SKKN Cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi qua việc học phân hóa trình độ học sinh

7 446 1
SKKN Cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi qua việc học phân hóa trình độ học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUA VIỆC HỌC PHÂN HÓA TRÌNH ĐỘ HỌC SINH” 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………… 1. Tên sáng kiến: CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUA VIỆC DẠY HỌC PHÂN HÓA TRÌNH ĐỘ HỌC SINH 2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của trường chỉ được thực hiện ở lớp cuối cấp (lớp 9) thông qua việc tổ chức thi chọn vào cuối lớp 8 hoặc đầu năm học lớp 9. Khi tổ chức kiểm tra để chọn vào những học sinh khá vào các đội tuyển học sinh được tự chọn môn theo ý thích riêng của mình, nên thường dẫn đến tình trạng có môn nhiều học sinh tham gia, có môn có ít hoặc không có học sinh nào tham gia, các em vào đội tuyển nhưng cũng không phát huy được năng khiếu riêng của mình. Nội dung dạy bồi dưỡng do giáo viên tự sưu tầm và dạy, học sinh chỉ được học chương trình bồi dưỡng nâng cao trong các lớp bồi dưỡng có giáo viên phụ trách. Giáo viên bồi dưỡng chỉ làm tròn nhiệm vụ được phân công, thiếu sự quan tâm sâu sát đến các học sinh học bồi dưỡng, Hình thức dạy còn đơn điệu, chưa tạo được sự ham mê học tập của các em., chưa phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh nên dẫn đến chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi của trường không theo kịp các trường khác trong các kỳ thi học sinh giỏi. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: + Cải tiến những biện pháp tổ chức các lớp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để tăng sức thu hút học sinh tham gia học bồi dưỡng. 2 + Nâng cao năng lực chọ giáo viên để đảm bảo được công tác dạy bồi dưỡng cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. + Nâng cao chất lượng học bồi dưỡng của học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi của trường qua việc dạy học phân hóa trình độ học sinh. - Nội dung giải pháp: + Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Thông qua việc phân hóa trình độ, năng lực của học sinh trong quá trình dạy chương trình chính khóa ở các lớp đầu cấp giáo viên đã giúp nhà trường tổ chức được các đội tuyển học sinh giỏi, năng khiếu học bồi dưỡng lâu dài, nâng cao chất lượng đội tuyển một cách bền vững, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Mở ra được nhiều hình thức, nhiều biện pháp thu hút học sinh tham gia học bồi dưỡng một cách tự giác. Cách thức thực hiện, các bước thực hiện cụ thể của giải pháp mới: 3.2.1. Phát hiện học sinh khá giỏi, có năng khiếu bộ môn để lập đội tuyển: Ngay từ đầu năm học, tôi sinh hoạt và hướng dẫn giáo viên bộ môn dạy các lớp đầu cấp (lớp 6, 7) tổ chức các hình thức học tập tích cực trong giờ dạy chính khóa để học sinh có cơ hội bộc lộ năng khiếu của mình, từ đó giáo viên bộ môn phát hiện và chú ý việc dạy theo hướng phân hóa trình độ, hướng các em có năng khiếu vào các đội tuyển. Sau khi định hướng các em vào đội tuyển, giáo viên giao việc hoặc bài tập nâng cao cho các nhóm, tạo điều kiện cho các em tham gia tìm hiểu kiến thức mới một cách tích cực, đây vừa là cách dạy học phân hóa trình độ vừa là cách bồi dưỡng để học sinh khá giỏi phát triển năng khiếu bộ môn. Việc chia nhóm theo đối tượng và giao việc phù hợp với trình độ các nhóm tránh được sự nhàm chán và phát huy được khả năng tư duy của học sinh. 3.2.2. Tổ chức các lớp học bồi dưỡng trong giờ học trái buổi: 3 Xác định “Bồi dưỡng học sinh giỏi” là một công tác quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường nên ngay từ đầu mỗi năm học tôi đã hướng dẫn các tổ chuyên môn phân giáo viên dạy bồi dưỡng để chọn ra các nhóm học sinh học bồi dưỡng ngay từ lớp 6. Trong công tác bồi dưỡng giáo viên cần dạy cho các em phương pháp học bộ môn, tự tìm hiểu thêm kiến thức qua nhiều phương tiện để tự phát huy môn sở trường của mình. Đây là bước rất quan trọng để các em tự phát triển được. Giáo viên thường xuyên chú ý việc giao việc cho các em trong các đội tuyển bằng hình thức photo bài tập giao cho các em về nhà làm sau khi đã hoàn tất các bài trong lớp. Trong quá trình làm bài có gặp khó khăn, các em sẽ tự tìm đến thầy cô để trao đổi hoặc xin giảng chi tiết hơn. Đây là hình thức rèn luyện cho các em biết cách tự học, tự mình tìm tòi và phát hiện kiến thức Sau mỗi năm học, các tổ chuyên môn rà soát lại đối tượng học sinh giỏi để chọn các em đúng khả năng hơn, có thể hướng các em sang các môn khác hoặc bổ sung thêm. Đến đầu học kỳ hai của lớp 8, tiếp tục phân công giáo viên dạy tập trung với số lượng 2 tiết/ 1 tuần và bồi dưỡng vào thời gian trái buổi học chính khóa, thông thường giáo viên dạy tại trường. Đầu năm học lớp 9, đẩy mạnh khâu bồi dưỡng với thời lượng nhiều hơn tùy vào sự sắp xếp của giáo viên và học sinh ngoài 4 tiết/ 1 tuần do trường qui định. Và đặc biệt từng bộ môn tiếp tục phát hiện học sinh có năng khiếu để bổ sung cho đội tuyển. Trong các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng không cung cấp kiến thức một chiều mà tổ chức quá trình dạy học bao gồm việc tạo ra tình huống có vấn đề, kích thích học sinh nhu cầu giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lực để nắm thật vững kiến thức, kỹ năng làm bài, phát triển tính tích cực trí tuệ và hình thành cho các em năng lực tự mình thông hiểu và lĩnh hội thông tin khoa học mới. 3.2.3. Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hình thức dạy bồi dưỡng. Tôi hướng dẫn giáo viên dạy bồi dưỡng xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng theo chuyên đề để rèn luyện cho học sinh cách tư duy phân tích vấn đề, tập cho các em 4 biết tổng kết các kiến thức trong một chuyên đề và trình bày cho cả nhóm tham khảo, giáo viên góp ý bổ sung để các em học tập. Đối với từng môn học có phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Ví dụ như môn Toán tổ chức cho các em giải toán trên Violympic, tìm hiểu theo chuyên đề: phương trình, bất phương trình, cực trị…; Môn Tiếng Anh tổ chức cho các em thi IOE, câu lạc bộ trao đổi các chuyên đề bằng tiếng Anh; Môn Lịch Sử địa phương cho các em đi thực tế tham quan di tích Đồ Chiểu, đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định… 3.2.4.Thường xuyên tổ chức các hình thức học ngoại khóa: Tổ chức các buổi ngoại khóa cho các nhóm học sinh học bồi dưỡng để các em có điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau, qua đó giáo viên bồi dưỡng có thể tư vấn, điều chỉnh kịp thời những cách học không phù hợp. Thông qua hoạt động nầy giáo viên có thể nắm bắt được tình hình học tập, tiếp thu kiến thức ở lớp, cách học ở nhà của các em để có kế hoạch bồi dưỡng tốt hơn, sát với đối tượng học sinh của mình hơn, kịp thời nêu gương điển hình trong học tập để đẩy mạnh thi đua giữa các nhóm học bồi dưỡng. Tôi thường xuyên cùng với tổ trưởng chuyên môn dự báo cáo chuyên đề của các nhóm bồi dưỡng theo kế hoạch, mỗi tuần có 2 môn được nghe các em thuyết trình và kịp thời rút kinh nghiệm về quá trình tìm hiểu kiến thức của các em. Ngoài ra, đối với những cuộc thi trong ngành tổ chức như “Thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ”, ‘Cóc vàng tài ba” . . . tôi tổ chức với qui mô toàn trường tham gia, trong đó lấy các đội tuyển học sinh bồi dưỡng làm nòng cốt để đẩy mạnh thi đua. Các hình thức này đã tích cực hóa được hoạt động học bồi dưỡng của học sinh, củng cố được hứng thú học tập, nâng cao được sự tự tin của các em trong các đội tuyển. 3.2.5. Tổ chức cho các đội năng khiếu tham gia các cuộc thi trên Internet : Tôi thường xuyên quan tâm đến các cuộc thi trên Interrnet như Olympic Tiếng Anh, Violympic Toán, Giao thông thông minh . . . để kịp thời có kế hoạch phát động cho học sinh toàn trường tham gia, phân công giáo viên theo dõi quá trình tự luyện của các em, đặc biệt quan tâm nhắc nhỡ 100% các em trong các đội tuyển tham gia. 5 Thông qua các kỳ thi nầy các em có cơ hội nâng cao trình độ sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, rèn luyện tính nhạy bén trong học tập, tăng thêm sự hứng thú trong học tập. . 3.2.6. Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu thông tin, kiến thức qua sách báo, Internet: Trong các buổi họp chuyên môn, tôi thường xuyên nhắc nhỡ giáo viên luôn phải chú ý việc học tập nâng cao trình độ bằng các hình thức khai thác các nguồn thông tin từ sách, báo, Internet đồng thời phải biết chia sẻ thông tin một cách chọn lọc tới học sinh, hướng dẫn các em truy cập thêm các tài liệu học tập, thư viện đề kiểm tra trên mạng violet, tài nguyên giáo dục của Phòng giáo dục Thành phố Bến Tre và Sở giáo dục Bến Tre. 3.2.7. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi: Tôi luôn quan tâm và coi trọng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, đây là lực lượng nòng cốt trong chuyên môn của trường. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác thì giáo viên bồi dưỡng cần phải có năng lực sư phạm, nghệ thuật giảng dạy thu hút học sinh, biết tổ chức các hình thức học tập cho học sinh học tập, có tầm nhìn chiến lược… đội ngũ giáo viên bồi dưỡng cần có kiến thức bồi dưỡng cập nhật Do đó bản thân tôi cũng phải cập nhật thông tin từ sách báo, Internet để kịp thời chia sẻ thông tin, nhắc nhỡ giáo viên thường xuyên khai thác sách báo, tư liệu trên Internet. 3.2.8. Động viên, khen thưởng giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh đội tuyển. Tôi luôn theo dõi quá trình bồi dưỡng của giáo viên và học tập của các đội tuyển để kịp thời đề xuất với Hiệu trưởng có hình thức động viên khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và những học sinh có thành tích tốt trong học bồi dưỡng. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp : Giải pháp mới này có thể áp dụng đối tượng là đội ngũ giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và những học sinh trong các đội tuyển học bồi dưỡng với sự điều hành của Phó Hiệu trưởng của các trường THCS. 6 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp : Qua thời gian áp dụng cải tiến về việc phân hóa bồi dưỡng học sinh giỏi,, chất lượng mũi nhọn của nhà trường có tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau: N N Ă Ă M M C C Ấ Ấ P P T T H H À À N N H H P P H H Ố Ố C C Ấ Ấ P P T T Ỉ Ỉ N N H H 2 2 0 0 0 0 6 6 - - 2 2 0 0 0 0 7 7 2 2 3 3 7 7 2 2 0 0 0 0 7 7 - - 2 2 0 0 0 0 8 8 2 2 6 6 5 5 2 2 0 0 0 0 8 8 - - 2 2 0 0 0 0 9 9 2 2 3 3 4 4 c c ấ ấ p p T T ỉ ỉ n n h h 1 1 K K h h u u v v ự ự c c 2 2 0 0 0 0 9 9 - - 2 2 0 0 1 1 0 0 3 3 2 2 2 2 1 1 c c ấ ấ p p T T ỉ ỉ n n h h 1 1 K K h h u u v v ự ự c c 2 2 0 0 1 1 0 0 - - 2 2 0 0 1 1 1 1 8 8 0 0 2 2 7 7 c c ấ ấ p p T T ỉ ỉ n n h h 1 1 K K h h u u v v ự ự c c 2 2 0 0 1 1 1 1 - - 2 2 0 0 1 1 2 2 7 7 5 5 3 3 5 5 c c ấ ấ p p T T ỉ ỉ n n h h 2 2 K K h h u u v v ự ự c c 1 1 T T o o à à n n q q u u ố ố c c 2 2 0 0 1 1 2 2 - - 2 2 0 0 1 1 3 3 1 1 1 1 1 1 3 3 7 7 c c ấ ấ p p T T ỉ ỉ n n h h 1 1 T T o o à à n n q q u u ố ố c c ( ( H H u u y y c c h h ư ư ơ ơ n n g g B B ạ ạ c c ) ) 3.5. Những thông tin cần bảo mật:Không có 3.6.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Về học sinh: là học sinh có năng khiếu và thích học môn học tự chọn Về giáo viên bồi dưỡng: Có năng lực sư phạm cao và tinh thần tự giác cao 3.7 Tài liệu kèm theo gồm: Một đĩa CD gồm: - Biểu đồ thống kê chất lượng học sinh giỏi: 03 biểu đồ và 02 bản thống kê - Hình ảnh học sinh giỏi: 09 hình các học sinh giỏi các năm. Bến tre, ngày 04 Tháng 07 Năm 2013 Võ Thị Thiên Hương Trường THCS Vĩnh Phúc, thành phố Bến Tre Phó Hiệu trưởng 8,3đ . KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUA VIỆC HỌC PHÂN HÓA TRÌNH ĐỘ HỌC SINH 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ. TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………… 1. Tên sáng kiến: CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUA VIỆC DẠY HỌC PHÂN HÓA TRÌNH ĐỘ HỌC SINH 2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục 3 của học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi của trường qua việc dạy học phân hóa trình độ học sinh. - Nội dung giải pháp: + Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Thông qua việc phân

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan