Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp I chi cục Thủy sản Phú Thọ

55 775 0
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp I chi cục Thủy sản Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản  * Vị trí địa lý Phú Thọ có tọa độ địa lý 20 O 55’ - 21 O 43’ vĩ độ Bắc, 104 O 48’ - 105 O 27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị - kinh tế - xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Diện tích đất tự nhiên 3.532 km 2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Huyện Lâm Thao có tọa độ 21 0 18’ vĩ độ Bắc, 105 0 17’ kinh độ Đông, tiếp giáp với Thành phố Việt Trì ở phía Đông, huyện Phù Ninh ở phía Bắc và Đông Bắc, thị xã Phú Thọ phía Tây Bắc và huyện Tam Nông ở phía Tây và Nam (ngăn cách bởi sông Hồng). Huyện Lâm Thao rộng 9.754,59 hecta. * Địa hình đất đai Địa hình: Chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu: + Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê, giao lưu với các nơi khác. Ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. + Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. Sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng 1 các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp * Khí hậu thuỷ văn Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 0 C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc. * Về giao thông Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70, đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đang được mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đường cao tốc Nội Bài - Phú Thọ - Lào Cai, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang khởi công xây dựng. Đường thủy có cảng Việt Trì trên Sông Lô, sông Hồng, cảng Yến Mao trên Sông Đà, cảng Bãi Bằng trên Sông Lô lưu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc (đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và cũng sang Vân Nam - Trung Quốc, tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc); quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái, là những yếu tố thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.  * Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm Chi cục thủy sản được thành lập ngày 31-12-2009, trên cơ sở sát nhập bộ phận thủy sản thuộc phòng Chăn nuôi thủy sản và Trung tâm giống thủy sản. 2 Theo quyết định số: 4788/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, bộ máy chi cục gồm: - Lãnh đạo chi cục; - Phòng Hành chính- Tổng hợp; - Phòng thanh tra và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Phòng Kỹ thuật; - Trại giống cấp I. * Tổng số cán bộ công nhân viên gồm: 22 người. - Trong đó: + Công chức nhà nước : 12 người; + Viên chức sự nghiệp : 10 người; + Công nhân khác : 06 người. * Trình độ cán bộ: - Kỹ sư : 10 người; - Trung cấp : 07 người. ** Cơ sở vật chất Tổng diện tích toàn Chi cục: 13 ha. Phân ra 03 khu chức năng: - Khu vực Hành chính gồm: văn phòng, nhà làm việc, hội trường. - Khu vực sản xuất: Hệ thống gồm 38 ao; + Ao cấp, chứa nước: 02 ao; + Ao nuôi ương: 11 ao; + Ao nuôi cá bố mẹ: 09 ao; + Ao nuôi thử nghiệm: 04 ao; + Ao nuôi đặc sản: 04 ao; + Ao trú đông: 04 ao; + Ao sinh thái: 01 ao; + Ao nuôi cá thịt: 03 ao. + Nhà sản xuất: 02 nhà. + Phòng thí nghiệm: 01 phòng. + Nhà chế biến thức ăn: 01 nhà. 3 - Hệ thống công trình phụ trợ khác như: Trạm bơm cấp, trạm bơm tiêu, hệ thống kênh dẫn chính. Tổng dự toán: 21 tỷ đồng Toàn bộ công trình được đưa vào sử dụng năm 2007, hiện phát huy hiệu quả tốt. *** Chức năng, nhiệm vụ Chi cục thủy sản thực hiện 03 nhiệm vụ chủ yếu là: - Thực hiện công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thủy sản. - Thực hiện các hoạt động sự nghiệp thủy sản - Thực hiện sản xuất các đối tượng giống thủy sản mới, giống thủy sản có năng suất chất lượng cao. Một số kết quả đạt được trong thời gian qua: - Trong lĩnh vực quản lý nhà nước + Đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003-2010 + Tiến hành chuẩn bị và đầu tư xây dựng trại sản xuất giống thủy sản cấp I tỉnh Phú Thọ + Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cho một số đối tượng thủy sản mới phù hợp với đặc điểm của tỉnh Phú Thọ như: Kỹ thuật nuôi cá Rô phi đơn tính bằng thức ăn tự chế; Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên 01 vụ lúa, 01 vụ tôm; Kỹ thuật nuôi cá lăng chấm + Kiểm tra điều kiện các cơ sở sản xuất và nuôi ương giống thủy sản trên địa bàn tỉnh + Xây dựng quy hoạch nuôi sản xuất vùng nuôi sản xuất hàng hóa quy mô lớn. - Trong lĩnh vực sự nghiệp thủy sản + Trong 03 năm qua, đã và đang tiến hành thực hiện các mô hình trình diễn để nhân ra diện rộng. Trong đó chủ yếu là các đối tượng đã được khẳng 4 định có chất lượng vừa như cá rô phi đơn tính, cá chép lai V1. Hoàn chỉnh các quy trình nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Phú Thọ. + Đã và đang tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học và tiếp nhận chuyển giao công nghệ như: - Tiếp nhận đề tài sinh sản và chuyển đổi giới tính rô phi đơn tính đực - Đề tài sinh sản nhân tạo lai ghép cá chép lai V1 ấp nở trong bính vây - Đề tài sinh sản nhân tạo cá lăng chấm. - Đề tài sinh sản nhân tạo và nghiên cứu quy trình nuôi thương phẩm cá anh vũ. - Nghiên cứu một số đối tượng giống thủy sản mới nuôi khảo nghiệm và tạo đàn cá bố mẹ cho đẻ vào các năm sau: cá diêu hồng, cá quế, cá bỗng, cá lăng nha, cá chày đất, cá rô đồng đầu vuông * Tình hình phát triển sản xuất - Ngành nuôi trồng thuỷ sản Nhiệm vụ của trại giống cấp I chủ yếu nghiên cứu và sản xuất các đối tượng giống mới, trong 03 năm qua đã sản xuất được: Cá rô phi đơn tính đực: 04 triệu con (tiêu chuẩn) Cá chép lai V1: 10 triệu con bột Cá vược nước ngọt 05 triệu con (tiêu chuẩn) Cá trôi Ấn Độ 10 triệu con (tiêu chuẩn) Nuôi ương Tôm Càng Xanh 10 triệu con Các loại cá khác 20 triệu con Đủ cung ứng cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản của nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra đã và đang tiến hành giúp các cơ sở sản xuất khác cải tạo đàn cá bố mẹ đã bị cận huyết - Ngành trồng trọt - Ngành chăn nuôi 5  1.1.3.1. Thuận li Lợi thế về điều kiện tự nhiên của một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. Hiện nay, Lâm Thao đang đẩy nhanh việc đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất, lương thực đã và đang trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Các loại cây như ngô, đậu tương, rau màu cao cấp, bí xanh đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại công nghiệp và bán công nghiệp, trong đó chủ yếu là lợn nái ngoại, lợn hướng nạc, bò thịt, bò lai Sind. Nuôi trồng thủy sản dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành thế mạnh của Lâm Thao. Các sản phẩm như tôm càng xanh, cá chim trắng, trê phi, rô phi, chép lai, cá tra, tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm lên tới trên dưới 1.000 tấn. 1.1.3.2. Kh! khăn Do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, lượng mưa phân bố không đều, nhiệt độ chênh lệnh giữa hai mùa hè và mùa đông lớn gây khó khăn trong công tác nuôi vỗ, cho đẻ, ương nuôi cá giống. Bên cạnh đó trại sản xuất giống còn gặp khó khăn về nhân lực và về vốn để phát triển. Chính sách phát triển thủy sản còn gặp nhiều khó khăn. 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất  Cải tạo ao A1, A2, A7, A8, B1, B7, ao sinh thái Tham gia cho cá trắm đẻ Tham gia cho cá Trôi đẻ Thu trứng rô phi Tạt vôi định kỳ cải tạo ao Điều trị bệnh cho cá anh vũ 6  !"# - Trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ sản xuất. $% Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung công việc Vệ sinh tu sửa ao Diện tích ao (m 2 )/ ao 1800 Hệ thống ao Số lượng các ao trong trại 7 Thời gian công tác cải tạo ao Thời gian (ngày) 14 Thời gian công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ tại cơ sở Thời gian (ngày) 20 Phòng và trị bệnh cho cá Các loại thuốc CuSO 4 , KMnO 4, NaCl& 1.3. Kết luận và đề nghị $'( Qua bảng trên cho ta thấy việc vệ sinh tu sửa lại bờ ao, công tác cải tạo ao, công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ, vệ sinh và phòng bệnh cho cá đã đạt được những kết quả nhất định, xong chưa nhiều. ) Công tác phục vụ sản xuất cần được tiến hành nhanh gọn và đảm bảo hiệu quả cần có thêm nhân công trong quá trình sản xuất 7 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: *+,-.%/0,12345'6 -3031789:/ ;+<= 2.1. Đặt vấn đề Nền kinh tế đất nước ta đang ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nước đề ra chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế nhất là lĩnh vực công nghiệp. Nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí then chốt trong nền kinh tế, hàng năm nước ta xuất khẩu hàng trăm tấn nông sản cung cấp cho các bạn nước ngoài bao gồm các sản phẩm của các ngành nông nghiệp như: chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt… Trong các ngành nông nghiệp nói trên, ngành thủy sản có một vị trí quan trọng đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Đặc biệt ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn vì nước ta có hệ thống sông ngòi, ao, hồ dày đặc thuận lợi cho ngành nuôi cá nước ngọt phát triển. Hàng năm ngành này đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng cho con người. Trong nghề nuôi cá nước ngọt cá chép được biết đến bởi thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, là thực phẩm an toàn với mọi người mọi lứa tuổi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thực phẩm được chế biến từ cá chép lại càng được ưa chuộng vì thực phẩm chế biến từ gia súc gia cầm mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hệ số an toàn ngày càng giảm do dịch bệnh: cúm gia cầm, lở mồm long móng… diễn ra ngày càng phức tạp khó kiểm soát. Để tăng năng suất, chất lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cá chép viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã lai tạo ra cá chép lai 3 máu mang nhiều ưu điểm quý nuôi mau lớn, thịt thơm ngon và có giá trị trên thị trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng, các trung tâm giống thủy sản tiến hành lai tạo và sản xuất giống cá chép lai 3 máu. Được sự đồng ý của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trại sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ, tôi tiến hành: "+,-.%/0,12345'6-3 0317:/ ;+<= 8 - Mục tiêu chuyên đề nghiên cứu cần đạt được + Rèn luyện tay nghề nâng cao kinh nghiệm thực tiễn + Hiểu được quy trình sản xuất giống nhân tạo chép lai 3 máu. 2.2. Tổng quan tài liệu 9">46< * Hệ thống phân loại ( Theo Linaeus,1758) Giới động vật: Aniamalia Ngành động vật có xương sống: Vertebrata Lớp cá xương: Actinoterrygii Bộ cá Chép: Cypriniformes Họ cá chép: Cyprinidae Giống cá Chép: Cyprinus Loài cá Chép: Cyprinus carpio (Linaeus,1758) Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau. Theo nhiều tác giả thì trong các giống cá chép Cyprinus có 3 loại đang phát triển mạnh và được nuôi nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. - Cá Chép vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài cá chép nuôi phổ biến nhất ở nước ta. Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất cao (nó có thể sống được vài ngày ở vùng Đông bắc Liên Xô khi nhiệt độ môi trường xuống 0 0 C). - Cá Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) cá chép Kính có bộ vẩy không hoàn chỉnh, thường mỗi bên thân có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở đường bên. Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp không thứ tự, thân ngắn, lưng dựng cao do đó có nhiều thịt. - Cá Chép Trần (Cyprinus carpionudus) có nơi gọi là cá chép da vì toàn thân không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít mọc lưa thưa (Duy Khoát, 2003). [4] * Phân bố Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng 2000 năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên) [8].Hiện nay cá Chép là một trong những loài cá nuôi chính trong các ao nuôi ở Châu Âu, 9 Châu Á như :Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc, Inđônêxia và là đối tượng quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung bộ, ở Miền Nam không có cá chép địa phương mà nhập vào nuôi cá chép có nguồn gốc từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt độ từ 0- 40 0 C, nhiệt độ thích hợp là khoảng t 0 = 20-27 0 C, hàm lượng Oxy cực tiểu cho phép 2mg/lít, pH = 4-9. Cá sống ở nước ngọt, đôi khi cũng thấy ở cả vùng nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰ (Duy Khoát, 2003).[4] * Đặc điểm cấu tạo hình thái Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vẩy to tròn, thường có màu trắng bạc hơi pha màu vàng, vây, đuôi pha màu đỏ, có hai đôi râu. Do quá trình chọn lọc và lai tạo nên hiện nay có nhiều giống cá chép khác nhau. Ở nước ta thường thấy có 6 loại hình cá chép: cá chép Trắng, cá chép Đỏ, cá chép Kính, cá chép Cẩm, cá chép Bắc cạn, cá chép Gù. Nói chung màu sắc cá chép thay đổi tuỳ theo điều kiện sống. Cá chép Miền Bắc (C.carpio) có đặc điểm cấu tạo như sau: - Công thức vẩy đường bên: 30-35 vẩy đường bên, có 6-8 vẩy trên đường bên và 6-7 dưới đường bên. - Công thức vây D III- IV- 20- 22 ; A II- III- 5- 6 - Công thức răng hầu II3- 3II đôi khi I23- 32I Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép Vẩy và cá chép Trần Ukraina được chọn lọc và lai tạo có thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài/ chiều cao L/H = 2.05 so với cá chép khác là 4.0 - 4.3. Cá chép châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy: - Cá chép Vẩy: vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn. - Cá chép Đốm: vẩy lớn, phân bố rải rác không theo quy luật nhất định (cá chép Hungary). - Cá chép Vẩy: có hàng vẩy to đều, xếp dọc đường bên, ngoài ra còn có hàng vẩy ở trên lưng và phần bụng. - Cá chép Trần: hầu hết không có vẩy bao phủ, nếu có chỉ có ít hàng vẩy nhỏ trên lưng. ở nước ta không có loại cá chép này (Duy khoát, 2003).[4] 10 [...]... 2 .3 Đ i tượng, n i dung và phương pháp nghiên cứu 2 .3. 1 Đ i tượng và phạm vi nghiên cứu Đàn cá chép lai 3 máu đã qua chọn giống t i tr i sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ 2 .3. 2 Địa i m và th i gian tiến hành * Địa i m T i tr i sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ * Th i gian tiến hành Từ 14-02-2011 đến ngày 31 - 07-2011 2 .3. 3 N i dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo... nghiên cứu và các chỉ tiêu theo d i Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép lai 3 máu t i tr i sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ * Quy trình nu i vỗ cá bố mẹ * Quy trình sinh sản nhân tạo * Quy trình ương nu i cá chép V1 giai đoạn từ cá bột lên hương Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị  Mương dẫn nước có độ dốc... Tưởng,1979)[7] Cá chép V1 là tổ hợp lai của ba giống cá chép là cá chép Trắng Việt Nam, Cá chép Vẩy Hungary và cá chép Vàng Indonexia Và được tạo ra ở Việt Nam do Viện Thuỷ sản I và ở một số cơ quan nghiên cứu thuỷ sản lai tạo ra theo công thức lai sau: Sơ đồ lai tạo giống cá chép V1 VxH H x VI V x VI VH ♂VH x ♀VI V1 VHVI HVI ♂ HVI x ♀V HVIV VVI ♂ VVI x ♀H VVIH 19 Trong đó: Cá chép Trắng Việt Nam (V) Cá chép. .. ngo i hình đẹp Chính vì vậy cá chép không những chỉ nu i làm thực phẩm, nu i làm cảnh và nu i v i mục đích tâm linh Trong những năm qua Viện Nu i trồng Thuỷ sản I đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm c i tạo giống cá chép Việt Nam Năm 1967, Trần Trọng Miên nghiên cứu về biến dị của lo i cá chép Việt Nam, tiếp đến là nghiên cứu về lai kinh tế cá chép Việt Nam của Phạm Mạnh Tường (1979) Tuy việc lai kinh... tâm đến việc chọn tạo giống cá chép nu i trong m i trường nước ấm 22 Cá chép là lo i được nu i phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất ở Hungary và lo i cá thả v i tỷ lệ cao nhất chi m từ 70-80% các lo i cá nu i trong các ao nu i ghép Cá chép Hungary có khả năng chịu đựng kém v i các i u kiện bất l i của m i trường Ở Viện nghiên cứu cá Szarvas Hungary có lưu giữ ngân hàng gen sống của 18 dòng cá chép có... Sức sinh sản và sự nở của trứng Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tu i và cỡ cá, phụ thuộc vào cả chế độ nu i dưỡng Cá chép Việt Nam và cá chép nu i t i Việt Nam lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa tu i thứ 3- lứa tu i thứ 5 sau đó tăng không đáng kể  Th i vụ và tập tính đẻ trứng Cá chép là lo i cá bán di cư sinh sản trong i u kiện sinh th i tự nhiên, sinh sản đơn giản Buồng trứng của cá chép. .. Mai Thiên và cộng tác viên công bố năm 1987 Từ 1986 bắt đầu quá trình chọn giống Dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật nu i cá ở Việt Nam và t i liệu nghiên cứu chọn giống cá chép, cá H i, cá Rô phi,… của nước ngo i các tác giả đưa ra gi i pháp t i ưu 23 là phương pháp lai tạo tổng hợp ban đầu và tiếp đến sử dụng chọn lọc hàng loạt dựa theo các tiêu chí về ngo i hình cá chép (Trần Mai Thiên, 1995).[8 ] 2 .3. .. (H) Cá chép Vàng Indonexia (VI) Sau đây là một số công thức lai tạo và chọn lọc ra giống cá Chép V 1 ở một số cơ quan nghiên cứu thuỷ sản Được trình bày ở bảng 2.1 Bảng 2.1: Dẫn liệu về chọn lọc hàng loạt các dòng chép lai qua các thế hệ Năm, thế hệ, địa i m 1986 F1 Viện I 1988 F2 Viện I 1989 F3 Viện I 1991 F4 Viện I 19 93 F5 Viện I 19 93 F5 Đồng Văn 1995 F6 Dòng Hx (VIxV) Vx (VIxH) VIx (VxH) Hx (VIxV)... tính tốt của một số lo i hình cá chép gốc vào con lai và tăng mức độ biến dị của chúng để làm vật liệu ban đầu cho chọn giống, Trần Mai Thiên đã tiến hành lai cá chép trắng Việt Nam, cá chép Vẩy Hungary, cá chép Vàng Indonexia v i nhau Từ ba dòng cá chép v i tỷ lệ di truyền khác nhau này đã được dùng làm vật liệu kh i đầu cho việc lai tạo và t i sản xuất từng dòng, đồng th i tiến hành bình tuyển hàng... trong sinh sản nhân tạo i u này có nghĩa là trong trường hợp sinh sản nhân tạo, i u kiện sinh th i không ph i tuyệt đ i cần thiết nhưng tùy mức độ nào đó vẫn có ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc sinh sản cá trong ao Vì thế t i cơ sở sản xuất, nếu có i u kiện thì nên tìm cách tận dụng các i u kiện sinh th i để nâng cao tỷ lệ đẻ của cá bố mẹ và tỷ lệ thụ tinh của trứng Chất kích thích sinh sản có . t i sinh sản nhân tạo cá lăng chấm. - Đề t i sinh sản nhân tạo và nghiên cứu quy trình nu i thương phẩm cá anh vũ. - Nghiên cứu một số đ i tượng giống thủy sản m i nu i khảo nghiệm và tạo đàn cá. bên: 30 -35 vẩy đường bên, có 6-8 vẩy trên đường bên và 6-7 dư i đường bên. - Công thức vây D III- IV- 20- 22 ; A II- III- 5- 6 - Công thức răng hầu II3- 3II đ i khi I 23- 32 I Hiện nay cá chép. Nam, Cá chép Vẩy Hungary và cá chép Vàng Indonexia. Và được tạo ra ở Việt Nam do Viện Thuỷ sản I và ở một số cơ quan nghiên cứu thuỷ sản lai tạo ra theo công thức lai sau: Sơ đồ lai tạo giống cá

Ngày đăng: 21/04/2015, 20:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

  • 1.1.3. Đánh giá chung

    • 1.1.3.1. Thuận lợi

    • 1.1.3.2. Khó khăn

    • Do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, lượng mưa phân bố không đều, nhiệt độ chênh lệnh giữa hai mùa hè và mùa đông lớn gây khó khăn trong công tác nuôi vỗ, cho đẻ, ương nuôi cá giống.

    • Bên cạnh đó trại sản xuất giống còn gặp khó khăn về nhân lực và về vốn để phát triển. Chính sách phát triển thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.

    • 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất

    • 1.2.2. Phương pháp tiến hành

    • 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất

    • Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

    • 1.3.1. Kết luận

    • 1.3.2. Đề nghị

    • 2.2.1. Cơ sở khoa học

    • 2.2.2. Một vài nét về cá chép V1

      • 2.2.2.1 Nguồn gốc về cá chép V1

      • Bảng 2.1: Dẫn liệu về chọn lọc hàng loạt các dòng chép lai qua các thế hệ

        • 2.2.2.2 Đặc điểm của cá chép lai V1

        • Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hình thái của các dòng lai V1 nuôi tại Việt Nam

        • Bảng 2.3: Giới hạn môi trường đối với cá chép lai giai đoạn cá thịt

        • 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

        • 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan