SKKN Sử dụng dây căng trên lưới trong các tiết dạy đá cầu, cầu lông môn Thể dục THPT

4 235 0
SKKN Sử dụng dây căng trên lưới trong các tiết dạy đá cầu, cầu lông môn Thể dục THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG DÂY CĂNG TRÊN LƯỚI TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐÁ CẦU, CẦU LÔNG MÔN THỂ DỤC THPT” 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………… 1. Tên sáng kiến: SỬ DỤNG DÂY CĂNG TRÊN LƯỚI TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐÁ CẦU, CẦU LÔNG 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: thuộc lĩnh vực chuyên môn Thể dục Thể thao. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Đá cầu và cầu lông là hai môn học bắt buộc trong chương trình Thể dục, để học tốt hai nội dung này học sinh cần nắm được các kỹ thuật cơ bản đặc biệt là các kỹ thuật trên lưới, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các kỹ thuật động tác đa số học sinh còn làm chưa tốt, chưa đúng yêu cầu mà giáo viên đặt ra, đó là hướng đi của quả cầu còn cao hơn nhiều so với lưới điều này dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông không cao. Từ đó trong quá trình giảng dạy, huấn luyện tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân và mạnh dạn thiết kế ra dụng cụ dây căng trên lưới nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao thành tích và hứng thú cho học sinh trong quá trình tập luyện. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: thiết kế đồ dùng dạy học một cách sáng tạo đề cải thiện kỹ thuật động tác, kích thích và phát huy tối đa khả năng thực hiện kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho học sinh. - Nội dung giải pháp: Trước khi muốn sử dụng dây căng, giáo viên phải nắm rõ khả năng thực hiện kỹ thuật động tác của học sinh, có như thế thì mới phát huy được hiệu quả của dụng cụ giảng dạy. 2 Đối tượng học sinh mới tập kỹ thuật trên lưới, giáo viên không nên sử dụng dây căng. Sau khi học sinh đã nắm vững kỹ thuật, từ tiết thứ tư trở đi, giáo viên tiến hành căng dây cao hơn lưới 1m. Khi kỹ thuật của học sinh đã hoàn chỉnh và thực hiện chính xác vào khoảng không quy định, giáo viên bắt đầu hạ dây căng xuống so với lưới mỗi lần 10cm đến 50cm nhằm tăng độ khó của động tác và kích thích khả năng thực hiện cho học sinh. Đối với các học sinh tham dự Hội khỏe Phù đổng đòi hỏi trình độ kỹ thuật của học sinh cao hơn nên có thể hạ dây căng xuống còn 20cm hoặc 30cm tùy theo khả năng tiếp thu kỹ thuật của các em. Điểm mới của giải pháp này chính là việc sử dụng dây căng ngang trên lưới tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng xác định được khoảng không đề đánh hoặc đá cầu vào từ đó nâng cao được kỹ thuật động tác, ngoài ra giáo viên còn có 3 thề tăng độ khó cho học sinh bằng cách hạ dây căng xuống gần lưới tùy theo trình độ của người học nhằm phát huy tối đa khả năng thực hiện kỹ thuật động tác cho học sinh. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến áp dụng vào: - Tập luyện các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho học sinh phổ thông. - Tập luyện các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho học sinh tham dự Hội khỏe Phù đổng. - Tập luyện các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho vận động viên. - Giảng dạy các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho giáo viên Thể dục. - Huấn luyện các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho huấn luyện viên. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình tập luyện. - Tăng khả năng tiếp thu kỹ thuật động tác cho học sinh. - Rút ngắn được thời gian hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động cho người tập và thời gian huấn luyện cho người dạy. - Phát huy tối đa khả năng thực hiện kỹ thuật động tác của người tập. - Đồ dùng dạy học được thiết kế không tốn nhiều kinh phí do sử dụng các vật dụng có sẵn phù hợp với xu thế tiết kiệm chống lãng phí nên có thể áp dụng rộng rãi trong toàn ngành, toàn tỉnh. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: 01 tập văn bản báo cáo sáng kiến Huỳnh Thanh Tùng Trường THPT Nguyễn Thị Định, huyện Giồng Trôm Giáo viên 8,6đ . số:……………………… 1. Tên sáng kiến: SỬ DỤNG DÂY CĂNG TRÊN LƯỚI TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐÁ CẦU, CẦU LÔNG 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: thuộc lĩnh vực chuyên môn Thể dục Thể thao. 3. Mô tả bản chất. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG DÂY CĂNG TRÊN LƯỚI TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐÁ CẦU, CẦU LÔNG MÔN THỂ DỤC THPT 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-. và cầu lông cho học sinh tham dự Hội khỏe Phù đổng. - Tập luyện các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu và cầu lông cho vận động viên. - Giảng dạy các kỹ thuật trên lưới của hai môn đá cầu

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan