Quyết tâm phấn đấu phát triển nhà trường về mọi mặt, đặc biệt về quy mô và chất lượng

67 266 0
Quyết tâm phấn đấu phát triển nhà trường về mọi mặt, đặc biệt về quy mô và chất lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 I- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ XV đã xác định "Quyết tâm phấn đấu phát triển nhà trường về mọi mặt, đặc biệt về quy mô và chất lượng". Quán triệt Nghị quyết này trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình và giáo trình luôn luôn là một đề tài thu hút sự quan tâm chú ý của các giáo viên khoa Anh nói chung và của giáo viên tổ dịch khoa Anh nói riêng. Cải tiến chương trình với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên tổ dịch chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành xây dựng chủ điểm thực tập phiên dịch tại trường với những lý do sau: Thứ nhất, xã hội phát triển, mối giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế về văn hoá, kinh tế, xã hội ngày càng được mở rộng. Cần thiết nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tri thức, thông tin tìm hiểu cơ hội hợp tác nước ngoài, đồng thời cũng cần thiết tạo ra yêu cầu về các phiên dịch có năng lực, có đủ tri thức và khả năng làm việc, giao tiếp trong các lĩnh vực mọi mặt của xã hội như về văn hoá, giáo dục, chính trị, y tế, du lịch, thương mại… Thứ hai, trong thực tế sinh viên chưa có môi trường thực tế để thực tập phiên dịch. Nhiều sinh viên sau khi ra trường khả năng phiên dịch còn yếu chưa thể đảm nhận vai trò cầu nối ngôn ngữ của mình với đối tác nước ngoài. Do họ chưa được tiếp xúc làm quen với những công việc thâm nhập thực tế như Hội thảo quốc tế, họp báo, các cuộc ký kết, đàm phán và các buổi toạ đàm về kinh tế, chính trị, ngoại giao… Thứ ba, do không được thực tập bên ngoài hoặc khó khăn trong việc xin thực tập ở các cơ quan, số lượng sinh viên phiên dịch ra trường có thể bươn chải trên thị trường hoặc tạm ổn về chất lượng và được thị trường chấp nhận còn ít. Vì tất cả các lý do đã nêu trên chúng tôi quyết định chọn cải tiến chương trình thực tập phiên dịch bằng việc xây dựng chủ điểm thực tập phiên dịch tại trường đáp ứng nhu cầu tham gia thực tiễn của sinh viên phiên dịch và cũng đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng mà nhà trường đã đề ra. 2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cải tiến chương trình thực tập phiên dịch cho sinh viên hệ phiên dịch nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sinh viên phiên dịch cho nhà trường cũng như cho xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Nhiệm vụ cụ thể là xác định được hướng cải tiến chương trình để đi đến xây dựng chủ điểm phiên dịch phù hợp cập nhật thông tin sát với thực tiễn mà sinh viên thực tập. 4. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng chủ điểm cơ bản cho sinh viên thực tập phiên dịch tại trường. Những chủ điểm đó là: a) Năm APEC Việt Nam "Hướng tới một cộng đồng phát triển bền vững và thịnh vượng" b) Chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. c) Việt Nam gia nhập WTO d) Thay đổi khí hậu toàn cầu e) Chất lượng giáo dục đại học f) Vấn đề HIV/AIDS ở Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu - Cần có sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận từ việc đào tạo các cử nhân ngoại ngữ có thể biên phiên dịch sang việc đào tạo các phiên dịch chuyên nghiệp, cũng như chuyển từ quan niệm dạy dịch để phát triển kỹ năng tiến sang dạy các kỹ năng đặc thù của nghề phiên dịch. - Cố gắng xây dựng theo phương hướng tầng bậc, theo các giai đoạn phát triển các kỹ năng như nghe, tập trung ghi nhớ, ghi chép, thuyết trình trong dịch nói, hoặc các kỹ năng phân tích văn bản, xử lý các vấn đề ngôn ngữ, diễn đạt thông điệp trong dịch viết kịch bản, kết hợp với phương pháp modun theo các chủ đề thường gặp nhất của người phiên dịch. Có như vậy mới có thể phát triển đồng thời các kỹ năng về tiếng lẫn kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ biên phiên dịch cho sinh viên. Mặc dù có sự lồng ghép giữa kỹ năng và chủ đề nhưng yếu tố kỹ năng sẽ được ưu 3 tiên khi xây dựng chương trình chủ điểm thực tập phiên dịch. 6. Cấu trúc nghiên cứu: Phần I: Mở đầu Phần II: Trình bày nghiên cứu: gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn, tập trung vào vấn đề dịch thuật nói chung, vấn đề biên dịch và phiên dịch, loại hình phiên dịch, các phẩm chất cần có của phiên dịch viên, sự cần thiết của trang thiết bị kỹ thuật trong việc dạy và hướng dẫn thực tập. Chương 2: Giới thiệu chung về chương trình xây dựng chủ điểm thực tập phiên dịch. Đề cập đến các bước xây dựng chương trình chủ điểm thực tập phiên dịch và nội dung của chủ điểm được xây dựng để phục vụ thực tập phiên dịch, phương thức tiến hành thực tập và kiểm tra đánh giá. Chương 3: Một số điểm mạnh và điểm yếu của chương trình trình bày kết quả phân tích điểm mạnh. Sau khi tổ chức thực tập phiên dịch, bình luận và đưa ra một số hạn chế cần phải khắc phục của thực tập phiên dịch tại trường. Phần III: Kết luận Trình bày những kết quả chính của nghiên cứu, những kiến nghị liên quan đến việc thực tập phiên dịch tại trường ĐHNN - ĐHQGHN đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo. Phần IV: Kịch bản chủ đề và tài liệu liên quan đến chủ đề. Trìh bày kịch bản chủ đề và đưa ra một số tài liệu gốc cần thiết đến chủ đề cần xây dựng kịch bản (kèm theo băng phim tài liệu về chủ đề và băng quay thực tập của sinh viên về chủ đề). 4 II - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Vấn đề dịch thuật nói chung Nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến công tác dịch thuật. Dịch giả nổi tiếng Danila Seleskovitch đã viết: "Bất cứ điều gì được trình bày trong một ngôn ngữ cũng đều có thể được thể hiện bằng một ngôn ngữ khác". (Seleskovitch, D, 1985: Truyền thống dịch). Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, dịch thuật đã trở thành một phần thiết yếu trong xã hội hiện đại, nó đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nhận thức và quan hệ xã hội. Vậy dịch thuật là gì? Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dịch thuật theo Peter Newmark thì: "Dịch thuật là quá trình chuyển nghĩa của một văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác theo đúng ý tác giả" (Newmark.P.1988: Giáo trình dịch, trang 5). Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: "Đó là quá trình chuyển nghĩa từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích" "Qune.W.Vo.1959: Ngữ nghĩa và dịch) Theo những định nghĩa trên thì bản chất của dịch thuật có những đặc trưng sau đây: + Dịch liên quan tới cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. + Dịch là một quá trình hoạt động ngôn ngữ đặc biệt. + Yêu cầu của quá trình dịch là phải chuyển tải đầy đủ và chính xác nội dung của văn bản gốc sang văn bản dịch một cách tự nhiên, chân thật. - Từ cách nhìn nhận về bản chất của dịch thuật, chúng ta có thể thấy quá trình dạy và học dịch có những nét đặc trưng cơ bản sau: + Hoạt động dịch là quá trình sinh viên thực hành các kiến thức thư pháp, kỹ năng cơ bản trong lý thuyết dịch đòi hỏi môt quá trình luyện tập nghiêm túc, bền bỉ hình thành kỹ năng dịch cơ bản và dần nâng cao thành kỹ xảo. + Hoạt động dịch là một quá trình hoạt động ngôn ngữ, nhưng là một hoạt động ngôn ngữ đặc biệt, trong đó ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch thực hành song song. + Hoạt động là quá trình vận dụng các kiến thức về lý thuyết ngôn ngữ, văn 5 hoá, lịch sử, các kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng giao tiếp xã hội. 1.2. Vấn đề biên dịch và phiên dịch * Biên dịch được hiểu là quá trình dịch, chuyển tải đầy đủ và chính xác nội dung của văn bản gốc sang văn bản dịch một cách tự nhiên dưới dạng viết hay biên dịch còn gọi là dịch viết. Những ai đã từng dịch viết, nhất là dịch văn học hầu hết đều gặp trường hợp hiểu hết, hiểu rõ văn bản tiếng nước ngoài nhưng rất khó dịch sang tiếng Việt, thậm chí không thể dịch được mà nhiều khi cả một đoạn văn chỉ "mắc" ở một từ. Sở dĩ như vậy vì người dịch không tìm ra được các cách diễn tả tương đương giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Như vậy các cách diễn ta tương đương giữa hai thứ tiếng, kỹ năng phát triển và tạo ra các cách diễn tả tương đương rất cần thiết đối với người dịch. Phần lớn các giáo trình dạy - học dịch hiện nay hình thức và cấu trúc, có văn bản bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt kèm theo các từ, cụm từ mới hoặc khó, một số thành ngữ, có giáo trình còn cho trước một số câu khó trong văn bản. Những giáo trình như vậy nhìn chung là đúng, rất cần thiết nhưng chưa đủ, chưa đảm bảo cho việc dạy và học dịch đạt hiệu quả cao, bởi lẽ chưa đưa ra được các hệ thống tương đương giữa hai thứ tiếng, chưa tạo điều kiện để người học rèn luyện các kỹ năng phát triển, kỹ năng xây dựng các cách diễn tả tương đương. Đồng thời trong quá trình dạy - học dịch mỗi chúng ta quan tâm đến các hình thức thể hiện các mối quan hệ logic ngữ nghĩa như: không gian, thời gian, nguyên nhân trong hai thứ tiếng và tìm các hình thức thể hiện tương ứng giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt thì việc dạy - học dịch sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Để dạy - học dịch viết hiểu quả hơn cần quan tâm đến hệ thống mô hình cấu trúc câu tương đương giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt, cần tìm ra các hình thức thể hiện các quan hệ logic ngữ nghĩa tương ứng giữa hai thứ tiếng, các cách và tình huống sử dụng từ, nhất là động từ tương đương. Nếu không như vậy khi dịch, sinh viên sử dụng quan niệm logic ngữ nghĩa cấu trúc câu và cách dùng từ theo quan điểm logic ngữ nghĩa của tiếng Việt để chuyển sang tiếng nước ngoài. Trong khi đó phiên dịch có thể được hiểu một cách đơn giản là việc chuyển tại một thông điệp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích dưới dạng nói hay phiên dịch còn gọi là dịch nói. Không giống như những biên 6 dịch viên, các phiên dịch phải có khả năng dịch xuôi và ngược ngay tại chỗ mà không có sự trợ giúp của từ điển. Tuy nhiên, có một điểm chung giữa biên dịch và phiên dịch là người phiên dịch và biên dịch phải làm chủ cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích để đảm đương tốt nhiệm vụ "nhịp cầu ngôn ngữ" giữa các bên làm việc. Thường có hai dạng phiên dịch cơ bản được áp dụng để dạy và học phiên dịch đó là phiên dịch nối tiếp (consecutive) và phiên dịch song song (simultaneous). Phiên dịch nối tiếp thường được thực hiện khi người nói ngừng sau khi nói từ 5-10 phút và thường ngừng sau mỗi một đoạn khi người nói đã biểu đạt hết ý. Hình thức phiên dịch nối tiếp có thể được sử dụng trong các bối cảnh hội nghị, hội thảo, các nhóm làm việc hoặc hội đàm. Trong những bài diễn văn quan trọng mang tính chất nghi lễ, như những diễn văn chính trị, diễn văn chính thức hoặc liên quan đến pháp lý, khán giả có thể là giới báo chí, truyền hình và những vị khách khác. Phiên dịch song song (hoặc còn gọi là dịch Cabin hoặc dịch đuổi) thường được thực hiện đồng thời với người nói và kết thúc khi người nói vừa dừng. Trong phiên dịch song song, người phiên dịch thường ngồi trong cabin có cách âm, đeo tai nghe và nói qua micro. Phiên dịch song song có thể được sử dụng trong một số bối cảnh đặc biệt mà không có sự trợ giúp của cabin cách âm hoặc các thiết bị kỹ thuật khác. Người phiên dịch thường ngồi đằng sau và dịch cho một nhóm không quá 3 người trong khi diễn giả vẫn nói liên tục. Trong hai loại hình phiên dịch cơ bản kể trên có quan niệm cho rằng phiên dịch nối tiếp chính xác hơn phiên dịch song song và do đó trở nên phổ biến và được sử dụng trong nhiều bối cảnh. Trong loại hình phiên dịch nối tiếp, phiên dịch viên có một khoảng thời gian nhất định để nghe diễn giả nói, hiểu và xử lý một số thông tin quan trọng trước khi làm nhiệm vụ chuyển tải ngôn ngữ của mình. Còn phiên dịch song song vì phiên dịch gần như bắt đầu cùng một lúc với diễn giả nên không có hoặc có rất ít thời gian xử lý thông tin, nhiều khi nghe chưa hiểu hết nội dung, thông điệp để phải dịch nói. Chính vì vậy độ chính xác của loại hình này thường thấp hơn phiên dịch nối tiếp (các loại hình phiên dịch sẽ được bàn thêm ở phần sau). Và những hình thức phiên dịch này được áp dụng để hướng dẫn thực tập phiên dịch tại trường. Các chủ điểm về hình thức thực tập phiên dịch thể hiện gần giống như 7 tiến hành các môn học nhưng mang tính chuyên sâu cho các chuyên ngành. 1.3. Những khó khăn mà sinh viên hệ phiên dịch gặp phải trong quá trình học tập và thực tập - Không hiểu thông điệp được phát ngôn do thiếu kiến thức nên cũng như không làm chủ được ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch (không nắm vững vốn từ vựng và cấu trúc kỹ năng nghe hiểu kém). - Trong quá trình nghe sinh viên hiểu được nhưng không tái tạo được nội dung thông điệp cần dịch do khả năng diễn đạt kém. - Trí nhớ kém nên làm cho sinh viên bỏ sót quá nhiều thông tin cần thiết. - Sinh viên không làm chủ được kỹ năng ghi chép có hệ thống, trong khi nghe có thể ghi lại rất nhiều, nhưng vẫn không dịch được khi nhìn vào phần ghi chép lộn xộn của mình. - Những giọng tiếng Anh khác nhau (như tiếng Anh của người Ấn Độ, Thái, Nhật, Paskistan…) làm cho sinh viên rất lúng túng không hiểu nói gì, vì từ khi học tiếng đã quen nghe những giọng phát âm chuẩn như Anh - Úc, Anh - Anh, Anh - Mỹ (ngay cả khi nghe những giọng tiếng Anh này, sinh viên cũng gặp không ít khó khăn). - Kỹ năng xử lý ngôn ngữ khi dịch Việt - Anh kém, nhiều người Việt Nam có thói quen phát biểu dài dòng hay lặp ý và cách diễn đạt khó hiểu khiến cho sinh viên vô cùng bối rối khi phải tiếp nhận những đoạn thông tin lộn xộn và tối nghĩa. Có khi sinh viên lại dịch những thông tin không cần thiết mà bỏ qua những chi tiết quan trọng. - Thiếu vốn kiến thức chuyên ngành trong cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. - Chưa làm chủ được tốc độ dịch, nhiều khi sinh viên nói nhanh quá dễ lẫn lộn ý này với ý kia, nhiều khi lại nói quá chậm, ấp úng, dần dần quên hết các thông điệp cần chuyển tải. - Thiếu khả năng giao tiếp trôi chảy, trong đó: + Khả năng ngữ pháp liên quan đến việc nắm mã ngôn ngữ (lời nói và phi lời nói) liên quan đến các đặc điểm như các đơn vị từ vựng các quy tắc thành lập câu, phát âm, ý nghĩa ngôn ngữ của câu. + Khả năng ngôn ngữ học xã hội: liên quan đến việc nắm cách sử dụng ngôn 8 ngữ xã hội phù hợp trong các bối cảnh ngôn ngữ xã hội khác nhau, nổi bật là sự phù hợp về nội dung ngữ nghĩa (thái độ, hành động, lời nói và mệnh đề) sự phù hợp về hình thức biểu hiện (ví dụ, ngữ vực, biểu hiện phi lời nói và ngữ điệu) + Khả năng diễn ngôn: liên quan đến việc nắm cách thức kết hợp và lý giải nội dung và hình thức để có được diễn ngôn nói hoặc viết ở các thể loại khác nhau bằng cách sử dụng.  Các phương tiện nối để liên kết các hình thức phát ngôn (ví dụ: đại từ, từ nối, cấu trúc đổi….)  Các quy tắc mạch lạc nhằm tổ chức nội dung (ví dụ: phép lặp, phép triển khai, tính nhất quán, tính quan yếu và sự ăn khớp về ý) + Khả năng chiến lược: liên quan đến việc nắm các chiến lược lời nói và cử chỉ.  Để lấp chỗ trống (breakdown) trong giao tiếp do không đủ khả năng hoặc do hạn chế về thực hành (ví dụ: các chiến lược như sử dụng từ điển, giải ngữ, cử chỉ)  Để đẩy mạnh hiệu quả của giao tiếp (ví dụ: sự nhấn nhá cố ý để tác động gây ấn tượng) Như vậy, có thể thấy khái niệm khả năng giao tiếp của Canale & Svain (1980) và của Hedge (2000) gần như tương tự nhau. Chỉ có một điểm khác biệt. Khả năng ngôn ngữ học xã hội trong quan niệm của Canale & Svain (1980) bị loại và thay vào đó là khả năng ngữ dung (Hedge, 2000). Ngữ dụng học bao gồm sự nghiên cứu về việc lý giải và sử dụng phát ngôn phụ thuộc như thế nào vào tri thức về thế giới hiện thực. + Người tham gia giao tiếp sử dụng và hiểu như thế nào về các hành động, lời nói. + Cấu trúc của câu bị ảnh hưởng như thế nào bởi mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Ngữ dụng học đôi khi đối lập với ngữ nghĩa học ngành học nghiên cứu nghĩa không trong mối quan hệ với người sử dụng và chức năng giao tiếp của câu. Điều thú vị là Hedge (2000) còn nhắc đến một số nghiên cứu, đề nghị đưa khả năng trôi chảy vào thành một thành tố của khả năng giao tiếp. Theo các học giả này khả năng trôi chảy gồm ba loại trôi chảy: 9 + Trôi chảy về ngữ nghĩa: kết nối với các mệnh đề, các hành động với lời nói. + Trôi chảy về từ vựng - cú pháp: kết nối các thành tố cú pháp và từ. + Trôi chảy về phát âm: kết nối các phân đoạn lời nói. Có thể nói khả năng trôi chảy chủ yếu mang các thuộc tính của khả năng diễn ngôn. Từ cách trình bày khả năng lưu loát trình bày trên có thể thấy các nhà nghiên cứu gắn khả năng lưu loát trực tiếp với việc dạy kỹ năng dịch nói (kỹ năng sản sinh ngôn ngữ) và hướng vào việc rèn luyện kỹ năng diễn ngôn cho người học. 1.4. Phiên dịch và loại hình phiên dịch Suy nghĩ về phiên dịch loại hình phiên dịch và các phẩm chất cần có của phiên dịch viên Ngày nay, phiên dịch ngày càng trở thành một nghề phổ biến và là một phần không thể thiếu trong giao tiếp của con người ở khắp mọi cấp độ. Ngày càng có nhiều người làm phiên dịch trong các cơ quan nhà nước và chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân. Mặc dù số lượng phiên dịch trên khắp thế giới không đáp ứng nổi nhu cầu về dịch vụ phiên dịch, nhưng con so này đang tăng lên. Như chúng ta đã biết trong chính mỗi loại hình phiên dịch đều có những quan niệm về những loại hình phiên dịch khác, như: - Chỉ các phiên dịch viên hội nghị mới thực hiện phương pháp dịch đuổi. - Chỉ các phiên dịch viên tòa án mới phải quan tâm đến các khía cạnh đạo đức như lòng tin và sự công bằng. - Các phiên dịch viên cộng đồng thì thường không chuyên nghiệp và trình độ học vấn có giới hạn. - Các phiên dịch viên hội nghị thường phiên dịch cho các diễn giả có địa vị và trình độ học vấn cao nên họ thường được chuẩn bị tài liệu trước trong một thời gian dài. - Chỉ các nhà phiên dịch cộng đồng mới phải đối mặt với sự khác biệt về văn hóa. *Việc đề cập sau đây về các loại hình phiên dịch khác nhau sẽ xóa bỏ những quan niệm trên. Phiên dịch có thể được hiểu một cách đơn giản như sau : “ Trước tiên, người phiên dịch phải lắng nghe, rồi phân tích, và thấu hiểu được lời người 10 [...]... tạo, bộ môn và ngành học + Đánh giá thông qua kết quả cuối cùng và nhấn mạnh vào các giá trị được gia tăng trong quá trình giáo dục + Quản lý chất lượng tổng thể, tập trung vào cải tiến chất lượng và sự hài lòng của khách hàng + Báo cáo định kỳ theo các chỉ số thực hiện và tự chịu trách nhiệm theo chu kỳ nhất định, cũng được xem là một cách tiếp cận khác đảm bảo chất lượng - Kiểm định chất lượng +... tế, phát triển kinh tế xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã chú ý đầu tư những thiết bị kỹ thuật hiện đại trong các ngành nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng Cho nên trong Nghị quy t của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã nêu những yêu cầu cơ bản của cải cách giáo dục đối với công tác thiết bị trường học "Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường là những điều kiện vật chất. .. và là một bộ phận không thể tách rời và cần thiết của cơ sở lý luận và phương pháp luận chung của khoa học ngoại ngữ Sử dụng hợp lý thiết bị kỹ thuật trong giảng dạy ngoại ngữ có tác dụng làm cho quá trình học tiếng nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn, nhanh hơn và chất lượng hơn về mọi mặt, cả khẩu ngữ cũng như về mặt truyền đạt, tiếp thu, thực hành, củng cố và mở rộng kiến thức của học sinh Sự phát triển. .. chất lượng đều được định nghĩa rõ ràng và có lưu trữ lại trong tài liệu của tổ chức (sự đồng tâm) + Có các hệ thống kiểm tra xem tất cả mọi việc có được tiến hành theo đúng kế hoạch không; và khi có sự cố - đây là điều không thể trách vì có những cách thức đã được sự đồng thuần từ trước để giải quy t các sự cố (các cơ chế quản lý chất lượng) (Freman 1994) - Bốn thành phần chính trong đảm bảo chất lượng: ... chất lượng: + Tất cả mọi người trong hệ thống phải có trách nhiệm duy trì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà tổ chức làm ra + Tất cả mọi người phải có trách nhiệm củng cố chất lượng của sản phẩm hay 35 dịch vụ đó + Tất cả mọi người hiểu, sử dụng và cảm thấy mình là người làm chứ hệ thống đang hoạt động đúng hướng nhằm duy trì và củng cố chất lượng + Những người hưởng lợi (nhà cung cấp nguồn lực... An đặc điểm, cộng đồng dân cư, chính quy n, giá trị văn hoá, phương pháp bảo tồn…) + Gia nhập WTO thời cơ và thách thức (lộ trình, quy chế, giải quy t tranh chấp, những cái được, cái mất…) Về lĩnh vực Y tế và Giáo dục, chúng tôi đưa vào những chủ điểm như: + Thuốc Tamiflu, nhập khẩu hay tự sản xuất (kỹ thuật, luật pháp, thuận lợi, khó khăn về tài chính) + Tuyển sinh đại học (bất cập và giải pháp, mô. .. cho luật sư và khách hàng trong nhà tù, hoặc sự chất vấn nhân chứng của bồi thẩm đoàn trong quá trình xét xử Các đặc điểm như: khoảng cách xa và gần, bối cảnh quan trọng và thân mật, mục đích chung và mục đích đối lập, đều góp phần làm sáng tỏ bản chất của tình huống giao tiếp Tất nhiên cải cách mà các đặc tính này được áp dụng vào các sự kiện khác nhau do phiên dịch viên tổ chức phù thuộc vào mục đích... huống để học sinh dựa vào đó xây dựng đối thoại) dạy viết (dạy chính tả, bài tập viết câu) phát huy cao độ hoạt động tích cực của người dạy và người học, làm cho giờ học sinh động, có hiệu quả hơn và tạo ra được môi trường ngoại ngữ tương đối chuẩn mực, tình huống kích thích tự nhiên, rất cần thiết cho việc thực hành và phát triển lời nói Tóm lại: sử dụng thiết bị kỹ thuật vào dạy và học ngoại ngữ đáp... thống và củng cố trách nhiệm (France, 1982) kiểm tra chất lượng cao sản phẩm hay định lý - Các bước thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng + Xác định sứ mạng hay mục đích của trường đại học + Xác định các chức năng mà trường đại học thực hiện và tầm quan trọng tương ứng trong việc thực hiện sứ mạng + Xác định các mục tiêu của mỗi chức năng và đặt ra các chỉ số thực hiện định tính và định lượng của... nhằm đạt được duy trì, giám sát và củng cố chất lượng (Wood house 1999) - Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng: + Sứ mạng và mục đích của tổ chức được tất cả mọi người trong tổ chức biết một cách rõ ràng (sử phổ biến và sự minh bạch) + Hệ thống mà theo đó công việc được thực hiện đã được suy tính cẩn thận, rõ ràng và được truyền đạt đến tất cả mọi người (có kế hoạch) + Tẩt cả mọi người đều biết rõ trách nhiệm . tài Nghị quy t Đại hội Đảng bộ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ XV đã xác định " ;Quy t tâm phấn đấu phát triển nhà trường về mọi mặt, đặc biệt về quy mô và chất lượng& quot; dịch ra trường có thể bươn chải trên thị trường hoặc tạm ổn về chất lượng và được thị trường chấp nhận còn ít. Vì tất cả các lý do đã nêu trên chúng tôi quy t định chọn cải tiến chương trình thực. bao gồm sự nghiên cứu về việc lý giải và sử dụng phát ngôn phụ thuộc như thế nào vào tri thức về thế giới hiện thực. + Người tham gia giao tiếp sử dụng và hiểu như thế nào về các hành động, lời

Ngày đăng: 22/04/2015, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan