Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt

97 562 5
Lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu của việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản của chủ nghĩa Mác thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải nhận thức lại cơ sở khoa học trực tiếp của nó là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ở đây vấn đề đặt ra là muốn hiểu đúng hơn, sâu sắc và toàn diện hơn quan niệm duy vật về lịch sử thì nhất định phải nghiên cứu kỹ hơn lịch sử của nó. Trong triết học Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử có quá trình hình thành, phát triển tương đối độc lập, vì thế có thể nghiên cứu riêng quá trình này. Giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành, phát triển quan niệm duy vật về lịch sử có thời gian khoảng từ năm 1842 đến 1845. So với toàn bộ lịch sử của quan niệm duy vật về lịch sử, thì đây chính là giai đoạn hình thành những tư tưởng triết học khoa học về lịch sử. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã từng mắc phải những thiếu sót, hạn chế là thường chỉ chú ý đến giai đoạn trưởng thành của triết học Mác, còn quan tâm chưa đúng mức lịch sử của chúng, nhất là giai đoạn đầu tiên của nó, có nghĩa là chưa thấy rõ nội dung và ý nghĩa của những tư tưởng triết học mang tính chất khởi nguồn của triết học Mác. Điều này dẫn đến chỗ làm ta khó phân biệt được đâu là những tư tưởng, những luận điểm đã thành thục và đâu là những luận điểm, nguyên lý gốc đang được thực tiễn chứng minh là đúng cần phải bảo vệ, phát triển, đâu là những luận điểm trước kia đúng nhưng nay do hoàn cảnh lịch sử thay đổi nên không còn phù hợp, bị thực tiễn vượt qua cần phải sửa đổi, bổ sung, và đâu là những luận điểm đúng nhưng do ta hiểu và vận dụng chưa đúng. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là phải quan tâm hơn đến việc học tập và nghiên cứu lịch sử triết học Mác- Lênin, trong đó có giai đoạn hình thành những tư tưởng triết học khoa học về lịch sử. 1 Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu làm cho thế lực thù địch càng cố công tìm mọi thủ đoạn để công kích, bác bỏ Chủ nghĩa Mác với mục đích “chiến thắng mà không cần chiến tranh”. Chính thực tiễn này đã đặt ra nhiệm vụ cần phải khôi phục và bảo vệ giá trị thực của triết học Macxit. Đặc biệt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay đang đòi hỏi phải nắm vững một cách có hệ thống triết học Mác và chủ nghĩa Mác, nhằm xây dựng lối tư duy lý luận có hệ thống. Vì vậy, không được phép hiểu một cách đại khái hệ thống lý luận Mác – Lênin, mà phải nghiên cứu để nắm vững, hiểu biết sâu từng học thuyết, từng quan điểm riêng biệt của nó trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn vậy, không thể không tìm hiểu lịch sử triết học Mác- Lênin, nhất là giai đoạn hình thành những tư tưởng triết học về lịch sử, vì nó có ý nghĩa đặt nền móng, làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Tình hình nghiên cứu Giai đoạn Mác-Lênin trong lịch sử triết học đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả, thể hiện ở nhiều tác phẩm, trong đó đến cuốn “Lịch sử triết học Mác- Lệnin” của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên xô(1962); “Giáo trình lịch sử triết học” do GS. PTS. Nguyễn Hữu Vui chủ biên(1998), PGS.TS Lê Doãn Tá với cuốn “Triết học Macxit- Quá trình hình thành và phát triển”(1996); PGS. Bùi Thanh Quất và TS Vũ Tình đồng chủ biên cuốn “ Lịch sử triết học”; Giáo trình “Triết học” do PGS.TS Đoàn Quang Thọ chủ biên(2006); cuốn “Triết học Mác về lịch sử” của tác giả Phạm Văn Chung(2007); cuốn “Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của tác giả Phạm Văn Chung…Có thể nói trong phần lớn các công trình trên, các tác giả đã tiếp cận vấn đề lịch sử của quan niệm duy vật về lịch sử đồng thời với lịch sử 2 triết học Mác – Lênin nói chung. Chính vì vậy vấn đề phân kỳ các giai đoạn của chủ nghĩa duy vật lịch sử và do đó, việc đi sâu nghiên cứu mỗi giai đoạn của nó chưa thực sự được quan tâm. Việc nghiên cứu riêng lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử trong các tài liệu trên đã được nghiên cứu, nhưng các kết quả lại chưa được trình bày thành chuyên đề riêng một cách cụ thể, trong các giai đoạn khác nhau, trong đó có giai đoạn hình thành những tư tưởng triết học khoa học về lịch sử. Cho nên chúng tôi nhận ra sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu kỹ hơn lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của nó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu một số tư tưởng triết học về lịch sử trong các tác phẩm chủ yếu của C. Mác và Ph. Ăgghen giai đoạn 1842-1845. Từ đó thấy được sự phát triển của những tư tưởng duy vật về lịch sử trong giai đoạn hình thành triết học Mác – cơ sở của toàn bộ tư tưởng duy vật về lịch sử của triết học Mác- Lênin. 3.2. Nhiệm vụ - Khảo sát tiền đề và cơ sở của sự hình thành triết học Mác về lịch sử. - Tìm hiểu nội dung của một số tư tưởng duy vật về lịch sử, dựa trên việc tập hợp các luận điểm triết học tiêu biểu của C. Mác và Ph. Ănghen trong các tác phẩm cơ bản ở giai đoạn 1842-1845. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn nghiên cứu những tư tưởng duy vật cơ bản về lịch sử trong một số tác phẩm cơ bản của C.Mác và Ph.Ănghen. 4.2.Phạm vi 3 - Luận văn nghiên cứu một số tư tưởng duy vật cơ bản về lịch sử của C.Mác và Ph.Ănghen trong khoảng thời gian 1842-1845 - Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu một số tư tưởng duy vật về lịch sử của C.Mác và Ph.Ănghen trong, thông qua các tác phẩm tiêu biêủ như: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” và “Lời nói đầu” của nó; tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”; tác phẩm “Gia đình thần thánh”; tác phẩm “Luận cương về Phoiơbăc” 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận Macxit, sử dụng các phương pháp nghiên cứu: kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần nhỏ vào nhiệm vụ nghiên cứu, nhận thức đúng hơn, rõ hơn, đầy đủ hơn nội dung và ý nghĩa của những tư tưởng duy vật lịch sử trong sự phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng và triết học Mác nói chung. Việc nghiên cứu đề tài còn giúp tôi củng cố thêm vốn kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác sau này. - Luận văn cũng có thể được sử dụng trong việc giảng dạy và nghiên cứu triết học đặc biệt cho việc nghiên cứu những tư tưởng duy vật về lịch sử giai đoạn 1842- 1845. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết. 4 Chương 1 TIỀN ĐỀ VÀ CƠ SỞ CỦA SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Những năm 40 thế kỷ XIX được đánh dấu bằng cuộc cách mạng vĩ đại trong triết học và trong toàn bộ khoa học xã hội. Triết học Mác đã xuất hiện và bắt đầu phát triển trong thời gian đó. Sự ra đời của triết học Mác không phải là ngẫu nhiên mà là sự kết tinh có tính quy luật của quá trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX. Chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời đã tạo ra một bước ngoặt cách mạng trong xã hội học, vì nó đã phát hiện ra chân lý quan trọng “không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại, chính sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ” và “phương thức sản xuất quyết định mọi quá trình sinh hoạt khác”[17; 439]. Đây là những quan điểm cơ bản đặt nền móng cho toàn bộ chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đánh giá về vai trò của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Ăngghen viết “Đứng trên quan điểm đó, nếu người ta hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh tế của xã hội trong một thời kỳ nhất định, điều mà những nhà chuyên môn về lịch sử của chúng ta không biết một tí gì cả- thì tất cả mọi hiện tượng lịch sử đều có thể giải thích được rất dễ. Cả những quan niệm và tư tưởng của mỗi thời đại lịch sử cũng vậy, đều giải thích được một cách dễ dàng bằng những điều kiện sinh hoạt kinh tế của thời đại ấy và bằng những quan hệ xã hội và chính trị bắt nguồn từ những điều kiện ấy. Lần đầu tiên, lịch sử đã được giải thích một cách chính xác nhất” [Trích theo 23; 4]. Sở dĩ chủ nghĩa duy vật lịch sử có được nội dung và ý nghĩa khoa học như vậy là do được dựa trên những tiền đề và cơ sở phát triển của chính nó. 5 Tuy nhiên, có những nhà lý luận tư sản đã quan niệm sai lầm rằng triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung ra đời như một biệt phái, như một sự độc thoại và tự giành cho mình quyền phát ngôn chân lý cuối cùng. Thực tế cho thấy sự xuất hiện triết học Mác là một tất yếu lịch sử, một hiện tượng hợp quy luật. Nó kết tinh tất cả những thành tựu của tư duy triết học, văn hóa, khoa học và cả thực tiễn của lịch sử nhân loại nói chung. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những học thuyết chủ yếu hợp thành triết học Mác, vì vậy chúng có chung những tiền đề tư tưởng và cơ sở thực tiễn, lý luận. Song do tính độc lập tương đối của mình chủ nghĩa duy vật lịch sử hình thành, phát triển dựa trên những tiền đề, cơ sở mang tính đặc thù. Do đó, khi nghiên cứu lịch sử của quan niệm này phải tính đến tính đặc thù ấy, kể cả giai đoạn đầu tiên của nó. 1.1. Hoàn cảnh kinh tế- xã hội những năm đầu thế kỷ XIX 1.1.1 Sự củng cố và phát triển của chủ nghĩa tư bản Triết học Mác xuất hiện ở Tây Âu nơi mà giữa thế kỷ XIX những mâu thuẫn của chế độ tư bản chủ nghĩa đã biểu hiện hết sức mạnh mẽ và gay gắt. Vào những năm 40 thế kỷ XIX, phương thức sản xuất đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực quan trọng cả ở Đức. Phuơng thức sản xuất này đã bộc lộ tính chất tiến bộ lịch sử một cách hiển nhiên so với phương thức sản xuất phong kiến. Lúc này, nước Anh đã trở thành quốc gia tư bản lớn nhất, lực lượng công nghiệp phát triển rất hùng mạnh. Nước Pháp mặc dù còn tàn dư của chế độ phong kiến nhưng tiến khá nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Nước Pháp đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp với những thành 6 tựu tăng vọt: Từ năm 1830 đến 1847, số lượng máy hơi nước tăng lên 9 lần, các ngành khai thác sản xuất than đá, quặng, sắt thép đã tăng lên khoảng 3 lần, trong 12 năm, từ 1835 đến 1847 đường sắt tăng lên 12 lần. Nước Đức, mặc dù còn phụ thuộc vào Anh và Pháp vì về cơ bản nước này vần còn ở giai đoạn công trường thủ công trong quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng sản xuất cũng tăng lên rất nhanh. Từ 1800 đến 1840 sản lượng công nghiệp ở Đức tăng lên tối thiểu là 2,5 lần. Cách mạng công nghiệp ở nước Đức bắt đầu vào những năm 40 của thế kỷ XIX thì đến năm 1837, riêng Phổ có trên 300 máy hơi nước. Công nghiệp dệt và khai khoáng phát triển mạnh. Nền sản xuất tư bản đạt được nhiều thành tựu đáng kể ngày càng tỏ ra mâu thuẫn với chế độ phong kiến. Trong khoảng từ 1815 đến 1848 cách mạng công nghiệp tiếp tục phát triển ở các nước thúc đẩy nền kinh tế ở các nước này phát triển lên một bước. Ở các nước chưa tiến hành cách mạng tư sản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng có những bước phát triển đáng kể. Nó đã tạo ra nguồn của cải vật chất phong phú cho chủ nghĩa tư bản. “ Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”[18; 547]. Những thế lực phong kiến đã buộc phải rời khỏi vũ đài và thích ứng với những điều kiện lịch sử mới. Vượt qua thời kỳ phong kiến, sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng minh tính ưu việt so với các chế độ xã hội khác trong lịch sử. Nước Anh và nước Pháp đã trở thành những quốc gia tư bản hùng mạnh, là động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu. Như vậy, dù ở mức độ khác nhau nhưng Châu Âu, đặc biệt Tây Âu đã trở thành trung tâm của sự phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ 7 nghĩa, làm cơ sở cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi phải phát triển khoa học kỹ thuật và phương thức tư duy trên cơ sở thế giới quan triết học mới. 1.1.2. Sự phát triển của những mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã vạch rõ mâu thuẫn bên trong vốn có của phương thức sản xuất này. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội, đến đời sống tinh thần. “Các thang bậc giá trị đạo đức, thẩm mỹ, các chuẩn mực luật pháp được xác lập lại nhằm đap ứng những đòi hỏi của lực lượng thống trị xã hội. Tính hiệu quả và tính ứng dụng của tri thức được đề cao. Bên cạnh đó, mặt trái của sự phát triển tư bản cũng phơi bày ra dưới những sắc thái khác nhau. Trước hết đơn giản hóa quan hệ xã hội diễn ra song song với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền và sự tha hóa trong quan hệ giữa người với người. Sự cảnh báo của G.G.Rutxô về tỷ lệ nghịch giữa tiến bộ vật chất và đời sống tinh thần của con người đã thể hiện trong điều kiện xã hội tư bản. Quan hệ tư bản tiếp tục đào hố sâu ngăn cách giữa các tầng lớp xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Nó chẳng những không khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột xã hội do trật tự phong kiến để lại, mà còn làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn và xung đột xã hội đó. C.Mac chỉ rõ rằng, tích lũy của cải và “tích lũy” sự bần cùng dường như song hành, tạo nên bước tranh xã hội với những đường nét tương phản nhau, và điều đó cũng có nghĩa là việc cải tạo lại các quan hệ xã hội đã trở thành nhu cầu tất yếu, khách quan” [6; 16]. 8 Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản tất yếu tạo ra trong lòng nó một lực lượng đối lập là giai cấp vô sản hiện đại. Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính giai cấp tư sản. Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những người công nhân hiện đại, những người vô sản”[18; 539]. Qúa trình này cũng đã nảy sinh đầy mâu thuẫn. Nó không những tiếp tục bộc lộ, phát triển những mâu thuẫn vốn có tiềm tàng của nó, mà còn hình thành , phát triển những mâu thuẫn mới. Bên cạnh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến, xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Đây là mâu thuẫn cơ bản nổi bật và là một trong những vấn đề trung tâm của tình hình xã hội các nước lúc bấy giờ. Khi giai cấp tư sản chưa trở thành giai cấp thống trị về chính trị, vẫn còn là một lực lượng cách mạng chống chế độ phong kiến, thì sự đối lập giữa lợi ích của nó với lợi ich của gia cấp vô sản chưa bộc lộ một cách gay gắt. Nhưng sau khi đã xác lập được sự thống trị của mình rồi, giai cấp tư sản không còn là giai cấp cách mạng nữa, mà dần dần trở thành lực lượng bảo thủ, phản cách mạng. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của xã hội tư bản ngày càng gay gắt, trước hết là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn này là sự biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: giữa một bên là tính chất xã hội hóa và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với một bên là quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa[39;468]. Mâu thuẫn này biểu hiện thành sự đối kháng kịch liệt 9 giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, biểu hiện sự tự phủ định của chủ nghĩa tư bản. Năm 1825, ở Anh lâm vào khủng hoảng kinh tế sau đó lan rộng ra lục địa châu Âu, lúc này những nhà tư tưởng phong kiến và những nhà lý luận của giai cấp tư sản đã bị chủ nghĩa tư bản làm cho phá sản đã kêu gọi quay trở về thời đại “hoàng kim cũ” nghĩa là quay trở về chế độ phong kiến. Tuy nhiên, không một nhà chính trị hay bác học nào thời kỳ này nhìn nhận thấy một sự thực là sự cùng khổ của nhân dân lao động gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Chính hiện thực chứa đựng khuynh hướng tự phủ định ấy mới thực sự là cơ sở hiện thực cho sự hình thành hệ thống triết học khoa học. 1.1.3. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử Sau khi xác lập vị trí thống trị về chính trị của mình thì giai cấp tư sản không còn là một giai cấp cách mạng như khi còn là lực lượng cách mạng chống phong kiến. Bây giờ, mâu thuẫn giai cấp vô sản với giai cấp tư sản đã bộc lộ hết sức gay gắt. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn về mặt kinh tế giữa trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn đó là cuộc đấu tranh không điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nhưng chính chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cái lực lượng để giải quyết mâu thuẫn đó. Lực lượng đó là giai cấp vô sản cách mạng, ngày càng phát triển có tính tự giác và tổ chức cao. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã trải qua nhiều giai đoạn. Ở thời kỳ đầu, phong trào công nhân còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức. hình thức đấu tran cơ bản lúc này là bạo động tự phát (nổi loạn), công nhân chưa hiểu được những nguyên nhân chủ yếu của địa vị thống khổ của mình. 10 [...]... sinh, phát triển của xã hội loài người nói chung Chính việc quan tâm nghiên cứu kinh tế chính trị học cổ điển, sự hiểu biết sâu sắc, chính xác nội dung của nó là tiền đề tất yếu cho sự ra đời hệ thống quan niệm duy vật về lịch sử Luận điểm duy vật lịch sử của Mác: “ không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của học”[17; 439],... được lợi ích của giai cấp công nhân và theo đó là sáng tạo ra quan niệm duy vật lịch sử, phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa và dự kiến một cách khoa học con đường phát triển và những đặc điểm quan trọng của xã hội mới – xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên cũng phải thấy rằng trong giai đoạn đầu tiên của quan niệm duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen cũng chưa ý thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa tiền đề của chủ nghĩa... phổ biến của xã hội Kết thúc giai đoạn này các dân tộc lại quay lại thời kỳ đầu tiên và lại phát triển theo chu kỳ đó [25;108] Đây chính là tư tưởng về sự vận động đi lên của lịch sử loài người Quan niệm của Vicô cho thấy xu hướng chung của lịch sử nhân loại là sự phát triển của các dân tộc riêng biệt, mặt khác cho thấy cách thức chung của phát triển lịch sử với đặc trưng là sự thay đổi về chất của những... chứng của Hêghen Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật siêu hình, còn Mác và Ănghen đã phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng Hơn nữa, Phoiơbắc còn là nhà duy tâm trong lĩnh vực xã hội Trái lại, Mác và Ănghen ngay từ giữa những năm 40 của thế kỷ XIX đã xây dựng những quan niệm duy vật về lịch sử Đồng thời, Phoiơbắc đã không hiểu cuộc đấu tranh chính trị- xã hội, không hiểu vai trò của. .. Mác sẽ tiến hành trong nhận thức lịch sử Triết học về lịch sử trước Mac là giai đoạn hợp thành tất nhiên của lịch sử nhận thức triết học về lịch sử nhân loại, mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa duy vật lịch sử 1.2.2 Giá trị tiền đề của kinh tế chính trị học cổ điển Anh Với những đại biểu nổi tiếng như Ađam – Smít, Ricácđô, kinh tế chính trị học cổ điển Anh đã để lại ý nghĩa quan trọng: Ađam – Smith đã xây... tưởng đó cũng bao hàm quan niệm về sự phân kỳ lịch sử theo quan điểm phát triển Mặt hạn chế và sai lầm của Vicô là ở chỗ ông cho rằng những thể chế cai trị là cơ sở quyết định những biến đổi của lịch sử dân tộc, cho rằng lịch sử loài người nói chung chỉ là lịch sử dân tộc và diễn ra theo chu kỳ khép kín Tuy vậy không thể phủ nhận tư tưởng tiến bộ của ông về sự phát triển lịch sử với tư cách là quá... rõ vai trò, chức năng của mỗi yếu tố của chúng đối với sự tồn tại và phát triển của con người 17 Quan niệm về xã hội loài người như một chỉnh thể ở trong quá trình phát sinh, phát triển, là tư tưởng triết học lịch sử đặc sắc nhất trong giai đoạn trước Mác Giabatixta Vicô là người đầu tiên xây dựng ý niệm về tiến triển logic của lịch sử, đã quan niệm quá trình phát triển lịch sử loài người về thực... chủ nghĩa xã hội thì phải có hệ thống quan niệm duy vật lịch sử, và phải xây dựng được môn kinh tế chính trị học của giai cấp công nhân Giá trị tiền đề của chủ nghĩa xã hội không tưởng đối với sự hình thành quan niệm duy vật lịch sử lúc này chính là ở chỗ Mác và Ăngghen nhận thấy ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng trong cách đặt vấn đề, trong sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành các trào lưu... tiền đề lý luận quan trọng, cần thiết để chuyển triết học từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sang thế giới quan duy vật biện chứng “…Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII, mà thúc đẩy triết học tiến lên Ông làm cho nó phong phú thêm bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức, đặc biệt là của học thuyết Hêghen, học thuyết này đến lượt nó lại đã dẫn tới chủ nghĩa duy vật của Phơ bách Cái... triết học về lịch sử trước Mác Tư tưởng triết học về lịch sử trước Mác đã đặt ra hầu hết các vấn đề thuộc về nội dung mà triết học lịch sử Macxit sau này phải giải đáp như các vấn đề: con người, xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị, đạo đức, tôn giáo, sự vận động và phát triển lịch sử Những tư tưởng triết học về lịch 16 sử gần gũi và trực tiếp nhất đối với triết học Mác về lịch sử là tư tưởng của các đại . đoạn đầu tiên của quá trình hình thành, phát triển quan niệm duy vật về lịch sử có thời gian khoảng từ năm 1842 đến 1845. So với toàn bộ lịch sử của quan niệm duy vật về lịch sử, thì đây chính. giai đoạn của chủ nghĩa duy vật lịch sử và do đó, việc đi sâu nghiên cứu mỗi giai đoạn của nó chưa thực sự được quan tâm. Việc nghiên cứu riêng lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử trong các. triết học khoa học về lịch sử. Cho nên chúng tôi nhận ra sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu kỹ hơn lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của nó. 3. Mục đích

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan