Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội

85 892 3
Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, có ý nghĩa kinh tế chính trị sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của con người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm năng từ đất và lấy đó làm cơ sở phát triển cho các ngành khác. Chính vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp bách của các nước trên thế giới. Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai một cách hiệu quả, giữ gìn và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề mang tích toàn cầu. Cùng chung với quá trình phát triển của thành phố Hà Nội, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Long Biên, nền kinh tế trên địa bàn quận đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Song song với đó thì diện tích đất 1 nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rác thải ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các quá trình này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất để làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết đang đặt ra đối với cả nước nói chung và của quận Long Biên nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của GS-TS Đỗ Hoàng Toàn, học viên thực hiện đề tài “Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đến nay, ở trong và ngoài nước đã có những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: - Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội [10] - Đề cương đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh”[9] Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu được nêu ra trong các đợt Hội thảo trong nước của một số tác giả ([7] [8] [11] [12] ) Các công trình trên đã nghiên cứu nội dung đề tài tuy nhiên mới chỉ nghiên cứu phạm vi huyện Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, chưa nghiên cức trực tiếp đến địa bàn quận Long Biên. 3. Môc ®Ých nghiªn cøu - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của quận. - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái quận Long Biên. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp * Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Địa bàn vùng ven đô quận Long Biên – TP Hà Nội. + Thời gian: Các số liệu thống kê lấy từ năm 2007 – 2012 về đất đai, kinh tế xã hội của quận. Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hóa điều tra năm 2012. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Những nội dung cơ bản của sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên, thành phố Hà Nội là gì? - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên, thành phố Hà Nội? Những quá trình đó đã đạt được những kết quả gì? Còn những bất cập, hạn chế gì? - Cần có những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên? 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng quan điểm triết học Mác – Lê Nin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các thành tựu của khoa học quản trị kinh doanh làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Đồng thời sử dụng phương pháp truyền thống: thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh giá, phát hiện và sử dụng các vấn đề đặt ra của luận văn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng 3 đô thị sinh thái. - Chương 2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kết quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 1.1. Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác[21]. Trong giai đoạn kinh tế – xã hội phát triển, mức sống của con người còn thấp, công năng của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phục vụ nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở…Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũng như sản xuất thì đất đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ công nghệ và khoa học, kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và cuộc sống nhân loại. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất… Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở Châu Mỹ La Tinh và Châu á. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá. Theo kết quả điều tra của UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ khác nhau trong đó Châu á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hoá. Số liệu trên cho thấy đất đai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển. 5 Trong lịch sử phát triển của thế giới bất kỳ nước nào dù phát triển hay đang phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo báo của Worlk Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có 6 - 7 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất, bị xói mòn. Trong 1200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý. Ngày 28 tháng 02 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường nước ta đã phê duyệt công bố diện tích đất đai năm 2011 của cả nước với diện tích tự nhiên là 3.312.121.159 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.822.560 ha, dân số là 80902,40 triệu người, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 3068 m 2 /người. So với 10 nước trong khu vực Đông Nam á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam đứng thứ 2 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực [32]. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất. Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp…Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.069.348 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9.415.568 ha, dân số là 82.018 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1132 m 2 / người. 6 Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo những tư liệu của Tổng Cục Thống kê thì biến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta trong 12 năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1: Biến động về diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác hàng năm ở Việt Nam (2000-2012) Năm Tổng diện tích đất nông nghiệp (1000ha) Tổng diện tích đất canh tác hàng năm (1000ha) Dân số (1000 người) Bình quân diện tích đất canh tác hàng năm/người (m 2 ) 2000 9979,7 8894,0 71025,6 1252 2001 10381,4 9000,6 72509,5 1241 2002 10496,9 9224,4 73962,4 1247 2003 10928,9 9486,1 75355,2 1258 2004 11316,4 9680,9 76714,5 1261 2005 11704,8 10011,3 76325,0 1311 2006 12320,3 10468,9 76596,7 1372 2007 12644,3 10540,3 77635,4 1357 2008 12507,0 10352,2 78685,8 1315 2009 12831,4 10595,9 79727,4 1329 2010 12901,5 10604,8 80902,4 131 2011 12972,6 10621,6 90549,3 117 2012 13068,5 10686,2 91519,3 116 Nguồn: [17]. Theo ông Nguyễn Đình Bồng (2012) đất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng [6]. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với 7 một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái. 1.2. Nội dung và hình thức sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái Sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất sinh thái, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đương nhiên phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, môi trường và quần thể sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chính sự phù hợp đó làm cho cây trồng vật nuôi phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn nhau để tồn tại và phát triển, đó là một nền nông nghiệp sinh thái. Nhiều học giả cũng cho rằng nông nghiệp sinh thái cũng chính là nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệp sinh thái, hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhưng ngược lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu như nó không có tác động đến bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùng đất và mặt nước xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (UNDP). Nông nghiệp đô thị nói một cách đơn giản bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các vùng ven đô. Khái niệm này có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của một đô thị. 8 Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) diễn ra trong các thành phố gọi là nông nghiệp nội đô, diễn ra ở ngoại thành thì gọi là nông nghiệp ngoại đô. Điều này dẫn đến đặc điểm sự khác biệt giữa nông nghiệp nội đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệp ngoại đô hay ngoại thành. Nông nghiệp đô thị sẽ được phân chia theo các vành đai khác nhau do tính chất và đặc thù của nó. Có thể phân chia theo các khu vực dưới đây: - Nông nghiệp nội đô - Nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm - Nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành) Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trường của mỗi vùng khác nhau, cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều đó hình thành tính đa dạng của nông nghiệp đô thị. Kế thừa các công trình nghiên cứu của các học giả có thể nêu khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái. Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái: nông nghiệp đô thị sinh thái là một quá trình sản xuất được bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng đô thị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với công nghệ sản xuất sạch tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan tạo ra hệ sinh thái bền vững [22], [23], [24]. Theo PGS.TS. Phạm Văn Khôi “Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền nông nghiệp sinh thái trong thành phố, thị trấn hoặc các khu đô thị. Đây là nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở áp dụng các phương pháp sản xuất khoa học, các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vững môi trường sinh thái trong các khu đô thị” [15]. 9 [...]... việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sinh thái ở trong và ngoài nước Đây là các căn cứ lý luận để triển khai vấn đề đánh giá thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sinh thái trên địa bàn quận Long Biên ở chương 2 25 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất nông nghiệp theo. .. truyền nông nghiệp đã tiến hành một số nội dung nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái bền vững, nông nghiệp đô thị và nông nghiệp đô thị sinh thái nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của các thành phố lớn theo hướng hiện đại, bền vững Năm 2003 thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nội dung Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị. .. thoái hóa chất lượng đất 24 - Khả thi về mặt kinh tế - Có thể chấp nhận được về mặt môi trường Kết luận chương 1: Đề tài đã làm rõ khái niệm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, nêu rõ các đòi hỏi khách quan của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, nội dung, tiêu thức đánh giá kết quả của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái Giới thiệu tổng quan... truyền thống của Hà Nội bị xóa sổ do quá trình đô thị hóa thành phố, năm 2004 thành phố Hà Nội đã triển khai đề tài nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở khu vực ngoại thành Hà Nội phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn”của tác giả Phạm Văn Khôi [15] 1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng 22 đô thị sinh thái 1.5.1 Những tiêu chí định tính Đây là những... thứ 13 đảng bộ thành phố và Chương trình 12 của Thành ủy Hà Nội về "phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" [1] 1.4 Tình hình nghiên cứu nông nghiệp đô thị sinh thái trên thế giới và Việt Nam 1.4.1 Tình hình chung Trong vài chục năm qua nông nghiệp đô thị phát triển nhanh song song với quá trình đô thị hóa Ở Hoa kỳ, từ 2000 đến 2012 nông nghiệp đô thị tăng 17%,... nông nghiệp đô thị mỗi nơi có những nét khác nhau [31] Ở Đà Lạt, tập trung cho hoa, cây cảnh và rau á nhiệt đới, nông nghiệp đô 19 thị sinh thái chuyển mạnh sang phục vụ du lịch và xuất khẩu Ở thành phố Hồ Chí Minh nông nghiệp đô thị phát triển mang đặc trưng của thành phố siêu đô thị, sản phẩm của nó chủ yếu là rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi bò sữa… và các ngành dịch vụ nông nghiệp Nông nghiệp đô thị. .. nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2011 đã có các nghiên cứu Hiệu quả một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng và Quy hoạch nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020 của thành phố Hải Phòng của các tác giả Trần Trọng Phường, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học (2011)... phổ biến, lâm nghiệp đô thị ít phát triển Nông nghiệp đô thị thường thâm canh cao và có kết quả - Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị tại Trung Quốc: Trung Quốc có một chiến lược đô thị hoá phi tập trung với nhiều đô thị nhỏ trong nông thôn và như vậy nông nghiệp nông thôn cũng sẽ biến đổi Vì vậy, nghiên cứu nông nghiệp đô thị này có thể thấy được phần nào hình ảnh của nông nghiệp nông thôn trong... phía Nhà nước các cấp Quan điểm 5: Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên trong giai đoạn tới cần có mô hình và bước đi thích hợp nhằm tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả 2.2 Thực trạng quá trình định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên 2.2.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp quận Long. .. đất và nước Nông nghiệp đô thị sinh thái ở nước này thể 17 hiện sự pha trộn giữa cổ truyền và hiện đại Với sự trợ giúp của Chính phủ, nông nghiệp đô thị ở đây đã phát triển thành ngành tương đối lớn mạnh 1.4.4 Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của một số nước Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông nghiệp sinh thái và sinh thái ven đô, . Những nội dung cơ bản của sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên, thành phố Hà Nội là gì? - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên,. cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng 3 đô thị sinh thái. - Chương 2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Chương. quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan