Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

98 939 0
Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào hoặc để bảo vệ của một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan tất cả các trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều đã được cảm ơn. Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2011. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Lò Thị Tiên i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Ngọc Hướng - Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã động viên, góp ý và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cụ chú, anh chị trong UBND Huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa nói chung và Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nói riêng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình sản xuất theo mô hình vườn đồi trong địa bàn huyện đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tình hình sản xuất tại địa phương cho tới khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lò Thị Tiên ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Từ những thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay của đất nước nói chung cũng như thực tế phát triển kinh tế của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”. Nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở điều tra hộ gia đình thực hiện sản xuất theo mô hình kinh tế vườn đồi của huyện Lang Chánh. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 50 hộ gia đình. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp mô tả nhằm đánh giá và nhận thức đúng đắn về thực trạng kinh tế vườn đồi trên địa bàn huyện. Phương pháp so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế. Từ đó xác định xu, hướng tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, đề tài còn vận dụng các công cụ đặc thù trong nghiên cứu này như đánh giá nhanh nông thôn có sự tham dự, điều tra chọn mẫu theo phân tầng, phương pháp phỏng vấn các ngành có liên quan, phương pháp chuyên gia. Đề tài sử dụng các hệ thống chỉ tiêu kinh tế về hiệu quả kinh tế để đánh giá xem xét mức độ hiệu quả của các mô hình. Kết quả nghiên cứu đã đạt được: Kết quả nghiên cứu thực tế ở huyện Lang Chánh đã cho thấy kinh tế vườn đồi đã được phát triển ở huyện nhưng chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Hiện nay, huyện có 3 mô hình vườn đồi chủ yếu là mô hình 1 (trồng sắn – cây lâm nghiệp – chăn nuôi); Mô hình 2 (trồng mía nguyên liệu kết hợp chăn nuôi); Mô hình 3 (trồng ngô – rau đậu các loại – chăn nuôi). Theo kết quả điều tra, phỏng vấn và phân tích từ 50 hộ chỉ ra rằng huyện Lang Chánh có nhiều lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội để iii phát triển kinh tế theo mô hình vườn đồi và kết quả cho thấy sản xuất nông nghiệp theo mô hình vườn đồi đã mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Từ đó góp phần không nhỏ vào chương trình xóa đói giảm nghèo 135 của chính phủ. Do đó, phát triển kinh tế vườn đồi ở huyện Lang Chánh - Thanh Hóa là yêu cầu tất yếu khách quan. Kết quả phân tích lợi nhuận - chi phí ba mô hình cho thấy các loại mô hình có những yêu cầu rất khác nhau về điều kiện tự nhiên. + Mô hình 1 rất phù hợp với những hộ nhiều đất sản xuất, phù hợp điều kiện tự nhiên, địa hình của huyện. Ngoài ra mô hình 1 là mô hình đem lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường cao nhất trong tất cả các mô hình. + Mô hình 2 đem lại hiểu quả về mặt kinh tế là cao nhất, tổng giá trị sản xuất đạt 64334.28 nghìn đồng/ ha , thu nhập hỗn hợp 45209.82 nghìn đồng/ ha. Nói chung là mô hình này có hiệu quả kinh tế nhất, còn hiệu quả xã hội thì mô hình này đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Về hiệu quả môi trường thì mô hình này không đạt hiểu quả môi trường bằng hai mô hình 1 và 3, bởi vì mô hình 2 trồng mía không kết hợp với cây trồng khỏc nờn khi cây mía con nhỏ sẽ tạo nên đồi núi trọc nếu có mưa sẽ không tránh khỏi bị xói mòn. Do đó, để phát triển bền vững trên đất đồi ta cần có biện pháp kỹ thuật hợp lý. + Mô hình 3 là mô hình cú cỏc chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế thấp nhất trong ba mô hình, nhưng về chăn nuôi thì mô hình này lại có hiệu quả cao nhất vì chăn nuôi kết hợp với mô hình này có thể tận dụng được cả sản phẩm phụ và chính để chăn nuôi. Với lại mô hình này phù hợp với điều kiện địa hình đất đai các vùng núi thấp, ven sông của huyện. Mặt khác, kết quả nghiên cứu đã phản ánh trung thực về các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế vườn đồi huyện như: điều kiện đất đai, vốn sản xuất, lao động, thức ăn, con giống, tiêu thụ sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. iv Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các định hướng chung và định hướng cụ thể tập trung ưu tiên giải quyết thị trường tiêu thụ, tăng cường tổ chức sản xuất, cung ứng đầu vào và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế vườn đồi cho huyện. Đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh tế vườn đồi. Các giải pháp có tính thiết thực và quan trọng này được xem như là một hệ thống đồng bộ bao gồm các giải pháp cho đầu ra, giải pháp đầu vào, giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, và giải pháp về tổ chức hợp tác. Để kinh tế vườn đồi ngày càng phát triển và khẳng định được vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế huyện nói chung và nâng cao đời sống cho nông dân nói riêng, báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, địa phương và với chủ hộ nông dân. v MỤC LỤC Lời cam đoan i vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.Error: Reference source not found Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Lang Chánh qua 3 năm 2008 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm. .Error: Reference source not found Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Lang Chánh qua 3 năm 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng của huyện trong năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 3.5 Bảng chọn mẫu điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện trong ba năm 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.3 Đầu tư chi phí cho cây trồng của các mô hình. Error: Reference source not found Bảng 4.4 Đầu tư chi phí cho chăn nuôi của hộ trong các mô hình (1000đ/hộ) Error: Reference source not found Bảng 4.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh tế vườn đồi của huyện Lang Chánh Error: Reference source not found Bảng 4.6 Kết quả và hiệu quả ngành chăn nuôi của các mô hình vườn đồi huyện Lang Chánh Error: Reference source not found Bảng 4.7 Các loại dịch vụ mà hộ nhận đượcError: Reference source not found vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Định nghĩa BQ Bình quân CC Cơ cấu CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hoá CPPB Chi phí phân bổ CSHT Cơ sở hạ tầng DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hoá HĐND Hội đồng nhân dân HQ Hiệu quả HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kĩ thuật KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định KT Kinh tế MH Mô hình NN Nông nghiệp SL Sản lượng TLSX Tư liệu sản xuất TSCĐ Tài sản cố định TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTGDTX-DN Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghê UBND Uỷ ban nhân dân VAC Vườn – ao - chuồng XDCB Xây dựng cơ bản viii PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các đơn vị kinh tế ở nông thôn hiện nay của nước ta chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, dưới sự điều tiết của cơ chế thị trường kinh tế hộ gia đình đã chuyển dần từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thì Đảng và Nhà nước ta càng chú trọng hơn việc “thỳc đẩy kinh tế hộ phát triển”. Bộ trưởng Cao Đức Phỏt đó khẳng định “nụng thụn mới là mỗi người dân phải hoà mình trong chủ trương phát triển của đất nước. Cái gốc cần tuyên truyền là phải giúp người dân trong mỗi hộ làm cho gia đình mình mới, nhà nhà xóm ấp mới. Tất cả cho cuộc sống nông hộ giàu hơn thì khi đó sẽ trở thành nông thôn mới” (Thanh Phong, 2011). Nước ta với ắ diện tích là vùng trung du miền núi, do đó dể phát triển kinh tế hộ gia đình thì chủ yếu là phát triển theo mô hinh kinh tế vườn đồi. Hội làm vườn các cấp đã khẳng định vai trò kinh tế vườn đồi ngày càng rõ nét và hiệu quả hơn, các hộ nông dân sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, lao động và vươn lên làm giàu chính đáng. Để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững thì chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn là rất cần thiết. Cũng qua đó, tìm ra hướng đi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của mỗi nơi nhằm khai thác triệt để lợi thế của vùng cũng như của địa phương. Từ đó từng bước đưa nền nông nghiệp nước nhà ngày càng ổn định và phát triển hơn nữa, góp phần quan trọng vào tiến trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra. Lang Chánh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Lang Chỏnh cú 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn trong đó có 05 xã thuộc vùng 135 gồm Yên Khương, Yên Thắng, 1 Trí Nang, Tam Văn, Lõm Phỳ và có 8 thôn thuộc chương trình 135 giai đoạn II (xó Tõn Phỳc cú 4 thụn: Tõn Biờn, Tõn Cương, Tõn Bỡnh, Tõn Lập; xã Đồng Lương có 2 thôn Thung, Chỏng; xã Giao Thiện: Húng, Tượt) và 01 xã biên giới (Yên Khương), 5 xã còn lại thuộc chương trình 30a. Địa hình phức tạp có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi cỏc sụng, suối; độ cao trung bình toàn huyện từ 500m – 700m (so với mặt nước biển). Tổng diện tích tự nhiên của huyện 58659,18 ha (Đất lâm nghiệp: 50632,58ha chiếm 86,32% diện tích tự nhiên: Đất SX nông nghiệp là 3.945,57ha chiếm 6,72% diện tích tự nhiên). Lang Chánh là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; Công nghiệp - TTCN - Xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Trong các năm qua có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu bằng mô hình kinh tế vườn đồi, tuy nhiên số lượng còn rất ít, người dân chưa quen với sản xuất hàng hoá nên kết quả và hiệu quả (HQ) chưa cao, chưa phát huy được hết các tiềm năng và thế mạnh của mình . Các loại mô hình kinh tế của huyện tập trung chủ yếu vào mô hình VAC. Trong đó: Mô hình trồng sắn - cây lâm nghiệp - chăn nuôi là chiếm tỷ lệ cao nhất huyện chiếm 55,6% trong tổng các mô hình; mô hình trồng ngô - rau đậu các loại - chăn nuôi được hình thành lâu đời ở cỏc vựng thấp hơn của huyện, vùng ven sông Âm chiếm 20%; Mô hình trồng mía nguyên liệu kết hợp chăn nuôi mới xuất hiện nhưng cũng đó phỏt tiển nhanh chóng chiếm 20,3%; Hiện nay công ty cao su Thanh Hóa đang thực hiện dự án trồng cao su khoảng 200 ha trên địa bàn huyện, nhưng vẫn chưa có hộ nào tham gia vào mô hình này; Ngoài ra cũn cú cỏc loại mô hình kinh tế khác như mô hình trồng cây ăn quả, nuôi gà Tam Hoàng…. Ở huyện Lang Chánh hiện nay tuy xuất hiện nhiều mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa trên vườn đồi nhà mình, nhưng những mô hình đú cú phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện hay không, hiểu quả đạt được như thế nào thì vẫn chưa có nghiên cứu nào của huyện tìm hiểu, đánh giá các mô hình kinh tế này. Do đó, việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế các vườn đồi 2 [...]... cao hiệu quả kinh tế các mô hình vườn đồi tại địa phương để trả lời các câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Húa” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi hiện có của huyện, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển mô hình vườn đồi thích hợp ở huyện Lang. .. Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn mô hình vườn đồi và hiệu quả kinh tế • Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các mô hình vườn đồi chủ yếu tại địa bàn huyện Lang Chánh • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình vườn đồi Từ đó đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi huyện Lang Chánh tỉnh. .. Chánh tỉnh Thanh Hóa 1.3 1.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Các hộ nông dân huyện Lang Chánh thực hiện sản xuất theo mô hình kinh tế vườn đồi - Các hoạt động liên quan đến kinh tế vườn đồi 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình kinh tế vườn đồi, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi chủ yếu nhất của huyện Phân... hậu, địa hình, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành phát triển các mô hình kinh tế Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải coi trọng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này để kinh tế vườn đồi phát triển một cách đúng hướng, đạt hiệu quả kinh tế cao 11 2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung... Bên cạnh đó việc lựa chọn mô hình vườn đồi nào để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện Lang Chánh vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi như sau: Hiện tại huyện đang có những mô hình vườn đồi chủ yếu nào? Hiệu quả kinh tế các mô hình đó như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế các mô hình đó? Xu hướng phát triển trong những năm tới như thế nào? Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hợp... cao Hiện nay, ở một số địa phương đã sản xuất có hiệu quả hơn bằng sản xuất có kế hoạch theo các mô hình VAC, mô hình trang trại, mô hình vườn đồi đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nó góp phần lớn vào việc nâng cao thu nhập cho người dân * Kinh tế vườn đồi góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường Kinh tế vườn đồi gắn liền với môi trường và phương... kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước Cần mở rộng các hình thức kinh tế: vườn gia đình, vườn sau nhà, vườn đồi, vườn rừng, vườn trang trại, vườn sinh thỏi… 2.1.1.5 Phân loại các mô hình vườn đồi Theo quy mô diện tích đất đai: Cách phân loại này trên thực tế chỉ nên áp dụng ở các mô hình trồng trọt hoặc trồng rừng Mô hình trồng... Hiệu quả phân bổ: Chỉ tiêu trong các yếu tố giá sản phẩm, giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị thu thờm trờn một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra  Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế thì gồm có các hiệu quả sau: - Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế tính... + Vườn + Ruộng • Mô hình: Rừng + Nương + vườn nhà • Mô hình: Rừng phục hồi hoặc rừng trồng + Nương chè hoặc cây ăn quả + vườn cà phê • Mô hình: RVAC 2.1.1.3 Đặc trưng của mô hình vườn đồi - Mô hình vườn đồi phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai Với đặc điểm địa hình và đất đai đặc trưng của vùng đồi núi trung du, đất đồi có rất nhiều hình dạng và loại đất khác nhau Do đó, các loại cây trồng của vườn. .. tố quản lý vĩ mô của Nhà nước Sự phát triển các mô hình kinh tế phụ thuộc vào các giải pháp kinh tế, các công cụ chính sách vĩ mô của Nhà nước như: Chính sách đất đai, Chính sách môi trường, Chính sách thuế, Chính sách tín dụng, trợ giá, bao tiêu sản phẩm…cỏc chính sách và các giải pháp hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô, số lượng mô hình kinh tế vườn đồi Tóm lại, khi nghiên cứu hiệu quả kinh . thực tế phát triển kinh tế của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa . Nghiên. hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn mô hình vườn đồi và hiệu quả kinh tế. • Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các mô hình vườn đồi chủ yếu tại địa bàn huyện Lang. các mô hình kinh tế vườn đồi, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi chủ yếu nhất của huyện. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình vườn

Ngày đăng: 22/04/2015, 11:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan