skkn giáo dục đối tượng học sinh thường xuyên trốn học, bỏ tiết trong trường THPT NGA sơn

12 1.9K 3
skkn giáo dục đối tượng học sinh thường xuyên trốn học, bỏ tiết trong trường THPT NGA sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: GIÁO DỤC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CÁ BIỆT TRỐN HỌC, BỎ TIẾT TRONG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NGA SƠN Người thực hiện: Thịnh Sao Mai Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú Nga Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HÓA 2013 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. lí do chọn đề tài: Những học sinh đặc biệt , khó giáo dục mà chúng ta vẫn thường gọi là học sinh “cá biệt”. Những học sinh “cá biệt” thường bỏ học, bỏ tiết, bị đuổi học, hay gây rối mất trật tự trong lớp học cũng như ngoài lớp, hay nói chuyện riêng không học bài làm ảnh hưởng tới giờ học Có thể do nhiều lí do, hoàn cảnh khiến các em trở nên ngỗ ngược, chán học, nhưng bản chất các em không phải là học kém hay là “đồ bỏ đi”. Vấn đề của chúng ta là có khơi gợi được hứng thú học tập và điểm mạnh của các em hay không ? Trong tất cả các lớp học đều có ít nhất một vài em được tạm gọi là học sinh “cá biệt”. Trong một trường học vấn đề giáo dục học sinh “cá biệt” như thế nào luôn được quan tâm và không ít thầy cô giáo đau đầu suy nghĩ để hướng các em đi vào “quỹ đạo”. Đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tạo cho các em niềm tin và hứng thú khi tới trường. Mỗi đứa trẻ có một thế giới riêng của mình, thầy cô, cha mẹ bước vào thế giới đó bằng cách nào ? Có thể gõ cửa xin vào, có thể ủi cửa để vào, thậm chí có thể phá cửa bước vào kéo tuột đứa trẻ ra khỏi thế giới ấy và bắt nó ngay lập tức phải sang một thế giới khác với những quy tắc, luật lệ không như chúng muốn. Những nhà sư phạm chúng ta phải tìm cách bước vào thế giới ấy bằng nhiều cách. Tuy nhiên theo tôi nên gõ cửa bước vào nhẹ nhàng, thấu hiểu chúng và hướng chúng về một thế giới tốt hơn. Đôi khi “nhân tài” hay “lưu manh” lại phụ thuộc vào bàn tay “nhào nặn” của thầy cô giáo. Vẫn có số ít người chỉ hoàn thành việc truyền đạt kiến thức, không muốn bước vào thế giới phức tạp của học sinh . Song theo tôi bước vào thế giới của học sinh, đặc biệt là của học sinh “cá biệt” để khám phá, để dạy dỗ, để hướng các em tới một tương lai tươi sáng không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi nhà sư phạm chúng ta. Muốn vậy giáo viên chúng ta phải “bắt đúng bệnh, kê 2 đúng thuốc” thì chắc chắn “bệnh cá biệt” của học sinh sẽ khỏi, khi đó chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện tích cực hơn. Qua những năm giảng dạy trong trường THPT Trần Phú Nga Sơn tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường đặc biệt là những em thường xuyên bỏ tiết trốn học là rất quan trọng với tương lai của các em và đặc biệt là có thể giữ vững được nề nếp của lớp chủ nhiệm, nề nếp của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là giáo dục đối tượng học sinh “cá biệt” trốn học, bỏ tiết trong trường trung học phổ thông Trần Phú Nga Sơn. 2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Trần Phú Nga Sơn Thanh Hoá, với hai khoá chủ nhiệm của tôi là 12D khoá 2006 - 2009, và 12D khóa 2009-2012. 3. Thực trạng vấn đề: Trong những năm học qua, không chỉ trường THPT Trần Phú Nga Sơn mà tất cả các trường THPT trên địa bàn Nga Sơn đặc biệt là các thành phố lớn đều đối mặt với tình trạng đối tượng học sinh trốn học, bỏ tiết, bỏ học để chơi bời, la cà quán xá, tụ tập thậm chí còn tụ tập gây gổ đánh nhau xảy ra rất nhiều. Không ít các em không quan tâm thậm chí coi nhẹ việc học, thích chơi bời, thể hiện mình. Vấn đề học sinh cá biệt luôn là mối trăn trở của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Hầu hết dư luận xã hội đều hướng sự hi vọng cải tạo dối tượng trên vào giáo dục, điều này khiến không ít thầy cô giáo trăn trở. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Khi trẻ phạm lỗi, phần nhiều ban đầu chúng đều muốn sửa mình, nhưng rồi đến cả chục người mắng chúng là hư hỏng, rồi cả xã hội gọi chúng là cá biệt_ không giống ai, thì chúng sẽ buông xuôi, thêm chút nữa là phản kháng và thách 3 thức mà biểu hiện là đi ngược lại mong muốn của người lớn như: không quan tâm tới học tập, sau đó là trốn học la cà quán xá, gây sự chú ý với người lớn bằng những hành động ngỗ ngược của mình. Như vậy để đánh giá một con người chúng ta không thể nhìn nhận vào một tình huống, một hành động của người đó. Đặc biệt với học sinh, các em đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, có thể các em chưa nhận thức được việc làm của mình, cũng có thể các em cố tình hành động khiến người khác phải khó chịu. Đối với nhà sư phạm chúng ta ngoài việc truyền đạt kiến thức cho các em chúng ta còn phải có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hành động mà các em gây ra, đồng thời chỉ rõ cho các em hiểu đúng sai và hướng các em tới những hành động, việc làm có ích. Trong tiếng Pháp không co cụm từ “ học sinh cá biệt” mà có cụm từ “enfant difficile” – những trẻ em “có vấn đề”, trẻ em khó học khó dạy, chứ không là những trẻ em cá biệt theo định mệnh! Như vậy đó chỉ là những học sinh khó tiếp thu kiến thức, khó tiếp thu những chuẩn mực đạo đức mà một học sinh cần đạt được. “Khó” chứ không phải là “không thể nào”. Như vậy để giải quyết bài toán “khó” này thì người giáo viên phải kiên trì, vị tha và hết lòng với nghề. Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt luôn là mối quan tâm của các nhà trường, của các ngành và của toàn xã hội. Không ít các sáng kiến kinh nghiệm, các hoạt động nhằm vào đối tượng học sinh này. 2. Cơ sở thực tiễn Từ trước đến nay dư luận xã hội băn khoăn, bức xúc, ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội trong học đường, bạo lực trong trường học Bên cạnh đó tình trạng học sinh bỏ học trốn nhà đi chơi game, la cà ngày càng tăng, chất lượng học của học sinh ngày càng giảm, xã hội ngày càng nhiều tội phạm vị thành niên. Đây là vấn đề 4 nhức nhối mà cả xã hội đều quan tâm. Bên cạnh các nhà trường là các hộ dân kinh doanh dưới mọi hình thức mà đối tượng họ nhằm vào là những học sinh trốn học, bỏ tiết như: games, quán giải khát nhưng sau đó là tổ chức bài, bạc, lô đề, nơi tụ tập tổ chức đánh nhau, gây rối công cộng. Trường THPT Trần Phú Nga Sơn nằm trong khu dân cư nên cũng không tránh khỏi những hệ lụy như thê. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện a. Giải pháp Để giáo dục một em học sinh cá biệt đặc biệt những em có biểu hiện trốn học bỏ tiêts đi chơi thì điều đầu tiên là giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi và tìm hiểu nguyên nhân các em trở nên như thế. Theo tôi tạm chia thành cá nguyên nhân sau: 1. Thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của người thân. 2. Cảm giác không được coi trọng nên thể hiện để phản kháng. 3. Bất lực không biết xử sự ra sao trong các tình huống xã hội 4. Muốn chứng tỏ mình 5. Ảnh hưởng môi trường sống và bị bạn bè xấu rủ rê 6. Bị áp lực về mặt tinh thần từ những tiêu chuẩn do người lớn đặt ra 7. Có vấn đề mang tính chất bệnh lí về tâm lí và thần kinh. 8. Là một đứa trẻ độc đáo, có cá tính riêng. Khi đã xác định nguyên nhân cá em trở nên “cá biệt” rồi, giáo viên nên đặt câu hỏi chung cho tất cả học sinh đó là “các em cần gì?”. Tôi nghĩ, ngoài kiến thức ra các em cần có tình yêu, sự quan tâm và thấu hiểu từ phía người lớn. Nếu trong lớp có học sinh cá biệt nghĩa là chúng ta chưa bù đắp được tình yêu, sự quan tâm 5 mà các em đã và đang thiếu hụt. Để giáo dục cá em học sinh cá biệt trở về học sinh ngoan chúng ta nên đặt ra các câu hỏi: ? Các em cá biệt nghĩ gì về bản thân? để chữa cho học sinh cá biệt không thể bằng cách các em nhìn xã hội ra sao, mà phải trị từ gốc, đó là các em tự đánh giá bản thân mình như thế nào. Vì trong cách đánh giá bản thân các em hàm chứa những uẩn ức của mình với người lớn, với các thiết chế xã hội, với hoàn cảnh mà các em sẽ sống. ? Các em trở thành “cá biệt” như thế nào? “Nhân chi sơ tính bản thiện” _ sinh ra ai cũng là người hiền lành, ngoan ngoãn, bản chất là thiện và luôn mong được hướng tới những điều tốt đẹp. ? Vì sao các em trốn học, bỏ tiết? Thực ra nguyên nhân các em trốn học bỏ tiết ngoài phản kháng còn do các em chán học. Mà lí do này không chỉ tại các em học kém mà còn nhiều nguyên nhân khách quan khác từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình. Hãy giúp các em đánh giá đúng bản thân mình, không quá cao, không quá thấp với con người và năng lực của các em. Nhưng việc tự đánh giá bản thân của các em lại cần có cơ sở và sự đánh giá của người lớn và của xã hội về các em. Khi đã xác định được nguyên nhân, tìm được ngọn nguồn sâu xa của học sinh cá biệt thì công tác xử lí và đưa ra các hình phạt nhằm răn đe, giáo dục các em cũng phải chú ý tới từng đối tượng học sinh. Không thể áp dụng một hình phạt cho tất cả học sinh cá biệt dù các em mắc cùng một lỗi. Trước khi đưa ra hình phạt giáo viên cần đặt mình vào vị trí của các em, nếu là mình trước tình huống đó mình sẽ xử sự thế nào? Đặt vào vị trí của các em để hiểu các em hơn, để biết nguyên nhân hành động của các em. Khi đã đưa ra hình phạt phải làm sao cho học sinh phải tâm phục khẩu 6 phục, phải để các em tự “xử lí” mình trước đã. Hãy cho các em có quyền được phản biện trước người lớn, trước tập thể và giáo viên chủ nhiệm nên lắng nghe các em nói. Đồng thời không thể thiếu “bạn đồng hành” là phụ huynh học sinh, cán bộ lớp và các bạn trong lớp. Chính vì thế trước mỗi lần phạt học sinh tôi thường cho các em chỉ ra lỗi của mình, nêu lí do vi phạm và tự nhận hình phạt cho mình. Sau đó đưa ra trước tập thể lớp để đánh giá và tôi - giáo viên chủ nhiệm đưa ra hình phạt cuối cùng. Tuy nhiên sau đó mỗi em phải về nhà tự viết cảm nhận của mình sau khi phạm lỗi và nhận hình phạt đó có thích đáng không vào một tờ giấy và nộp lại cho tôi vào ngay hôm sau. Việc yêu cầu các em viết dưới dạng bức thư như vậy sẽ giúp các em tự nhìn nhận lại bản thân mình, tự đánh giá mình và suy nghĩ về lỗi lầm của mình. Đặc biệt qua đó các em có thể tâm sự và nói ra những điều mà các em suy nghĩ và muốn chia sẻ với ai đó. Đáp lại những bức thư của các em, tuỳ vào tính chất và nội dung của bức thư tôi có thể gặp riêng các em đó để phân tích, chia sẻ, và cũng có thể tôi sẽ viết thư lại để chia sẻ điều băn khoăn của các em muốn tâm sự. Sau đó sẽ thông báo và chia sẻ với phụ huynh của những em đó. Như vậy khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, giữa bố mẹ và con, giữa các bạn trong lớp sẽ gần gũi hơn, hiểu nhau hơn. Từ đó các em sẽ tin tưởng vào giáo viên, bạn bè, giúp các em yêu thích chính môn mình dạy và học tập tốt hơn, khi tới trường tới lớp các em sẽ vui hơn và không cảm thấy bị bỏ rơi, cô độc. Kết quả các em sẽ yêu trường yêu lớp và đi học thường xuyên hơn. b. Tổ chức thực hiện: Trong sáu năm làm chủ nhiệm, tôi đã áp dụng phương pháp trên cho hai khoá học sinh 12D khoá 2006-2009 và 12D khoá 2009-2012 và đưa ra các cách xử lí dựa vào các nguyên nhân các em trở nên “cá biệt” đã nêu ở trên như sau: 7 1) Em Đặng Văn Đăng (ở Hải Tiến Nga Hải ) có hoàn cảnh gia đình phức tạp: Bố mẹ hay cãi nhau, em hay chịu những trận đòn roi vô cớ của bố, bố mẹ không quan tâm. Vì thế em trở nên “cá biệt” với biểu hiện như: trưa và tối về nhà muộn, ban đầu chỉ là tránh những trận đòn roi, rồi dần dần sa vào chơi bi a, điện tử, lô đề, cờ bạc. Sau đó là đi qua đêm, ít về nhà và cuối cùng là học hành sa sút, thường xuyên bỏ học, thấy bế tắc và gặp giáo viên chủ nhiệm để đòi bỏ học để đi làm. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tôi đã dành nhiều thời gian để nói chuyện, phân tích cho em Đăng hiểu, cùng với cán bộ lớp và một bạn trong lớp tới quán bi a em thường xuyên tới để đưa em về, Đồng thời tới nhà gặp bố mẹ của em để phân tích và nói rõ tâm tư tình cảm và suy nghĩ của em . Kết quả là hết năm lớp 10 sang lớp 11 và 12 em đã đi học thường xuyên, học tập tiến bộ hơn, về nhà đúng giờ. Sau khi tốt nghiệp 12 em đi bộ đội, hết nghĩa vụ quân sự hiện em đang học tại trường Cao Đẳng Việt Hung Hà Nội. 2) Em Mai Văn Tùng ( Trung Tiến Nga Hải) Mẹ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan từ khi em học lớp 7, bố ở nhà bỏ bê con cái, thiếu sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là của mẹ, em trở nên bất mãn, chơi bời lêu lổng và trở nên “ cá biệt” với biểu hiện ở lớp như: nói chuyện riêng nhiều, chọc phá bạn bè, bỏ tiết đi chơi, thường xuyên bỏ học chiều để la cà quán xá. Song có những lúc em lại tự co mình lại không quan hệ với bất kì ai, trốn học ở nhà, không thich đến lớp. Biết được hoàn cảnh gia đình như vậy, tôi cũng đã gần gũi chia sẻ tâm sự với em Tùng, nhờ một số bạn trong lớp gần gũi tâm sự để biết được địa điểm em Tùng hay lui tới. Cứ một tuần một lần tôi đều dành thời gian 20 đến 30 phút tiết cuối ngày thứ 5 ( do thứ 5 lớp học 4 tiết) để tâm sự và nghe các chia sẻ của em. Dần dần em Tùng đã vui vẻ hơn, hoà đồng với tập thể, đi học đều hơn, học tập tốt hơn, đặc biệt là môn vật lí. Hết lớp 12 em đỗ vào trường Cao đẳng Thuỷ lợi Hà Nội và hiện là sinh viên năm cuối. 8 3) Em Mai Văn Nguyên ( Hải Tiến Nga Hải) và em Phạm Văn Dương ( Xóm 7 Nga Liên) Hoàn cảnh gia đình khá giả, bố mẹ mải làm việc, ít quan tâm, chiều chuộng, tuy nhiên hai em đều muốn chứng tỏ mình và trở nên “cá biệt”. Những biểu hiện như: chơi lô đề, đánh bài, hay bỏ học bỏ tiết ra các quán gần trường ngồi chơi, hút thuốc Nắm bắt được hoàn cảnh và thái độ của các em tôi cũng đã gần gũi chia sẻ và phân tích đúng sai để các em hiểu. Đồng thời kết hợp với phụ huynh để sát xao giờ giấc đi học , về học ngày nghỉ ở trường. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em bằng cách yêu cầu các em “viết thư” để chia sẻ băn khoăn trong gia đình, cuộc sống, đồng thời tự đánh giá bản thân và so sánh với hoàn cảnh của các bạn khác trong lớp. Như vậy các em sẽ nhận ra mình đứng ở đâu, và đánh giá đúng bản thân. Dần dần các em đi học đều hơn, không còn trốn học chơi bời quán xá. Hiện nay em Mai Văn Nguyên là sinh viên trường cao đẳng Thuỷ Lợi Hà Nội và là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Còn em Dương đang học cao Đẳng Nghề tại Thanh Hoá. 4) Em Mai Thành An ( Tiểu Khu Hưng Long - Thị Trấn) Trước đây là con út trong gia đình nên được bố mẹ quan tâm chăm sóc, lên lớp 8 mẹ sinh thêm em bé nên ít quan tâm hơn, vì thế em trở nên bất mãn, và cá biệt . Ban đầu chỉ là không học bài cũ ở nhà, rồi bỏ tiết chỉ để gây chú ý với bố mẹ, muốn bố mẹ quan tâm hơn, chú ý hơn. Nhưng rồi dần dà em sa đà do chơi với bạn xấu vì thế em trở nên “cá biệt”. Với em An là một đứa trẻ thông minh, thích được kể chuyện, muốn nhiều người quan tâm và rất hiếu động. Chính vì thế tôi đã đóng vai trò là một người ban để lắng nghe ý kiến của em, nghe em kể chuyện và đọc những bức thư em chia sẻ. Sau đó tôi cũng đã phân ích cho em biết những việc đúng sai em làm, khuyến khích em học tập và chia sẻ kinh nghiệm khi chơi với bạn bè. Đồng thời tập thể lớp đưa ra kỷ luật và xếp hạnh kiểm từng tháng mang tính răn đe. Trong ba năm học em luôn tin tưởng và chia sẻ cho tôi rất nhiều chuyện. Từ năm lớp 11 trở đi em đi học 9 rất đều, hòa đồng với bạn bè, quan tâm tới bố mẹ và em gái hơn, học hành tiến bộ hẳn, đặc biệt là môn vật lí của tôi. Hiện tại em đang học trường Kinh doanh công Nghệ Hà Nội. 5) Em Nguyễn Trường Chinh ( Xóm 6 Nga Điền) Là học sinh ngoan, rất chú trọng tới việc học tập. Nhưng em luôn thu mình lại, ít hòa đồng với bạn bè, trong các giờ ra chơi em luôn ngồi học. Tìm hiểu tôi mới biết, trong gia đình bố mẹ luôn đặt ra những quy chuẩn về đạo đức cũng như học tập quá cao, luôn muốn em phải đạt chuẩn những tiêu chuẩn đó. Hai năm lớp 10 và 11 em luôn phải “căng ra” để đáp ứng hết những quy chuẩn đó, nhưng đến năm lớp 12 em không thể đáp ứng được do áp lực quá cao, chính vì thế em trở nên “cá biệt” với những biểu hiện: thay đổi kiểu tóc cho dựng lên, móng tay để dài, cách ăn mặc thì phá cách, thỉnh thoảng bỏ học trốn tiết ra các quán gần trường ngồi hút thuốc chơi bời. Trước sự thay đổi “bất thường” ấy tôi đã dành thời gian tìm hiểu và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của em. Đồng thời kết hợp với phụ huynh để giảm áp lực lên em, tôi đóng vai trò là cầu nối giữa em và gia đình, giúp phụ huynh biết được những suy nghĩ của em. Đồng thời tôi cũng nhờ sự can thiệp của ban nề nếp của Đoàn trường theo dõi về trang phục, tác phong khi đến trường và đưa ra lời răn đe, cảnh cáo. Kết quả em đã quay về như cũ, nhưng thoải mái hơn, vui vẻ hơn trong học tập, quan tâm tới bạn bè và thầy cô giáo. Hiện tài em đang học tại Cao đẳng Giao thông vận tải TPHCM. 6) Em Vũ Văn Chiến ( Xóm 8 Nga Liên ) “cá biệt” với thái độ bất mãn do không được bố mẹ coi trọng, bởi anh trai học giỏi hơn nên được bố mẹ quan tâm hơn và đem ra so sánh hai anh em. Lên lớp 10 em thường xuyên bỏ tiết nhảy tường ra ngoài, trốn học lêu lổng tụ tập cùng bạn xấu, ngồi các quán hút thuốc, không chịu học tập. Ban đầu tập thể lớp họp và đưa ra các hình thức kỷ luật thích đáng nhưng cũng chỉ được một thời gian em lại tái phát. Trước tình hình đó tôi trao đổi với phụ huynh, nhờ một số bạn bè cùng xóm luôn đi cùng đường gần gũi tâm sự 10 [...]...với bạn Hết các tiết học buổi chiều tôi thường xuyên khuyên bảo em và khuyến khích em trong học tập và cho em tham gia các phong trào của lớp và của trường Kết quả em đã bớt chơi bời, bỏ tiết, đi học thuờng xuyên hơn và nhận được sự quan tâm của bố mẹ Kết quả em học tập tiến bộ và đạt học sinh tiến tiến hai năm kế tiếp 7) Em Mai Thế Lưu ( Xóm Cần Thanh Nga Hải) Em này không giống như... đứa trẻ thông minh nhưng lại rất hiếu động và ham bóng đá Trong lớp thường xuyên nói leo, trêu chọc bạn bè, cãi tay đôi với giáo viên bộ môn vì một vấn đề nào đó trong học tập, thỉnh thoảng lại bỏ học vì lí do như: tối qua xem đá bóng khuya, rồi đi đá bóng cho xã, hầu hết các lí do nghỉ học đều vì bóng đá Trong các tiết sinh hoạt tôi thường xuyên nhắc nhở, cùng với cán bộ lớp đưa ra các hình phạt thích... nhiên tôi vẫn khuyến khích em trong học tập, phản biện lại các vấn đề trong học tập nhưng với thái độ khiêm tốn hơn, tôn trọng mọi người.Kết quả em đã ít nói leo hơn, khiêm tốn hơn và sắp xếp việc học với niềm đam mê bóng đá phù hợp hơn Trên đây là các trường hợp cá biệt thường trốn học bỏ tiết mà tôi chia theo nguyên nhân trở nên cá biệt của mỗi em để có biện pháp giáo dục Trong đó không thể thiếu vai... với phụ huynh Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm chia sẻ với các em, phải kiên trì và coi các em như chính con em mình 5 Kết quả Qua 6 năm chủ nhiệm, sĩ số lớp tôi luôn ổn định, không có trường hợp học sinh bỏ học, không có học sinh bị kỷ luật Các em ngày càng tiến bộ trong học tập và đạo đức Trong lớp các em yêu thương giúp đỡ nhau và đoàn kết ngay cả khi đã 11 ra trường Kết quả hết lớp 12... lớp 12 có 80% các em đã đậu vào các trường đại học cao đẳng trong cả nước 6 Ý kiến đề suất: Trong suốt quá trình giảng dạy tôi rất mong các nhà chức năng nghiêm cấm hoặc có một chế tài nghiêm khắc đối với các hộ gia đình mở quán xá ở gần các trường học, đặc biệt là các quán điện tử XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 27 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan SKKN trên là của tôi, không sao chép . HÓA TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: GIÁO DỤC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CÁ BIỆT TRỐN HỌC, BỎ TIẾT TRONG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NGA SƠN Người thực hiện: Thịnh Sao Mai Chức vụ: Giáo. của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là giáo dục đối tượng học sinh “cá biệt” trốn học, bỏ tiết trong trường trung học phổ. năm học qua, không chỉ trường THPT Trần Phú Nga Sơn mà tất cả các trường THPT trên địa bàn Nga Sơn đặc biệt là các thành phố lớn đều đối mặt với tình trạng đối tượng học sinh trốn học, bỏ tiết,

Ngày đăng: 22/04/2015, 01:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan