Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm và phương pháp tình huống trong dạy-học môn giáo dục học

15 1.9K 1
Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm và phương pháp tình huống trong dạy-học môn giáo dục học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY-HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC 1. Vài ý kiến về quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học đại học là đổi mới theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm. Quan điểm này có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học (QTDH) luôn luôn vận động và phát triển không ngừng chịu sự chi phối của nhiều quy luật, trong đó quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa thầy và trò trong QTDH là quy luật cơ bản. Thầy và trò - Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức. Thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của trò. Trò thì hoạt động tích cực chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận thức và hành động thực tiễn. Bàn về phương pháp dạy học (PPDH) chúng ta phải bàn đến PP dạy của thầy và PP học của trò. Sự phù hợp của PPDH sẽ cho ta hiệu quả thực sự của việc dạy học. Thực chất của quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, đó là hệ phương pháp dạy - học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ PP dạy - tự học, được xem như là một hệ thống PPDH có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Hệ thống các PPDH tích cực lấy người học làm trung tâm là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thực nghiệm ở nhà trường Việt Nam từ nhiều năm. Đó là sự tổng hợp, tích hợp nhiều PP gần gũi nhau như : PP tích cực, PP hợp tác, PP học bắng hành động, PP tình huống, PP nêu và giải quyết vấn đề , và một phần nào đó có sự kết hợp với các PPDH truyền thống được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học. Trải qua quá trình nghiên cứu và vận dụng các PPDH này chúng tôi có thể nêu bốn đặc trưng cơ bản sau đây : - Người học - chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình. - Người học tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn. - Người dạy là thầy học - chuyên gia về học và tự học, là người tổ chức và hướng dẫn quá trình dạy - tự học, quá trình kết hợp cá nhân hoá với xã hội hoá việc học của người học. - Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức. Như vậy, điều hay của các PP này là không phải chỉ để người học dễ hiểu, để rồi học bài mau thuộc, mà còn giúp cho người học đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, phát huy khả năng của họ. Tất nhiên là họ nhớ sâu, nhớ cái mà họ hỏi, nhớ cái mà họ đã tranh luận với bạn và cái đã được thực hành. Điều hay thứ hai là giúp cho người học tự trang bị PP tự học và lòng ham học, sau khi ra đời vẫn muốn học và có thể tiếp tục tự học mãi. Để làm đựơc điều này người thầy giáo phải có đủ trình độ nắm vững đối tượng biết cách tổ chức và điều khiển, khơi gợi, phát triển tư duy cho người học. Trường Đại học An Giang, 06/2007 14 Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin trình bày một số cố gắng của bản thân trong việc vận dụng PP tình huống - một trong những PPDH tích cực lấy người học làm trung tâm vào việc dạy - học môn Giáo dục học ở một số bài cụ thể. 2. Vận dụng PP tình huống trong dạy - học môn Giáo dục học Mục tiêu của khoa sư phạm là đào tạo đội ngũ những người giáo viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực sư phạm cần thiết đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Năng lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó giáo dục học có vai trò quan trọng. Vì vậy phải lấy việc rèn kỹ năng sư phạm (KNSP), năng lực sư phạm làm mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học môn Giáo dục học. Kỹ năng xử lý tình huống phạm (THSP) là một thành tố rất quan trọng tạo nên năng lực sư phạm của người giáo viên. Để đạt được mục tiêu của môn học, giảng viên (GV) phải vận dụng phối hợp nhiều PPDH, cả các PPDH hiện đại và các PPDH truyền thống được cải tiến theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của sinh viên (SV). Một trong những PP cần vận dụng để rèn KNSP cho SV là PP giảng dạy và học tập theo những THSP. Khi áp dụng PPDH theo THSP, có thể chia người học thành từng nhóm nhỏ (từ 5 đến 7 SV). GV đưa THSP nảy sinh trong thực tiễn và yêu cầu các nhóm phân tích, đưa ra kết luận, sau đó GV tổng kết đánh giá chung trên cơ sở kết luận của mỗi nhóm, chỉ ra cái được cái chưa được của mỗi nhóm. Có thể cử hai nhóm cùng giải quyết một vấn đề, mỗi bên tham gia phải bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình cho đến khi cả hai bên thống nhất đựơc ý kiến chung. Đây thường là những THSP giả định hoặc những tình huống có thật, mà người GV đã sưu tầm hoặc đã chứng kiến trong thực tiễn. Những tình huống này được chọn lọc và đưa vào từng bài cụ thể với những yêu cầu phù hợp mục tiêu bài học. PP tình huông có thể còn được giao cho SV tự xây dựng tình huống dựa trên những vấn đề thực tiễn đã xẩy ra trong giáo dục hiện nay. SV tự phân tích và xây dựng các phương án giải quyết đưa ra những kết luận và kiến nghị. THSP là những tình huống có vấn đề trong hoạt động sư phạm là toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong hoạt động sư phạm đòi hỏi tập thể hay cá nhân nhà sư phạm phải suy nghĩ tìm kiếm sử dụng các phương tiện, cách thức mới để giải quyết chúng một cách tối ưu. Điều kiện để có được THSP có vấn đề: Tập thể Sư phạm và cá nhân nhà sư phạm phải nhận thức đựơc những khó khăn (mâu thuẫn nhận thức) chứa đựng trong tình huống đó ; Phải tìm tòi cách lý giải và xử lý tìmh huống đó; phải có những tri thức đáp ứng nội dung cụ thể của tình huống, có KNSP, kinh nghiệm SP tương ứng làm phương tiện xử lý tình huống đó. Mục đích của PP dạy - học theo THSP nhằm làm cho SV phát huy tính chủ động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ tìm tòi phương án giải quyết, nhờ đó tăng cường đựơc các KNSP cần thiết. Khi đánh giá kết quả của SV theo PP này chủ yếu đánh giá ở kỹ năng phân tích vấn đề, đưa ra các phương án, lựa chọn các cách xử lý THSP. PP này hướng SV vào những cái đã biết rồi dẫn dắt họ, thông qua sự phân tích các ý kiến tranh luận của nhóm mà có những nhận thức và tiếp thu kiến thức mới. Như vậy, nêu THSP mới chỉ cung cấp nguyên liệu với những nguyên liệu này SV phải tự tìm lấy cách đi cho mình, tự đi tới quyết định hành động. PP Tình huống còn tạo ra bầu không khí tâm lý cởi mở, tôn trọng, tin cậy hợp tác với nhau, mọi người có thể học tập kinh nghiệm của nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trường Đại học An Giang, 06/2007 15 Một số ví dụ cụ thể : Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” PPDH theo THSP đựoc sử dụng nhiều khi tiến hành giảng dạy và học tập học phần Giáo dục học 2 , phần lý luận giáo dục . */ Dạy - học bài “nguyên tắc giáo dục”, GV yêu cầu SV nghiên cứu tài liệu trước ở nhà.Trọng tâm của bài này SV phải nắm nội dung và biện pháp thực hiện 8 nguyên tắc giáo dục, biết vận dụng lý luận phân tích đánh giá thực tiễn giáo dục. Bằng các phương pháp thyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, hợp tác nhóm, SV có thể tự trình bày phần lý luận, GV tổng kết, kêt luận dựa trên những ý kiến đúng của SV và bổ sung, mở rộng tri thức mới gắn với ví dụ thực tiễn. Phần tiếp theo các nhóm làm việc giải quyết THSP do GV nêu ra, đồng thời yêu cầu mỗi nhóm phải xây dựng được từ 2 đến 3 THSP. Mỗi THSP nêu ra, phải có những phương án giải quyết và thảo luận tìm ra được phương án hay nhất Những THSP có thể như : 1/ Có một học sinh trong lớp chủ nhiệm hay gây gổ với bạn, lực học lại yếu. Một hôm em dũng cảm cùng người khác bắt kẻ gian trả lại xe đạp cho một bạn trong lớp. 2/ Khi sắp hết giờ học, một học sinh làm giáo viên bực mình vì một câu hỏi thắc mắc “hóc búa”ngoài sự chuẩn bị của giáo viên. 3/ Trong giờ chữa bài tập toán, có một học sinh đưa ra cách giải ngắn và độc đáo hơn cách giải của giáo viên. Yêu cầu : SV làm việc nhóm tìm ra cách giải quyết hay nhất và giải thích tại sao ứng xử như vậy ? Phân tích cách ứng xử đó đã phù hợp như thế nào với các nguyên tắc giáo dục? GV cần chuẩn bị thật nhiều THSP đa dạng, điển hình, phù hợp với từng ngành học từ đó giúp SV củng cố tri thức rèn KNSP, gây hứng thú học tập, không khí lớp học sôi nổi, khai thác được vốn kinh nghiệm sống của SV */ Dạy - học bài “Phương pháp giáo dục”. Mục tiêu rèn KNSP ở bài này có phần nâng cao hơn bài trước. Bằng PP tình huống, GV giúp SV không những tìm ra cách xử lý THSP hay, mà còn biết phối hợp hợp lý các PPGD để thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục, hợp từng đối tượng giáo dục, từng hoàn cảnh cụ thể THSP giảng viên nêu ra có thể phức tạp hơn, yêu cầu SV phân tích đánh giá ở mức độ phải vận dụng tổng hợp những tri [...]... Đặc điểm lao động sư phạm của người GV vừa mang tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Đổi mới PPDH theo quan điểm lấy người học làm trung tâm là hoàn toàn mang tính khoa học, việc vận dụng các PPDH tích cực theo quan điểm trên lại mang tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo ở từng bộ môn, từng GV Dạy học ở đại học đòi hỏi người GV phải có sự hiểu biết sâu sắc về nội dung dạy học của từng môn, từng học. .. phần và nhiều lĩnh vực tri thức có liên quan đến phần mình giảng dạy Không thể đổi mới, cải tiến PPDH khi chưa nắm vững nội dụng dạy học Phương pháp tình huống là một trong những phương pháp “tập trung vào người học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV” Việc đưa các PPDH mới vào dạy học ở trường Đại học đòi hỏi có sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo nhà trường, sự quyết tâm nỗ... lý của giáo viên : + Các anh các chị cười xong chưa ? Gần hai chục năm dạy học, tôi chưa thấy lớp học nào tệ như lớp các anh các chị ! + Nói xong cô xách cặp ra khỏi lớp tuyên bố không dạy lớp 11A2 nữa, mặc dù lớp trưởng đã chạy theo cô xin lỗi 16 Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm + Cô đã nghỉ dạy lớp này hai tuần liền, sau đó có sự can thiệp của hiệu trưởng và giáo viên...thức đã học Giảng viên có thể đưa ra THSP như : - Tình huống sư phạm : Ở trường trung học phổ thông A, một cô giáo đã hơn 40 tuổi chưa có gia đình dạy bộ môn sinh học nổi tiếng khó tính.Cô dạy lớp nào là học sinh rất sợ Một hôm cô đang dạy ở lớp 11A2, vì đi đôi dép cao không may cô trượt chân té nằm dài trên bục giảng Nhiều học sinh muốn đến đỡ cô dậy nhưng vì sợ, cô... tiếp tục dạy - Câu hỏi : Hãy phân tích đánh giá cách xử lý của giáo viên trên, rút ra bài học sư phạm ? Nếu là bạn, bạn sẽ phối hợp những PPGD nào để xử lý THSP trên ? Chỉ rõ mục tiêu cần đạt và nội dung giáo dục cần thực hiện trong cách giải quyết của bạn Như vậy, để thực hiện nhiệm vụ học tập SV phải biết huy động các thao tác tư duy ở mức cao, đòi hỏi vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều bài học Với . QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY-HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC 1. Vài ý kiến về quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Xu hướng chung. sự của việc dạy học. Thực chất của quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, đó là hệ phương pháp dạy - học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ PP dạy - tự học, được xem. trong việc vận dụng PP tình huống - một trong những PPDH tích cực lấy người học làm trung tâm vào việc dạy - học môn Giáo dục học ở một số bài cụ thể. 2. Vận dụng PP tình huống trong dạy - học

Ngày đăng: 22/04/2015, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan