THỰC TRẠNG CẬN THỊ CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2013-2014 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

8 1.6K 14
THỰC TRẠNG CẬN THỊ CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2013-2014 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 160 THỰC TRẠNG CẬN THỊ CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2013-2014 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Dương Hoàng Ân; Nguyễn Bạch Ngọc; Đinh Minh Anh Bộ môn Y tế công cộng – Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở 1725 sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long năm học 2013 - 2014 nhằm xác định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ tân sinh viên bị cận thị chiếm 61,62%, tỷ lệ này ở nam sinh viên là 19,76%, ở nữ sinh viên là 41,86%. Trong số 395 sinh viên bị cận thị tham gia nghiên cứu, nam chiếm 29,02%, nữ chiếm 70,98%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, số sinh viên học THPT tại các trường khu vực thành thị chiếm 80,75%, học tại khu vực nông thông chiếm 19,25%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cận thị giữa các sinh viên học THPT tại thành thị và nông thôn (p <0,05). Có tới 68,96% đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên đọc sách trong tư thế nằm và nhóm đối tượng này có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao hơn gấp 2,23 lần nhóm đối tượng thường xuyên đọc sách trong tư thế ngồi. Số đối tượng khi đọc sách, báo có khoảng cách từ mắt đến sách nhỏ hơn 30cm chiếm 97,35%, và nguy cơ bị cận thị độ II trở lên ở nhóm đối tượng này cao hơn gấp 3,21 lần nhóm đọc sách có khoảng cách phù hợp (từ 30 – 40cm). Nhóm sinh viên có thời gian học thêm ở cấp THPT lớn hơn 10 giờ/tuần có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần nhóm sinh viên không đi học thêm hoặc học thêm ít hơn 10 giờ/tuần. Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tỉ lệ cận thị ở sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cận thị học đường ở các cấp học là đề tài đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của nhiều nhà nghiên cứu, trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị gia tăng rất nhanh và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở học sinh Việt Nam [7]. Theo nghiên cứu của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam (2008), tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường học rất cao là 26,14% trên tổng số học sinh [11]. Báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương (2012) tại Hội nghị nhãn khoa toàn quốc đã công bố kết quả tỷ lệ mắc cận thị học đường chiếm khoảng 40 – 50% ở học sinh thành phố và 10 – 15% ở học sinh nông thôn [8]. Tỷ lệ cận thị học đường cao cùng với những ảnh hưởng của nó đã tạo ra mối quan tâm đặc biệt vì những tác động của bệnh đối với sức khỏe cộng đồng [4]. Cận thị gây ra nhiều tác hại. Tác hại trước mắt là làm giảm thị lực nhìn xa, giảm khả năng khám phá xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của con người. Cận thị nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc, nặng có thể làm bong võng mạc dẫn đến mù [3]. Ngoài ra, chi phí liên quan đến điều trị cận thị cũng là một gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, cận thị học đường được xếp là một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu [5]. Ở Việt Nam đã có một só nghiên cứu về cận thị của học sinh ở các cấp học và tỷ lệ này tăng dần ở các cấp. Tuy nhiên, chưa có nhiều số liệu về tỷ lệ cận thị ở học sinh sau ba cấp học phổ thông. Đối tượng sinh viên mới nhập học là nhóm đối tượng phù hợp để có thêm thông tin về vấn đề trên. Do đó, đề tài này được nghiên cứu với các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 161 1. Mô tả thực trạng cận thị của sinh viên mới nhập học trường Đại học Thăng Long năm học 2013 – 2014. 2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cận thị của nhóm sinh viên mới nhập học. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long năm 2013 -2014 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Thăng Long 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tiến hành từ tháng 10/2013 đến tháng 04/2014 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Mẫu nghiên cứu được chọn từ tân sinh viên bị cận thị nhằm xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến cận thị. C mẫu được xác định như sau: Đây là một thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, công thức mẫu được sử dụng cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể: p( 1 – p) n = Z 2 (1 – α/2) x e 2 Với α = 0,05, p = 0,57 theo số liệu nghiên cứu năm 2012 của Bộ môn y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long tỷ lệ sinh viên mới nhập học bị bệnh cận thị là 57% [1], khoảng sai lệch mong muốn e = 0,05, dự trù bỏ cuộc 5%. C mẫu nghiên cứu là 395. Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn dựa trên số liệu khám lâm sàng để chuẩn đoán mức độ cận thị. Khám lâm sàng cho tất cả sinh viên được thực hiện bởi 2 bác sỹ chuyên khoa mắt để đảm bảo tính chính xác của chuẩn đoán. Thị lực của sinh viên được đo bằng máy đo thị lực và bảng đo thị lực chữ E (đồng nhất cho tất cả học sinh). Các thông tin liên quan đến thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Hình 1. Tỷ lệ giới tân sinh viên 2013 – 2014 34,42% 65,58% Tỷ lệ giới của tân sinh viên (2013-2014) Nam Nữ Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 162 Trong tổng số 1725 tân sinh viên năm học 2013 – 2014, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên nam. Tỉ lệ này không có nhiều khác biệt so với các năm học trước của Đại học Thăng Long. Bảng 1. Thực trạng các tật về mắt của tân sinh viên năm học 2012 và 2013 Tình trạng Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Bình thường 613 35,54 Cận thị 1063 61,62 Viễn thị 38 2,2 Loạn thị 4 0,23 Các bệnh khác 7 0,41 Tổng 1725 100 Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ tân sinh viên trong năm 2013 bị cận thị là 61,62%. Tỷ lệ này cao hơn không nhiều so với tỷ lệ 56,4 % của tân sinh viên năm 2012 của Trường Đại học Thăng Long [1]. So sánh với một số nghiên cứu trước đây của các tác giả Đoàn Cao Minh (8,12%), Trần Văn Dần (8,70%), Hoàng Ngọc Chương (38%), trên đối tượng học sinh THPT ở Hà Nội, tỷ lệ cận thị học đường ở lứa tuổi học sinh đã gia tăng rất nhanh chóng [2][10]. Tỷ lệ cận thị trong các nghiên cứu trên thấp hơn trong nghiên cứu này có thể vì đối tượng nghiên cứu là học sinh ở các cấp học thấp hơn. Hiện chưa có được số liệu về cận thị ở đối tượng tân sinh viên ở Việt Nam. Ở lứa tuổi tương đương (18 tuổi) của học sinh Đài Loan, tỷ lệ này là 80% [12]. Bảng 2. Tỉ lệ cận thị theo giới Giới Năm 2013 Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 341 32,08 Nữ 722 67,92 Tổng 1063 100 Trong số 1725 tân sinh viên, có 1063 sinh viên bị cận thị , tỷ lệ sinh viên nữ bị cận thị chiếm 67,92% gấp 2,1 lần tỷ lệ này ở sinh viên nam (Bảng 2). Sự khác nhau của tỷ lệ này ở sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 163 Bảng 3. Một số thông tin của đối tượng nghiên cứu (n = 395) Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 115 29,02 Nữ 280 70,98 Nơi học THPT Thành thị 319 80,75 Nông thôn 76 19,25 Học thêm ngoài giờ Có học thêm ngoài giờ học 354 89,66 Không học thêm 41 10,34 Tiền sử cận thị gia đình Có bố bị cận thị 16 4,05 Có mẹ bị cận thị 17 4,32 Có anh, chị, em bị cận thị 178 45,14 Không có ai bị cận thị 184 46,69 Trong số các đối tượng nghiên cứu, đa số (80,75%) sinh viên đã học trung học phổ thông ở thành thị và có học thêm ngoài giờ (89,66%). Hơn một nửa trong số đó có người trong gia đình bị cận thị, chủ yếu là anh, chị hoặc em (Bảng 3). Bảng 4. Mức độ cận thị của nhóm đối tượng nghiên cứu theo giới tính Giới Cận thị độ I Cận thị độ II Cận thị độ III Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 58 14,66 50 12,64 7 1,72 Nữ 132 33,33 131 33,05 18 4,6 Tổng 190 47,99 180 45,69 25 6,32 Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ cận thị ở nữ sinh viên luôn luôn cao hơn hai lần so với nam sinh viên ở cả ba mức độ cận thị. Bảng 5. Phân bố thời điểm cận thị của nhóm đối tượng nghiên cứu Giới Sơ sinh Tiểu học THCS THPT Đại học Nam 1 (0,29%) 17 (4,88%) 47 (13,50%) 29 (8,33%) 7 (2,01%) Nữ 1 (0,29%) 38 (10,92%) 102 (29,31%) 89 (25,57%) 17 (4,88%) Tổng 2 (0,58%) 55 (15,80%) 149 (42,81%) 118 (33,90%) 24 (6,98%) Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 164 Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, một số sinh viên đã được phát hiện bị cận thị từ cấp bậc tiểu học; tỷ lệ này tăng gần gấp ba lần ở cấp học sau, trong đó tỷ lệ học sinh nữ được xác định là cận thị (10,92%) cao hơn nam (4,88%). Lên đến bậc trung học cơ sở, số học sinh được phát hiện cận thị ở giai đoạn này chiếm tỷ lệ cao nhất (42,81%), tỷ lệ nữ cao hơn nam. Như vậy có rất ít học sinh được phát hiện cận thị từ bậc tiểu học (15,8%). Bảng 6. Mức độ cận thị chia theo khu vực học THPT Địa điểm học THPT Cận thị độ I Cận thị độ II Cận thị độ III Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thành thị 146 37,07 148 37.64 24 6.03 Nông thôn 44 10,92 32 8.05 1 0.29 p <0,05 <0,05 <0,05 Tỷ lệ sinh viên bị cận thị có sự khác biệt rõ rệt (p <0,05) giữa hai khu vực thành thị và nông thôn ở cả ba cấp độ. Đặc biệt tại khu vực nông thôn chỉ có duy nhất 1 trường hợp bị cận thị độ III, trong khi đó số trường hợp bị cận thị độ III tại thành thị lại có tới 21 trường hợp. Điều này có thể do học sinh ở khu vực thành thị có áp lực học tập lớn hơn, thời gian ngồi bên bàn học dài hơn, cùng với việc sử dụng nhiều các thiết bị điện tử (tivi, trò chơi điện tử, internet…) cũng như đọc các dạng sách báo có chất lượng kém dẫn tới tỷ lệ cận thị nói chung và tỷ lệ cận thị nặng nói riêng ở khu vực thành phố cao hơn. Bảng 7. Loại đèn chiếu sáng được sinh viên sử dụng trong học tập (n=395) Loại đèn chiếu sáng sử dụng trong học tập Số lượng Tỉ lệ (%) Đèn sợi đốt 113 28,74 Đèn tuýp, huỳnh quang 163 41,09 Đèn compact 119 30,17 Có sự khác biệt giữa các loại đèn chiếu sáng được nhóm đối tượng sử dụng trong quá trình học tập. Loại đèn chính được sử dụng là đèn tuýp và đèn huỳnh quang chiếm 41,09%, số sinh viên sử dụng bóng đèn sợi đốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 28,74%. Tuy có sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng các loại đèn nhưng sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê. Bảng 8. Mối liên quan giữa mức độ cận thị học đường và một số yếu tố Các yếu tố liên quan Số lượng Tỉ lệ (%) Tỉ suất chênh p Yếu tố tư thế trong các hoạt động sử dụng mắt nhìn gần Tư thế khi đọc sách Ngồi 265 68,96 2,23 0,001 Nằm 120 31,04 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 165 Khoảng cách mắt Dưới 30cm 375 97,35 3,21 0,005 Từ 30-40cm 10 2,65 Yếu tố gánh nặng học tập Thời gian học thêm Dưới 10 giờ/tuần 192 61,54 1,96 0,001 Trên 10 giờ/ tuần 120 38,46 Yếu tố vệ sinh trường học Chiều cao bàn ghế Phù hợp 290 73,42 1,16 0,59 Không phù hợp 105 26,58 Yếu tố điều kiện học tập tại nhà Loại đèn sử dụng Đèn sợi đốt 100 28,74 1,28 0,64 Đèn tuyp, huỳnh quang 143 41,09 Yếu tố sử dụng mắt trong các hoạt động nhìn gần Đọc truyện/sách Dưới 2 giờ/ ngày 353 89,37 1,2 0,66 Trên 2 giờ/ ngày 42 10,63 Sử dụng máy vi tính Dưới 2 giờ/ ngày 268 67,82 0,74 0,16 Trên 2 giờ/ ngày 127 32,18 Xem vô tuyến Dưới 2 giờ/ ngày 318 80,46 1,74 0,20 Trên 2 giờ/ ngày 77 19,54 Yếu tố khác Tiền sử bệnh cận thị trong gia đình Không có người bị cận thị 184 46,69 0,67 0,87 Có người bị cận thị 211 53,31 Bảng trên cho phép xác định các yếu tố liên quan đến cận thị học đường. Theo đó, có 3 yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê, đó là tư thế khi đọc, khoảng cách mắt - sách/tài liệu và yếu tố gánh nặng học tập. - Sinh viên thường nằm khi đọc sách sẽ có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 2,23 lần sinh viên thường ngồi khi đọc sách. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 166 - Sinh viên có khoảng cách mắt không đúng có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 3.21 lần sinh viên có khoảng cách mắt đúng khi đọc sách. - Sinh viên có thời gian đi học thêm trên 10 giờ/ tuần có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần sinh viên có thời gian đi học thêm dưới 10 giờ/ tuần. - Các yếu tố còn lại không thấy có ý nghĩa thống kê. Yếu tố gánh nặng học tập cũng đã được các nhà nghiên cứu đánh giá và cho rằng nó là một trong những yếu tố nguy cơ với bệnh cận thị học đường. Theo tác giả Vũ Quang Dũng, thời gian tự học và học thêm ngoài giờ chính khóa có mối liên quan chặt chẽ với bệnh cận thị học đường với tỷ suất chênh OR = 3,7 [6]. Theo Vũ Thị Hoàng Lan và cộng sự, các học sinh có thời gian học thêm trên 10 giờ/ tuần có nguy cơ cận thị cao gấp 3,8 lần so với học sinh có thời gian học thêm dưới 10 giờ/ tuần [9]. KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ cận thị của tân sinh viên Đại học Thăng Long năm học 2013 - 2014 là 61,62%. Tỷ lệ sinh viên nữ bị cận thị là (41,86%) cao hơn so với sinh viên nam (19,76%), (p < 0,001). Trong số đối tượng được nghiên cứu, tỷ lệ cận thị của sinh viên học THPT ở thành thị chiếm 80,75%, nông thôn chiếm tỷ lệ 19,25%. Tỷ lệ sinh viên được phát hiện bị cận thị tăng dần theo các cấp học: tiểu học là 15,8%, THCS là 42,81%, THPT là 33,90% và đại học là 6,98%. 2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở tân sinh viên đã được xác định. Đó là: a. Sinh viên có tư thế nằm khi đọc sách sẽ có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 2,23 lần sinh viên thường ngồi khi đọc sách (p = 0,001). b. Sinh viên có khoảng cách mắt – sách/tài liệu dưới 30cm có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 3.21 lần sinh viên có khoảng cách mắt đúng (từ 30 – 40cm) khi đọc sách (p < 0,005) c. Sinh viên có thời gian đi học thêm trên 10 giờ/ tuần có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần sinh viên có thời gian đi học thêm dưới 10 giờ/tuần (p = 0,0001). KHUYẾN NGHỊ 1. Việc khám phát hiện cận thị học đường phải được tiến hành sớm ngay từ cấp bậc tiểu học để gia đình và học sinh sớm có biện pháp khống chế tỷ lệ cận thị và mức độ cận thị gia tăng ở các cấp học tiếp theo. 2. Tăng cường truyền thông – giáo dục sức khỏe cho học sinh về tác hại của tư thế và khoảng cách đọc không đúng ảnh hưởng đến thị lực. 3. Tuyên truyền cho học sinh sinh viên các biện pháp nghỉ ngơi, thư giãn khoa học cho mắt khi thời gian đọc kéo dài và liên tục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dương Hoàng Ân, Nguyễn Bạch Ngọc và CS (2013), “Đánh giá thực trạng sức khỏe của sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long năm học 2012 – 2013”. [2]. Hoàng Ngọc Chương, Hoàng Hữu Khôi và Nguyễn Tịnh Anh, (2010) “Đánh giá tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 2, tr37. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 167 [3]. Trần Văn Dần (1999). Một số nhận xét về tình hình sức khoẻ và bệnh tật của học sinh trong thập kỷ 90. Tài liệu tập huấn về công tác y tế trường học, 09/1999. [4]. Nguyễn Chí Dũng (2008), “Hướng dẫn khám sàng lọc tật khúc xạ ở học sinh và theo dõi, đánh giá Chương trình khám sáng lọc tật khúc xạ ở nhà trường”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Công tác chăm sóc mắt học sinh trong hệ thống trường học”, Hà Nội. [5]. Nguyễn Chí Dũng (2009), “Hướng dẫn quốc gia về khám sàng lọc tật khúc xạ ở học sinh”, Nội san nhãn khoa (13), tr 88 – 96. [6]. Vũ Quang Dũng (2012), “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở tại một số khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên”, Luận án Tiến sỹ Y học, Chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và TCYT, tr6-30. [7]. Nguyễn Xuân Hiệp (2000), “Tật khúc xạ: Một nguyên nhân chính gây giảm thị lực tại Việt Nam và các nước trong khu vực”, Nội san nhãn khoa 2000, tr79 – 91. [8]. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Chí Dũng (2012), “Công tác phòng chống mù lòa năm 2011 – 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2012, Hà Nội, tr 7 – 8. [9]. Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái và CS (2010), “Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường Trung học Cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010”, Tạp chí Y tế công cộng (26), tr23 – 27. [10]. Đoàn Cao Minh, (1975). Tình hình cận thị học sinh, Tạp chí nhãn khoa 1975. [11]. Nguyễn Đức Minh (2008), “Nhận thức – thái độ - hành vi chăm sóc mắt của học sinh, giáo viên, phụ huynh và thực trạng tật khúc xạ của học sinh phổ thông”, Hội thảo Quốc gia Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học, Hà Nội. [12]. Cailliet R., (1975). Cardio - Pulmonary funcion. Scoiiosis diagnosis and management. F. A. Davis company, Philadelphia. MYOPIA AND RELATED RISK FACTORS OF NEWLY REGISTERED STUDENTS AT THANG LONG UNIVERSITY IN SCHOOL YEAR 2013-2014 Duong Hoang An; Nguyen Bach Ngoc; Dinh Minh Anh Department of Public health – Thang Long University Abstract: This study was conducted in 1725 newly registered students at Thang Long University in school year 2013 – 2014 to explore the prevalence and related risk factors of myopia among newly registered students. The prevalence of myopia was 61,623%, the prevalence of male students is 19,76% and the prevalence of female students is 41,86%. Of the 395 students were myopia research participants, males accounted for 29.02%, accounting for 70.98% female. The students studied in urban high schools accounted for 80.75%, studied in rural areas accounted for 19.25%, the difference was statistically significant in the rate of myopia among secondary school students in urban and rural areas (p <0.05). Have 68.96% of the study participants often read books in lying position and target groups at risk for myopia level 2 or above 2.23 times higher than regular groups in reading sitting position. The students reading books distance from the eye to less than 30cm of accounting for 97.35%, and the risk for myopia level 2 or above 3.21 times higher than with reading groups appropriate distance (30 - 40cm). The students have time to learn greater than 10 hours/week are at risk for myopia level 2 or above 1.96 times higher than students learn more less than 10 hours/week. Research has issued a number of recommendations to improve the rate of myopia in students. . Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 160 THỰC TRẠNG CẬN THỊ CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2013-2014 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Dương. Trường Đại học Thăng Long 161 1. Mô tả thực trạng cận thị của sinh viên mới nhập học trường Đại học Thăng Long năm học 2013 – 2014. 2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cận. cộng – Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở 1725 sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long năm học 2013 - 2014 nhằm xác định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên

Ngày đăng: 23/04/2015, 10:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan