương trình, giáo trình được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) 2. Th.S Đinh Tiến Thái 3. K.S. Nguyễn Văn Nam 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun 7 Bài 1: Giới thiệu chung về Sơn ta 8 A. Nội dung 8 1. Đặc điểm cây Sơn ta 8 1.1. Hình thái 8 1.1.1. Thân và cành 8 1.1.2. Chồi sơn 8 1.1.3. Vỏ cây 9 1.1.4. Lá sơn 9 1.1.5. Rễ sơn 10 1.1.6. Hoa sơn 10 1.1.7. Quả sơn 10 1.2. Sinh thái 11 2. Công dụng 13 2.1 Nhựa sơn 13 2.2 Gỗ sơn 13 2.3 Quả sơn 13 3. Điều kiện gây trồng 14 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 14 3.1.1. Nhiệt độ 14 3.3.2. Gió 14 3.3.3. Ánh sáng 14 3.3.4. Độ ẩm và lượng mưa 15 3.2. Điều kiện đất đai thực bì 15 3.2.1. Đất đai 15 3.2.2. Thực bì 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ 16 Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta 17 A.Nội dung 17 1. Thiết lập vườn ươm 17 1.1. Phân loại vườn ươm 17 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 17 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống 18 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng 18 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm 19 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 20 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 20 1.2.2. Đất đai 21 1.2.3. Nguồn nước 21 4 1.2.4. Điều kiện kinh doanh 21 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 22 1.3.1. Khu vực sản xuất 24 1.3.2. Khu vực không sản xuất 27 2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt Sơn ta 32 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 32 2.2. Thu hái 33 2.2.1. Nguồn giống 33 2.2.2Thu hái quả 34 2.3. Sơ chế quả, bảo quản hạt giống 37 2.3.1. Dụng cụ sơ chế quả, bảo quản hạt giống 37 2.3.2. Nguyên tắc chung 37 2.3.3. Sơ chế quả 37 2.4. Bảo quản hạt 38 2.4.1. Làm sạch hạt 38 2.4.2. Bảo quản hạt 38 3. Gieo ươm 38 3.1. Tạo bầu gieo ươm 38 3.1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu 38 3.1.2. Đóng bầu 40 3.2. Gieo hạt 43 3.2.1. Xử lý hạt 43 3.2.2. Gieo hạt vào bầu 45 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 47 4.1. Tưới nước 47 4.2. Làm cỏ, phá váng 48 4.3. Che phủ 49 4.3.1. Che nắng 49 4.3.2. Che mưa chống rét 49 4.4. Bón phân 50 4.5. Đảo bầu và điều tra phân loại cây 51 4.5.1. Đảo bầu 51 4.5.2. Điều tra phân loại cây con 51 5. Phòng trừ sâu bệnh hại 52 5.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ 52 5.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm 52 5.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại 54 5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 55 5.2.1. Bệnh lở cổ rễ 55 5.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương) 56 5.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại 57 5.3.1. Thuốc hóa học 57 5.3.2. Phương pháp pha chế thuốc Booc đô phòng trừ bệnh 57 5 5.3.3. Biện pháp sinh học 58 6. Hãm cây 59 6.1. Mục đích hãm cây 59 6.2. Biện pháp hãm cây 59 7. Tiêu chuẩn cây sơn xuất vườn 60 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 61 1. Câu hỏi 61 2. Bài thực hành 62 C. Ghi nhớ 62 Bài 3: Trồng rừng Sơn ta 63 A.Nội dung 63 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Sơn ta 63 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 63 1.2. Phát dọn thực bì 64 1.3. Làm đất trồng rừng Sơn ta 65 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Sơn ta 67 2.1. Thời vụ 67 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng Sơn ta 67 3. Kỹ thuật trồng rừng Sơn ta 67 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 67 3.2. Bứng và chuyển cây 68 3.2.1. Bứng cây 68 3.2.2. Vận chuyển cây 70 3.3. Kỹ thuật trồng 71 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 74 1. Câu hỏi 74 2. Bài tập thực hành 74 C. Ghi nhớ 74 BÀI 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta 76 A. Nội dung 76 1. Chăm sóc Sơn ta 76 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 76 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 76 1.3. Chăm sóc rừng Sơn ta 76 1.3.1. Phát dọn thực bì 77 1.3.2. Xới đất, vun gốc 77 1.3.3. Bón thúc 78 1.4. Bấm ngọn, tỉa cành 80 2. Bảo vệ rừng Sơn ta 82 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 82 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 82 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 83 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 85 6 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ 85 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ 85 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại 89 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 90 1. Câu hỏi 90 2. Bài tập thực hành 90 C. Ghi nhớ 90 Bài 5: Khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta 92 A.Nội dung 92 1. Khai thác nhựa Sơn ta 92 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 92 1.2. Thu hoạch nhựa sơn 94 1.2.2. Một số yêu cầu khi thu hoạch sơn. 94 1.2.3. Thời vụ cắt 94 1.2.4. Tuổi thu hoạch 95 1.2.5. Thời điểm thu hoạch 95 1.2.6. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch 96 1.2.7. Kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn 96 2. Bảo quản sơn 98 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 99 1. Câu hỏi 99 2. Bài tập thực hành 99 C. Ghi nhớ 100 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC 101 I. Vị trí, tính chất của mô đun 101 II. Mục tiêu 101 III. Nội dung chính của mô đun 101 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 102 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 106 VI. Tài liệu tham khảo 110 7 MÔ ĐUN: TRỒNG SƠN TA Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng cây sơn ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm; Mô đun 02 có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. Thời gian học tập của mô đun là 132 giờ, trong đó lý thuyết là 30 giờ, thực hành 96 giờ và kiểm tra 06 giờ. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: thiết lập vườn ươm, tạo giống, trồng , chăm sóc bảo vệ và khai thác bảo quản nhựa sơn ta. 8 Bài 1: Giới thiệu chung về Sơn ta MĐ 02-01 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng Sơn ta. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng Sơn ta. A. Nội dung 1. Đặc điểm cây Sơn ta 1.1. Hình thái 1.1.1. Thân và cành Cây sơn thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao từ 5- 8m, dạng thân tròn, thẳng đứng, mặt cắt ngang của cây tròn không đều, dưới gốc to (đường kính 6 - 9cm), chu vi 20 - 28cm, lên cao nhỏ dần. Thân phân nhánh liên tục, thành một hệ thống cành và chồi, vòm lá đều, thưa, hình tán. Cành ngang phân bố không đều trên thân, kiểu phân cành một trụ nhiều tầng. Cây sơn có đặc điểm phân nhánh rất sớm, phân nhánh nhiều, nếu không có biện pháp khống chế sự phân nhánh sớm của sơn sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch. 1.1.2. Chồi sơn Chồi sơn có 3 dạng: Hình 2.1.1: Rừng sơn 9 - Chồi ngọn: nằm ở đỉnh thân, bao gồm lá non và đỉnh sinh trưởng, khi chồi ngọn phát triển, lá hình thành, thân cây cao, to dần lên. - Chồi nách: phát sinh từ nách lá, bình thường bị chồi ngọn ức chế sinh trưởng kém, khi chồi ngọn bị gãy chồi nách phát triển mạnh hình thành cành bên, thường mọc thành tầng tán như tán cây bàng. - Chồi ngủ: bình thường khó nhận biết còn gọi là chồi bất định, trong trường hợp chồi ngọn bị ngắt hay bị thui thì chồi ngủ phát triển thành chồi thân. 1.1.3. Vỏ cây - Vỏ cây sơn chứa những ống tiết nhựa, phần gỗ cứng bên trong gọi là xương. Vỏ sơn có chiều dày trung bình 5- 6mm. - Cây sơn có tán rộng, dày vỏ, vỏ màu hồng, mềm, xù xì là sơn tốt. Tán nhỏ, thân nhỏ, da mỏng, vỏ xanh, cứng, nhăn là sơn xấu. - Cây sơn 4 năm tuổi chiều dày vỏ 2,5- 2,8mm, Cây sơn 5 năm tuổi đến 8 năm tuổi, vỏ cây dầy hơn (từ 4,5 - 6mm) 1.1.4. Lá sơn Phát triển từ chồi dinh dưỡng, mọc cách nhau theo chỉ số 2/5, lá nguyên, phiến phẳng, gốc nhọn, chóp nhọn. Thuộc loại lá chét lông chim lẻ, ít khi chẵn. Mỗi lá thường có từ 5- 8 đôi lá chét mọc đối nhau, có cuống riêng đính vào cuống chung. Lá chét hình mũi mác, chiều dài 18 - 20cm, chiều ngang 3 - 5cm, có dạng thuôn dài, đuôi lá nhọn lá sơn có 15- 30 đôi gân đối xứng, phiến lá xanh nhạt là sơn lá trám, xanh thẫm là sơn lá si. Cây có lá đỏ thường vỏ mềm, nhựa tốt có nhiều mặt dầu, cây có lá đỏ tía thường có vỏ cứng, ít nhựa hoặc không có nhựa còn gọi là “Sơn dọm”, cây có lá màu xanh thường là sơn trắng, nhiều nhựa, ít mặt dầu. Hình 2.1.2: Lá Sơn [...]... gieo trồng sơn Cây sơn rất cần nước, nên khi gặp những đợt nắng nóng kéo dài sơn ít nhựa, lá chuyển màu vàng Tuy ưa nước nhưng cây sơn lại không chịu được úng ngập, do đó cây sơn chỉ trồng được ở những nơi có độ dốc vừa phải, thoát nước tốt Trồng sơn ở những nơi trũng thấp đọng nước làm úa lá, sơn kém nhựa Ngay từ khi gieo hạt, sơn cần cung cấp đủ nước để dễ nảy mầm, cây con phát triển nhanh, cây sơn. .. hóa là trồng sơn tốt nhất, nhìn chung những nơi trồng được chè đều trồng được sơn 3.2.2 Thực bì Yêu cầu thực bì: trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi, rừng thưa, rừng tự nhiên nghèo kiệt, vườn đồi B Câu hỏi Câu hỏi 1: Công dụng của cây sơn ta? 16 Câu hỏi 2: Điều kiện sinh thái để gây trồng Sơn ta C Ghi nhớ * Điều kiện gây trồng Sơn ta - Cây Sơn có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m - Cây ưa... tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C - Sơn là cây ưa sáng, nhưng khai thác nhựa sơn tránh ánh sáng mạnh - Sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng - Yêu cầu thực bì: trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi, rừng thưa, rừng tự nhiên nghèo kiệt, vườn đồi 17 Bài 2: Sản xuất cây con Sơn ta MĐ 02-02 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con Sơn ta - Thực... nhiều, nhưng chất lượng kém, nhựa sơn có tỷ lệ nước cao nhựa có màu trắng hay còn gọi là Sơn bầu giác”, dễ bị chua Thu hoạch nhựa sơn trong những ngày ánh sáng mạnh, lượng nhựa thu được ít, nhưng chất lượng tốt, nhựa có màu đỏ Ánh sáng mạnh làm nhựa sơn bị đóng thành màng cứng, khi mặt trời mọc nhựa sơn không tiết ra nữa gọi là Sơn tắt ngòi”, nên chi phối đến thời gian thu hoạch nhựa theo từng mùa Mùa... cứng, cây phát triển chậm Mùa đông nhiệt độ, độ ẩm thấp, cây phát triển chậm hoặc không phát triển Lượng mưa có ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây sơn Khi mới trồng có mưa, đủ ẩm cây sơn phát triển nhanh Khi thu hoạch có mưa nhiều (nhất là trong tháng 4, 5, 6), năng suất cao, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nhựa, mưa nhiều nhựa sơn nhiều nước, ít laccon (nhựa sơn. .. 150C, ẩm độ thấp sơn rụng hết lá gọi là “Sát lá- sát lộc” Mùa đông, nhiệt độ thấp sơn không tiết nhựa hoặc tiết nhựa ít cho nên phải giảm số lần thu hoạch sơn; mùa hè sơn tiết nhựa nhiều, có thể thu hoạch được nhiều lần hơn mùa đông Nhìn chung, điều kiện nhiệt độ tiểu vùng trung du có nền nhiệt phù hợp cho sự sinh trưởng cũng như yêu cầu về nhiệt độ đối với cây sơn 3.3.2 Gió Cây sơn trồng trên sườn... thu hoạch nhựa sơn gặp mưa còn làm ảnh hưởng xấu đến lần thu hoạch sau, vì sơn không liền được mặt cạo, sơn tiết nhựa cả ngày hại đến cây sơn 3.2 Điều kiện đất đai thực bì 3.2.1 Đất đai Kinh nghiệm lâu đời trong việc lựa chọn địa hình và đất trồng sơn là: "sơn đất dốc, lốc đất bằng", độ dốc vừa phải, lai lải dây diều là tốt Về chất đất thì đá thối đang phong hoá, đất rừng mới khai hoang trồng sơn rất... (cây sơn lá vàng, khô héo) làm giảm sản lượng nhựa sơn khi thu hoạch Cây sơn có đặc điểm ra hoa, ra quả rất nhiều, mùa sơn ra hoa cũng là mùa khai thác nhựa, nên cần 11 Hình 2.1.4: Quả Sơn 1.2 Sinh thái Cây Sơn có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38... 2.1.5: Vùng phân bố cây Sơn ở Việt Nam Cây rụng lá về mùa đông, ưa sáng, sinh trưởng tốt nơi được chiếu sáng đầy đủ, vỏ dày và cho nhiều nhựa mủ; Nắng làm tăng phẩm chất nhựa, chích nhựa vào ngày nắng ráo thì nhựa sơn đỏ, đẹp và nhiều dầu Cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng Cây sinh trưởng phát... nhanh, cây 28 - 30 tháng tuổi đã đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa Mùa ra hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 8 - 9; khi cây ra hoa, mang quả thường ít nhựa, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít Bộ rễ sơn thường ăn nông nên cây thường bị đổ do có gió to hoặc bão, vì vậy khi trồng đặt bầu thấp hơn mặt đất và chăm sóc, vun gốc thường xuyên cho cây 13 2 Công dụng 2.1 Nhựa sơn . ĐUN: TRỒNG SƠN TA Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng cây sơn ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông,. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SƠN TA MÃ SỐ MÔ ĐUN: 02 NGHỀ TRỒNG CÂY LẤY NHỰA: SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014 1 TUYÊN. về cây sơn ta Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta Bài 3: Trồng rừng Sơn ta Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta Bài 5: Khai thác, Sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta Để hoàn thiện được cuốn giáo

Ngày đăng: 23/04/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan