Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi và đưa ra nột số phác đồ điều trị tại xã Lam Hạ Thành phố Phủ Lý

31 3.9K 8
Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi và đưa ra nột số phác đồ điều trị tại xã Lam Hạ Thành phố Phủ Lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Thú Y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS. Chu Đức Thắng, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thú y xó, cỏc hộ gia đình chăn nuôi lợn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập này. Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo trong khoa thú y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cán bộ trong ban thú y xó cựng gia đình và bạn bè sức khẻo và hạnh phúc. Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2012 Sinh viên Lê Thị Thu Hằng Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y i Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 MỤC LỤC Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y ii Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 PHẦN I KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ I.VÀI NẫT CƠ BẢN VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC TẬP 1.1. Điều kiện tự nhiên của xã 1.1.1. Vị trí địa lý Xã Lam Hạ thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố 20km. Phía Bắc giỏp xó Tiờn Hải – Duy Tiên Phía Nam giáp phường Lương Khánh Thiện – Phủ Lý Phía Đông giỏp xó Liêm Chính Phía Tây giáp phường Quang Trung. 1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè, mang khí hậu lục địa rõ rệt được chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Thời tiết khí hậu của xã thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. 1.1.3. Đất đai Đất đai là tư liệu đặc biệt đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp của xã Lam Hạ. Hiệ nay xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 540 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 295,4ha, chiếm 54,7%, là điều kiện Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và trồng trọt,đất phi nông nghiệp là 199,6 ha, chiếm 36,97%. Bên cạnh đú, xó vẫn còn đất chưa sử dụng (45 ha) chiếm 8,33% diện tích đất tự nhiên. Đây là nguồn lợi thế xã có thể khai thác để đưa vào sử dụng phát triển các gia trại, trang trại chăn nuôi gia cầm. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Điều kiện kinh tế Xã Lam Hạ có cơ cấu kinh tế phát triển theo xu hướng tích cực, tất cả các ngành sản xuất như thương mại dịch vụ, xây dựng hạ tầng đều có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Kinh tế của xó đó chuyển từ kinh tế tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, xu hướng chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Sử dụng ngày càng hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương.Song bên cạnh đó cũng còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ dân trí còn thấp, ảnh hưởng của các tập tục lạc hậu đã cản trở lớn việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình phát triển của xã. Đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học tập trung đầu tư, nghiên cứu toàn diện, cụ thể để khơi dậy và phát huy các thế mạnh và tiềm năng của xã nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của xã. 1.2.2.Điều kiện xã hội Lam Hạ có tổng dân số là 6352 người, gồm 1871 hộ, dân cư phân bố không đồng đều giữa cỏc thụn trong xã. Trong toàn xã có nhiều trường học, thuộc các cấp học khác nhau đây là điều kiện nâng cao dân trí của xã. Hệ thống điện đang được nâng cấp nhằm cung cấp đầy đủ điện đến từng hộ dân, đường giao thông liờn xúm cũn gặp nhiều khó Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 khăn, việc dân cư phân bố không đồng đều gây ra không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban ngành phải thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ đưa nếp sống văn hóa mới phổ biến trên toàn xã, nâng cao ý thức trách nhiệm, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội. 1.3. Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của xã 1.3.1. Tình hình chăn nuôi Lam Hạ là một xó cú diện tích nông nghiệp trên đầu người thấp, tập quán chăn nuôi mang tính chất nhỏ lẻ, tận dụng. Mặt khác, lao động chính dư thừa, điều này rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi. Trong 2 năm vừa qua, tình hình chăn nuôi của các hộ trong xã có nhiều sự chuyển biến, số lượng đàn gia súc, gia cầm thay đổi từng năm. Điều này được chúng tôi trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm từ 2009 – 2011 của xã Lam Hạ Thành phố Phủ Lý Năm Loài vật nuôi Lợn (Con) Trõu, Bò (Con) Gia cầm (Con) 2009 2010 10034 9965 805 838 62243 60500 2011 7300 780 60200 (Nguồn: Số liệu thống kê xã) Qua bảng1 cho thấy: Số lượng vật nuôi giảm dần qua các năm cả về gia súc và gia cầm. Đối với chăn nuôi lợn: Năm 2009 có 10034 con nhưng đến năm 2010 có 9965 con nhưng đến năm 2011 giảm mạnh chỉ còn 7300 con. Đó là do số hộ Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 chăn nuôi nhỏ lẻ giảm. Ngoài ra, do dịch “tai xanh”, dịch lở mồm long móng cũng ảnh hưởng đến số lượng đàn vật nuôi. Đối với chăn nuôi trâu bò: Qua 3 năm chúng tôi nhận thấy số trõu, bò tăng từ 805 con(năm 2009) lên 838 con(năm 2010), nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống còn 780 con. Điều này là hệ quả của việc chuyển đổi công cụ lao động là trõu, bũ sang máy móc (máy cày, máy kéo) nên số lượng trõu, bũ ngày càng giảm dần. Mặt khác, do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dẫn đến trõu, bũ không có chỗ chăn thả nên số lượng trâu bò giảm. Đối với chăn nuôi gia cầm: Do dịch cúm gia cầm xảy ra trong những năm vừa qua cũng làm ảnh hưởng đến đàn gia cầm của xã, số lượng giảm dần từ 62243 con (2009) xuống còn 60200 con (năm 2011). Hiện nay, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành nên số lượng gia cầm cũng dần được nâng lên. 1.3.2. Tình hình dịch bệnh Đi đôi với việc phát triển chăn nuôi là vấn đề dịch bệnh. Trong những năm gần đây, tuy công tác phòng bệnh đã được quan tâm nhiều hơn song tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt mấy năm trở lại đây bệnh hay xảy ra là: Bệnh lợn con phân trắng, bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, phó thương hàn lợn, gây thiệt hại đáng kể cho các hộ chăn nuôi. 1.4. Công tác thú y của xã Lam Hạ Mặc dù là một tỉnh đồng bằng, dọc đường quốc lộ lớn kinh tế có phần phát triển nhưng bên cạnh đú cũn một số huyện và xã vẫn còn khó khăn, trong đó cú xó Lam Hạ, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành kinh tế chủ đạo của xã, song một số bệnh vẫn thường xảy ra gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho các hộ chăn nuôi làm giảm thu nhập của người dân, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của công tác thú y trong chăn nuôi, trong phòng chống dịch bệnh. Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 Được Đảng và Nhà nước quan tâm mạng lưới thú y của xã tương đối hoàn chỉnh. Đội ngũ thú y của trạm từ huyện đến cơ sở là 21 người trong đó cán bộ thú y của trạm là 5 người còn lại 16 người là thú y cỏc xó, trong đó Lam Hạ chiếm 3 người. Có trình độ trung cấp trở lên, các cán bộ thú y xã thường xuyên được cử đi học, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm đội ngũ cán bộ thú y xã đều tổ chức tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm. II. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY (HCTC) Ở LỢN 2.1. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy Qua nhiều quá trình nghiên cứu cho thấy hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân sau đây: 2.1.1. Do vi sinh vật + Do vi khuẩn: Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn. Nhiều tác giả khi nghiên cứu về HCTC đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc lực, phát triển với số lượng lớn và trở thành vi khuẩn có hại và gây bệnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1964), Vũ Văn Ngữ (1979), Trương Quang (2005) cho rằng: Do tác nhân nào đó làm trạng thái cân bằng của hệ sinh vật đường tiêu hóa bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại vi khuẩn sinh sản lên quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa biểu hiện làm con vật bị tiêu chảy. Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) cho biết, khi sức đề kháng giảm, vi khuẩn E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng vi sinh vật đường ruột, gây tiêu chảy. + Do virus: Ngoài sự góp mặt của vi khuẩn, người ta cũng chứng minh được rằng virus là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Rota virus, Parvo virus, Adeno virus, có vai trò nhất định gây tiêu chảy ở lợn, sự xuất hiện của virus gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy thể cấp tính. Theo Begerland (1980) trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 20% lợn bệnh phân lập được Rota virus, 11.2% lợn bệnh có virus viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm, 2% có Enterovirus. 2.1.2. Do ký sinh trùng Ký sinh trừng trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trùng ngoài việc cướp đi dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc vật chủ, chỳng cũn gõy tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra HCTC như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn Theo Phan Lục, Phạm Văn Khuê (1996) sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký sinh trùng đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy. Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 2.1.3. Do các nguyên nhân khác + Do thời tiết, khí hậu Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức kháng của cơ thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột: núng quỏ, lạnh quá, mưa, gió, độ ẩm không khí đều là yếu tố tác động trực tiếp đến lợn đặc biệt là lợn con theo mẹ. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004), các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng thay đổi bất thường của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu. Theo tác giả Niconki V.V.(1986), Sử Anh Ninh (1993), Hồ Văn Nam và cs (1997) khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. + Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của con vật. Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mộc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và các vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với cơ thể động vật, nó đảm bảo quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thức ăn lợn mẹ kém chất lượng, ụi thiờu, cũng là nguyên nhân làm cho lợn con theo mẹ bị tiêu chảy. Theo Caberera J.F, Gonzalez M (1989) phương Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 thức chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần ăn hợp lý sẽ hạn chế bệnh viêm ruột cho lợn con. 2.2.Cơ chế và hậu quả của HCTC 2.2.1. Cơ chế Khi tác động của từng nguyên nhân khác nhau thì quá trình sinh bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh cũng có những nét đặc trưng. Theo Tạ Vị Thịnh (1996) trong mọi trường hợp, tiêu chảy là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm loại thải các chất độc ra khỏi đường tiêu hóa mà đặc điểm nhu động ruột mạnh, làm tăng tiết dịch và các chất điện giải, đồng thời làm giảm hấp thu các chất. Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978) khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, khả năng tiêu hóa thức ăn kém làm thức ăn tích đọng lại nhiều trong ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn thối rữa phát triển. Đặc biệt quá trình lên men tạo ra nhiều sản phẩm độc (CH 2 , H 2 S, SO 2 , ) các chất này kích thích làm tăng tính thấm của thành mạch, nước trong lòng mạch rút vào trong lòng ruột làm thức ăn nhão ra, đồng thời nhu động ruột tăng lên để đẩy thức ăn ra ngoài gây hiện tượng ỉa chảy. Sự rối loạn vận chuyển nước và các chất điện giải ở ruột non gây nên tiêu chảy do 2 cơ chế: tiêu chảy xuất tiết và tiêu chảy thẩm thấu. 2.2.2. Hậu quả của hội chứng tiêu chảy Khi tác động vào cơ thể tùy từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình bệnh lý sinh bệnh và gây hậu quả cụ thể. Tuy nhiên khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra, Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thó Y 8 [...]... ngày tuổi và đưa ra nột số phác đồ điều trị tại xã Lam Hạ Thành phố Phủ Lý 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi lợn ở xã Lam Hạ Thực trạng công tác thú y, rèn luyện nâng cao tay nghề Tìm hiểu về hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, xác định tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết ở lợn con theo mẹ bị mắc tiêu chảy qua các tuần tuổi So sánh hiệu quả điều trị thực tế của một số phác đồ điều trị tiêu. .. tiêu chảy, từ đó tìm ra phác đồ điều trị tối ưu nhất II ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đàn lợn con theo mẹ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi 2.2 Nội dung - Điều tra tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu - Điều tra tình hình mắc HCTC trên đàn lợn theo các tuần tuổi khác nhau - Tổng hợp một số triệu chứng chính của lợn mắc. .. Tỷ lệ lợn con mắc HCTC theo lứa tuổi Nhằm tìm hiểu, đánh giá về mức độ mắc tiêu chảy ở từng độ tuổi tại nơi thực tập Chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc tiêu chảy trên từng độ tuổi của lợn con theo mẹ tại các hộ chăn nuôi trong xã Chúng tôi tiến hành theo dõi 3 lợn mẹ (33 lợn con) cú cựng lứa tuổi đẻ là 3 hoặc 4, cú cựng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, sau đó theo dõi số con mắc tiêu chảy ở 1, 2,... Phạm Thị Hải Yến TY – K37 Giá thành điều trị khỏi: a x b a: Số tiền mỗi liều diều trị (đồng) b: Thời gian điều trị trung bình (ngày) III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy (HCTC) trên đàn lợn con theo mẹ tại các hộ gia đình trên địa bàn xã 3.1.1 Tình hình mắc HCTC qua cỏc thỏng trong năm 2011 Trong các lứa tuổi thì giai đoạn theo mẹ lag giai đoạn Lợn con dễ mắc. .. từ thực trạng trên, để hạn chế được thiệt hại do dịch bệnh gây ra đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở lợn con Trường ĐHNN Hà Nội Y Khoa Thó 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 theo mẹ và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày. .. kháng sinh Genta-costrim, cho uống với liều 1gram/10kgTT Cho uống thuốc điện giải, 1gram/1kgTT; hòa nước cho uống + Phác đồ 3: Dùng kháng sinh Mafluquyl tiêm bắp với liều 1ml/8kgTT /ngày Cho uống thuốc điện giải, 1gram/kgTT; hòa nước cho uống Trong 3 phác đồ trờn, riờng phỏc đồ 3 chúng tôi dùng điều trị lợn con theo mẹ ở độ tuổi 15 đến 28 ngày tuổi, phác đồ 1 và 2 dùng điều trị lợn con theo mẹ từ sơ sinh. .. bảng 6 và 7 ta còn thấy phác đồ 2 và phác đồ 3 cũn cú thời gian điều trị trung bình ngắn hơn, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn, tỷ lệ còi cọc thấp hơn phác đồ 1 Như vậy có thể thời gian điều trị Tỷ lệ khỏi bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ còi cọc của lợn Trong 3 phác đồ điều trị lợn con tiêu chảy thỡ phỏc đồ 3 và phác đồ 2 cho hiệu quả điều trị cao hơn hẳn phác đồ 1, tỷ lệ còi cọc của lợn con sau điều trị Trường... tiểu 6 Giai đoạn lợn con sơ sinh đến 15 ngày tuổi bị tiêu chảy thỡ nờn dựng kháng sinh Genta-Costrim và lợn con giai đoạn từ 15 đến 28 ngày tuổi bị tiêu chảy thỡ nờn dựng kháng sinh Marfluquyl để điều trị là tốt nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con, cỏc phỏc đồ điều trị Luận án Tiến... nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 lượng thuốc đưa vào cơ thể lớn nên dễ đưa, hầu như không gây sốc cho lợn con nên có thể dùng cho lợn con từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi Chúng tôi phát hiện và chọn được 16 lợn con mắc tiêu chảy đồng đều về lứa tuổi và trọng lượng, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, tiến hành phân làm 2 lô thí nghiệm mỗi lô 8 con cho thử phác đồ điều trị 1 và 2 Đồng thời chúng tôi cũng chọn ra. .. HCTC - Các biện pháp điều trị và phòng lợn mắc HCTC Trường ĐHNN Hà Nội Y Khoa Thó 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Hải Yến TY – K37 2.3 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra hội chứng tiêu chảy Theo dõi trực tiếp dựa vào triệu chứng lâm sàng, lập bảng theo dõi, ghi chép hàng ngày số lợn con bị tiêu chảy, bị chết * Thử nghiệm một số phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy: Chọn những đàn . con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi và đưa ra nột số phác đồ điều trị tại xã Lam Hạ Thành phố Phủ Lý . 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi lợn ở xã Lam Hạ Thực trạng công. về hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, xác định tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết ở lợn con theo mẹ bị mắc tiêu chảy qua các tuần tuổi. So sánh hiệu quả điều trị thực tế của một số phác đồ điều trị. pháp điều tra hội chứng tiêu chảy Theo dõi trực tiếp dựa vào triệu chứng lâm sàng, lập bảng theo dõi, ghi chép hàng ngày số lợn con bị tiêu chảy, bị chết. * Thử nghiệm một số phác đồ điều trị hội

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan