Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tỉnh Hà Tây

146 1.5K 3
Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tỉnh Hà Tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thế phát triển khách quan. Điều đó đặt sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước ta nói chung, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của chúng ta nói riêng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ. Tất cả các quốc gia, từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục một cách năng động hơn, hiệu quả trực tiếp hơn những nhu cầu của sự hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Cùng với KH-CN, Giáo dục và Đào tạo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, đề cao là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, là khâu đột phá trong chiÕn lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức sâu sắc chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đến năm 2001: “ Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực sự quan tâm tới việc phát triển giáo dục “ đại trà và mũi nhọn”. Vì thế từ năm 1987 ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước được phép thành lập trường THPT chuyên (trường chuyên biệt) dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện. Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ- Hà Tây có tiền thân là Trung tâm văn hoá giải phóng kháng chiến vùng tự do, thành lập từ năm 1947 tại làng Sêu- Mỹ Đức. Trường có bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành. Đến năm 1997 trường được UBND tỉnh Hà Tây quyết định chuyển thành trường chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo nguồn nhân tài trẻ tuổi cho địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với bề dày truyền thống và thành tích xuất sắc trong mười năm đổi mới, năm 2000 Chủ tịch nước đã phong tặng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ danh hiệu Anh hùng lao động, năm 2003 trường vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng 3. Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã có những đổi mới đáng kể về công tác quản lý dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ trường THPT đại trà sang trường THPT chuyên, nhà trường cũng có những bất cập trong quản lý giáo dục đào tạo như: - Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện học sinh trường chuyên của tỉnh. - Cơ sở vật chất xuống cấp và trong tình trạng chắp vá, sửa chữa, sử dụng tạm thời; các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế, chưa thực sự phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh chuyên. - Nếp dạy và học của trường THPT thời kỳ bao cấp vẫn còn sức ỳ, ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức, lề lối làm việc, học tập của cán bộ và học sinh nhà trường. - Tình trạng học lệch, học thực dụng của học sinh khiến sự đầu tư theo lối thực dụng của cha mẹ học sinh còn quá sâu sắc. Xuất phát việc học tập, nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáo dục, từ thực tiễn công tác, tôi thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học của các trường THPT chuyên nói chung và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nói riêng nhằm rút kinh nghiệm góp phần đề ra các biện pháp quản lý dạy học đồng bộ, có tính khả thi cao, để vừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, vừa đáp ứng được mục tiêu giáo dục - đào tạo mà tỉnh, ngành đặt ra đối với nhà trường. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tỉnh Hà Tây”, người viết mong muốn tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề lý luận và thực trạng quản lý chuyên môn ở trường chuyên, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của nhà trường cũng như chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ- tỉnh Hà Tây. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT nói chung, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nói riêng, đề ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh Hà Tây. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Tây chưa thật toàn diện và đồng bộ; điều này ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường và của tỉnh Hà Tây. Nếu đề ra được những biện pháp quản lý phù hợp hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở trường chuyên tỉnh Hà Tây. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên. - Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ . 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Hiện nay, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ bao gồm học sinh hệ chuyên, hệ phổ thông đại trà và hệ bán công. Nhưng đề tài chỉ đi vào nghiên cứu các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học hệ chuyên của nhà trường. 7. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. + Phương pháp điều tra: Tiến hành bằng phiếu theo các biểu mẫu về thực trạng các biện pháp quản lý dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ trong phạm vi đề tài nghiên cứu. + Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là một chức năng lao động - xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã biết phối hợp các nỗ lực cá nhân để thực hiện mục tiêu duy trì sự sống., Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hôi, nhu cầu phối hợp các hoạt động riêng lẻ càng tăng lên. Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân, của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp đến một tập thÓ nhỏ như tổ chuyên môn, tổ sản xuất, bao giờ cũng có hai phân hệ : Người quản lý và đối tượng được quản lý. Sự cần thiết của quản lý trong một tập thể lao động được K.Marx viết : "Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì Ýt nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng "(K.Marx và Ăng Ghen-toàn tập, tập 23 trang 34- NXB Chính trị quốc gia). Như vậy K.Marx đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà nước. các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống. Cho nên khi đưa các định nghĩa về quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hình quản lý cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu của mình. Theo GS Hà Sĩ Hồ : "Quản lý là một quá trình tác động có định hướng có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định".[20] Theo GS Nguyễn Ngọc Quang : "Quản lý là tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến".[31 - Tr35] Theo Nguyễn Minh Đạo: ”Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [13 - Tr28]. Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” (26 - Tr28). Từ các cách định nghĩa trên ta thấy: Quản lý dù nhìn ở góc độ nào thì nó cũng là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu chung. Quá trình tác động này được vận hành trong một môi trường xác định. Cấu trúc hệ thống quản lý được thể hện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý Quản lý thông qua quy trình kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Như vậy, khái niệm QL thường được hiểu như sau: Quản lý là sự tác động có ý thức thông qua kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người QL và phù hợp với quy luật khách quan. 1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục * Khái niệm về giáo dục Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày, con người nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết Êy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. Lúc đầu giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, sau đó trở thành một hoạt động có ý thức. Ngày nay giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình, kế hoạch, C«ng cô Chñ thÓ QL Ph¬ng ph¸p §èi tîng QL Môc tiªu QL M«i trêng qu¶n lý có nội dung, phương pháp hiện đại và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người. Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội loài người, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được thừa kế, bổ sung và trên có sở đó, xã hội loài người không ngừng tiến lên. * Khái niệm về quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Theo M.M Mechti-Zade, nhà lý luận Xô Viết trước đây: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính ) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng và chất lượng. Theo GS Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước. Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống các tác động cho mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới. Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng những nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục. Ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT; ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông. Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình kế hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội. Phải có một lực lượng đông đảo những người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Quản lý giáo dục có tính xã hội cao. Bởi vậy cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng phục vụ công tác giáo dục. Nhà truờng là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất, đồng thời lại là chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục. Tóm lại: Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà QL giáo dục trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo. 1.1.3. Khái niệm quản lý nhà trường Nhà trường là một thiết chế xã hội thể hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sù duy trì và phát triển của xã hội. Thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội và theo những dấu hiệu phân biệt tính mục đích tập chung hay tính hẹp được “chiết xuất”; tính tổ chức và kế hoạch hoá cao; tính hiệu quả của giáo dục - đào tạo cao nhờ quá trình truyền thụ có ý thức tổ chức; tính chuyên biệt tương đối hay tính lý tưởng hoá các giá trị xã hội; tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tính chất phân biệt đối xử theo sự phát triển tâm lý và thể chất. Thực chất của quản lý giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường được vận hành theo đúng mục tiêu. Trường học là những tế bào quan trọng của hệ thống giáo dục. Những tế bào có hoạt động tốt, hiệu quả, đúng mục tiêu thì hệ thống giáo dục mới thực hiện được những mục tiêu xã hội giao phó. Vì vậy, để trường học vận hành và phát triển thì cần phải quản lý. Quản lý trường học có thể hiểu như một bộ phận của quản lý giáo dục nói chung. Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh. Bản chất của việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục. Quản lý nhà trường là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Theo GS Phạm Minh Hạc: ”Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. [17 - Tr71] GS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: ”Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”.[31 - Tr34] Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định cuả một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. Vì thế quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của [...]... trờn thỡ ngi qun lý khụng nhng thc hin tt phng phỏp kinh t trong qun lý giỏo dc m cũn lm tt phng phỏp tõm lý xó hi ca qun lý giỏo dc S 2: S túm tt ni dung qun lý hot ng dy v hc Quản lý hoạt động dạy và học Quản lý hoạt động dạy của giáo viên Nguồn kinh phí Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học Quản lý hoạt động học của học sinh 1.2.3 Nhng c thự ca QL hot ng dy hc trng THPT chuyờn * V... qun lý hot ng dy v hc khụng nhng ch qun lý hot ng dy ca thy, qun lý hot ng hc ca trũ m cũn phi qun lý nhng iu kin vt cht-k thut, iu kin v kinh phớ phc v cho quỏ trỡnh dy v hc trong nh trng * Qun lý hot ng dy ca thy Hot ng dy ca thy l hot ng ch o trong quỏ trỡnh dy hc Qun lý hot ng ny bao gm: Qun lý vic thc hin chng trỡnh dy hc, qun lý vic son bi v chun b lờn lp, qun lý gi lờn lp ca giỏo viờn, qun lý. .. QL nh trng * Bin phỏp qun lý hot ng dy hc L ni dung, cỏch thc, cỏch gii quyt mt vn c th no ú ca ch th qun lý Trong qun lý giỏo dc, bin phỏp qun lý l t hp nhiu cỏch thc tin hnh ca ch th qun lý nhm tỏc ng n i tng qun lý gii quyt nhng vn trong cụng tỏc qun lý, lm cho h qun lý vn hnh t mc tiờu m ch th qun lý ó ra v phự hp vi quy lut khỏch quan Trong nh trng, bin phỏp qun lý hot dy v hc l nhng cỏch...qun lý giỏo dc y mnh mi hot ng ca nh trng theo mc tiờu o to Qun lý nh trng v c bn khỏc vi qun lý cỏc lnh vc khỏc õy nhng tỏc ng ca ch th qun lý l nhng tỏc ng ca cụng tỏc t chc s phm n i tng qun lý nhm gii quyt nhng nhim v giỏo dc ca nh trng ú l h thng tỏc ng cú phng hng, cú mc ớch, cú mt quan h qua li ln nhau, ph thuc ln nhau Qun lý nh trng l mt hot ng c thc hin trờn c s nhng quy lut chung ca qun lý, ... cú hiu qu c s vt cht - k thut trong vic dy v hc + T chc qun lý tt c s vt cht - k thut trong nh trng Ni dung qun lý c s vt cht - k thut phc v dy v hc trong nh trng, bao gm: - Qun lý trng lp, phũng hc, bn gh, bng - Qun lý cỏc trang thit b phc v dy hc, hot ng ca cỏc phũng b mụn, phũng chc nng - Qun lý th vin trng hc vi cỏc sỏch bỏo, ti kiu - Qun lý dựng hc tp ca hc sinh Tt c cỏc ni dung trờn u cn thit,... tỏc qun lý v mụ, B GD v T ó xõy dng c mt s vn bn phỏp quy cho loi hỡnh trng THPH chuyờn - Hng dn ni dung dy hc cỏc mụn chuyờn trng THPT chuyờn (ỏp dng t nm hc 2001-2002) - Quy ch trng THPT chuyờn (ban hnh kốm theo quyt nh s 05/2002/Q-BGD ngy 11/03/2002 ca B trng B GD v T) 1.2 Mt s vn lý lun v qun lý hot ng dy hc trng THPH chuyờn 1.2.1 Trng THPH trong h thng giỏo dc quc dõn * V trớ trng THPT iu 2,... Qun lý nh trng khỏc vi cỏc loi qun lý xó hi khỏc, c quy nh bi bn cht lao ng s phm ca ngi giỏo viờn, bn cht ca quỏ trỡnh dy hc, giỏo dc Trong ú mi thnh viờn ca nh trng va l i tng qun lý va l ch th t hot ng ca bn thõn mỡnh Sn phm to ra ca nh trng l nhõn cỏch ngi hc sinh c hỡnh thnh trong quỏ trỡnh hc tp, tu dng rốn luyn v phỏt trin theo yờu cu ca xó hi v c xó hi tha nhn Qun lý nh trng l phi qun lý ton... quan n gi lờn lp bo m c nhng yờu cu qun lý gi lờn lp, hiu trng cn xõy dng v quy nh rừ ch thc hin v kim tra s dng thi khoỏ biu nhm kim soỏt cỏc gi lờn lp, duy trỡ nn np dy hc, iu khin nhp iu dy hc v to nờn bu khụng khớ s phm trong nh trng - Qun lý vic d gi v phõn tớch s phm bi hc Nột c thự c bn lm cho qun lý trng hc khỏc vi cỏc dng qun lý khỏc l trong qun lý trng hc cú hot ng d gi v phõn tớch s phm... hi Hc tp l c hi quan trng nht giỳp mi cỏ nhõn phỏt trin v thnh t * Qun lý hot ng dy hc L quỏ trỡnh ngi hiu trng hoch nh, t chc, iu khin, kim tra hot ng dy hc ca giỏo viờn nhm t c mc tiờu ó ra Trong ton b quỏ trỡnh qun lý nh trng thỡ qun lý hot ng dy hc ca hiu trng l hot ng c bn nht, quan trng nht Qun lý hot ng dy hc thc cht l qun lý quỏ trỡnh truyn th tri thc ca i ng giỏo viờn v quỏ trỡnh lnh hi kin... hc chuyờn nghip) hoc i vo cuc sng xõy dng, bo v T quc tui t 15 18, hc sinh THPT cú cỏc iu kin v tõm - sinh lý, trớ tu v th cht phỏt trin nhõn cỏch ton din Cht lng hc tp bc hc ny quyt nh nng lc lm vic, t duy sỏng to, k nng sng ca mi con ngi * Mc tiờu, ni dung v k hoch o to ca trng THPT - Mc tiờu giỏo dc THPT "Giỏo dc THPT nhm giỳp hc sinh cng c v phỏt trin nhng kt qu ca giỏo dc THCS, hon thin . quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nói riêng, đề ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, . trường chuyên tỉnh Hà Tây. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên. - Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của trường. của tỉnh Hà Tây. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • 4. Giả thuyết khoa học

  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

  • 7. Phương pháp nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

  • 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

    • 1.1.1. Khái niệm về quản lý

      • Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý

      • 1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục

        • * Khái niệm về giáo dục

        • * Khái niệm về quản lý giáo dục

        • 1.1.3. Khái niệm quản lý nhà trường

        • 1.1.4.Khái niệm về biện pháp quản lý họat động dạy học

          • * Dạy học

          • * Quản lý hoạt động dạy học

          • * Biện pháp quản lý hoạt động dạy học

          • 1.1.5. Khái niệm trường PTTH chuyên

          • 1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPH chuyên

            • 1.2.1. Trường THPH trong hệ thống giáo dục quốc dân

              • * Vị trí trường THPT

              • * Mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo của trường THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan