LỊCH SỬ LIÊN XÔ VÀ LIÊN BANG NGA SAU THẾ GIỚI THỨ HAI

65 474 1
LỊCH SỬ LIÊN XÔ VÀ LIÊN BANG NGA SAU THẾ GIỚI THỨ HAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÊ PHỤNG HOÀNG ______________ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KHOA LỊCH SỬ Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2007 1 I. THỜI CẦM QUYỀN CỦA STALIN (1945 – 1953). 1. Sức mạnh vượt bậc của Liên Xô sau chiến tranh. Ngày 22.6.1945, đúng 4 năm sau ngày chiến tranh Xô-Đức bùng phát, tại Quảng trường Đỏ đã diễn ra cuộc diễu binh mừng chiến thắng. Tuy Hội đồng Quốc phòng nhà nước – cơ quan nắm toàn bộ quyền lực trong thời gian chiến tranh – còn hoạt động đến ngày 4.9.1945, nghóa là cho đến sau ngày nước Nhật quân phiệt kí văn kiện đầu hàng không điều kiện (2.9.1945), chiến tranh thực ra đã kết thúc thắng lợi vào ngày 9.5.1945, khi đại diện quân đội Đức quốc xã bại trận kí vào văn kiện đầu hàng không điều kiện trước sự hiện diện của nguyên soái Zhukov và các chỉ huy đồng minh khác. Tuy ra khỏi cuộc chiến tranh trong tư cách người chiến thắng, đất nước và người dân xô viết phải trả một cái giá khủng khiếp cả về vật chất và nhân mạng. Hơn 17.000 thành phố và thò trấn và hơn 7 vạn làng mạc bò phá huỷ, làm cho 25 triệu người mất nhà ở, gần 3,2 vạn cơ sở công nghiệp, 6,5 vạn km đường sắt, gần 10 vạn nông trang tập thể, gần 1.900 nông trường quốc doanh bò tàn phá, trên 11.000 mỏ than (sản xuất 130 triệu tấn) bò phá huỷ toàn bộ hay một phần, 7 triệu ngựa, 17 triệu gia súc có sừng bò giết Tính ra tổng số thiệt hại vật chất ước tính 2.600 tỉ rúp, tương đương 30% tài sản quốc gia, tương ứng với 7 năm lao động. So với các nước tham chiến khác, tổn thất vật chất của Liên Xô ước tính tương đương vốn đầu tư cho 4 kế hoạch 5 năm đầu tiên, hay 5 lần thu nhập quốc dân năm 1941, chiếm 50% của cả châu Âu, còn nều so với từng nước thì gấp 4 lần của Đức, 5 lần của Ba Lan, 10 lần của Nhật, 42 lần của Pháp, 70 lần của Anh và 88 lần của Mó. Mất mát lớn lao hơn cả chính là con người: gần 27 triệu, trong đó có 8,6 triệu quân nhân. Số tổn thất này tương ứng 15% dân số xô viết đương thời và chiếm trên 40% tổn thất toàn thế giới. Tính ra chiến tranh đã kéo lùi sự phát triển kinh tế của Liên Xô ít nhất là 10 năm. Sản lượng gỗ và xi măng năm 1945 chỉ bằng mức năm 1928 – 1929, sản lượng máy kéo, dầu mỏ, gang – bằng mức các năm 1930 – 1933, sản lượng than, thép và kim loại đem bằng mức các năm 1934 – 37; sản phẩm nông nghiệp chỉ đạt 60% mức trước chiến tranh; diện tích đất canh tác và số đầu gia súc giảm khoảng 25 – 30% so với trước chiến tranh. Bù lại, những tổn thất kinh khủng về người và vật chất đã khiến Liên Xô vươn lên thành đại cường thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mó. Sức mạnh tăng vọt của Liên Xô được thể hiện trước hết qua sự mở rộng về mặt lãnh thổ. 2 Liên Xô là cường quốc chiến thắng duy nhất có lãnh thổ được mở rộng thêm nhiều sau chiến tranh. Sau những sự kiện quân sự và chính trò từ 1939 đến 1940 liên quan đến Nghò đònh thư phân chia phạm vi ảnh hưởng xô-Đức (23.8.1939), Liên Xô đã giành lại được phần lớn các lãnh thổ đã tách khỏi nước Nga trong thời kì nội chiến (1918 – 1920): miền đông ba Lan trở về với hai nước cộng hoà xô viết Ukraina và Belorussia thuộc Liên Xô; 3 nước vùng Baltic là Litva, Latvia và Estonia đã trở thành nước Cộng hoà xô viết; các vùng Bessabaria và Bắc Bukovina táchkhỏi Rumania trở thành nước Cộng hoà xô viết Moldavia; eo đất Karelia của Phần Lan trở thành nước Cộng hoà xô viết Karelia; vùng Ruthenia của Tiệp Khắc, được Hitler giao cho Hungary, nay thuộc nước cộng hoà xô viết Ukraina của Liên Xô. Sau ngày Đức đầu hàng, Liên Xô đã giành được miền Bắc Đông Phổ với thành phố thủ phủ Konigsberg của nước Đức, để lập thành tỉnh Kaliningrad thuộc nước Cộng hoà xô viết Liên bang Nga. Sau khi tham gia chiến tranh chống Nhật, Liên Xô đã giành được những đất đai của đế quốc Nga bò Nhật chiếm trong chiến tranh Nga-Nhật (1904 – 1905): miền Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, giành lại quyền kiểm soát và sử dụng các hải cảng Lữ Thuận, Đại liên và đường sắt trường Xuân ở mãn Châu (Trung Quốc). Nhìn chung, Liên Xô đã mở rộng thêm 682.000 km 2 , tăng thêm khoảng 23 triệu dân so với 27 triệu người bò chết trong chiến tranh (1) . Dù không phải tất cả các đất đai sáp nhập vào Liên Xô sau chiến tranh đều được các cường quốc Đồng minh chính thức công nhận tại các Hội nghò thượng đỉnh Yalta và Potsdam, nhưng do sức mạnh của Liên Xô thời hậu chiến, không một nước liên quan nào, kể cả Hoa Kì tỏ ra dám thách thức công khai tính hợp pháp của đường biên giới của Liên Xô được xác lập sau chiến tranh (2) . Về ngoại giao, đòa vò và uy tín của Liên Xô đã lên đến tột đỉnh trên trường quốc tế. Trước chiến tranh, Liên Xô có quan hệ ngoại giao với chỉ 25 nước; chiến tranh kết thúc, số quốc gia công nhận Nhà nước xô viết đã tăng lên đến 51. Liên Xô có mặt tại tất cả các hội nghò quan trọng của các nước đồng minh diễn ra trong thời chiến, kể cả hai hội nghò có ý nghóa quyết đònh là Yalta và Potsdam. Liên Xô là một trong năm nước thành viên thường trực của HĐBA LHQ và là nước thành viên LHQ duy nhất được trao 3 phiếu tại ĐHĐ của tổ chức này. Ảnh hưởng của Liên Xô vượt ra khỏi cương giới đất nước và được xác lập vững chắc ở Đông Âu, trước hết bằng sự có mặt của một số lượng không nhỏ các đơn vò 1 () Chi tiết của phần được mở rộng thêm (số trong ngoặc là dân): của Phần Lan 44,1 (0,5); của Ba Lan 178,1 (11); của Romania gồm 2 miền Bessabaria 44,3 (3,2) và Bắc Bucovina 10,4 (0,5), các xứ Baltic: Estonia 47,4 (1,1), Latvia 65,8 (1,9) và Litva 55,7 (2,9), Tamou-Touva 165,7 (0,06), Đông Phổ 11,6 (0,3), Ruthénic của Tiệp Khắc 12,7 (0,72), Nam đảo Sakhalin 36 (0,40 và quần đảo Kuril 10,2 (0,02). 2 () Năm 1975, tất cả các nước châu Âu (ngoại trừ Albania), cùng với Hoa Kì và Canada, đã kí vào "Đònh ước chung cuộc" của Hội nghò Helsinki công nhận tính bất khả xâm phạm của các đường biên giới hiện tồn của tất cả các quốc gia châu Âu 3 Hồng quan ở Đông Đức, Đông o, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Bulgaria, Bắc Iran, Mãn Châu (Trung Quốc), Bắc Bán Đảo Triều Tiên Ảnh hưởng của Liên Xô còn được mở rộng đến các nước Tây Âu, trước hết bằng ảnh hưởng của đảng Cộng sản Liên Xô đến các đảng cộng sản bản đòa. Vò thế đòa-chính trò của Liên Xô ở châu Âu đã được tăng cường bởi các chuyển biến vừa nêu. Ra khỏi cuộc chiến trong ánh hào quang chiến thắng, Liên Xô được không chỉ các đảng cộng sản, mà cả các chính đảng dân tộc của các nước thuộc đòa, nửa thuộc đòa và phụ thuộc đón nhận như người đang nằm giữ ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc. Liên Xô còn sở hữu một công cụ đối ngoại quan trọng là Hồng quân. Vào cuối cuộc chiến, Hồng quân trở thành quân đội có số quân đông nhất thế giới (11.360.000 quân) và được trang bò hùng hậu nhất thế giới (1 vạn phi cơ và ngần ấy xe tăng). Về đối nội, chiến thắng đã mang đến cho đảng Cộng sản Liên Xô và cá nhân nhà lãnh đạo I. Stalin một uy tín lớn lao và tạo cho chế độ xô viết một thế đứng vững chắc, hơn bất kì giai đoạn nào trước đó trong lòch sử Liên Xô. Người dân xô viết hầu như không còn nhớ đến nổi khổ ải của thời cách mạng và nội chiến, đã quên đi những hậu quả kinh khủng của tập thể hoá và trận đói phát sinh sau đó, đã vùi lấp vào quên lãng nỗi kinh hoàng của thời kì khủng bố tập thể trong thập niên 1930. Với những điều kiện đối ngoại và đối nội như trên, chưa bao giờ chế độ xô viết và cá nhân nhà lãnh đạo I. Stalin lại cảm thấy tự tin đến vậy khi bước vào thời hậu chiến. 2. Nổ lực tái thiết đất nước qua các kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1946 – 1950) và lần thứ V (1951 – 1955). Chính phủ xô viết không đợi đến khi chiến tranh kết thúc mới khởi sự công cuộc tái thiết đất nước. Một phần đáng kể những thiệt hại trong sản xuất công nghiệp đã được bù đắp ngay trong lúc chiến tranh đang tiếp diễn, hoặc nhờ kế hoạch hoá tháo dỡ các phương tiện sản xuất của các nhà máy và chuyển sang miền Đông (Ural (3) , Kazakhstan, Kuznetz, ), hoặc nhờ sự giúp đỡ về vật chất và phương tiện kỹ thuật của Hoa Kì qua chương trình Lend-Lease. Kế hoạch chuyển dòch cơ sở công nghiệp này thành công đến mức sản xuất công nghiệp ở các khu vực phía đông trong nửa đầu 1845 tăng gấp hai lần so với cùng kì năm 1941. Ngay trong năm 1945, mức độ sản xuất công nghiệp đã đạt gần bằng con số trước chiến tranh, chỉ thấp hơn 80%. 3 () Trong thời gian chiến tranh, miền Ural trở thành buồng phổi kinh tế vànguồn năng lượng của đất nước, cung cấp đến 58% sản lượng gang và 53% sản lượng thép. 4 Tháng 3.1946, kế hoạch 5 năm lần thứ IV được xô viết tối cao thông qua và được mang ra thực hiện. Kế hoạch đề ra hai nhiệm vụ: đến năm 1950, phục hồi tất cả những vùng bò tàn phá; tăng sản xuất công nghiệp và tiềm năng quân sự đến mức đủ sức cạnh tranh với bất kì cường quốc nào. Tháng 4.1951, đài phát thanh Moskva loan báo kế hoạch 5 năm lần thứ IV đã được hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng. Kết quả việc hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1946 – 1950) 1940 1945 1950 (kế hoạch) 1950 (thực tế) Than (triệu tấn) 165,9 149,3 250,0 261,1 Điện (tỉ kw/h) 48,3 43,2 82,0 91,2 Dầu (triệu tấn) 31,1 19,4 35,4 37,9 Gang (triệu tấn) 14,9 8,8 19,5 19,2 Thép (triệu tấn) 18,3 12,3 25,4 27,3 Máy kéo (nghin 66,2 14,7 112 242,5 Vải bông (triệu mét) 3900,0 1617,0 4686,0 3899,0 Vải len (triệu mét) 119,7 53,6 159 155,2 Giày da (triệu đôi) 211,0 63,0 240,0 203,4 Đường (triệu tấn) 2,2 0,5 2,4 2,5 Hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt (tỉ tấn/km) 415,0 314,0 532,0 602,3 Bảng thống kê cho thấy các ngành công nghiệp vượt chỉ tiêu dự kiến, trong lúc các ngành công nghiệp nhẹ đều không đạt. Tính ra giá trò tổng sản lượng của công nghiệp nhẹ chỉ tăng 22% so với năm 1940, nhưng giá trò của công nghiệp thực phẩm vẫn chưa đạt mức trước chiến tranh. Để giải quyết tình trạng thiếu thốn về lương thực, thực phẩm chính phủ Liên Xô đã áp dụng bài bản cũ trước chiến tranh để củng cố chế độ nông trang tập thể. Tháng 9.1946, Trung ương đảng Cộng sản (b) Liên Xô thông qua nghò quyết buộc các cơ quan và cá nhân trả lại ruộng đất và tài sản mà họ đã chiếm dụng trong thời chiến. Tháng 2.1947, chính phủ Liên Xô phê phán việc khoán sản phẩm đến tổ sản xuất và hộ. Năm 1950, chính phủ Liên Xô ra quyết đònh sáp nhập các nông trang nhỏ thành các nông trang lớn, với ý đồ biến các nông trang lớn thành nông trường quốc doanh nhằm thu hẹp khoảng cách điều kiện sinh họat giữa nông trang viên và công nhân nông trường. Tình cảnh của người dân càng thêm khốn khổ bởi lẽ trong năm 1947, số tiền mà họ dành dụm được nhờ quá trình bán số lượng thực thu hoạch trên đất phần đã bò cuộc cải cách tiền tệ làm cho tiêu tan: họ phải đổi 10 rúp cũ lấy 1 rúp mới, trong lúc tài sản tập thể được đònh giá theo tỉ lệ 4 rúp cũ bằng 1 rúp mới. Như vậy, với sản xuất hàng tiêu dùng giống như những kế hoạch 5 năm trước, vẫn không đáp ứng đúng mức nhu cầu của người dân. Quả là mức sống của người có 5 được nâng cao, nếu so với thời chiến nhưng vẫn còn quá thấp, nếu so với người dân phương Tây. Năm 1945, việc sản xuất giầy gần như hoàn toàn phục vụ quân đội, chỉ khoảng 60 triệu đôi được bán cho số dân là 200 triệu người. Năm 1950, sản lượng giầy đã tăng đến 192 triệu đôi, nhưng như vậy vẫn không đủ cho một người một đôi và vẫn còn thấp hơn con số 230 triệu đôi của năm 1940 và thấp hơn con số dự kiến là 240 triệu đôi cho năm 1950. Kế hoạch xây dựng nhà ở đã vượt mức kế hoạch phần nào, nhưng vẫn chưa giải quyết tình trạng khan hiếm chổ ở kéo dài lâu nay. Để đạt mức tiến độ như đã được ghi nhậno năm 1950, người dân xô viết làm việc 48 giờ một tuần, thay vì 40 như trước chiến tranh. Đó là chưa kể họ còn phải làm thêm hàng triệu giờ trong những ngày nghỉ. Tháng 8.1951, sau gần 20 tháng kế hoạch mới được thông qua, chính phủ xô viết thông báo các mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ V phải đạt cho được trong năm 1955. Giống như những kế hoạch trước, kế hoạch chú trọng tăng sản lượng các ngành luiyện kim đen, khai thác mỏ, sản xuất đện năng, xây dựng các nhà máy sản xuất máy cái và máy công cụ. Trọng tâm được đặt vào ngành thép: kế hoạch dự kiến tăng sản lượng thép năm 1955 lên 62% so với năm 1950. Ngành luyện kim màu cũng phải đạt mức tăng ngoạn mục so với năm 1950: nhôm tăng 176%, đồng – 90, chì – 170, kẽm – 150, nickel – 53, và thiếc – 80. Sản xuất ô tô phải tăng 20% so với năm 1950, còn mức tăng của máy kéo là 19%. Riêng sản xuất dầu lửa dự kiến tăng 85% so với sản lượng 37,6 triệu tấn của năm 1950, điện – 85%. Giá trò sản xuất công nghiệp nói chung quy ra đồng rúp phải tăng 70% so với năm 1950. Kế hoạch mới vẫn tiếp tục đường hướng xây dựng nhà máy đã được đề ra trong kế hoạch trước đó là công nghiệp phải được bố trí rải ra khắp nước sao cho nhà máy phải được ở gần nguồn nguyên liệu và không đễ bò các đạo quân xâm lược từ nước ngoài tiến công. Để tạo điều kiện cho sự phân bố, một hệ thống đường sắt được dự trù xây dựng, khả năng vận chuyển bằng đường sông và đường biển cũng được dự trù tăng lên. Khác với kế hoạch trước, kế hoạch 5 năm lần thứ IV có chú ý hơn nữa đến những nhu cầu thiết yếu của người dân: nhà ở tăng 100%, sản lượng lương thực tăng 40 – 50%, củ cải đường 65 – 70%; vải bông 55 - 65&%, bò 18 – 20%, heo 45 – 50%, cừu và dê 60 – 62%. Trong lúc chờ đợi kế hoạch 5 năm lần thứ V được hoàn thành, nông dân xô viết tiếp tục đối mặt với tình cảnh vô củng ảm đạm của nông nghiệp: sản xuất ngũ cốc tính theo đầu người dân của năm 1953 thấp hơn năm 1913 khoảng 20%. Trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ V, thu hoạch của tất cả các loại cây trồng trong ngành trồng trọt tính theo đầu người đều kém mức năm hòa bình cuối cùng trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Năm 1952, "năm Stalin cuối cùng", chỉ số nông nghiệp tụt hậu đáng kể so với năm 1940. Sản lượng lương thực chỉ đạt 90 triệu tấn, chứ không phải 130 triệu tấn như Malenkov, một thành viên trong đoàn chủ tòch UBTƯ đảng phụ trách nông nghiệp đã báo cáo. Thay vì đã được "giải quyết vónh viễn và triệt để", như lời 6 tuyên bố của Malenkov ở Đại hội 19, nông nghiệp lại là một trong số ít gánh nặng mà Stalin để lại trên vai người kế vò. 3. Stalin tiếp tục cai trò theo phong cách trước chiến tranh. Dường như mọi sai lầm và cả tội ác mà Stalin đã phạm trong suốt thời gian cầm quyền trước và trong chiến tranh đều được khoả lấp bởi chiến thắng vó đại của Liên Xô. Chính sách cai trò sắt đá của ông đã được biện minh bởi thắng lợi huy hoàng mà nhân dân Liên Xô đã giành được trong chiến tranh. Trong bài diễn văn đọc tại nhà hát Bolsôi ngày 9.2.1946, Stalin đã khẳng đònh: "Chiến thắng của chúng ta đã chứng minh trước hết và trên hết thắng lợi của hệ thống xã hội xô viết của chúng ta , thứ hai, thắng lợi của nhà nước xô viết công tác", và quả quyết rằng chính sách của đảng về công nghiệp hoá và tập thể hoá đúng hoàn toàn; đảng không sai lầm, khi đập tan và tiêu diệt các nhóm đối lập. Vì lẽ này, Stalin hầu như không đưa ra một thay đổi nào trong phương thức lãnh đạo đất nước. Vượt qua được thử thách nghiệt ngã nhất trong sự nghiệp chính trò, Stalin giờ đây tự coi mình có thể giải quyết bất kì nhiệm vụ gì, mà không cần tới ý kiến của ai, kể cả những phụ tá thân cận nhất. Ngay những cuộc họp thường kì của BCT cũng không còn nữa, chứ đừng nói gì đến hội nghò toàn thể UBTƯ hay đại hội đảng. Tính đa nghi của Stalin vào những năm cuối đời trở nên quá quắt. Ông nghi ngờ theo dõi cả những cộng sự đã được thử thách nhất của mình. Phù hợp với thói quen lâu đời của Stalin là o ép các cộng sự của mình bằng số phận của bà con và những người gần gũi họ, đến lượt vợ của Molotov ngồi tù. Các hoạt động của Stalin nhằm chống lại những người cộng sự gần gũi của ông có thể được giải thích bằng những lí do duy trì quyền lực. Cách xử sự của ông, được tính toán theo nguyên tắc "chia để trò", thường là một bộ phận của những sự phối hợp đã được cân nhắc, vì quả là ông coi việc thay thế thường kì những thành viên cũ trong đội ngũ của ông bằng những người mới là quy luật tồn tại của chế độ quyền lực cá nhân. Sau chiến tranh, người ta thấy rõ là ông có cảm tình ra mặt với những người mới – N.A. Bulganin, N.S. Khrushev, và trước hết là đối với với G. M. Malenkov. Và trong số những người cộng sự cũ của ông, ngay cả đòa vò của con người đầy quyền lực như Beria cũng lung lay. Hậu quả trực tiếp của tình hình vừa kể là trong thê đội quyền lực cao nhất bắt đầu diễn ra cuộc chiến không thương tiếc giữa các nhà hoạt động "cũ" và "mới" nhằm giành chỗ đứng. Tất nhiên trong chuyện này còn có vấn đề của một trận chiến giành giật di sản. Một sự kình đòch như vậy đã diễn ra giữa một Zhdanov vốn đã có sẵn thế lực và sau chiến tranh lại càng tỏ ra mạnh hơn, với Malenkov, một người mới có thế lực trong bộ máy đảng. Cuộc xung đột giữa họ chỉ dừng lại do cái chết của Zhdanov vì bệnh nhồi máu tại dacha. Chân dung Stalin vào những năm cuối đời đã được phác hoạ như sau:Sau bốn năm thử thách nặng nề và căng thẳng quá sức người, Stalin già đi nhiều, thể chất ông yếu đi. Với tuổi già, những nét tiêu cực trong cá tính ông càng bộc lộ rõ rệt hơn. Trong những năm cuối đời mình, ông càng sống cô độc hơn trước đây. Sau khi đã hoàn thành 7 nhiệm vụ vó đại rơi vào số phận mình, cuộc đời của Stalin dường như trở nên trống rỗng. Hầu như lúc nào ông cũng sống ở một trong các dacha của mình, chủ yếu là ở Kuntsevo. Khi ông di chuyển, một đội cận vệ hùng hậu theo ông, các chuyến tàu đặc biệt chạy qua suốt các bến. Mối quan hệ với thực tại, với đời sống thực của những con người bình thường hoàn toàn bò cắt đứt. Con gái ông, Svetlana Allilueva, kể lại trong hồi kí của mình rằng cha bà thậm chí không có khái niệm về sức mua của đồng tiền (4) . Những niềm vui đơn giản của cuộc sống không làm ông xao xuyến, ông sống khắc kỉ, chỉ có một buồng ở dacha. Ở ông còn lại ba trò giải trí: ống điếu, rượu Grudia và phim ảnh. Những công việc thường ngày được giải quyết trong “Ban bí thư của đồng chí Stalin”, mà cầm đầu nó trong nhiều năm liền là người thực hiện trung thành các mệnh lệnh của ông – A.N. Poskrebyshev. Các thành viên trong ban lãnh đạo cao nhất của đảng, và không phải luôn luôn chỉ những khuôn mặt ấy, được mời đến dacha của Stalin thường vào lúc tối. Công việc được thảo luận trong những bữa ăn tối chậm rãi, kéo dài đến sáng. Những kẻ có mặt tất nhiên chỉ đóng vai trò phụ trong các quyết đònh của Stalin. Vừa là người đứng đầu đảng, đứng đầu chính phủ, đứng đầu quân đội, vừa được bao phủ bởi vầng hào quang chiến thắng, Stalin vẫn là người nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong đất nước 190 triệu dân và tìm cách giữ vững nó cho đến lúc mất. Một trong những biện pháp đầu tiên là củng cố quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản (b) Liên Xô trong quân đội đònh chế lớn nhất trong những năm đầu sau chiến tranh và đưa đất nước trở lại dưới quyền kiểm soát dân sự. Từ tháng 10.1944, việc kết nạp đảng viên không còn được xem là một phần thưởng cho chiến công ngoài mặt trận. Một chiến dòch đã được phát động nhằm nâng cao chuẩn mực tư tưởng cho các đảng viên quân nhân. Tháng 6.1945, Stalin được trao quân hàm đại nguyên soái (generalissmo) cùng lúc với lệnh giải ngũ một phần quân đội. Ngày 4.9.1945, Hội đồng quốc phòng nhà nước, cơ quan đầy quyền lực trong thời chiến, đã được giải thể, các chức năng của nó được chuyển cho các bộ, 4 () Về chi tiết này, Svetlana đã thuật lại như sau: “Sau năm 1947 (từ năm này Liên Xô bãi bỏ chính sách cấp dưỡng miễn phí dành cho gia đình các thành viên BCT – ctbt Việt), cha tôi thỉnh thoảng lại hỏi tôi trong những lần gặp gỡ hiếm hoi của chúng tôi: “Con có cần tiền không?”. Tôi luôn luôn trả lời rằng “không”. “Đừng nói dối, – ông nói, – con cần bao nhiêu?”. Tôi không biết trả lời sao. Ông không biết cách tính của đồng tiền mới, cũng như nhìn chung không biết giá trò của nó, – ông sống với những ý niệm của thời trước cách mạng, rằng 1 trăm rúp là một số tiền khổng lồ. Và khi cho tôi 2 – 3 ngàn rúp để xài, ai mà biết được, một tháng, nửa năm hay 2 tuần, – thì ông nghó rằng đã cho tôi bạc triệu ”. (Svetlana Allilueva, Hai mươi bức thư gửi bạn, nxb Molod, Kiev, 1991, tr. 149). (ctbt Việt). 8 mà không lâu sau cũng được tổ chức lại. Ngày 22.8.1946, các bí thư đảng không còn thuộc quyền các chỉ huy quân sự, do đó phải được bầu chứ không được chỉ đònh. Chế độ chính ủy được tái lập. Hàng ngũ các tướngl ónh được thanh lọc không ngừng trong những năm cầm quyền còn lại của Stalin. Nguyên soái Zhukov, nguyên là phó tổng tư lệnh tối cao, bò chuyển sang một chức vụ thấp hơn. Đầu năm 1948, 5 đô đốc bò bỏ tù với lời cáo buộc là gián điệp của Anh-Mó. Năm 1950, nguyên soái Kulik bò xử bắn. Từ năm 1945 đến khi Stalin qua đời (1953), không có một quyết đònh thăng quân hàm nào trong hàng ngũ các chỉ huy cao cấp. Nếu các nhà hoạt động quân sự lỗi lạc mà còn bò thanh trừ, thì các nhà hoạt động đảng và nhà nước tránh sao khỏi số phận tương tự. Một vụ án đã được dựng lên chống lại họ: vụ Leningrad. Nhiều người cho rằng "cha đẻ tinh thần" của đòn sau này giáng xuống đảng bộ Leningrad chính là Malenkov: đề nghò của ông về việc thiết kế "vụ Leningrad" đã được Stalin chấp thuận. Ông này vẫn luôn có ác cảm với cá tính "đặc biệt" của những người Leningrad. Báo chí không đăng nhiều dữ liệu về hoạt động trấn áp, nhưng hết người này đến người khác lần lượt biến mất. Trong đa số trường hợp họ thuộc thế hệ những nhà lãnh đạo mới, được đề bạt giữa những năm 30, sau cái chết của Kirov, khi Zhdanov trở thành "vò toàn quyền" ở Leningrad. Trong số đó có A.A. Kuznetsov, bí thư đảng Cộng sản (b) toàn Liên bang, trước đó là người cầm đầu đảng bộ Leningrad, P.S. Popkov, bí thư thứ nhất tỉnh và thành ủy Leningrad, M.I. Rodionov, Chủ tòch hội đồng Bộ trưởng Liên bang CHXHCNXV Nga, A. A. Voznesenski, bộ trưởng Giáo dục iên bang CHXHCNXV Nga. Hầu hết các nhà lãnh đạo đảng bộ Leningrad, bí thư Quận huyện, lãnh đạo đoàn Thanh niên, cán bộ lãnh đạo chính quyền, giám đốc các nhà máy lớn và hiệu trưởng các trường đại học đã bò ngưng công tác và bò bắt giam. Nhiều người trong số họ đã chết trong tù. Nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất đã bò trấn áp trong "vụ Leningrad" là N. A. Voznesenski, ủy viên BCT UBTƯ đảng Cộng sản (b) toàn Liên bang, phó chủ tòch HĐBT Liên Xô, Chủ tòch Ủy ban kế hoạch Nhà nước Liên Xô. Đầu năm 1949, ông bò cách mọi chức vụ, nhưng vẫn còn tiếp tục làm việc trong thời gian ngắn. Beria dường như chưa tìm ra lí do để bắt ông. Khi Voznesenski bò bắt, cùng bò sao vào vòng tù tội với ông còn có vài cán bộ của Ủy ban kế hoạch Nhà nước. điều lí thú là Voznesenski tin Stalin, dù không phải là nạn nhân có chức vụ cao cấp đầu tiên, mà là cuối cùng của chế độ khủng bố Stalin. Ông cũng nghó rằng "Stalin sẽ làm sáng tỏ mọi sự", và đã nhiều lần cầu cứu đến sự giúp đỡ của ông này; tất nhiên là vô ích. Năm 1950, N. A. Voznesenski bò xử bắn. Một đối tượng khác bò nhắm đến là giới văn hóa nghệ thuật. Chiến tranh và nhất là sự có mặt của một số lượng không nhỏ Hồng quân trong tư cách là lực lượng chiếm đóng trên lãnh thổ các nước Đông u và Tây âu đã tạo cho một bộ phận dân xô viết cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thế giới phương Tây. Đó là chưa kể hàng triệu tù binh xô viết bò giam cầm trong các trại tập trung hay buộc phải lao động trong các nhà máy và trang trại Đức. Chặn đứng và đẩy lùi sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào xã hội xô viết, đề cao tinh thần dân tộc đả kích chủ nghóa thế giới (cosmopolitanism), xưng 9 tụng tính ưu việt tuyệt đối của văn hóa xô viết và đặt nó vào thế đối chọi với văn hóa tư sản phương Tây được Stalin đặt thành nhiệm vụ quan trọng, nhằm bảo vệ chế độ độc tài cá nhân của ông. Ngày 14.8.1946, UBTƯ đảng Cộng sản đã ra một chỉ thò lên án tạp chí "Ngôi sao" vì đã đăng "các tác phẩm độc hại về mặt tư tưởng" và cung cấp diễn đàn cho nhà văn Mikhail Zoschlenko và tạp chí "Leningrad" vì đã công bố các tác phẩm "thấm đẫm tinh thần q lụy mọi thứ của nước ngoài" của nữ thi só Anna Akhmatova. Tờ Ngôi sao được lệnh phải chỉnh đốn đường lối của mình, còn tờ Leningrad bò đóng cửa. Một tụần sau, Andrey Zhdanov, người được giao phụ trách chiến dòch thanh lọc, giới văn nghệ só đã đọc bài phát biểu bài xích "tệ khấn đầu trước phương Tây". Ông cho rằng nền văn hóa xô viết đạt trình độ cao hơn và có quyền vươn ra thế giới, nhà văn xô viết phải đứng ở tuyến đầu của trận chiến tư tưởng đang diễn ra. Sau văn học đến lượt sân khấu và điện ảnh. Nạn nhân điển hình của chiến dòch thanh lọc là phần hai của bộ phim Ivan Lôi đế của đạo diễn Sergei Eisenstein. Ông bò chỉ trích là "dốt nát về lòch sử khi miêu tả Oprichmina, đạo quân tiến bộ của Ivan lôi đế, như là một băng nhóm gồm những kẻ thoái hoá, không khác bọn Ku Klux Klan của Mó, còn Ivan Lôi đế, một người có ý chí vì cá tính mạnh mẽ, như là một nhân vật yếu đuối, giống như Hamlet". Những tên tuổi lừng lẫy khác như Shostakovich, Prokofiev, Kchachaturyan đều không thoát khỏi những lời phê phán nặng nề. Diễn ra song hành với chiến dòch trấn áp các nhà hoạt động văn hóa là tiến trình nảy nở của tệ sùng bái cá nhân Stalin đến mức độ cuồng vó. Nhiều thành phố, con đường, công trình phúc lợi, công trình công cộng, công trình kinh tế mang tên Stalin, chân dung ông xuất hiện ở khắp nơi, tượng ông được dựng ở nhiều trung tâm thành phố. Bức tượng Stalin dựng trên ngọn Elbruz mang dòng chữ "Chân dung của nhân vật vó đại nhất của mọi thời đại được dựng trên đỉnh núi cao nhất châu Âu". Các nhà báo, nhà văn thi nhau thần thánh hoá "đại nguyên soái Stalin". Tất cả mọi đức tính của nhân loại được quy hết vào cá nhân Stalin. Sinh nhật lần thứ 70 của Stalin (1949) là dòp để bộ máy đảng và nhà nước xô viết đưa chiến dòch sùng bái cá nhân đến độ cuồng sảng. Không chỉ những nhà hoạt động văn hóa bò đày ải. Các nhà lí luận của chế độ cũng không nhẹ tay đối với các nhà khoa học. Họ được chỉ thò không nhắc đến các công trình của phương Tây. Ca ngợi trình độ chuyên môn của các nhà khoa học phương Tạy bò xem là điều cấm kò. Mọi khám phá và phát minh quan trọng đều thuộc về tài năng Nga và xô viết. Có những nhà khoa học nào nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của khoa học gia xô viết thì bò miêu tả là ngụy khoa học, hay đơn giản hơn là hoàn toàn không được nhắc đến: cơ học lượng tử, thuyết tương đối, vận trù học, nhân tâm học. Nhận thức vấn đề theo cách như vậy đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nền khoa học Liên Xô. Nạn nhân điển hình là bộ môn di truyền học (genetics) dứơi sự thao túng của T.D. Lysenko, người được Stalin đặc biệt sủng ái. Phủ nhận những quy luật di truyền đã được Mendel phát hiện và phỏng theo chủ nghóa duy ý chí được Stalin đề cao 10 [...]... vào tháng 10.1949, khi Đông Đức trở thành một quốc gia riêng biệt và đứng vào hàng ngũ các nước Đông Âu dân chủ nhân dân phụ thuộc vào Liên Xô Stalin còn tìm cách cột chặt Đông Âu vào Liên Xô bằng hai tổ chức KOMINFORM (10.1947) mang tính chất chính trò-tư tưởng và COMECON (1.1949) trong lónh vực kinh tế 12 Chủ thuyết Zhdanov được công bố vào tháng 10.1947 đã cột chặt Đông Âu vào số phận của Liên Xô. .. to lớn đối với đảng, tổ quốc xô viết, đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới "(11) Ngày 17.10.1961, N.S Khruschhev bước lên diễn đàn và khai mạc Đại hội Trong bản báo cáo tổng kết dài, ông nói về tình hình thế giới, về sự phát triển kinh tế của Liên Xô, về sự phát triển kinh tế của khoa học và văn hóa Sau đó, ông chuyển sang những vấn đề chính của đảng Cộng sản Và điều bất ngờ đối với nhiều... nhận được cho thế hệ sau của mình Khắc phục các tác hại tiêu cực đòi hỏi ở các nhà khoa học xô viết và Nga vài thập niên 4 Vấn đề dân tộc Các lãnh thổ Liên Xô được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã đến đâu, NKVD mau chóng xuất hiện đến đó với mục tiêu trở trừ những kẻ hợp tác với kẻ thù và tái lập quyền lực của đảng bônsêvik và chính quyền xô viết Công việc thanh lọc nhắm vào không chỉ... hội đã thông qua "Cương lónh đảng Cộng sản Liên Xô" tổ chức "Chủ nghóa xã hội đã thắng lợi hoàn toàn tại Liên Xô" , "Liên Xô tiến vào thời kì triển khai việc xây dựng cộng sản chủ nghóa toàn diện" Trong thời kì này"chuyên chính của giai cấp vô sản ở Liên Xô không còn cần thiết nữa " Quốc gia chuyên chính của giai cấp vô sản 13() Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô: biên bản tốc kí Moskva, 1961, t.III, tr.362... lớn về ngoại giao trên, đòi hỏi ở Liên Xô một cái giá không nhỏ: quan hệ cộng tác với phương Tây hoàn toàn tan biến, Chiến tranh Lạnh xuất hiện hậu quả là để đủ sức tự vệ trước vòng vây mà Hoa Kì dựng lên, Liên Xô đã đầu tư không ít vào công nghiệp quốc phòng Nhờ vậy, Liên Xô đã duy trì được vò thế quân sự hùng mạnh đạt được vào cuối cuộc chiến và hơn nữa, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mó... trọng”, chính phủ Liên Xô “đã ra chỉ thò cho bộ chỉ huy rút các đơn vò Xô viết khỏi thành phố Budapest ngay khi chính phủ Hungary cho việc làm này là cần thiết” Tuyên bố đồng thời khẳng đònh “sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán với chính phủ CHND Hungary và với những nước thành viên khối Hiệp ước Warszwava về vấn đề liên quan đến sự hiện diện của quân đội Xô viết trên lãnh thổ Hungary” Đó là giới hạn cao... bí thư thứ nhất Còn ông này sau đó sang sống lưu vong ở Liên Xô Nhưng biện pháp vừa nêu vẫn chưa đủ để làm lắng dòu những cuộc thảo luận sôi nổi đòi cải cách của giới trí thức tập hợp trong câu lạc bộ Petofi Đến mùa thu, thêm nhiều tiếng nói đòi cải cách phát xuất từ giới công nhân và só quan Lần này, họ công khai đòi phục hồi chức vụ cho Imre Nagy Ngày 6.10, đã diễn ra lễ mítting truy điệu và mai... quân sự nước ngoài ở Hungary”, trong khi chẳng đả động gì đến cuộc hành quân xâm lược của liên quân Anh - Pháp - Israel ở vùng kênh đào Suez diễn ra cùng lúc đó — Chính sách của Chính phủ Xô viết Trong lúc đó, Moskva vẫn hành xử một cách cẩn trọng Ngày 30.10, Chính phủ Liên Xô đã ra “Tuyên bố về những cơ sở để phát triển và củng cố hơn nữa tình hữu nghò và hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ... nghóa; - Liên Xô sẵn sàng nghiên cứu vấn đề quân đội Liên Xô đóng tại các nước Hungary, Romania và Ba Lan và nhấn mạnh rằng việc đóng quân của một nước xã hội chủ nghóa trên lãnh thổ một nước xã hội chủ nghóa khác thuộc khối Hiệp ước Warszwava nhất thiết phải được sự đồng ý của nước đó Về tình hình đang diễn tiến ở Hungary, tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh rằng do “việc duy trì các đơn vò Xô viết ở Hungary... tấn; sản lượng lương thực và thòt các loại tính theo đầu người trong năm 1953 là 432kg và 30kg so với 540kg và 31,4 kg hồi năm 1913 (Từ Thiên Tân, tr.331) Ngay trong tháng 8.1953, một số biện pháp cải cách đã được thực hiện: thứ nhất, tăng vốn đầu tư vào nông nghiệp, tăng giá thu mua sữa, trứng, lông thú, khoai tây và 14 rau quả và cả phần lương thực giao nộp ngoài kế hoạch; thứ hai, huỷ bỏ toàn bộ nợ . người và vật chất đã khiến Liên Xô vươn lên thành đại cường thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mó. Sức mạnh tăng vọt của Liên Xô được thể hiện trước hết qua sự mở rộng về mặt lãnh thổ. 2 Liên Xô là. ______________ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KHOA LỊCH SỬ Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2007 1 I. THỜI CẦM QUYỀN CỦA STALIN (1945 – 1953). 1. Sức mạnh vượt bậc của Liên Xô sau chiến tranh nước liên quan nào, kể cả Hoa Kì tỏ ra dám thách thức công khai tính hợp pháp của đường biên giới của Liên Xô được xác lập sau chiến tranh (2) . Về ngoại giao, đòa vò và uy tín của Liên Xô đã

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan