Thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu

55 2.8K 7
Thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống xói mòn, rửa trôi Bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém. Hầu hết, rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai hướng chính đó là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở cỏc vựng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi…). Cách thứ hai là khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghiệp…). Trong hai cách này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ, rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả năng phục hồi. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy. 1 Rừng đối với đời sống chúng ta có vai trò to lớn như vậy, nhưng với sự phụ thuộc quá mức của người dân vào rừng nhất là dân số ngày càng tăng gây nên một sức ép làm tàn phá nguồn tài nguyên này ngày một lớn, một số nơi rừng đã không còn khả năng để tự phục hồi. Bên cạnh vấn đề rừng bị tàn phá thì một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là làm như thế nào để khôi phục được nguồn tài nguyên rừng đồng thời làm giàu thêm những giá trị của rừng. Muốn vậy chúng ta cần có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Một giải pháp được lựa chọn hiện nay là dựa ngay vào lực lượng tại chỗ ở địa phương, mỗi một thành viên của cộng đồng là một nhân tố để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Huyện Tõn Uyờn là một huyện miền núi của tỉnh Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc, nơi mà rừng xanh bị tàn phá nghiêm trọng và cũng chính nơi đây đời sống hàng ngày của người dân còn nhiều phụ thuộc vào rừng. Kết quả để lại bây giờ là những đồi trống và núi trọc kéo theo đó là những khắc nghiệt về khí hậu, thời tiết và thiên tai xảy ra, vấn nạn về nghèo đói đang rình rập. Để cứu lấy rừng xanh và chính cuộc sống của chúng ta chỉ có thể dựa vào chính cộng đồng ngay tại địa phương với cách gắn lợi ích của chính họ với rừng, nhưng rừng vẫn đảm bảo và ngày càng phát triển. Vì vậy trong những năm qua đã có nhiều các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ và giúp đỡ người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ những vấn đề thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tõn Uyờn - Tỉnh Lai Chõu” nhằm góp một phần nhỏ vào công tác lâm nghiệp xã hội tại địa phương và để rừng xanh ngày một phát triển. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng quản lý, bảo vệ rừng trong những năm vừa qua tại Huyện Tõn Uyờn - Tỉnh Lai Châu. - Chỉ ra thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tõn Uyờn - Tỉnh Lai Châu. - Trên cơ sở những biện pháp quản lí, bảo vệ rừng đã có sẵn tại địa phương đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp củng cố và nâng cao kiến thức thực tế cho bản thân để áp dụng những gì đã học được đưa vào thực tiễn. - Qua đề tài cũng nâng cao được năng lực nhận biết tiếp cận thông tin từ cộng đồng. Để sau này làm việc sẽ phát huy được hết khả năng của mình và những kiến thức đã học tập, rèn luyện. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế Thông qua đề tài giúp cho mọi người hiểu thêm phần nào tầm quan trọng của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đưa ra một số giải pháp góp phần cho cộng đồng nâng cao được hiệu quả trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm cộng đồng Các nhà xã hội học, dân tộc học đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “cộng đồng”. Ở đây chỉ đưa ra khái niệm “cộng đồng” được dùng trong quản lý tài nguyên rừng, theo đó, có thể khái quát thành ba loại ý kiến chính sau đây: - Loại thứ nhất cho rằng, thuật ngữ “cộng đồng” chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn bản, bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm tương đồng về mặt văn hóa truyền thống, cú cỏc mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. [1] - Loại thứ hai cho rằng, “cộng đồng” bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm giống nhau và cú cỏc mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, theo quan niệm này, tính chất giống nhau về một điểm hoặc một số điểm nào đó là yếu tố hình thành nên những quan hệ cộng đồng trong xã hội. Có nhiều loại cộng đồng khác nhau như cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng bản, cộng đồng tôn giáo. [1] - Loại thứ ba cho rằng, thuật ngữ “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người cú cỏc mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau. Theo quan niệm này, “cộng đồng” có thể là cộng đồng toàn thôn bản; cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc cỏc nhúm hộ. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng các hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp thôn bản cũng được coi là một loại hình cộng đồng.[1] Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng thuật ngữ “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn bản. Và tại điều 3 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. 4 2.1.2. Khái niệm công tác quản lý bảo vệ rừng Quản lý bảo vệ rừng là tổng hợp các biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững. [10] 2.1.3. Khái niệm quản lý rừng cộng đồng dựa vào cộng đồng Quản lý rừng cộng đồng là một phương thức quản lý rừng, mà ở đó cộng đồng quản lý và sử dụng những khu rừng thuộc quyền quản lý của mỡnh đó được pháp luật thừa nhận (đã được giao) hoặc theo truyền thống (tự công nhận từ lâu đời). Quản lý rừng cộng đồng là cách thức quản lý 3 loại rừng cộng đồng: Rừng cộng đồng truyền thống, rừng cộng đồng được giao và rừng của nhóm hộ. Trong phương thức quản lý này cộng đồng vừa là chủ sở hữu vừa là chủ thể quản lý. [2] 2.1.4. Phục hồi rừng Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khộp tỏn, để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh). [10] 2.2. Tình hình quản lý rừng cộng đồng dựa vào cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình quản lý rừng cộng đồng trên thế giới Nói đến rừng cộng đồng thì đây là một hình thức đó cú khỏ lõu trờn thế giới, từ trước năm 1950 đã có mầm mống của của lâm nghiệp cộng đồng hay rừng cộng đồng. Đến những năm 1971 – 1990 thì lâm nghiệp cộng đồng đã được xếp trong các loại hình lâm nghiệp, nhưng chưa được chú trọng chỉ đứng sau các loại hình khác. Từ năm 1991 đến nay thì vai trò của lâm nghiệp cộng đồng đã được chú trọng và luôn đứng đầu trong các loại hình lâm nghiệp. Nhưng việc quản lý rừng cộng đồng trên thế giới trong các giai đoạn của từng nước là có khác nhau, và hiện nay việc quản lý rừng cộng đồng của các nước được nâng lên và với nhiều mầu sắc khác nhau. 5 Theo Donovan (1997), Đinh Đức Thuận (2002) chỉ nói riêng về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về sự phân cấp quản lý các khu rừng tự nhiên và nhân tạo đã có nhiều cấp độ khác nhau: - Nhà nước quản lý hoàn toàn, người dân không được khai thác và sử dụng bất kỳ sản phẩm nào từ rừng. - Nhà nước quản lý các sản phẩm chính, người dân được khai thác và sử dụng các sản phẩm phụ. - Nhà nước ký hợp đồng bảo vệ rừng với người dân và cộng đồng địa phương. Người dân được hưởng các sản phẩm nông lâm kết hợp xen với các loại cây gỗ. Nhà nước trả công bảo vệ. - Nhà nước hỗ trợ đầu vào, người dân tiến hành trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ. Sản phẩm thu được sẽ được phân phối theo tỷ lệ đầu tư. Việc quản lý rừng cộng đồng trên thế giới không thể đồng nhất, mỗi một quốc gia đều có một cách quản lý riêng của nước mình. Nhưng tất cả đều dựa vào cộng đồng bảo vệ quản lý là chính. Và xu hướng quản lý theo hình thức này ngày sẽ được nhân rộng và sẽ đem lại hiệu quả thiết thực nhất. 2.2.2. Tình hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, quản lý rừng cộng đồng là thực tiễn có từ lâu đời và đang trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển. Phương thức quản lý rừng này rất sinh động, phong phú mang lại hiệu quả trong quản lý rừng và phát triển cộng đồng vùng cao. Tính đến 31/12/2007 cả nước có 10.006 cộng đồng dân cư thôn, bản chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý và sử dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất trống đồi trọc (gọi chung là đất lâm nghiệp) để xây dựng và phát triển rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,1%). Diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý nêu trên chiếm 17,20% diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên toàn quốc (16,4 triệu ha); diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý chiếm 15% tổng diện tích rừng của cả nước (12.873.815 ha). Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng thì rừng tự nhiên chiếm tuyệt đại đa số lên đến 96%, rừng trồng chỉ chiếm có 4%. Cộng đồng quản lý chủ yếu rừng phòng hộ, đặc dụng 6 (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm 29%. Cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nêu trên với ba hình thức sau: - Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài (có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, gọi tắt là giao) với diện tích 1.643.251,2 ha tương đương 58,8% diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý, sử dụng. - Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được nhà nước giao (chưa có bất kỳ một giấy tờ hợp pháp nào, gọi tắt là chưa giao) với diện tích 247.029,5 ha tương đương 8.9%. Đó là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng. - Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (lâm trường, ban quản lý rừng cộng đồng và rừng phòng hộ…) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng lâu năm, 50 năm gọi tắt là nhận khoán với diện tích 902.662,7 ha tương đương 32,3%. Nếu xét về mặt địa lý, vùng Tây Bắc có tỷ lệ rừng cộng đồng cao nhất với 1.893.300,9 ha chiếm 67,8% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý trên cả nước. Tiếp đến là vùng Đông Bắc 760.131,1 ha, vựng Tõy Nguyờn 62.422,3 ha và Bắc Trung Bộ 58.541,7 ha. Cỏc vựng còn lại diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Một số tỉnh không có diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ. Các loại rừng cộng đồng được hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng đều được ba chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thụn, dũng tộc và nhóm hộ hoặc nhóm sở thích. Đối với rừng do cộng đồng dân cơ thôn và dòng tộc quản lý thường ở cỏc vựng sõu, vựng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý còn thấp. Rừng do nhóm hộ hoặc nhóm sở thích tự cùng nhau liên kết để quản lý thường ở cỏc vựng sản xuất của các hộ nông dân cao khả năng đầu tư lớn. Chính từ cơ sở này mà quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo hai xu hướng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng 7 đáp ứng nhu cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm từ rừng cộng đồng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng như gỗ làm nhà, củi đốt, khai thác lâm sản ngoài gỗ. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí và địa hình Tân Uyên là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Lai Châu với diện tích tự nhiên là 90.319,65 ha. Phía đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, phía tây giáp huyện Sìn Hồ, phía nam giap huyện Than Uyên, Phía bắc giáp huyện Tam Đường. Nằm ở sườn phía tây của dãy Hoàng Liên Sơn nên địa hình chủ yếu là đồi núi cao và dốc, khí hậu phức tạp và khắc nhiệt. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên thường có rét đậm, rét hại xảy ra, mùa hè thường xuyên có mưa rào gây lũ tập trung vào tháng 5 – 8. Vào mùa khô do địa hình nên hầu hết chân ruộng một vụ và đất bãi thiếu nước sản xuất. Địa hình phức tạp chia cắt bởi đồi núi,sông suối. Tân Uyên có thượng lưu sông Nậm Mu vắt qua và một hệ thống suối khe khá phong phú trải đều trên toàn địa bàn huyện ( mật độ sông suối từ 1,5 – 1,7 km/km 2 ) như suối Hô Bon, Hô Ta, Hô Be, Tuy địa hình chủ yếu là đồi núi nhưng cũng có những cánh đồng lớn là nơi tập trung sản xuất lương thực cho toàn huyện như cánh đồng Pắc ta, Phóc khoa, Mường khoa, Thân thuộc * Khí hậu thủy văn Tõn Uyên nằm ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, trong vùng đất bằng phẳng giữa lưng chừng nỳi nờn khí hậu chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa thỡ núng ẩm, mưa nhiều thời gian kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này khô và lạnh, có gió Lào thổi suốt đêm ngày,nhiệt độ bình quân hàng năm ở Tõn Uyờn vào khoảng 25 độ C. Huyện Tõn Uyờn được hệ thống sông Nậm Mu và các nhánh sông nhỏ bao quanh, hàng năm bồi đắp một lượng phù sa lớn 2 bên ven sông, tốt cho việc 8 trồng lúa và hoa màu. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của người dân trong vùng. * Hiện trạng đất và các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất: Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, là cơ sở để xây dựng các khu kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Sau khi được thành lập, huyện Tõn Uyờn cú diện tích tự nhiên là 90.319,65 trong đó gồm các loại đất, đất nông nghiệp 7.325,12ha, đất lâm nghiệp 25.430,44ha, đất phi nông nghiệp 2.184,95 ha, đất chưa sử dụng 55.379,14ha. Chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng vùng núi cao từ 900 đến 1300m có độ dốc lớn từ 25 0 – 35 0 ớt đá lẫn thành phần cơ giới nhẹ, độ PH từ: 4,5 – 5,5 nghèo dinh dưỡng. Đất Feralit màu vàng, tầng dày ở độ cao từ 700 – 1000m độ dốc từ 20 0 – 25 0 phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Đất phù sa suối nằm ở ven các con suối được tận dụng triệt để trồng lúa, cây lương thực. Đất Feralit đỏ vàng ở độ cao 600m được phân bố dưới chân dãy núi có độ dày tầng canh tác cao thích hợp cho việc phát triển cây chè và các loại cây ăn quả khác. Tài nguyên nước: Huyện Tõn Uyờn thuộc lưu vực sông Nậm Mu (Phụ lưu cấp 1 của sông Đà) tuy chỉ với một hệ thống sông nhưng bù lại Tõn Uyờn có hệ thống khe, suối khá phong phú trải đều trên địa bàn toàn huyện (có mật độ sông suối từ 1,5 – 1,7 km/km 2 ) như Suối Hô Bon, Hô Tra, Hô Be, Nậm Chăng, Nậm Lao, Nậm Cưởm, Nậm Pầu, Nậm Sỏ, Nậm Ni, Mớt Luụng, Mớt Nọi Cựng với đú, cũn có mạng lưới khe, lạch nhỏ dày đặc đã và đang góp phần quan trọng cho môi trường sống, sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn huyện. Ngoài nguồn nước mặt Tõn Uyờn cũn có hệ thống mạch nước ngầm từ 3m đến 7m nằm hầu hết trên địa bàn cỏc xó, thị trấn như xã Thân Thuộc, xã Trung Đồng thị Trấn Tõn Uyờn với trữ lượng khá dồi dào. Đây là nguồn nước chính đảm bảo sinh hoạt cho người dân trong vùng đặc biệt là nhân dân quanh vùng thị trấn Tõn Uyờn. Với địa hình chia cắt và dốc, các con suối còn là tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, mương máng dẫn nước phục vụ đời sống sản xuất. Bên cạnh những tiềm năng, lợi ích trên hệ thống khe, suối gây không ít khó khăn trong việc mở mang giao thông, công tác chống súi mũn bảo vệ đất. 9 Sự không ổn định của sông suối vào cỏc mựa trong năm cũng là một bất lợi lớn. Mùa mưa mực nước sông suối tăng nhanh, dòng chảy lớn gây sạt lở, súi mũn, chia cắt giao thông Mùa khô lượng nước các con suối xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ sản xuất. Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có mỏ quặng vàng thuộc xã Pắc Ta, được phát hiện vào cuối tháng 8 năm 2007 với diện tích ước tính có quặng ban đầu là 500ha. Khu vục có quặng đang được các doanh nghiệp thăm dò và khai thác là 182ha nhưng trữ lượng vàng, tuổi vàng chưa được xác định, dự kiến thăm dò khai thác từ 3 – 7 năm. Ngoài ra còn có cát, đá tận thu tại địa bàn xã Mường Khoa, Thân Thuộc. Đây là nguồn khoáng sản quan trọng cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện. Tài nguyên rừng: Tõn Uyờn là huyện miền núi cao với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 90.319,65ha, diện tích đất để phát triển lâm nghiệp là 65.127,7ha chiếm 72% diện tích toàn huyện. Diện tích có rừng là 22.548,3ha với độ che phủ là 25% tập trung chủ yếu trên những dãy núi cao thuộc khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trờn cỏc xó Phỳc Khoa, Mường Khoa, Thân Thuộc, Hố Mít, Pắc Ta và thị trấn Tõn Uyờn. Trong đó: Diện tích rừng đặc dụng là 5.906,6ha, diện tích rừng phòng hộ là 12.056,5ha, diện tích rừng sản xuất là 4.621,2ha. Diện tích đất chưa có rừng là 42.543,4ha. Nhìn chung độ che phủ của Tõn Uyờn cũn thấp so với độ che phủ của tỉnh. Vì vậy trong thời gian tới, để phát huy thế mạnh sản xuất lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người dân lao động cần ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp. Nguồn nguyên liệu: Tõn Uyờn cú diện tích đất lâm nghiệp 25.430,4ha có lợi thế cho việc phát triến kinh tế rừng. Đặc biệt có một số diện tích rừng phù hợp với việc phát triển trồng cây thảo quả loại cây có giá trị kinh tế cao, tập trung ở cỏc xó Hố Mớt, Phỳc Khoa, Mường Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, cú vựng nguyên liệu chè lớn nhất tỉnh với diện tích trên 1.232ha. Đây là điều kiện để huyện Tõn Uyờn phát triển ngành công nghiệp chế biến. 2.3.2. Điều kiện kinh tế Là một huyện nghèo của tỉnh Lai Châu với mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp 5,4triệu/ người/ năm, mức sống của dân cư còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao. Có cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng chiếm 29,6%, Nông lâm 10 [...]... đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương 4.2 Thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng 4.2.1 Thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại huyện Tõn Uyờn - Lai Châu Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm của các cấp uỷ đảng Về mặt lịch sử thì rừng cộng đồng ở Việt Nam... nghiên cứu - Thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng + Thực trạng quản lý rừng + Khái quát tổ chức của cộng đồng địa phương tại thời điểm nghiên cứu + Những nguồn lực (vốn, giống, kỹ thuật…) của địa phương để thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng + Kết quả triển khai các hoạt quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng + Cơ chế chia sẻ lợi ích của cộng đồng - Điểm mạnh,... triển rừng dựa vào cộng đồng tại địa bàn huyện Tõn Uyờn - Lai Châu 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại địa bàn huyện Tõn Uyờn - tỉnh Lai Châu 3.2 Địa điểm và thời gian thực tập Địa điểm: hạt kiểm lâm huyện Tõn Uyờn - tỉnh Lai Châu Thời gian: Từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 6 năm 2011 3.3 Nội dung nghiên cứu - Thực trạng tài nguyên rừng tại địa bàn... hội, thách thức trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1 Phương pháp kế thừa Chuyên đề có kế thừa một số tư liệu: 14 - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng - Tư liệu về điều kiện... xã để chi phí quản lý rừng và thù lao cho ban lâm nghiệp xã + 75% còn lại là phần lợi ích của cộng đồng quản lý bảo vệ rừng Phần này sẽ được phân chia cho ban quản lý rừng cộng đồng, lập quỹ phát triển rừng cộng đồng của huyện tiếp theo và cho các hộ tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của toàn huyện Việc phân chia được dựa vào quy ước bảo vệ và phát triển rừng của huyện và được cấp có thẩm quyền... rừng chỉ là nguồn nhân lực sẵn có với kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất và có vốn đất rừng có thể phát triển rừng Ngoài ra huyện còn thiếu nhiều nguồn lực, cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp uỷ Đảng và các tổ chức để quản lý bảo vệ và ngày một vốn rừng được phát triển 4.2.3 Kết quả triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng Để quản lý, bảo vệ và phát triển. .. ra những ưu nhược điểm của các biện pháp quản lí, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng đang sử dụng tại địa phương từ đó đề ra những biện pháp mới nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng 15 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng tài nguyên rừng tại huyện Tõn Uyờn - tỉnh Lai Châu Huyện Tõn Uyờn là một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước với... cận và cộng đồng đã bảo vệ vốn rừng đó cú cộng thêm đó là tổ chức trồng mới rừng và cùng nhau quản lý bảo vệ Bên cạnh đó một số tổ chức trong huyện cũng đứng ra để trồng mới rừng theo dự án 661 Đồng thời huyện cũng nhận khuyến khích bảo vệ và cùng nhau bảo vệ rừng đầu nguồn Để rừng ngày càng phát triển huyện đã có nhiều giải pháp do cộng đồng cùng nhau đưa ra và thống nhất đưa vào áp dụng * Những giải. .. cho quản lý rừng cộng đồng mang lại lợi ích cho người dân và rừng được phát triển bền vững 4.2.5 Những giải pháp của một số tổ chức trong cộng đồng đang thực hiện Để quản lý, bảo vệ, phát triển được rừng thì mỗi nơi, mỗi vùng đều có những giải pháp để làm sao giữ được nguồn tài nguyên rừng vốn có và làm sao để ngày một phát triển không chỉ về số lượng mà cả về diện tích Nhưng những giải pháp đó được thực. .. triển rừng dựa vào cộng đồng, tại huyện Tõn Uyờn đó triển khai nhiều hoạt động với mục đích chủ yếu là bảo vệ được rừng, rừng được phát triển ổn định nhưng vẫn đem lại lợi ích cho cộng đồng Một số hoạt động điển hình ở huyện Bảng 4.6: Kết quả các hoạt động quản lí, bảo vệ và phát triển rừng dụă vào cộng đồng tại huyện Tõn Uyờn STT Hoạt động Tỷ lệ, % 1 Xây dựng bản quy ước 100 2 Phòng cháy chữa cháy rừng . lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng 4.2.1. Thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại huyện Tõn Uyờn - Lai Châu Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong. triển rừng. Từ những vấn đề thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tõn Uyờn - Tỉnh. trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II. Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn

  • II. Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn

    • Cảm ơn anh (chị)!

    • II. Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan