Đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà

74 1.3K 15
Đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 khẳng định: “Mọi người sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai chối cãi được, đó là quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phỳc”. Điều đó chứng tỏ rằng nhân quyền là một giá trị con người luôn hướng tới. Ở Việt Nam, ngay từ xa xưa vấn đề nhân quyền đã được đề cập trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi với tinh thần “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, hay nhân dân ta cú cõu “đỏnh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Đến cách mạng tháng 8/1945 tại Quảng trường Ba Đình, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lại giá trị nhân quyền ẩn chứa trong câu nói: “Khụng có gỡ quý hơn độc lập tự do”. Ngày nay việc bảo vệ nhân quyền không chỉ là vấn đề của một vài quốc gia, mà trở thành vấn đề mang tính quốc tế hay nói cách khác ở đâu có con người thì ở đó có nhân quyền. Đó là một quyền rất thiêng liêng, không ai có thể nhân danh bất kỳ lý do nào để xâm phạm. Chính vì vậy, Liên Hợp Quốc đã thông qua 23 Công ước Quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, quyền con người cũng là một vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là trong lĩnh vực thi hành án phạt tù, vì đây là lĩnh vực tác động trực tiếp đến quyền cơ bản của con người, các thế lực thù địch thường lợi dụng để can thiệp chính trị, gây sức ép với Việt Nam dưới chiêu bài “dõn chủ”, “nhõn quyền” đã và đang làm mất đi giá trị đích thực của công tác thi hành án phạt tù. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc trừng trị người phạm tội và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ đều có ý nghĩa quan trọng như nhau. Với ý đó, khi người bị kết án tù chấp hành án trong trại giam, họ vẫn được hưởng các quyền và lợi ích mà pháp luật không tước bỏ với họ. Do đó, quá trình quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân phải đảm bảo những quyền, lợi ích hợp pháp cho phạm nhân nhằm hướng tới “giỏo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức 1 tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới” 1 . Trại giam Nam Hà là một trong những trại giam có số lượng phạm nhân đụng, cỏc đối tượng phạm tội xâm phạm ANQG chiếm tỷ lệ lớn. Trong những năm qua, các thế lực thù địch vẫn thường lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, chiêu bài dân chủ để vu cáo, xuyên tạc chế độ giam giữ phạm nhân của Nhà nước ta ở Trại giam Nam Hà. Tuy nhiên, bằng việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật trong giam giữ, giáo dục, thực hiện chế độ chính sách đối với phạm nhân, mà Trại giam Nam Hà đã góp phần làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Vậy Trại giam Nam Hà đã đảm bảo quyền của phạm nhân như thế nào? Việc đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục ở đây gặp khó khăn, vướng mắc gì? Với những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích nghiên cứu đề tài: + Làm rừ cỏc quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan đến việc đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân. + Làm rừ cỏc hoạt động thực tiễn của cán bộ Trại giam Nam Hà về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhõn. + So sánh, đối chiếu những vấn đề lý luận với thực tiễn hoạt động công tác quản lý, giáo dục phạm nhân. Nhằm nâng cao nhận thức bản thân, đồng thời rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học. - Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: + Thu thập, nghiên cứu những văn bản pháp luật có liên quan đến đảm bảo quyền cho phạm nhân + Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng việc đảm bảo nhân quyền cho phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. Qua đó nêu ra ưu điểm, nhược điểm của hoạt động trên, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu 1 Điều 1 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù 2 quả hoạt động tổ chức thực hiện và đảm bảo nhân quyền cho phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân và thực tiễn đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: lý luận về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ giáo dục phạm nhân và thực tiễn đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. + Về thời gian và địa bàn: nghiên cứu việc đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà từ năm 2006 đến quý I năm 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mỏc- Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng hệ thống đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước ta trong công tác Thi hành án phạt tù. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh giữa mặt lý luận và thực tiễn trong đảm bảo nhân quyền cho phạm nhân ở Trại giam Nam Hà, đồng thời sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Kết quả của việc nghiên cứu khóa luận sẽ góp phần bổ sung, nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận trong việc bảo đảm nhân quyền cho phạm nhân, đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các trường Công an nhõn dõn. - Về thực tiễn: Khóa luận làm rõ thực trạng đảm bảo nhân quyền trong 3 quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhõn ở trại giam Nam Hà, trên cơ sở đó phát hiện, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong đảm bảo nhõn quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhõn ở trại giam Nam Hà để có phương hướng và giải pháp hoàn thiện. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Khóa luận được chia làm 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân. Chương 2: Thực trạng đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. Chương 3: Một số đề xuất nhằm đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. 4 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO NHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ, GIAM GIỮ, GIÁO DỤC PHẠM NHÂN 1.1. Quan điểm về nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân 1.1.1. Quan điểm của Liên Hợp Quốc về nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân Trong một xã hội văn minh thì quyền con người ngày càng được đề cao, đó là một quyền mang giá trị nhân văn cao đẹp và có tính lịch sử đấu tranh lâu dài, nó cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh đó quyền con người được đặt lên hàng đầu và trở thành mục tiêu chính. Xã hội loài người càng phát triển thì quyền con người ngày càng được quan tâm. Giờ đây quyền con người không còn là mối quan tõm của riêng một quốc gia nào mà trở thành mối quan tõm của toàn nhõn loại. Đã có hơn 23 Công ước Quốc tế được ký kết trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Ngày 10/12/1948 Liên Hợp Quốc chính thức thông qua Tuyờn ngôn quốc tế về quyền con người; ngày 16/12/1966 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định thông qua quyền dân sự và chính trị (Việt Nam gia nhập ngày 24/09/1982) tiếp theo đó là nhiều văn bản đã được cụ thể hóa. Nhân quyền là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, không ai có thể nhân danh dưới bất kỳ lý do nào để xâm phạm. Tuy nhiên, hiện nay ở trên thế giới đã xuất hiện nhiều cách tiếp cận về nhõn quyền, nhưng để xây dựng được một khái niệm thật chính xác về nhân quyền thì cần trải qua một quá trình lõu dài để hoàn thiện. Với sự tiến bộ của xã hội loài người quyền con người ngày càng được bổ sung và hoàn thiện với sự ra đời của nhiều văn bản có giá trị như: Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948); Công ước về quyền dân sự và chính trị (Đại hội đồng Liên Hợp 5 Quốc thông qua ngày 16/12/1966 có hiệu lực từ ngày 23/3/1976) một lần nữa đã khẳng định mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với quyền con người, nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Phạm nhõn là người đã thực hiện hành vi phạm tội, bị Toà án có thẩm quyền ra quyết định buộc phải vào trại giam để chấp hành án. Nhưng cho dù họ bị buộc tội nặng đến đâu thì các cơ quan chức năng đều phải hiểu rằng: “Tù nhân mặc dù bị mất quyền tự do nhưng vẫn được bảo vệ quyền con người” và theo đó quyền của phạm nhân được hiểu là những quyền mà phạm nhân được hưởng theo quy định của pháp luật. Quyền của phạm nhân thật sự cần được quan tâm và đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy định. Cộng đồng quốc tế đó cú những nỗ lực to lớn trong việc xõy dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đảm bảo nhân quyền trong trại giam như: Những nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với tù nhân (Được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội ác và đối xử với tội phạm tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm 1955 và được Hội đồng kinh tế - xã hội phê chuẩn bằng nghị quyết số 663C ngày 31/7/1957 và 2067 ngày 13/5/1977). Công ước chống sự tra trấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo vô nhõn đạo (Được thông qua và ký kết tại nghị quyết 39/46 ngày 10/12/1984 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và có hiệu lực từ ngày 26/6/1977). Các văn bản này đã đề cập ở những khía cạnh khác nhau, phản ánh những vấn đề mang tớnh nguyờn tắc về quyền con người nói chung và quyền của phạm nhân nói riêng. Nguyên tắc 1, Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân (Được thông qua và công bố theo nghị quyết số 45/111 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990) quy định: “Tất cả tù nhân sẽ được đối xử và tôn trọng vì chân giá trị cố hữu của họ, và vì giá trị của con người ”. Điều 10, Hiệp ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị đó nờu: “Tất cả những người bị mất tự do sẽ được đối xử bằng tình người và được tôn trọng vì những chân giá trị cố hữu của con người”. 6 Nguyờn lý cơ bản trong việc bảo vệ tất cả những người đang chịu bất cứ hình thức giam giữ nào, Nguyên tắc 1: “Tất cả những người bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào sẽ được cư xử một cách nhân đạo với sự tôn trọng vì chân giá trị cố hữu của con người”. Điều 5, Hiến chương Châu phi về con người và quyền con người quy định: “Mọi phạm nhân đều có quyền được tôn trọng vì giá trị sẵn có trong một con người và quyền nhận ra vị thế pháp luật của mình”. Hiệp ước của Mỹ về quyền con người cũng đó nờu, tại Điều 5: “Tất cả những người bị tước tự do sẽ được đối xử với sự tôn trọng vì chân giá trị cố hữu của con người”. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã chỉ ra rằng: “Với việc thừa nhận những quyền vốn có và các quyền bình đẳng không thể thay thế được của mọi thành viên, của mỗi gia đình và con người là cơ sở của tự do công bằng và hòa bình trên thế giới” Do vậy “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền, mọi người đều có quyền và bổn phận đối xử với nhau trong tình anh em ”. Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng pháp luật quốc tế đã bày tỏ quan điểm về nhân quyền và nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân. Mặc dù vậy, mỗi chế độ nhà nước khác nhau có thái độ đối xử và chính sách khác nhau đối với phạm nhân. Có quốc gia thì coi phạm nhõn chỉ là “người tạm thời bị cách ly khỏi xã hội ” các nhõn viờn không mặc sắc phục Cảnh sát, không được vũ trang, xưng hô giữa phạm nhân với cán bộ trại giam không tuân theo một quy định riêng, mà tương tự như ngoài xã hội, phớa ngoài nhà tù không có hàng rào sắt và chòi canh, không có lính gác và hệ thống bảo vệ như ở CH Liên bang Đức, nhưng cũng có nơi tù nhân bị tra trấn một cách dã man và vô nhân đạo, nhõn viên trại giam tự cho mình có “quyền sinh quyền sát” trong tay. Ở đó những quyền cơ bản tối thiểu của tù nhân đều bị coi nhẹ như nhà tù Goannatamo là một ví dụ điển hình. Điều mà cả nhân 7 loại đang hướng tới đó là : “Tất cả những người bị mất tự do sẽ được đối xử bằng tình người và được tôn trọng vì những chân giá trị cố hữu của con người” (DIO Hiệp ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị). Tuy nhiên, quyền của phạm nhân cũng cần phải có những giới hạn nhất định, phạm nhân là những người đã có quá khứ phạm tội, họ bị đưa vào trại giam là để “trừng trị và giáo hóa”, nếu như quyền của phạm nhân được quy định quá rộng rói thì hình phạt tù không có tác dụng trừng trị và phạm nhõn dễ nảy sinh tõm lý coi thường pháp luật, không chịu tiếp thu sự giáo dục cải tạo làm mất đi giá trị giáo dục phạm nhân của trại giam. Ngược lại nếu quá thu hẹp quyền của phạm nhân sẽ dẫn tới sự phản tác dụng trong công tác quản lý, giam giữ, giáo dục đồng thời làm nảy sinh yếu tố tiêu cực trong phạm nhân, không yên tõm học tập cải tạo. Chớnh vì vậy việc đặt ra một phạm vi hợp lý trong nhân quyền cho phạm nhân là một vấn đề đáng được quan tâm. Cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa quyền con người và giá trị trừng phạt đối với người phạm tội. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ, đặc biệt là đối với những trẻ em phạm tội. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ em, đây là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người, ở giai đoạn này trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động của môi trường sống, để hạn chế tới mức tối thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của môi trường giam giữ lên sự hình thành nhân cách của trẻ, thì cần phải có những nỗ lực đặc biệt để giúp đỡ họ, trong các văn bản pháp luật quốc tế đã có những quy định cụ thể về việc đảm bảo nhân quyền đối với người chưa thành niên bị giam giữ như: Những nguyên tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc trong việc thi hành pháp luật đối với phạm nhân vị thành niên, Nguyờn tắc 26: “Mục đích của việc đào tạo và cách đối xử với trẻ vị thành niên được sắp xếp trong những nơi giam giữ chúng là đem đến cho chúng sự chăm sóc, bảo vệ, giáo dục và đào tạo nghề với hy vọng giúp đở chúng đảm bảo được vai trò xây dựng xã hội sau này”. 8 Những quy tắc tối thiểu, phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên Quy tắc Bắc Kinh (Đã được Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/11/1985). Qua đây chúng ta có thể thấy rằng trại giam là công cụ bạo lực của nhà nước để trừng trị và giáo hóa người phạm tội giúp họ trở thành người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy trại giam cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của phạm nhân mà không bị pháp luật tước bỏ hoặc hạn chế. Do đó Liên Hợp Quốc cũng đó bày tỏ những quan điểm của mình về đảm bảo nhân quyền trong công tác trại giam để các quốc gia tham gia làm cơ sở áp dụng sao cho phù hợp với công tác trại giam ở mỗi nước. 1.1.2. Quan điểm của Việt Nam về nhân quyền trong quản lý giam giữ giáo dục phạm nhân Với quan điểm con người là trung tõm của các chớnh sánh kinh tế - xã hội. Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhõn tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với tinh thần đó Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế về quyền con người trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương, cũng như quan hệ song phương và đạt được nhiều hiệu quả thiết thực. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia ký kết nhiều Công ước về đảm bảo nhân quyền trên thế giới như: - Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa (Việt nam gia nhập ngày 24/9/1982) - Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Việt nam gia nhập ngày 24/9/1982) - Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (Việt nam là quốc gia đầu tiên phê chuẩn ngày 20/2/1990)… Mặt khác Nhà nước Việt nam đang hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến nhân quyền. Tại Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi và bổ sung năm 2001) là văn kiện pháp lý cao nhất của nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận một cách rừ ràng và toàn diện các quyền con người, Điều 50 Hiến pháp 9 nước CHXHCNVN quy định: “Ở nước CHXHCNVN các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật”. Nội dung của các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương mục của Hiến pháp, đặc biệt được nêu tập trung tại chương 5 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dõn. Các quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đã có các chương cụ thể để bảo vệ quyền con người như: Chương 2: Các tội xõm phạm tớnh mạng, sức khoẻ, nhõn phẩm, và danh dự của con người; Chương 3: Các tội xõm phạm quyền tự do dõn chủ của công dõn; Chương 4: Các tội xõm phạm sở hữu…Ngoài ra quyền con người cũng được quy định tại hơn 40 luật và Bộ luật khác nhau. Hiến pháp và Pháp luật đã thể hiện đầy đủ các quyền cơ bản, phổ biến của con người đã được nêu đến trong Tuyên ngôn nhõn quyền thế giới (1948) và các Công ước quốc tế khác của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Việc đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục, phạm nhõn cũng đã được nhà nước ta hết sức quan tõm, nhằm tạo ra sự tương thích với pháp luật quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể của đất nước. Với quan điểm “Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo hóa” Nhà nước ta đã và đang kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại ” hay “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Nhà nước ta đã có nhiều chế độ chính sách khoan hồng nhân đạo với những người đó có quá khứ phạm tội, nhằm tạo điều kiện cho họ sớm tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người cụng dân có ích cho xã hội. Thực hiện nghiêm túc chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, mặc dù trong điều kiện đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng các trại giam vẫn cố gắng thực hiện đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn về ăn, mặc, ở khám chữa bệnh… cho phạm nhân. Trong thời gian qua, Ủy 10 [...]... hiểu đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân là việc cán bộ trại giam thực hiện đúng đầy đủ và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quyền của phạm nhân theo quy định của pháp luật, với mục đích là đảm bảo quyền con người được thực thi một cách có hiệu quả trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân 1.2.2 Nội dung đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân Trại giam. .. người chưa thành niên phạm tội 1.2.3 Điều kiện đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân 31 Có thể nói rằng, việc đảm bảo nhân quyền trong công tác quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng Thực hiện tốt việc đảm bảo nhân quyền tức là đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của công dân mà phạm nhân không bị tước, thông qua đó làm cho phạm nhân nhận thức... cũng đảm bảo thực hiện quyền của con người trong trại giam một cách tốt nhất, để phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như các quy định của pháp luật quốc tế 1.2 Nhận thức cơ bản về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhõn 1.2.1 Khái niệm đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam Nhân quyền là những hành vi hợp pháp mà cá nhân nhà... quyền cho phạm nhân Có như vậy thì quyền của phạm nhân mới được đảm bảo thực hiện tốt 1.2.3.3 Điều kiện về cơ sở vật chất Để đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân được thực hiện một cách có hiệu quả thì việc xây dựng cơ sở vật chất có một vai trò hết sức quan trọng Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân Thực... ngũ cán bộ của trại, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà Đa số cán bộ chiến sĩ nhiệt tình hăng say với công việc nhưng trình độ vẫn còn hạn chế, chủ yếu được đào tạo qua các lớp vừa học vừa làm tại địa phương nên ảnh hưởng không nhỏ trong việc thực hiện quyền của phạm nhân trong quản lý giam giữ và giáo dục phạm nhân (Xem bảng... số tình hình, đặc điểm có liên quan đến đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà 2.1.1 Tình hình, đặc điểm Trại giam Nam Hà - Vị trí địa lý Trại giam Nam Hà gồm 3 phân trại A, B và C đúng trờn địa bàn xã Ba Sao, huyện Kim Bảng - Hà Nam Phía Đông bắc giỏp xó Khả Phong, phớa Tây bắc giáp Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Tây, phớa Nam giỏp xó Đồng Tâm Xó Phỳ Nghĩa, huyện... nhân và hiệu quả giáo dục, cải tạo phạm nhân Để hướng tới việc đảm bảo nhân quyền trong trại giam được thực hiện một cách có hiệu quả, vấn đề cần đặt ra đó là cụ thể hóa các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho phạm nhân được thực thi Do đú cỏc cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền cần phải tôn trọng và đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, và 14 giáo dục phạm nhân Từ những vấn... cụ thể, chủ động trong việc đầu tư xõy dựng, tránh tình trạng thụ động thiếu thì mới bổ sung Đồng thời đưa đề xuất tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để hỗ trợ kinh phí, nhõn lực, và phương tiện nhằm xõy dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhõn 34 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO NHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ, GIAM GIỮ, GIÁO DỤC PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM NAM HÀ 2.1 Một số tình... chế trại giam ban hành ngày 28/10/2008 cũng đã quy định cụ thể về chế độ, chính sách cho phạm nhân nhằm đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân (Chương III: Quy định chế độ ăn, măc, ở, sinh hoạt và chữa bệnh của phạm nhân; Chương IV: Quy định chế độ lao động, học tập của phạm nhân) Qua đây có thể thấy rằng, Nhà nước Việt Nam đó cú những nỗ lực trong việc đảm bảo quyền sống, được... việc đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và được quy định rõ ở các văn bản pháp luật, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền của phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù Mặc dù họ là những con người phạm tội bị toà án kết án tù và bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân, nhưng họ vẫn được hưởng các quyền công dân trừ những quyền . vấn đề lý luận về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân và thực tiễn đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. - Phạm vi nghiên. nội dung: lý luận về đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ giáo dục phạm nhân và thực tiễn đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. + Về thời gian. dục phạm nhân. Chương 2: Thực trạng đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Nam Hà. Chương 3: Một số đề xuất nhằm đảm bảo nhân quyền trong quản lý, giam giữ, giáo

Ngày đăng: 23/04/2015, 00:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan