Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã hà ngọc – huyện hà trung – tỉnh thanh hóa”

51 793 1
Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã hà ngọc – huyện hà trung – tỉnh thanh hóa”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HÀ NGỌC Độc lập – tự do – hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP Kính gửi: - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội -Khoa Tài nguyên & Môi trường Ủy ban nhân dân xã Hà Ngọc xác nhận: Sinh viên: Trần Thị Ngọc Lớp: Khoa học đất – k54 Về địa bàn xã Hà Ngọc thực hiện đề tài: : “Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã Hà Ngọc – huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa”. Trong thời gian thực tập tại xã Hà Ngọc từ ngày 15/1/2013 đến 30/4/2013 sinh viên đã đi điều tra phỏng vấn 30 hộ gia dình sản xuất nông nghiệp trong xã. Vậy ủy ban nhân dân xã Hà Ngọc xác nhận và đề nghị khoa Tài nguyên & Môi trường trường ĐHNN Hà Nội tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp sinh viên Trần Thị Ngọc hoàn thành bài thực tập cuối khóa của mình. Hà Ngọc, ngày tháng năm TM. ỦY BAN NHÂN DÂN i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô bộ môn Hóa, các anh chị cục Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Hoàng Hiệp đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo. Khóa luận này sẽ không thực hiện được nếu không có lòng tốt và hiếu khách của người dân xã Hà Ngọc. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Hà Ngọc đã ủng hộ và giúp đỡ tận tình cho em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Ngọc ii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG iii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết cuả đề tài Việc sử dụng hóa chất BVTV là chìa khóa của sự thành công trong cuộc cách mạng xanh trong nền nông nghiệp công nghiệp hóa (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều người lo ngại về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người. Điều lo ngại không chỉ ở những nước phát triển mà cả những nước đang phát triển rất được quan tâm.Thật vậy, khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại và “công nghệ cả gói” (giống mới, phân bón hóa học, thuốc BVTV, máy móc, công nghệ tưới tiêu…) thì rất nhiều các vấn đề nảy sinh. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm do thuốc BVTV đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức xã hội và nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt nam là một nước sản xuất nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy, việc sử dụng hóa chất BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh, bảo vệ mùa màng và giữ gìn an ninh lương thực vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết(2005) [1] nếu không sử dụng thuốc BVTV thì thiệt hại các sinh vật gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20%- 50% năng suất cây trồng, có khi lên đến 50% thì loài người cần đến 3 lần diện tích trồng cấy như hiện nay. 1 Ở nước ta do điều kiện sống và điều kiện lao động và nhận thức của người dân về tác hại của thuốc BVTV còn nhiều hạn chế, cộng thêm với chính sách quản lý lỏng lẻo trong việc nhập khẩu, lưu thông sử dụng thuốc BVTV. Theo báo nông thôn (17/03/2006) [2] thuốc BVTV được lưu thông tự do, có một số loại đã bị cấm hoặc không rõ nguồn gốc vẫn được lưu hành và sử dụng một cách tùy tiện. Giống như tân dược, đa phần các loại thuốc BVTV trên thị trường hiện nay không có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Nông dân sử dụng theo thói quen hoặc chỉ dẫn của các đại lý thuốc, mà không phải đại lý nào cũng có một “dược sĩ nông học” để hướng dẫn đến nơi đến chốn. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm thuốc BVTV trong rau quả, thực phẩm, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, động vật máu nóng, thủy sinh… làm cho người nông dân tiền mất tật mang. Theo Lê Văn Khoa, 2004 [8] khi phun thuốc BVTV thì có tới 50% lượng thuốc rơi vào đất và khi đó thuốc BVTV sẽ bị biến đổi, phân tán theo nhiều con đường khác nhau gây ô nhiễm môi trường. Xã Hà Ngọc –huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa là một vùng chuyên sản xuất lúa. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân. Vì vậy, họ rất chú trọng tới việc đầu tư thuốc BVTV với mục đích làm thế nào để cây trồng đạt năng suất cao nhất. Do đó, tình hình sử dụng thuốc BVTV đáng được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã Hà Ngọc – huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa”. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp - Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong sản xuất nông nghiệp ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa, - Kiểm tra một số mẫu tồn dư thuốc BVTV trong nước - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài * Đánh giá được tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa và rau màu và công tác quản lý thuốc tại địa phương. *Đánh giá được tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong sản xuất nông nghiệp. *Đề xuất các giải pháp có tính khả thi và dễ áp dụng đối với nông dân, nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng, quản lý thuốc BVTV, bảo vệ môi trường sinh thái. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Những hiểu biết chung về hóa chất BVTV 2.1.1. Khái niệm Lê Văn Khoa, 2004 [8] thuốc BVTV là các loại hóa chất có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp bằng con đường công nghiệp dùng để phòng chống hoặc tiêu diệt những sinh vật gây hại mùa màng trong nông lâm nghiệp hoặc gây bệnh đối với sức khỏe con người. Trần Quang Hùng, 2000[5] đã định nghĩa về hóa chất BVTV như sau: Hóa chất BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp theo con đường hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, loài gặn nhấm… gây hại cho cây trồng ngoài đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và được gọi chung là sinh vật gây hại cây trồng và nông sản. Theo một số tác giả thì hóa chất BVTV nhiều khi được gọi chung là thuốc trừ dịch hại(Pesticides) và khái niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng y tế, thuốc làm rụng lá cây, điều hòa sinh trưởng cây trồng. 2.1.2. Phân loại hóa chất BVTV a) Phân loại dựa vào đối tượng phòng chống Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, (1996) [15] và Lê Trung (1997) [21] phân loại như sau: • Thuốc trừ sâu (Insecticides) • Thuốc trừ nấm và vi khuẩn (Fungicides, Bactericides) 4 • Thuốc diệt nấm loài gặm nhấm (Rodenticides, Zoocides) • Thuốc trừ kí sinh trùng (Acarcides, Miticides) • Thuốc trừ cỏ dại và cây dại (Herbicides, Arboricides) • Thuốc gây rụng lá (Defulicumts) • Chất điều hòa sinh trưởng (Growth regulators) b) Phân loại dựa vào con đường xâm nhập Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, (1996) [15] phân loại như sau: -Thuốc có tác dụng tiếp xúc: là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua da. -Thuốc có tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua con đường tiêu hóa. -Thuốc xông hơi: là thuốc có khả năng bốc hơi đầu độc bầu không khí bao quanh dịch hại và xâm nhập vào bên trong cơ thể sinh vật qua hệ hô hấp. -Thuốc nội hấp: là nững thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá hoặc rễ và được dịch chuyển ở trong cây. -Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bì lá cây và thấm sâu vào lớp tế bào nhu mô. c) Phân loại dựa nguồn gốc và cấu trúc hóa học Phùng Minh Phong, 2002 [17] dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hóa học người ta phân các hóa chất BVTV thành 11 nhóm chính, các thuốc còn lại thuộc nhóm 12. 5 - Nhóm 1: Lân hữu cơ gồm Diazinon, Dichlorovos, Trichlofon… - Nhóm 2: Clo hữu cơ gồm DDT, Aldrin, Heptachor… - Nhóm 3: Cacbamat gồm cacbaryl, Cacbofuran… - Nhóm 4: Các hợp chất chứa axit Phenoxy alkanic. - Nhóm 5: Các hợp chất Cacbon mạch thẳng, mạch vòng và chế phẩm. - Nhóm 6: Dithocacbamat gốm Cartap(Padan). - Nhóm 7: Các hợp chất Nitro mạch vòng. - Nhóm 8: Triazin (Alrazin, Simazin). - Nhóm 9: Các hợp chất chứa Nito. - Nhóm 10:Các hợp chất vô cơ. - Nhóm 11: Các hợp chất chứa Ure (Fenuron). - Nhóm 12: Các loại thuốc còn lại. d) Phân loại theo thời gian phân hủy Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005 [1] Các thuốc BVTV có thời gian phân hủy khác nhau.Nhiều chất có thể tồn dư lâu trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật nhưng cũng có những chất dễ phân hủy trong môi trường. Dựa vào thời gian phân hủy của chúng có thể sắp xếp thuốc BVTV vào các nhóm sau: 6 - Nhóm thuốc BVTV dễ phân hủy: Nhóm này gồm các hợp chất photpho hữu cơ, cacbamat.Các hợp chất này có thời gian bán phân hủy trong đất trong vòng từ 1- 2 tuần. - Nhóm thuốc BVTV phân hủy trung bình: Các hợp chất này có thời gian bán phan hủy trong đất từ 1 – 18 tháng. Điển hình thuộc nhóm này là thuốc diệt cỏ 2,4-D (thuộc hợp chất hưu cơ chứa clo). - Nhóm thuốc BVTV khó phân hủy: Các hợp chất này có thời gian phân hủy từ 1 – 2 năm.Thuộc nhóm này có thể kể đến thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (HCH) và các hợp chất clo khó phân hủy. - Nhóm thuốc BVTV hầu như không phân hủy: Là các hợp chất hữu cơ có chứa kim loại như: thủy ngân (Hg), Asen (As)… các kim loại nặng Hg, As khôn bị phân hủy theo thời gian.Các hóa chất này đã bị cấm sử dụng ở Việt nam. Ngoài 4 cách phân loại như trên còn có nhiều cách phân loại khác nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng hay nghiên cứu. 2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV Theo Lê Trung, 1997 [21], cho biết hiện nay do hiểu biết dầy đủ hơn về tương tác giữa vật chủ - côn trùng nên đã có những quan điểm mới về sản xuất và sử dụng thuốc BVTV để giảm thiểu những nguy cơ nhiễm độc. Nhiều viện nghiên cứu trên thế giới hiện đang nghiên cứu những tác nhân diệt côn trùng là những chế phẩm sinh học và vi khuẩn. Theo tư liệu của phòng quản lý thuốc – Cục bảo vệ thực vật hiện nay trên thế giới có khoảng 1000 hoạt chất trừ dịch hại chính với khoảng 5000 chế phẩm, 7 [...]... là: thuốc BVTV, các nông hộ sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp Phạm vi nghiên cứu: tại xã Hà Ngọc - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá 3.1.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp - Lấy mẫu phân tích để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm thuốc BVTV trong nông nghiệp... như sau: 4.1.1 Tình hình kinh doanh – quản lý thuốc BVTV tại xã Hà Ngọc Toàn xã có 3 cửa hàng hoạt động kinh doanh buôn bán thuốc BVTV với các quy mô lớn nhỏ khác nhau thuộc địa bàn 3 thôn trong xã Cụ thể: - Thôn Kim Đề: 1 cửa hàng - Thôn Kim Phú: 1 cửa hàng - Thôn Kim Chi: 1 cửa hàng Số cửa hàng kinh doanh có quy mô lớn (tổng doanh thu trên dưới 100 triệu đồng/năm) là 1 cửa hàng và 2 cửa hàng nhỏ với... vật và dầu sa khoáng Cuối thế kỷ 19 người ta bắt đầu nghiên cứu hệ thống việc sử dụng hóa chất bảo vệ mùa màng.Năm1867 các hợp chất Asen được nghiên cứu và sử dụng ở Hoa Kì Đến năm 1990 do việc sử dụng quá rộng rãi hóa chất này nên người ta đã ban hành những điều luật quy định và đây có lẽ là điều luật đầu tiên về sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới Theo một số tác giả thì từ năm 1913 ở Đức, hợp chất. .. đổi: Nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi sinh môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùng với lượng ít hơn nhưng lại có giá thành cao Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc này tùy thuộc vào trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước 9 2.2.2 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam Theo Nguyễn Duy... cạnh mép hồ, ao, sông, suối được phun thuốc BVTV - Sự chảy rò rỉ hoặc quá trình xói mòn, rửa trôi đất đã bị ô nhiễm thuốc BVTV - Thuốc BVTV lẫn trong nước mưa ở các vùng có không khí bị ô nhiễm thuốc BVTV - Dùng thuốc BVTV ở các hồ để giết cá và vớt cá bán cho người tiêu dùng gây ngộ độc hàng loạt Điều này đã và đang xảy ra ở một số nơi Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại huyện Cẩm Khê,... phân hủy chậm trong môi trường nên thời gian cách ly tương đối dài 29 (7 – 15 ngày) Các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và thảo mộc ít, mặc dù đây là các loại thuốc ít độc, an toàn với môi trường và người sử dụng Lý do cơ bản là: -Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và thảo mộc có giá thành cao hơn thuốc hóa học và hiệu lực trừ sâu chậm hơn thuốc có nguồn gốc hóa học -Thuốc BVTV sinh học và thảo mộc chỉ... hơn khuyến cao 6 – 8 lần Số lần phun cũng thay đổi khá nhiều: từ 5 – 7 lần với 4 – 5 kg a-i/ha/vụ với bắp cải sớm đến 7 – 10 lần với 5 – 10 kg a-i/ha/vụ với bắp cải chính và vụ muộn Theo thống kê của Sở tài Nguyên Môi Trường, lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1986 – 1990 khoảng 13 – 15 nghìn tấn (Hoàng Lê, 2003) [9] và thống kê của viện BVTV Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc BVTV từ 10.300... trên cả nước có 140 cơ sở sản xuất hóa chất (Ja Minh, 2006) [12] để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Các cơ sở sản xuất hóa chất này đa dạng về chủng loại sản phẩm, loại hình và số lượng cung cấp thuốc BVTV cho việc sử dụng trong nông nghiệp Mặc dù vậy nhưng năm 2007 theo thống kê của vụ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường lượng thuốc BVTV vẫn nhập khẩu trong nước 77 nghìn tấn (Ngọc Huyền, 2008) [6] Điều... sâu hại Nồng độ thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khỏe con người phụ thuộc vào tồn lưu thuốc BVTV trong cây trồng tại thời điểm được đưa vào sử dụng trong sinh hoạt, nồng độ này đóng vai trò chính trong việc đánh giá tác hại của thuốc BVTV đối với con người và môi trường thiên nhiên Con người mong muốn đạt sản lượng cao, nhất là những cây trồng có giá trị kinh tế, nên thuốc BVTV được sử dụng đối với các loại... tình hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới đã tiêu thụ trên toàn cầu năm 1985 khoảng 3 triệu tấn, trong đó khoảng 20% lượng thuốc BVTV sản xuất ra xuất sang các nước đang phát triển, 75% được dùng ở Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản Năm 1985, Mỹ sử dụng 486.000 tấn, riêng ngành nông nghiệp sử dụng 464.000 tấn Indonesia năm 1982 sử dụng 45.285 tấn bao gồm 405 loại thuốc BVTV. Thái Lan, năm 1981 sử dụng khoảng . xã Hà Ngọc xác nhận: Sinh viên: Trần Thị Ngọc Lớp: Khoa học đất – k54 Về địa bàn xã Hà Ngọc thực hiện đề tài: : Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã. nhiễm môi trường ở xã Hà Ngọc – huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa . 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. tình hình sử dụng thuốc BVTV đáng được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ tiêu thử nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan