KHÁI NIỆM VỀ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI t

8 345 0
KHÁI NIỆM VỀ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI t

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 12 KHÁI NIỆM VỀ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI PGS.TS Nguyễn Văn Độ Khoa Ngoại ngữ Email: ducdothanglong@gmail.com Tóm tắt: Trong hầu hết các nền văn hoá hiện đại, thời gian tính theo dương lịch đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng thời gian tính theo đơn vị tiêu chuẩn hiện hành cũng chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng hơn 200 năm mà thôi. Thế nhưng, sự tồn tại của loài người và sự cần thiết phải biểu thị thời gian trong ngôn ngữ thì lại cổ xưa hơn rất nhiều. Làm thế nào để khuôn định được thời gian đã được thể hiện trong các ngôn ngữ tự nhiên đa dạng của loài người? Một số nhà khoa học, chẳng hạn như Wolfgang Klein, cho rằng có một “cấu trúc thời gian cơ bản”mà dựa vào đó các ngôn ngữ tự nhiên biểu thị các mối quan hệ về thời gian. Bài viết đề cập đến một loạt các thuật từ cốt lõi chỉ các phẩm tính của “cấu trúc thời gian cơ sở”, chẳng hạn như: sự kế tiếp, đồng thời, điểm vọng, chiết đoạn thời gian, khoảng nhịp thời gian, khoảnh khắc origo, trực chỉ origo, lượng tử thờigian… Ngoài ra, các mối quan hệ mang tính thời gian cũng được giới thiệu một cách cơ bản với trọng tâm được biểu hiện qua hai thuật từ “Đề” (Theme”) và “Liên thuyết đề” (“Relatum”). Từ khóa: Cấu trúc thời gian cơ sở, khoảng diễn trình, khoảng nhịp thời gian, khoảnh khắc origo, lượng tử thời gian, vọng điểm cơ sở. Có rất nhiều ý niệm (notion) về thời gian, chẳng hạn như thời gian sinh học, thời gian tuyệt đối và thời gian tương đối của Newton, thời gian “Form der inner Anschauung” của Kant và vì vậy nó là một điều kiện tiên quyết của mọi nhận thức. Những ý niệm này, trong nhiều phương diện, tương quan với nhau, nhưng không thể thu gọn lại thành một khái niệm (concept). Liệu có hay không một khái niệm về thời gian có khả năng làm cơ sở cho sự biểu thị các mối quan hệ về thời gian trong các ngôn ngữ tự nhiên? Trong hầu hết các nền văn hoá hiện đại, thời gian tính theo dương lịch đóng một vai trò rất quan trọng. Nó quan trọng tới mức chúng ta thường mặc nhiên công nhận tính chuẩn mực của chính bản thân loại thời gian này. Cuộc sống của chúng ta phần lớn được tổ chức chung quanh (hay chính xác hơn là trôi theo) thời gian này, và do vậy, có rất nhiều biểu thức liên quan đến nó – như vào năm 2007, hai tiếng và 35 phút chiều ngày 8 tháng Năm, năm 1998, và v.v. Nhưng có nhiều nền văn hoá không có khái niệm về thời gian tính theo lịch hệ mét 1 (metrical calendar time) như vậy, và cũng không có luôn cả khái niệm một sự kiện trọng đại trong lịch sử của một cộng đồng mà qua nó là các sự kiện khác có thể gắn kết về mặt thời gian. Ngay cả trong các nền văn hoá phương Tây, một hệ thống chi tiết về các đơn vị thời gian như ngày nay cũng mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu. Một thực tế đơn giản khi người ta nói “hàng giờ liền” “mấy ngày liền” “nhiều năm liền” và “ngày Chúa giáng sinh” không có nghĩa là người ta dùng lịch thời gian theo chuẩn ngày nay. Và cho mãi cho đến vài kỉ nguyên trước đây khái niện “giờ” (“hour”), ví dụ, chỉ đơn giản có nghĩa là “phần thứ 12 của ngày” (“twelfth part of the day”), và nếu ngày ngắn, như ở mùa đông, thì khi đó giờ cũng ngắn. Một “ngày” (a “day”) chỉ đơn 1 Metric time nghĩa thời gian được đo bằng đơn vị chuẩn theo hệ mét được tạo nên từ giây là đơn vị cơ sở của thời gian. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 13 giản là khoảng thời gian, khi còn ánh sáng, hay là khoảng thời gian khi người ta thức dậy cho đến khi đi ngủ, cho dù thời gian có “dài” đến đâu nếu tính theo hệ chuẩn của đồng hồ cơ khí hay điện tử. Do vậy, có vẻ như là có lí khi ta phân biệt giữa các lớp đa dạng của cấu trúc thời gian được sử dụng trong quá trình lập mã thời gian. Có một cái gì đó như là “cấu trúc thời gian cơ sở” (a “basic time structure”) mà dựa vào đó các ngôn ngữ tự nhiên biểu thị các mối quan hệ về thời gian. Cấu trúc thời gian cơ sở này phải bao chứa các mối quan hệ cơ sở giữa các khẩu độ thời gian, chẳng hạn như sự kế tiếp (succession) và đồng thời (simultaneity), cùng với khái niệm vọng điểm cơ sở (a basic vantage point) – cái “bây giờ” (the “now”) của người quan sát. I.1. “Cấu trúc thời gian cơ sở” (The “basic time structure”) I.1.1. Các hợp tố của cấu trúc thời gian cơ sở (The ingredients of the basic time structure) Vậy, khi đó, “cấu trúc thời gian cơ sở” là gì? Theo Wolfgang Klien có sáu cấu trúc cơ sở của thời gian như sau: a. Tính chiết đoạn (segmentability): Thời gian, cho dù nó là gì, có thể chia thành các chiết đoạn nhỏ hơn – “khoảng nhịp thời gian” (“time spans”) hay “khoảng giãn cách thời gian” (temporal intervals”). b. Sự bao gộp (inclusion): Nếu S 1 và S 2 là những khoảng nhịp thời gian (time spans), khi đó S 1 có thể bao gộp S 2 : sự bao gộp này có thể toàn bộ hay bộ phận; ở trường hợp nhắc đến sau làsự “trùng lặp” (“overlapping”). c. Sự kế tiếp (succession): Nếu S 1 và S 2 là những khoảng nhịp thời gian, mà không bao gộp lẫn nhau một cách (toàn bộ hay bộ phận), khi đó hoặc S 1 xảy ra trước hoặc ngược lại. Người ta thường nói rằng thời gian có trật tự tuyến tính. Cách thức mà chúng ta gắn cho sự kế tiếp những đặc điểm ở đây có vẻ như không được vững chãi: có một trật tự bộ phận (partial order) đối với các khoảng nhịp thời gian: các khoảng nhịp thời gian có thể trùng lắp nhau. Một lần nữa, một vấn đề để mở là liệu trật tự bộ phận này có dựa trên một trật tự toàn phần (full order) của các “điểm thời gian” (“time points”), vốn tạo nên các khoảng nhịp thời gian hay không. Ba đặc trưng này cho phép có một định nghĩa rõ ràng về một sự không đối xứng “sớm hơn-muộn hơn” (“earlier-later”) giữa các khoảng nhịp thời gian cũng như sự đồng thời. Sự đồng thời có thể toàn phần (khi hai khoảng nhịp thời gian chồng khít nhau), hoặc bổn phận, nếu chúng chỉ chồng lắp một phần. d. Khoảng diễn trình (duration): Khoảng diễn trình (gọi là diễn trình), như vẫn thường được biểu thị trong ngôn ngữ tự nhiên, không phải là tên gọi chỉ thời gian như trong định nghĩa của Newton. Nó là phẩm tính của khoảng nhịp thời gian. Nó được chỉ ra một cách điển hình bởi các trạng ngữ, tỉ như hai ngày, nhanh chóng, một lúc. Chúng không nhất thiết miêu tả một cách khách quan khoảng thời gian được đo đếm. Nếu chúng ta nói Anh ấy phải mất một lúc để…, khi đó chúng ta có thể nói đến các “diễn trình khách quan” (“objective durations”) rất khác biệt nhau, phụ thuộc vào việc chúng ta nói về việc uống một tách cà phê hay việc lựa chọn cho mình một người bạn đời. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 14 e. Khoảnh khắc origo (hay origo): Tồn tại một khoảng nhịp thời gian đặc trưng, mà có thể được gọi là “thời gian của sự trải nghiệm hiện hành”. Mọi việc trước đó chỉ có thể tìm thấy trong trí nhớ, còn mọi điều trong tương lai chỉ có thể nhờ vào sự kì vọng mà thôi. Khoảnh khắc origo này là điểm phân chia giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Một khoảnh khắc origo như vậy không phải là một phần của các khái niệm về thời gan. Nhưng nó lại đóng một vai trò cực kì quan trọng trong quá trình mã hóa bằng ngôn ngữ các mối quan hệ về thời gian. Trường hợp nổi trội nhất là phạm trù thì trong ngữ pháp; trong cách hiểu truyền thống, thì đặt một sự kiện nào đó vào trong mối quan hệ với một “trực chỉ origo” (“deictic origo”), vốn được tạo ra bởi thời khắc của lời nói. Nhưng lại tồn tại khá nhiều các trạng ngữ có khả năng định vị trực chỉ origo, ví dụ như hôm nay, hai ngày trước đây, hay, đương nhiên là chính bản thân từ bây giờ (now); như vậy hôm nay (today) có nghĩa là “ngày mà bao chứa trực chỉ origo”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không nên đánh đồng giữa nghĩa của từ hôm nay với trực chỉ origo – nó đề cập đến một khoảng nhịp thời gian (mà) bao chứa trực chỉ origo, nhưng có thể dài hơn thế nhiều. Chúng ta có thể nói, ví dụ Ngày nay độ lạnh trung bình thấp hơn nhiều so với kỉ nguyên Pleistoncene. f. Độ gần cận (proximity): Nếu S 1 và S 2 là những khoảng nhịp thời gian, khi đó S 1 có thể đứng gần, hoặc xa S 2 . Đặc trưng này được bàn luận ít hơn nhiều trong truyền thống so với trật tự thời gian theo tuyến tính, diễn trình, hay sự tồn tại của cái “gây giờ” (“now”). Nhưng nó lại rất thường được lập mã trong ngôn ngữ tự nhiên. Sự gần cận hay phi gần cận ở nghĩa (phi chuẩn) này được minh họa, ví dụ, bởi các biểu thức như “sắp” (“soon”), “vừa mới” (“just”); đôi khi nó cũng chỉ ra sự khu biệt về thì, chẳng hạn như “tương lại gần” (“near the future”) đối nghịch với “tương lại xa” (“far the future”). Lưu ý rằng khái niệm “khoảng cách thời gian” (“temporal distance”) hay “sự xa xôi” (“remoteness”) không tiền giả định một khái niệm thời gian tiêu chuẩn. Hoàn toàn ngược lại. Khó có thể nắm bắt được cái gọi là gần cận nếu so sánh với thời gian tiêu chuẩn: sắp có thể là “10 phút”, như bữa ăn sắp được chuẩn bị xong; nhưng nó cũng có thể là “10 tháng” (“ten months”), như họ lại sắp li hôn lần nữa. g. Thiểu lượng (lack of quality): Khoảng nhịp thời gian không sở hữu các phẩm tính về lượng (qualitative properties); chúng không có màu xanh hay vị ngọt, và chúng cũng không có những bánh xe hay xương sống. Chúng bao gộp trong nhau hay đơn giản là tiếp nối nhau, gần nhau ít hay nhiều, và chúng có thể dài hoặc ngắn. I.1.2. Một định nghĩa chính xác hơn (A more precise definition) Cách thức thông thường để đưa ra được một định nghĩa chính xác cho các mối quan hệ thời gian là việc thuyết giải các khoảng nhịp thời gian như là các khoảng giãn cách/quãng ngắt (intervals) của các con số cụ thể: mối quan hệ của cái “nhỏ hơn so với” (“smaller than”) giữa các con số cụ thể khi đó được sử dụng trong một cách thức rõ ràng để định nghĩa một trật tự bộ phận (partial order) trên các khoảng giãn cách (nếu s = [r 1 , r j ] và t = [r k, r l ] là các khoảng giãn cách đóng, khi đó s sẽ xảy ra TRƯỚC t nếu và chỉ nếu r j ˂ r k ). Thủ tục này, trong khi đầy chất trung thực và tinh tế, vẫn không đủ mạnh. Nó cấp cho ta cả hai mặt vừa quá mạnh vừa quá yếu về mặt cấu trúc. Dưới sự giả định đề cập đến ở I.2., Cấu trúc Thời gian Cơ sở (Basic Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 15 Time Structure) không bao chứa ý niệm khoảng cách hệ mét giữa các khoảng nhịp thời gian; định nghĩa vừa được phác họa cũng không chứa ý niệm này; nhưng mối quan hệ nằm sâu giữa các khoảnh khắc thời gian (time moments) thì lại bao chứa nó. Có một giả định rằng đặc tính thời gian là cô đặc (time is dense), nghĩa là không tồn tại một khoảng nhịp thời gian nhỏ nhất. Cái phiền toái ở đây là một số trực cảm quan trọng lại không nắm bắt được, đặc biệt là các đặc trưng của “origo”, “proximity”, và “duration”. Từ đó, chúng ta cần một cấu trúc “chất lượng hơn”. (a) Cách trung thực nhất để giải thích cho ý niệm “origo” là xem nó như là thời khắc của lời nói; trong thự tế, một “trực chỉ origo” như vậy có thể tìm thấy trong tất cả những ngôn ngữ tự nhiên chúng ta biết. (b) Ít rõ ràng hơn việc làm thế nào mà người ta nắm bắt được ý niệm trực cảm sự gần cận về thời gian. Người ta có thể nghĩ rằng sử dụng cấu trúc topo/liên tự nhiên (natural topology) trên những số liệu cụ thể: những con số xung quanh của bất kì một con số cụ thể r đích thực là những khoảng giãn mở mà r thuộc về. Thế nhưng điều này lại cho ta một cái gì đó quá mức cần thiết: nó cho ta tất cả các môi trường, hơn là cho ta một cái gì đó có thể đánh dấu biên giới giữa “gần” và “xa”. Những ý niệm trực cảm nói với chúng ta rằng mỗi một khoảng nhịp thời gian có một “VÙNG” (“REGION”) chung quanh nó; biên giới của vùng này thay đổi theo ngữ cảnh. Thời gian dành cho một tách cà phê thông thường ngắn hơn thời gian để tìm ra một chứng cứ, vùng thời gian của hai khoảng nhịp thời gian cũng như vậy. Các mối quan hệ thời gian giữa hai khoảng nhịp s và t không những chỉ khác biệt tùy theo việc s đứng trước hay sau t, hay được bao chứa một phần hay toàn bộ trong t, mà còn tùy thuộc vào việc liệu nó có “nằm trong vùng của t hay không”. Vùng này có thể rất rộng, nếu bản thân t “dài”; nhưng nó có thể ngắn. Có thể xẩy ra rằng vùng này được xác định bởi phương tiện từ vựng hoặc ngữ pháp. (c) Không tồn tại một cách giải quyết dễ dàng như vậy đối với “diễn trình”. Sự mờ ảo của các khái niệm về diễn trình như một lúc (for a while), không lâu (shortly), rất lâu sau (very much later). Trong một số trường hợp, người ta có thể liên hệ sự diễn tiến tương đối của một khoảng nhịp thời gian, ví dụ thời gian mà một sự kiện nào đó xảy ra, với khoảng thời gian trung bình của các sự kiện tương tự. Ví dụ, trong Cô ấy nhanh chóng uống hết cốc bia, thời gian uống bia của cô gái ngắn hơn với thời gian trung bình thông thường để uống hết một cốc bia. Các hợp phần của Cấu trúc Thời gian Cơ sở do vậy sẽ là: - một bộ các khoảng nhịp thời gian vô hạn - một mối quan hệ mang tính thứ tự trên các khoảng nhịp thời gian (TRƯỚC) (BEFORE) - mối quan hệ topo TRONG (IN) giữa các khoảng nhịp thời gian - đối với mỗi một khoảng nhịp thời gian t, một khoảng nhịp thời gian được xác định rõ ràng bao gộp t – một VÙNG (RIGION) của t - một khoảng thời gian xác định rõ ràng, một ORIGO. Đến đây chúng ta có thể định nghĩa Cấu trúc Thời gian Cơ sở như sau: (1) Cấu trúc Thời gian Cơ sở (TGC) sẽ là [lR, {t i }, {R i }, BEFORE, IN, O]. Cấu trúc này được đọc là: Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 16 - lR là các con số cụ thể, với mối quan hệ (mang tính) trật tự thông thường - {t i } là một bộ các khoảng giãn cách đóng (closed intervals) của lR, những “khoảng nhịp thời gian” (“time spans”); - {R i } là tiểu bộ của {t i }, sao cho mỗi một {t i }, có được chính xác một {R i } mà có khả năng bao gộp trọn vẹn {t i } (R i là VÙNG (REGION) của {t i }; - TRƯỚC (BEFORE) là trật tự bộ phận trên {t i }, sao cho: Nếu s = [r i , r j ] và t = [r k, r l ] nằm trong {t i }, khi đó s sẽ đứng TRƯỚC (BEFORE) t khi và chỉ khi r j ˂ r k; - TRONG (IN) là mối quan hệ trên {t i }, sao cho s TRONG (IN) t khi và chỉ khi chúng có chung ít nhất một yếu tố - 0 là yếu tố đặc biệt của {t i }, KHOẢNH KHẮC ORIGO. Cấu trúc Thời gian Cơ sở là một loại giàn giáo cho phép chúng ta đưa ra các định nghĩa về các loại quan hệ thời gian như TRƯỚC (BEFORE), SAU (AFTER), TRONG (IN). Những mối quan hệ này tồn tại giữa hai khoảng nhịp thời gian, và Wolfgang Klien gọi chúng là các liên hành thời gian (temporal relata). Ví dụ trong John left yesterday (John rời khỏi nhà ngày hôm qua), một trong những thời gian liên quan này là thời gian mà John rời khỏi nhà, thời gian liên quan còn lại là thời điểm mà phát ngôn được thực hiện, và mối quan hệ ở đây là TRƯỚC (BEFORE). I.2. Các mối quan hệ thời gian (temporal relations) Các mối quan hệ thời gian tồn tại giữa hai khoảng nhịp thời gian: khoảng nhịp thời gian thứ nhất được Wolfgang Klien gọi là ĐỀ (THEME), và một khoảng nhịp thời gian khác được gọi là LIÊN THUYẾT ĐỀ (RELATUM). Tiếp theo, đề được đánh dấu bằng − − − − − −, liên thuyết đềđược đánh dấu bằng + + + + + +, và vùng bao quanh liên thuyết đềđược đánh dấu bằng ( ); trật tự tuyến tính được quy định là sự sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải: a. TRƯỚC (BEFORE), có nghĩa là đề hoàn toàn đứng trước liên thuyết đề: − − − − − − + + + + + + b. LÂU TRƯỚC ĐÓ (LONG BEFORE), có nghĩa là đề tồn tại trước vùng của liên thuyết đề: − − − − − − (+ + + + + +) c. KHÔNG LÂU TRƯỚC ĐÓ (SHORTLY BEFORE), có nghĩa là đề tồn tại trước liên thuyết đề, nhưng nó nằm trong vùng của liên thuyết đề: (− − − − − + + + + + +) d. VỪA TRƯỚC ĐÓ (JUST BEFORE), nghĩa là giống KHÔNG LÂU TRƯỚC ĐÓ (SHORTLY BEFORE), nhưng đề tiếp giáp với liên thuyết đề: − − − − + + + + + Trong trường hợp này, đề tự động ở trong vùng của liên thuyết đề – chính xác hơn, phần cuối cùng của đề; về mặt nguyên tắc, không loại trừ trường hợp đề bắt đầu vào một thời gian rất lâu trước liên thuyết đề. e. MỘT PHẦN TRƯỚC ĐÓ (PARTLY BEFORE), có nghĩa là một phần của đề xảy ra trước và phần sau phần của đề nằm TRONG (IN) liên thuyết đề (Ý niệm vùng không phù hợp): − − − + − + − + + f. BAO GỘP (INCL), nghĩa là đề hoàn toàn nằm trong liên thuyết đề: + + − +− + − + − + + + g. SAU (AFTER), nghĩa là liên thuyết đề xẩy ra trước đề: + + + + + − − −− − − Các mối quan hệ khác, tỉ như JUST AFTER, SHORTLY AFTER, LONG AFTER có thể định nghĩa tương tự. Cần nhớ rằng mối quan hệ IN được chia tách làm đôi PARTLY Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 17 BEFORE, INCL và PARTLY AFTER; nếu chúng ta muốn có một ý niệm như vậy, nó có thể được định nghĩa bởi các hoạt động Boolean thông thường. I.3. Liên hành thời gian (temporal relata) Khi một mối quan hệ thời gian được biểu đạt trong một tình huống giao tiếp, hai liên hành thời gian thông thường có vị thế chức năng khác nhau. Một trong hai liên hành thời gian này, ví dụ, thời gian của một sự kiện, có vẻ như tin được rằng “nằm” trong thời gian; điều này có thể kiểm chứng được bằng cách liên hệ nó với một khoảng nhịp thời gian khác mà được giả định là được phép sử dụng trong một tình huống giao tiếp và sau đó hành chức như một điểm định vị. Wolfgang gọi khoảng nhịp thời gian nhắc đến trước là đề (theme) và khoảng nhắc đến sau là liên thuyết đề (relatum). Phạm trù thì trong ngữ pháp minh họa cho tính không đối xứng mang tính chức năng này rất rõ ràng. Nó chỉ rõ, ít nhất trong cách hiểu truyền thống, rằng một sự kiện nào đó ở trong quá khứ, hiện tại hay tương lai – nghĩa là, nó xẩy ra trước, bao gộp vào trong nó hay xẩy ra sau thời khắc của lời nói. Do vậy, John rời nhà (John left), khi được nói ra ở một tình huống giao tiếp cụ thể nào đó, thời gian mà John rời nhà sẽ là đề (theme), và thời khắc mà lời nói được phát ra sẽ là liên thuyết đề (relatum). Về cơ bản, có ba cách mà một liên thuyết đề có thể được thể hiện là: - Trực chỉ (decitic), nghĩa là, nó có thể được phái sinh từ một tình huống lời nói; - Hồi chỉ (cataporic), nghĩa là nó được nhắc đến trong ngữ cảnh xẩy ra trước; - Lịch chỉ (calendaric), nghĩa là được xác định bởi một sự kiện trong lịch sử văn hoá. I.3.1. Trực chỉ liên thuyết đề (deictic relatum) Cấu trúc Thời gian Cơ sở, như đã được định nghĩa trên đây, bao gộp một khoảng nhịp thời gian đặc biệt, được gọi là khoảnh khắc origo; nó đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu thị thời gian. Vậy khoảnh khắc origo trong một cuộc giao tiếp cụ thể là gì? Một cách rất đặc trưng là, nó được coi là “thời khắc của lời nói”, hay, người ta vẫn thường nói, “thời gian của phát ngôn”. Người ta thường chuộng cách nói thứ hai hơn, bởi lẽ “thời khắc của lời nói” thông thường không chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc. Các biểu thức sử dụng thời gian của phát ngôn như một liên thuyết đề thường được gọi là “trực chỉ”. Phạm trù động từ của thì có nguồn gốc sâu xa trong hệ thống ngữ pháp của rất nhiều ngôn ngữ là trực chỉ: Anh ta đã hát, Anh ta đang hát, Anh ta sẽ hát (He was singing, He is singing, He will be singing) đặt thời gian của một sự kiện vào trước, khoảng bao quanh, hay sau thời gian của phát ngôn. Nhưng những trực chỉ liên thuyết đề đồng thời làm cơ sở cho rất nhiều trạng ngữ. Do vậy, cách đâyba năm – three years ago (trái ngược với ba năm trước đó – three years before) nghĩa là “vào một thời gian mà là ba năm trước thời gian của phát ngôn”. Trực chỉ liên thuyết đề là nền tảng của rất nhiều biểu thức thời gian. Nhưng nó cũng gây ra rất nhiều vấn đề, ba trong số đó đã được Wolfgang sẽ nhắc đến. Thứ nhất, độ dài của “thời gian của phát ngôn” là bao nhiêu? Nó có bao gộp những khoảng giãn cách trong suốt thời gian phát ngôn được thực hiện hay không? Liệu nó có phải là một phần của thời gian sau đó hay thậm chí nó dài hơn thế? Đôi lúc, cần thiết có một một liên thuyết đề ngắn hơn, ví dụ khi một người nào đó nói: (1) Từ bây giờ (now), chính xác là bốn giây cho đến bây giờ (now). Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 18 Chúng ta cũng có một vấn đề trái ngược, nghĩa là, các trường hợp mà trong đó “thời gian phát ngôn” dường như vượt qua biên giới của một câu đơn lẻ. Liệu một văn bản dài hơn, ví như một bài thuyết trình hay thậm chí một cuốn tiểu thuyết, có một quãng thời gian đơn lẻ của phát ngôn hay một quãng khác cho mỗi một phát ngôn trong văn bản đó? Ở một nghĩa nào đó, một chuỗi các phát ngôn mạch lạc – một văn bản (a text), cho dù là ở dạng viết hay dạng nói – là một đơn vị, và nó cần phải có một liên thuyết đề đơn lẻ. Thứ hai, các hệ thống ngôn ngữ thường phát triển trong giao tiếp bằng lời, trong đó người nói và người nghe đều hiện diện. khi đó, thời gian nói và thời gian nghe chùng lấp nhau, và do vậy, không cần thiết phải phân biệt khoảnh khắc origo của cả người nói và người nghe. Nhưng trong các trường hợp giao tiếp khác sẽ có những sự xung đột, ví dụ trong văn viết, (thậm chí trong văn nói, khi nó được cất giữ bằng một cách nào đó). Trong trường hợp này, thông thường người ta lưu ý đến khoảng khắc origo của người nói. Vấn đề thứ ba với ý niệm “thời gian của phát ngôn” liên quan đến những sự thay đổi có thể – có nghĩa là những trường hợp trong đó không phải là khoảnh khắc origo (thời gian của sự trải nghiệm hiện hành) được tính tới mà lại là một khoảng giãn cách thời gian nào đó. Hai trường hợp như vậy thường được nói đến trong các tư liệu nghiên cứu. Trường hợp thứ nhất được minh chứng bởi sự “mô tả sống động”, giống như trong thì hiện tại lịch sử (the historical present), trong đó người nói diễn tả các sự kiện trong quá khứ dường như chúng đang xẩy ra ở thời điểm hiện tại. Có một điều gì đó, thời gian phát ngôn được thay thế bằng thời gian của sự trải nghiệm thực tế; chính thời gian được nhắc đến sau hành chức như một liên thuyết đề. Loại thay đổi khác được giới thiệu bởi các động từ nói năng và suy nghĩ, như trong các ví dụ sau đây: (2) Tôi (đã) nghĩ: Giờ đây, tôi phải thay đổi cuộc đời mình (I thought: Now, I must change my life). (3) Hôm qua, bạn tôi nói: Chúng ta có phải đi Berlin vào ngày mai không? (Yesterday, my friend said: shouldn’t we go to Berlin tomorrow?) Trong những trường hợp này, không phải là khoảnh khắc origo của người nói được tính đến mà là origo của người nghe được nói đến. I.3.2. Liên thuyết đề hồi chỉ (anaphoric relatum) Các liên thuyết đề hồi chỉ là các khoảng nhịp thời gian được cấp ở một điểm nào đó trong ngữ cảnh ngôn ngữ. Vai trò của nó đối với thì vẫn là vấn đề tranh cãi. Trong các tài liệu nghiên cứu, thường người ta phân biệt giữa các thì “tuyệt đối” và “tương đối” (“obsolute” and “relative” tenses); cái nhắc đến trước hoàn toàn mang tính trực chỉ, trong khi cái nhắc đến sau cũng có sự liên đới của liên thuyết đềhồi chỉ. Một số dạng văn bản, chẳng hạn như, các thể loại tường thuật, được dựa trên một chuỗi các liên thuyết đề hồi chỉ như vậy. Đối với các loại hồi chỉ, có ba loại: 1. Liên thuyết đề hồi chỉ nằm trong cùng một cú (hồi chỉ nội cú – intraclausal anaphora): Trong (4), trạng ngữ đứng đầu phát ngôn giới thiệu một khoảng nhịp thời gian, (mà) tiếp nhận sự kết nối của một khoảng nhịp thời gian khác trong cùng phát ngôn: (4) Đúng sáu giờ, ông ta tắt điện. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 19 2. Quan hệ hồi chỉ có thể đi từ cú này sang cú kia, trong khi vẫn hiện diện trong cùng một câu (hồi chỉ liên cú – interclausal anaphora): (5). Khi chuông điện thoại reo, ông ta tắt điện. Trong những trường hợp của loại này, người ta thường nói rằng “hai sự kiện” (“two events”) kết nối với nhau một cách lâm thời. Nhưng lưu ý rằng, toàn bộ cú có when chỉ phục vụ cho việc đưa ra một định nghĩa về một khoảng nhịp thời gian (mà) hành chức như một liên thuyết đề. Về nguyên tắc, điều này không khác gì so với trực chỉ liên thuyết đề ở (5), vốn chỉ đơn giản được chỉ rõ bởi một trạng ngữ chỉ thời gian. 3. Kết luận (concluding remarks) Khó có thể xác định khái niệm đích thực biểu thị thời gian trong ngôn ngữ con người là gì bởi lẽ có ít nhất hai lí do. Thứ nhất, chúng ta không có nhiều thông tin về hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Thứ hai, các ngôn ngữ mà chúng ta biết dường như khác biệt nhau trong khi chúng được lập mã và trong việc chúng được lập mã như thế nào. Có thể sử dụng “cấu trúc thời gian cơ sở” vốn tương đối đơn giản, nhưng bao trùm được các ý niệm cơ bản về thời gian như một điểm khởi đầu thuận lợi để xem xét cách các ngôn ngữ trên thế giới biểu thị thời gian giống và khác nhau như thế nào. REFERENCES [1]. Butterfield. Jeremy (ed.) (1999), The argument of time. Oxford: Oxford University Preess. [2]. Carnap, Rudolf (1963), Intellectual Autobiography. In The Philoshophy of Rudolf Carnap, P. A. Schilpp (ed.), 1 – 84. La Sale, IL: Cambridge University Preess. [3]. Coope, Ursula (2005), Time for Aristotle. Oxford: Oxford University Preess. [4]. Dietrich, Rainer (2007), Psycholinguistick. Stutgart: Metzler. [5]. Wolfgang, Klein, (2009), Concept of time, www.mpi.nl/ /klein- wolfgang/ /Klein_2009_Concepts Abstract: In most of modern cultures, metrical calendar time plays an important role. However, the actual use of standard metrical time took place just more than 200 years ago. Yet, human existence and the need to express time started millions of years before that. How can, then, we frame times expressed in different, natural languages? Wolfgang Klein is among those scholars who believe that there is a “basic time structure”, and this kind of structure helps natural languages express time relationships. The article focuses on the time concept of human languages through a set of technical terms related to core properties of basic time structure namely succession, simultaneity,vantage point, time segmentability, time spans, the origo, deictic origo, time quantum,… Besides, various time relationships were also introduced with the focus on the two important technical terms “Theme” and “Relatum”. Keywords: basic time structure, duration, time spans, origo, time quantum, basic vantage point. . origo, lượng t thời gian, vọng điểm cơ sở. Có r t nhiều ý niệm (notion) về thời gian, chẳng hạn như thời gian sinh học, thời gian tuy t đối và thời gian t ơng đối của Newton, thời gian “Form. không m t khái niệm về thời gian có khả năng làm cơ sở cho sự biểu thị các mối quan hệ về thời gian trong các ngôn ngữ t nhiên? Trong hầu h t các nền văn hoá hiện đại, thời gian t nh theo dương. hệ về thời gian. Trường hợp nổi trội nh t là phạm trù thì trong ngữ pháp; trong cách hiểu truyền thống, thì đ t m t sự kiện nào đó vào trong mối quan hệ với m t “trực chỉ origo” (“deictic

Ngày đăng: 23/04/2015, 10:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan