Vận dụng phương pháp ABC để tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại đa phát”

94 1.2K 13
Vận dụng phương pháp ABC để tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại đa phát”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào vận hội mới với những cơ hội và thách thức mới. Khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra cũng là lúc Việt nam gia nhập WTO, đòi hỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để tạo chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay sự cạnh tranh đó ngày càng gay gắt hơn khi các công ty nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam nhiều hơn và sự lạm phát làm cho giá cả tăng cao cũng gây ra nhiều áp lực cho các doanh nghiệp. Vì thế cần nâng cao năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm trở thành yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Sản phẩm ngành Dây Cáp Điện không chỉ mang tính kinh doanh mà còn thể hiện cả tính trình độ công nghệ thông tin và thiết yếu đến đời sống con người. Chất lượng hàng hóa sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của con người. Hiện nay Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát tính giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống. Đây là phương pháp tính giá mà chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên một tiêu thức là chi phí nguyên vật liệu chính. Việc áp dụng một phương pháp tính giá mới đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho yêu cầu quản lý là vấn đề cấp thiết cho các doanh nghiệp. Phương pháp ABC có thể giúp cho các doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động, đây là cơ sở để xác định hoạt động nào tạo ra giá trị hay không tạo ra giá trị, từ đó cải tiến quá trình, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với thị trường sản xuất nói chung cũng như dây cáp điện nói riêng. Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát và kết hợp với lý thuyết được học ở môn kế toán quản trị, em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương pháp ABC để tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát” Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, khóa luận này không thể tranh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Rất mong được sự góp ý của thầy, các anh chị và ban lãnh đạo công ty để khóa luận này được hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. - Hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp ABC để tính giá thành sản phẩm. - Mô tả, đánh giá thực trạng tính giá tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. - Tính giá dựa trên phương pháp ABC tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. - So sánh việc thực hiện phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp ABC để tính giá thành sản phẩm. Đây là cơ sở để xác định hoạt động nào tạo ra giá trị hay không tạo ra giá trị, từ đó cải tiến quá trình sử dụng thông tin từ ABC cho việc quản trị dựa trên hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Đề tài nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và thu thập số liệu thực tế để trình bày các vấn đề tính giá tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. Nguồn số liệu được lấy từ phòng kế toán và từ các giáo trình, tạp chí, internet. 4. Phạm vi nghiên cứu. Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát là một doanh nghiệp về lĩnh vực sản xuất dây cáp điện, ổn áp. Tuy nhiên đề tài của em tập trung chủ yếu vào bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm không nghiên cứu toàn bộ các hình thức kế toán khác. Chủ trọng vào nghiên cứu vận dụng phương pháp ABC để tính giá thành tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. 5. Bố cục đề tài. • Mục lục • Lời mở đầu • Chương 1: Cơ sở lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC. Chương 2: Thực trạng về công tác tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. • Chương 3: Vận dụng phương pháp ABC để tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. • Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị về tình hình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. • Kết luận • Tài liệu tham khảo • Phụ lục CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO HOẠT ĐỘNG (PHƯƠNG PHÁP ABC) 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.1.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải chi ra cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Có rất nhiều cách phân loại chi phí nhưng sau đây là hai cách phân loại phổ biến  Phân theo chức năng hoạt động: - Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng (bộ phận) sản xuất có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục chi phí sau đây:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Chi phí lao động tực tiếp  Chi phí sản xuất chung - Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí của doanh nghiệp phải chi để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và chi cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Chi phí ngoài sản xuất được chia làm hai loại:  Chi phí bán hàng  Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí thời kỳ: bao gồm những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán, là những chi phí trực tiếp làm giảm lợi tức trong kỳ. - Chi phí sản phẩm: bao gồm các chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào để bán lại.  Phân theo cách ứng xử của chi phí - Biến phí ( variable costs) là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Xét về tính chất tác động biến phí chia làm hai loại:  Biến phí tỷ lệ  Biến phí cấp - Định phí ( fixed costs) là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi . - Chi phí hỗn hợp ( mixed costs) là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tổ biến phí lẫn định phí. 1.1.2 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm  Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành - Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kỳ trước. - Giá thành thực tế: là loại giá thành được xây dựng sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ sản xuất được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Giá thành định mức: là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.  Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh ở phân xưởng sản xuất. - Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn được gọi giá thành đầy đủ gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. 1.1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xét về mặt chất thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống nhau nhưng xét về mặt lượng thì chúng khác nhau về mặt sau: - Chi phí sản xuất chí tính những chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm) không tính đến những chi phí liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là một số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - Chi phí sản xuất tính cho một kỳ, còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang Công thức tính tổng giá thành sản phẩm: = + - - 1.1.4 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Để có được các thông tin về chi phí và giá thành đầy đủ, chính xác đòi hỏi phải tổ chức tốt hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành - Xác định chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Lựa chọn phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành thích hợp. - Xây dựng trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành hợp lý. - Lập báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định. Tổng giá thành sản phẩm CPSX kỳ trước chuyển sang CPSX trong kỳ CPSX chuyển sang kỳ sau Các khoản giảm chi phí 1.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO THEO PHƯƠNG PHÁP ABC 1.2.1 BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP ABC 1.2.1.1 Khái niệm về phương pháp ABC Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng khắc nghiệt trên thị trường. Để có thể đứng vững và thành công, các doanh nghiệp phải có sự thích ứng nhanh, kiểm soát và tiết kiêm chi phí sản xuất nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm, giá bán sản phẩm song song với việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thế nhưng, để có được những quyết định chính xác, những nhà quản lý phải có những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật. Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính chi phí theo hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan, và H. Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp ABC. “ABC là một phương pháp định giá sản phẩm trong đó chi phí sản xuất chung được phân bổ vào từng hoạt động cụ thể. Những chi phí theo hoạt động này sau đó sẽ được phân bổ cho các đối tượng tính giá thành như sản phẩm, dịch vụ hay vào các đối tượng tạo ra hoạt động đó thông qua các kích tố chi phí” Nguyên tắc cơ bản của ABC là các hoạt động phát sinh các giao dịch, những giao dịch phát sinh chi phí gắn kết với các hoạt động. Để phân bổ chi phí sản xuất 1 cách chính xác cho sản phẩm, ABC phân bổ chi phí cho từng công đọan dựa trên sự tiêu tốn tài nguyên của công đọan đó, sau đó mới phân bổ chi phí xuống từng đối tượng chi phí dựa trên sự sử dụng các công đọan của đối tượng chi phí đó. ABC có thể cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định về chiến lược giá, chi phí vốn và hiệu quả kinh doanh. ABC không làm giảm hay thay đổi giá thành so với các phương pháp truyền thống. Nó chỉ cung cấp thông tin về sự tiêu HOẠT ĐỘNG CHI PHÍ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ thụ tài nguyên chi phí sản xuất thật sự xảy ra. Đây là một phương pháp tính chi phí được sử dụng để tính thẳng chi phí chung vào các đối tượng tính chi phí . Những đối tượng này có thể là các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hoặc khách hàng… ABC cũng giúp cho nhà quản lý ra được những quyết định đúng tương ứng với cơ cấu sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp mình. 1.2.1.2 Hoạt động và các tác nhân tạo chi phí trong phương pháp ABC 1.2.1.2.1 Hoạt động Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt động khác nhau. 1.2.1.2.2 Nguồn lực Nguồn lực là một yếu tố kinh tế được sử dụng để thực hiện các hoạt động. Con người, dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng… là những ví dụ về nguồn lực. 1.2.1.2.3 Tác nhân tạo chi phí Tác nhân tạo chi phí ( cost drive) là bất kỳ yếu tổ nào mà nó có tác động làm thay đổi chi phí của một hoạt động. Giả định chính của hệ thống ABC là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện bởi các hoạt động. Các nguồn lực này sử dụng các nguồn lực từ đó tạo ra chi phí. Các nguồn lực được phân bổ đến hoạt động, sau đó đến đối tượng nhận chi phí. Với ABC chi phí sản xuất chung được phân bổ đến đối tượng nhận chi phí bằng cách xác định các hoạt động, các nguồn lực, chi phí của chúng và số lượng cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Bảng 1.1: Hoạt động và tác nhân hoạt động trong ABC Hoạt động Tác nhân hoạt động Chi phí hoạt động Mua nguyên vật liệu Số lượng NVL được mua Chi phí mua NVL Vận hành máy móc Số giờ máy hoạt động Chi phí sử dụng máy móc Xử lý NVL Số lượng NVL được xử lý Chi phí xử lý NVL Giám sát sản xuất Số công nhân, phân xưởng Lương cho người giám sát Kiểm tra chất lượng Số sản phẩm linh kiện Lương cho người kiểm tra 1.2.1.2.4 Nguồn phát sinh chi phí Nguồn phát sinh chi phí là một nhân tố, một khía cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí. Một hoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ những khía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thể được coi là nguồn phát sinh chi phí. 1.2.2 TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP ABC Sau đây là trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC. Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí theo phương pháp ABC … 1.2.2.1 Chi phí trực tiếp 1.2.2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nữa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp theo mã của từng sản phẩm, được tính trực tiếp vào giá của sản phẩm.  Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Tài khoản sử dụng: 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp Trung tâm chi phí hoạt động N Trung tâm chi phí hoạt động 1 Tính trực tiếp Các trung tâm chi phí hoạt động Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí khác ĐỐI TƯỢNG CHỊU PHÍ ( Sản phẩm, khách hàng, khu vực….) Tính trực tiếp Bên Nợ: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho kỳ sau - Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ vào giá thành sản phẩm TK 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng NVL và không có số dư cuối kỳ Phương pháp hạch toán: - Xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK 621 Có TK 152 Giá thực tế nguyên vật liêu xuất dùng - Mua ngoài nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản xuất: Nợ TK 621 Giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng Nợ TK 133 Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111,112,331… số tiền phải trả cho người bán - Cuối tháng nhập lại nguyên vật liệu không sử dụng hết trả lại kho: Nợ TK 152 Có 621 Giá thực tế nguyên vật liệu nhập lại kho Trường hợp để lại vật liệu thừa cho tháng sau: - Kế toán ghi bút toán đỏ để giảm chi phí vật liệu trong tháng Nợ TK 621 Có TK 152 Giá trị nguyên vật liệu để lại từ tháng trước - Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có 621 Chi phí nguyên vật liệu [...]... 250.000 250.000 Tổng cộng chi phí gián tiếp 2.805.385 1.594.615 Số lượng sản phẩm sản xuất 90.000 30.000 Giá thành đơn vị của chi phí sản xuất 31,17$ 53,15$ Tại công ty chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được tính như sau : Khoản mục trực tếp Giá thành đơn vị của chi phí sản xuất gián tiếp Tổng giá thành sản phẩm Thấu kính phức thường (N) Giá thành đơn vị của chi phí sản xuất Thấu kính bình tạp... mục chi phí Thấu kính bình Thấu kính phức thường (N) tạp (C) Chi phí gián tiếp 2.700.000 1.800.000 Số lượng sản phẩm sản xuất 90.000 30.000 Giá thành đơn vị của chi phí sản xuất gián 30$ 60$ tiếp Tại công ty chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được tính như sau : Khoản mục chi phí Thấu kính bình Thấu kính phức thường (N) Giá thành đơn vị của chi phí sản xuất tạp (C) Giá thành đơn vị của chi phí sản. .. cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợp lý hơn so với phương pháp kế toán chi phí truyền thống Theo phương pháp ABC, giá thành sản phẩm không chỉ bao gồm chi phí sản xuất mà là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý Do tỷ trọng chi phí gián tiếp ngày càng lớn, việc không phân bổ các chi phí này vào giá thành sản phẩm có thể dẫn... sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung Như vậy, tỷ lệ chi phí SX chung /giờ công trực tiếp 4.500.000 ÷ 50.000 = 90$ Optique Inc Đã sử dụng 30.000 giờ công lao động trực tiếp để sản xuất sản phẩm N và 20.000 giờ công để sản xuất sản phẩm C Phân bổ chi phí sản xuất chung N : 30.000 × 90 = 2.700.000$ C : 20.000 × 90= 1.800.000$ Tại công ty Optique Inc có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công. .. sản xuất chung cho 2 sản phẩm trên đã làm cho chi phí sản xuất của sản phẩm N tăng thêm và làm cho chi phí sản xuất của sản phẩm C giảm xuống Kết quả trên cho thấy việc tính giá thành theo 2 phương pháp truyền thống và phương pháp ABC có sự chênh lệch nhất định Tuy nhiên, sử dụng phương pháp ABC có thể thấy rõ quá trình phát sinh chi phí từ các hoạt động đến sản phẩm Vận dụng ABC, kế toán quản trị có... tính toán ở trên cho ta thấy, nếu công ty Optique Inc phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm N và C lần lượt là 30$, 60$ Theo phương pháp ABC thì phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm N và C lần lượt là 31,17$, 53,15$ Vậy theo cách chọn số giờ công lao động trực tiếp làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản. .. khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm TK 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng và không có số dư cuối kỳ Phương pháp hạch toán: - Căn cứ vào “Bảng tính lương và BHXH”phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. .. bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phong phú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau của nhà quản trị ABC quan tâm đến tất cả các loại chi phí chung và đưa kế toán quản trị vượt ra khỏi khuôn khổ nhà máy sản xuất trong môi trường sản xuất hiện đại CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. .. Số máy móc công ty đang sử dụng được nhập từ Đức, Nhật, Ý, Đài Loan Công ty TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐA PHÁT có đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề có nhiều kinh nghiệm và lòng nhiệt tình trong công việc 2.1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐA PHÁT 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ... tiếp vào các khoản tính giá thành theo từng đối tượng Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp 1.2.2.2 Chi phí gián tiếp Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSX gián tiếp cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được tiến hành theo hai giai đoạn phân biệt đó là: Tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp vào các bộ phận và hoạt động 1.2.2.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất gián . toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC. Chương 2: Thực trạng về công tác tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. •. pháp ABC để tính giá thành sản phẩm. - Mô tả, đánh giá thực trạng tính giá tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát. - Tính giá dựa trên phương pháp ABC tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại. quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài Vận dụng phương pháp ABC để tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Đa Phát” Do thời gian và trình độ còn nhiều

Ngày đăng: 22/04/2015, 19:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan