Tiểu Luận: Quy Trình Tín Dụng

11 553 1
Tiểu Luận: Quy Trình Tín Dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Quy trình tín dụng nhằm nêu lý luận chung về quy trình tín dụng ngân hàng. Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 1.2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG    MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiểu luận: QUY TRÌNH TÍN DỤNG GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Lớp: Ngân hàng 4 ngày 1 – K17 TP.HCM, tháng 01/2009 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG. 1.1. Quy trình tín dụng là gì? Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 1.2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng: Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:  Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.  Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. 1.3. Một quy trình tín dụng căn bản : Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:  Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng  Khả năng sử dụng vốn vay  Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu:  Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.  Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:  Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt  Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2008. 2.1. Thực trạng kinh tế năm 2008: Năm 2008 là năm có nhiều biến động về giá cả, thời tiết, lạm phát đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt là những tháng cuối năm, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh ngành thép do giá cả "trượt dốc" lại không tiêu thụ được hàng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp cầm chừng. Tình trạng không chỉ diễn ra ở một địa phương mà trên phạm vi cả nước. Vì thế, Chính phủ đã có chủ trương áp dụng các giải pháp thích hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phát triển. Các ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các giải pháp giảm lãi suất cho vay (năm 2008, lãi suất cao nhất là 1,75%/tháng, hiện tại còn dưới 1%/tháng); cơ cấu lại thời hạn nợ và điều chỉnh lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng phù hợp với mức lãi suất hiện hành nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng cao trong nhiều năm. Nhiều người, kể cả người nước ngoài, đã không ngớt lời ca ngợi thành tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng cao nhưng chất lượng kém. Tăng trưởng cao là rất tốt. Không có tăng trưởng kinh tế thì không có sự phát triển. Tuy nhiên, tăng trưởng cao một cách bền vững mới là đáng mong muốn. Bảng 1 cho thấy bức tranh về kinh tế Việt Nam trong 13 năm qua.Tăng trưởng là bền vững khi (1) tổng cầu nội địa (tổng đầu tư và tiêu dùng) không tăng nhanh hơn mức tăng GDP; (2) tiết kiệm trong nước tăng với nhịp độ tăng đầu tư. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2 005 2006 2007 2008 GDP 9,34 8,15 5,67 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 6,23 ĐT 14,23 9,38 12,63 1,2 10,1 10,77 12,73 11,86 10,54 11,15 11,83 24,19 - TD 8,92 5,72 4,34 1,79 3,2 4,67 7,42 7,94 7,16 7,34 8,36 9,53 - ĐT/GDP - - - - - 35,4 37, 4 39,0 40,7 40,9 41,5 45,6 40 TK/GDP - - - - - - 31,3 30,6 32 34,6 35 - - Ns 3,89 2,41 2,14 0,2 1,15 1,19 3,04 5,11 5,48 4,31 5,06 14 22 Lp 4,5 3,6 9,2 0,1 - 0,6 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 Có thể thấy ngay từ các số liệu trong bảng 1 rằng điều kiện (1) không được thỏa mãn suốt 13 năm liền: mức tăng đầu tư và tiêu dùng luôn cao hơn nhiều so với mức tăng sản xuất. Điều kiện (2) cũng không tốt: tăng đầu tư nhanh hơn tăng tiết kiệm khá nhiều. Có thể nói tăng trưởng của chúng ta chủ yếu dựa vào yếu tố tăng vốn đầu tư, chứ không dựa vào tăng năng suất. Mức đầu tư bằng hay trên 40% GDP là mức rất cao (suốt năm năm liền). Cho nên nhập siêu tăng liên tục suốt 10 năm là điều không lạ (dùng nguồn lực ngoại để tăng trưởng). Tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, tăng trưởng không bền vững là vấn đề lớn và kinh niên của nền kinh tế Việt Nam. Rất tiếc nhiều nhà lãnh đạo lại cho căn bệnh kinh niên này là bình thường. Do tích tụ từ cả chục năm nên những bất ổn vĩ mô bùng phát trong năm 2007 và 2008 mà những biểu hiện là lạm phát tăng cao, cán cân thương mại xấu đi, thâm hụt ngân sách lớn. Trong nhiều năm chỉ say sưa với con số tăng trưởng mà không chú ý đến chất lượng và những mất cân đối vĩ mô đã kéo dài nên khủng hoảng nội tại đã nổ ra từ cuối 2007 và vẫn chưa chấm dứt. Đấy là cuộc khủng hoảng do chính chúng ta tạo ra. Đấy là những nguyên nhân chính gây ra lạm phát leo thang từ giữa năm 2007 đến quí 3-2008. Các biện pháp chống lạm phát trong gói tám giải pháp của Chính phủ nêu ra đầu năm (mà chủ yếu là thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa) đã bắt đầu phát huy tác dụng làm cho lạm phát bắt đầu dịu đi. Nhưng những nguyên nhân sâu xa của bất ổn vĩ mô và lạm phát vẫn còn nguyên. Không thể coi thường khả năng lạm phát tái bùng phát và những cân đối vĩ mô có thể tiếp tục xấu đi trong khi chăm chú vào các giải pháp kích cầu. Chúng ta cũng đang gặp khủng hoảng kép. Chồng lên khủng hoảng riêng của chúng ta là tác động ghê gớm của khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa tháng 9-2008 ở Mỹ, lan rất nhanh và biến thành khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng toàn cầu làm cho giá của nhiều mặt hàng giảm đáng kể (do cầu giảm trên toàn thế giới): giá dầu từ 147 đô la Mỹ/thùng xuống dưới 40 đô la Mỹ/thùng, giá sắt thép, phân bón, vật liệu xây dựng, lương thực, vận tải cũng giảm mạnh. Cũng nhờ sự giảm giá đó mà lạm phát ở nước ta đã dịu bớt (chứ không hoàn toàn do thành tích của các giải pháp đầu năm 2008). Rất tiếc chúng ta phải đối phó với cuộc khủng hoảng riêng nên chậm nhận ra tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đến cuối tháng 9-2008 nhiều người vẫn nghĩ ảnh hưởng của khủng hoảng này lên nền kinh tế Việt Nam không đáng kể, nhưng sau đó Chính phủ đã mau chóng nhận ra tác động nghiêm trọng của khủng hoảng. 2.2. Các giai đoạn quan trọng của tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008: Nhìn chung, kinh tế Việt Nam năm 2008 sẽ đi vào lịch sử như một năm có nhiều biến động gay go nhưng cuối cùng đã “hạ cánh mềm”. Có thể chia năm 2008 về mặt kinh tế ra ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc trưng về mục tiêu và chính sách kinh tế khá rõ nét. Giai đoạn 1: Giai đoạn phát triển và xuất hiện những dấu hiệu khó khăn. Từ cuối năm 2007, trong giai đoạn chuẩn bị và thông qua kế hoạch kinh tế xã hội (KTXH) năm 2008, đến tháng 03-2008, chính sách kinh tế được chi phối bởi mục tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 05 năm sớm (chỉ trong ba năm), vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình ngay trong năm 2008… Mặc dù đã có những cảnh báo sớm từ cuối năm 2007 về chất lượng tăng trưởng thấp, chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút, song quyết tâm của Chính phủ rõ ràng là phải đạt được những thành tựu ấn tượng, vượt lên trên tất cả các thời kỳ trước đây. Ý chí và mục tiêu đó được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và những nhà ngoại giao thông qua những lời ca tụng không ngớt về những thành tựu của Việt Nam, về vị thế mới của Việt Nam trên thương trường quốc tế (thành viên WTO, lần đầu tiên được bầu là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc…) và về dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp ào ạt đổ vào trong nước. Trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, lẽ ra phải thực hiện ngay những cải cách cơ cấu và thể chế cần thiết để nâng cao năng lực giám sát, quản lý các kĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính theo hướng mở rộng công khai minh bạch, mở rộng sự tham gia giám sát của các nhà khoa học, hiệp hội chuyên môn trong quá trình chuẩn bị quyết định, soạn thảo chính sách. Song, trên thực tế Chính phủ đã dồn dập triển khai các biện pháp và các công trình để đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp (về nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết) quá mức cho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất, mở KCN….đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Hệ quả là bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số lượng, các quyết định hàng tỷ đô la Mỹ ở các địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến năng lượng, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ở tầm kinh tế quốc dân, rất hệ trọng cho quốc kế dân sinh đã được quyết định một cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết của các chuyên gia, hội đồng thẩm định có chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Trong thời gian ngắn đã có hơn 200 trường đại học và cao đẳng được thành lập là một trường hợp cũng nằm trong xu hướng này. Tình trạng này đã nhanh chóng làm trầm trọng hơn những mất cân đối về điện, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực,… Việc mở rộng thủ đô Hà Nội – đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khổng lồ và năng lực quản lý đô thị rất cao – gây nhiều tranh cãi, cuối cùng cũng được thông qua trong bối cảnh lạm phát cao và nền kinh tế đang đối mặt với nhiều mất cân đối. Các tập đoàn kinh tế vốn nhà nước được lập như là một thí điểm (thiếu khung pháp lý hoàn chỉnh trong một thời gian quá dài) đã nhanh chóng tranh thủ sự lỏng lẻo về giám sát và quản lý của các cơ quan nhà nước để đồng loạt “làm thật”: đa dạng hóa đầu tư sang các lĩnh vực “thời thượng” như chứng khoán, đầu tư tài chính, bất động sản, thậm chí tham gia lập các ngân hàng thương mại. Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn các tập đoàn lại đua nhau thành lập nhiều công ty con, công ty cháu, công ty liên kết nhanh đến như vậy. Tương tự, các công ty đầu tư tái chính, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cũng xuất hiện một cách ồ ạt như thế. Báo chí hàng ngày đưa tin về những công trình thiết kế lớn, nhỏ mới được ký kết hoặc khởi công, những phi vụ mua sắm kỷ lục máy móc, trang thiết bị được mô tả như bản thân việc mua sắm đã là một thành công kinh tế lớn rồi. Trong không khí phấn khích chung đó, tiêu dùng cá nhân cũng bùng phát với việc nhập khẩu máy bay, ô tô sang trọng. Điểm tất yếu phải đến đã đến là cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán giảm sút kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ. Giai đoạn 2: Giai đoán nền kinh tế chững lại và khó khăn. Từ tháng 03/2008, Chính phủ đã đột ngột đổi chiều, cỗ xe kinh tế đang phi nước đại bị thắng gấp bằng tất cả các phương tiện kỷ thuật cho phép nhằm mục tiêu ưu tiên mới là kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãi suất rất thấp được áp đặt, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân hàng thương mại, cắt giảm đầu tư…Tất cả các biện pháp này gây ra gánh nặng lớn cho các ngân hàng thương mại cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dường như tiêu chuẩn của hành động là cường độ của các biện pháp phải thể hiện tính quyết liệt kiềm chế lạm phát chứ không cần xét đến tác động tới kinh tế hay doanh nghiệp. Vải thiều Lục Ngạc chín rụng mà không có người mua vì thiếu tín dụng, cá ba sa đồng bằng sông Cửu Long rớt giá, lúa bội thu bị ứ đọng vì mua không kịp…là những hiệu ứng phụ đã xuất hiện, gây ra không ít tổn thất cho nông dân. Hoạt động xây dựng bị đình đốn và giảm sút nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này không còn hoạt động. Để giải quyết thay vì sử dụng các công cụ của cơ chế thị trường, các quyết định hành chính đã được ưu tiên sử dụng với độ trễ về thời gian và có giới hạn về đối tượng tham gia (như chỉ thị tăng cường mua lúa, cá,…), chỉ có thể hạn chế chứ không bù đắp được thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân. Các quan hệ thị trường bị thu hẹp rõ rệt bởi sự can thiệp hành chính, đặc biệt là các quyết định về tăng, giảm thuế nhập khẩu, về hạnh ngạch, về giá xăng dầu…liên tục được đưa ra (có thời kỳ đạt tốc độ bình quân sáu quyết định lớn, nhỏ một tuần). Các quyết định đó đều được đưa ra mà không hề có sự tham gia của hiệp hội doanh nghiệp, của các chuyên gia ngoài hệ thống của bộ, không ít trường hợp bộ này cũng không tham khảo ý kiến của bộ khác (như giữa Bộ tài chính và Công thương hay Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, Y tế và Giao thông….). Doanh nghiệp luôn đối mặt với những bất ngờ từ các phía và không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không đủ sức vượt qua gánh nặng quá sức về tín dụng, lãi suất, giá cả, biến động thị trường…đã “lịm dần”. Tình huống này làm nảy nở hoạt động của các loại “cò” lớn nhỏ chạy chọt quyết định này, xin miếng đất kia….các quan hệ thân quen trở nên mạnh hơn cơ chế thị trường. Các quyết định thiếu căn cứ thực tiễn như cấm xe ba gác, cấm bán hàng rong ở các thành phố lớn trong khi số nông dân mất đất không có việc làm tăng lên. Ở nông thôn, việc “thu hồi đất theo quy hoạch” làm cho người dân nơm nớp lo sợ thì ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM nạn kẹt xe, lô cốt thu hẹp đường giao thông tràn lan, úng lụt, ô nhiễm môi trường làm giảm sút rõ rệt chất lượng cuộc sống của người dân. Người bệnh, học sinh đối mặt với những chi phí thực tế “bất thành văn” và trước nguy cơ đe dọa mạng sống của người thân và lợi ích của con em, người dân đều phải chấp nhận hy sinh. Tính bất đối xứng thông tin của thị trường độc quyền như điện, nước, xăng dầu đã lan sang y tế, giáo dục càng gây thiệt hại cho người dân và tạo ra đặc quyền đặc lợi cho những ai nắm phương tiện trong tay. Trong khi đa số người dân khó khăn hơn trong cuộc sống thì một thiểu số lại giàu lên nhanh chóng và khoảng cách giàu nghèo càng mở rộng hơn. Khó khăn cho người này lại là cơ hội cho người khác nắm được phương tiện và chớp được cơ hội, phất lên làm giàu chủ yếu bằng nhà đất, đặc quyền. Cơ hội to lớn của dân tộc đã không được tận dụng để đem lại thu nhập cho tất cả, mà lại xảy ra cảnh “nước chảy chỗ trũng”, một số ít người giàu quá nhanh trong khi thu nhập thực tế của đa số người dân và chất lượng cuộc sống giảm rõ rệt. Việc phát hiện ra các vụ hủy hoại môi trường động trời như Vedan lại dẫn đến những lúng túng trong xử lý giữa các cơ quan có thẩm quyền của bộ và tỉnh. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng được soạn thảo khá đồ sộ, song gặp khó khăn trong khâu triển khai và kết quả không đáp ứng sự mong đợi của người dân. Đặc biệt, đã không có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người tố cáo và tham gia chống tham nhũng nên sự hưởng ứng của quần chúng bị hạn chế. Giai đoạn 3: Giai đoạn tập trung giải quyết khó khăn. Bắt đầu từ quý III-2008 một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá). Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất, thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn. Trong khi đó, các tập đoàn tiếp tục được bơm thêm tín dụng từ vốn vay nước ngoài được Nhà nước bảo lãnh như Vinashin được vay 20.000 tỷ đồng trong khi chỉ một phần mười số vốn đó đã có thể cứu cả ngành doanh nghiệp nhỏ và vừa qua cơn hoạn nạn. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm và đầy biến động, tín dụng bị thu hẹp, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đã xuống mức thấp nhất và khó có thể đạt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa trong hai năm nữa vào năm 2010. Triển vọng kinh tế năm 2009 còn khó khăn hơn năm 2008. Các khó khăn kinh tế sẽ chuyển thành các vấn nạn xã hội, vấn đề duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động sẽ trở thành nhiệm vụ hàng đầu. việc rút ra các bài học một cách nghiêm túc từ tư tưởng chỉ đạo đến các chính sách kinh tế là rất cần thiết để vượt qua những khó khăn gấp bội trong khi lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy giảm rất nhiều. 2.3. Tình hình cho vay năm 2008: Do ảnh hưởng của biến động tình hình kinh tế xã hội trong năm 2008, đặc biệt là ảnh hưởng của lạm phát cao. Theo thống kê của bộ tài chính thì đến thời điểm 30/06/2008 tỷ lệ phạm phát đã là 19,5%. Từ đó thị trường tài chính tiền tệ cũng có nhiều biến động dưới sự điều tiết của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế tốc độ tăng trưởng lạm phát. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, các NHTM thời gian qua liên tục thay đổi lãi suất cho vay kể từ tháng 03/2008, thực thi hàng loạt các biện pháp nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản liên tục tăng, có thời điểm đã tăng lên đến 14% /năm cùng với việc ban hành Quyết định 16, qua đó các NHTM không được áp dụng mức lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản công bố trong từng thời kỳ. Đồng thời, NHNN cũng giao chỉ tiêu cho các NHTM trong việc tăng trưởng tín dụng, khống chế ở một tỷ lệ tăng trưởng nhất định. Điều này đã khiến các NHTM phải điều chỉnh kế hoạch cấp tín dụng cho các khách hàng, hạn chế cấp tín dụng mới và giảm hạn mức tín dụng cũ nhằm duy trì đúng chỉ tiêu được giao, thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Do lãi suất vay cao, tình hình biến động của thị trường tài chính tiền tệ, kinh tế xã hội, các doanh nghiệp trước đây phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và không ít doanh nghiệp đã phá sản. Theo chủ trương của NHNN thì các NHTM chỉ nên tập trung cho vay vào những dự án phương án khả thi có hiệu quả cao và thu hồi vốn nhanh, tập trung cho vay các ngành nông nghiệp, sản xuất chế biến lương thực phẩm nhẳm ổn định giá cả lương thực leo thang trong nước. Cũng do tác động của lạm phát trong 2 quý giữa năm 2008 mà tính thanh khoản của nhiều NHTM đặc biệt là các NHTM CP giảm sút đáng kể, vì vậy các NHTM không ngừng tăng lãi suất huy động vốn tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn với nhiều hình thức và biện pháp (các chương trình tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, ….ngày càng phong phú). Trong thời gian này, các NHTM phần lớn chỉ tập trung huy động vốn, hạn chế cho vay thậm chí có NH còn ngưng cho vay mới để đảm bảo tính thanh khoản. Bằng các biện pháp thắt chặt tín dụng của mình, NHNN đã từng bước kiểm soát được tốc độ tăng trưởng lạm phát. Tuy nhiên, từ quý III/2009 một viễn cảnh mới lại diễn ra là do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu và ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, một số ngành thế mạnh trong nước gặp nhiều khó khăn như thép, giày da, may mặc và một số ngành xuất khẩu khác như sản xuất chế biến gỗ và hải sản,… Và trước dự báo tình hình kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2008, kế hoạch tăng trưởng GDP khó có khả năng đạt được và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam trong năm 2009, lúc này NHNN thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ bằng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản. Qua nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản thì đến nay mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM đã bằng với mức lãi suất cho vay thời điểm năm 2007. Có thể nói tình hình cho vay của các NH trong năm 2008 thay đổi theo một đồ thị hình sin, tăng trong quý I/2008, và liên tục giảm từ quý II/2008 đến III/2008 và tăng trở lại từ quý III/2008. CHƯƠNG III: MỘT VÀI GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CHO VAY KÍCH CẦU Thứ nhất, phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả làm đầu để lựa chọn. Tính hiệu quả được hiểu đầu tiên là đảm bảo hay tạo ra nhiều công ăn việc làm, mang lại hiệu quả kinh tế, có độ lan tỏa nhanh và lớn, thúc đẩy cải thiện các cân đối vĩ mô, thúc đẩy cải cách, tạo tiền đề cho tái cơ cấu nền kinh tế Phải ưu tiên các ngành thâm dụng lao động. Thất nghiệp gia tăng gây ra những căng thẳng xã hội nguy hiểm. Người lao động tiếp tục có việc làm, có thu nhập sẽ là nguồn quan trọng để kích thích tiêu dùng. Đáng mừng là Chính phủ nói sẽ ưu tiên dùng gói kích cầu vào giải quyết việc làm. Kế đến là phải tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh và lớn. Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, trên 80% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tổng lượng tín dụng trong nước, trên 70% vốn vay nước ngoài. Mức độ độc quyền của các doanh nghiệp này là rất lớn, nhưng chỉ đóng góp chưa tới 40% GDP, 30% thu ngân sách về thuế và chỉ tạo ra việc làm cho gần 10% lực lượng lao động. Thêm vào đó, xu hướng gia tăng nhanh hệ số ICOR (số ICOR bằng số đồng vốn đầu tư để tạo ra 1 đồng trong GDP) của khu vực nhà nước tăng từ 3,6 năm 1995 lên 9,1 năm 2005 là rất đáng lo ngại, trong khi ICOR của khu vực các doanh nghiệp tư nhân nhỏ hơn nhiều. Có lẽ nếu tính toán cẩn trọng thì ICOR của khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn cao hơn nữa (cỡ 12 chứ không phải 9,1) cao hơn 3 lần của khu vực tư nhân! Như thế có thể thấy theo tiêu chí này thì kích thích không nên nhắm vào các doanh nhiệp nhà nước mà chủ yếu vào khu vực tư nhân. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) ba lĩnh vực có độ lan tỏa lớn nhất là ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành chế biến hàng hóa tiêu dùng và ngành chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất. Hai vùng có tác động lan tỏa cao là khu vực Đông Nam bộ và Đông Bắc bộ. Nên chú trọng kích thích cho các lĩnh vực và vùng đó. Thúc đẩy cải thiện những cân đối vĩ mô, giảm nhập siêu. Khu vực doanh nghiệp nhà nước là khu vực tạo ra thâm hụt thương mại lớn nhất; khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra nhiều xuất khẩu. Như vậy khu vực thỏa mãn tiêu chí này cũng là khu vực thỏa mãn tiêu chí về hiệu quả nêu trên và cũng là khu vực sử dụng nhiều lao động. Cho vay kích cầu mang tính ngắn hạn, khẩn cấp nên yếu tố thời gian rất quan trọng. Các biện pháp nào không thỏa mãn yếu tố thời gian (tức là triển khai kéo quá dài) thì nên ưu tiên thấp. Thí dụ, chính sách hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân đưa ra từ cuối tháng 3 nhưng đến đầu tháng 12 mới đến tay ngư dân và như thế đã thực sự không phát huy tác dụng kịp thời. Các dự án hạ tầng có hiệu quả, sắp xong nên được khẩn cấp đầu tư thêm để hoàn tất nhằm phát huy tác dụng ngay. Cải cách hành chính, thủ tục không tốn nhiều tiền (nhưng cần quyết tâm chính trị cao) có thể mang lại hiệu quả tức thì và hợp với quá trình cải tổ trung dài hạn. Kiến nghị bỏ khoản 1 của điều 476 Bộ luật Dân sự (quy định trần lãi suất 150%) sẽ có tác động tích cực to lớn lên hệ thống ngân hàng (có thể mang lại hiệu quả hơn cả gói kích thích 1 tỉ đô la Mỹ). Khủng hoảng tạo cơ hội để tiến hành cải cách triệt để, nên tận dụng cơ hội này. Đào tạo lại lực lượng lao động, đầu tư vào giáo dục, y tế, giúp người nghèo là những việc vừa giúp kích cầu vừa mang tính dài hạn. Nhìn lại số liệu của các năm 1998-2000 (thực ra sau bảy năm GDP mới lấy lại được mức tăng trưởng của năm 1997) cho ta thấy khủng hoảng tài chính khu vực lúc đó đã có tác động rất xấu và kéo dài lên nền kinh tế Việt Nam. Khi đó chúng ta cũng đã dùng chính sách kích cầu. Phải nghiêm túc học lại những sai lầm trong đợt kích cầu đó để tránh lặp lại sai lầm trong đợt kích cầu lần này. Chúng ta đã chủ quan, cho rằng khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998 không ảnh hưởng đến mình, nên đã hành động chậm. Khủng hoảng vào chậm nhưng đã lưu lại khá lâu (ngược với các nước bị tác động trực tiếp khi đó). Chúng ta đã không tính toán kỹ, không quản lý chặt nên nhiều địa phương và doanh nghiệp nhà nước hiểu “kích cầu” đồng nghĩa với “tăng chi tiêu công” bất chấp hiệu quả. Rất nhiều công trình “kích cầu” thời đó gây ra lãng phí và không phát huy tác dụng (nhiều chợ đến nay vẫn bỏ không, nhiều công trình thủy lợi, nhà máy “được kích cầu” đã không có hiệu quả). Kích cầu, ham tăng trưởng số lượng mà không chú ý đúng mức đến chất lượng, đến những cân đối vĩ mô khác. Kích cầu mang tính ngắn hạn nhưng chúng ta đã duy trì quá lâu khiến cho kinh tế phát triển nóng sau đó. Đấy là những nguyên nhân chính gây ra . TRÌNH TÍN DỤNG. 1.1. Quy trình tín dụng là gì? Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quy t định cho vay,. 1.2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng: Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín. của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quy t định cho vay. Bước 3: Ra quy t định tín dụng

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan