Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

6 2.2K 4
Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Bình Khánh Môn: Sinh Học. GVHDTT: VŨ THỊ NGỌC MAI. SVTT: PHAN VĂN HIẾU. Lớp: DH8B MSSV: DSB071101 Giảng dạy lớp: 11C3 Thứ: 3 Tiết: 5 Ngày 18/01/2011 Bài giảng dạy: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối sinh trưởng và phát triển của động vật. - Kể tên được các hoocmon và nêu được vai trò của các hoocmon đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống 2. Kỹ năng: - Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển. 3. Thái độ: - Có ý thức vệ sinh trong việc dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ. II. phương tiện dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh SGK 38.1, 38.2, 38.3 phóng to. - Chuẩn bị máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS. - Đọc trước SGK III. Phương pháp. - Trực quan - tìm tòi. - Thảo luận nhóm – đặt vấn đề (phương pháp chủ đạo) IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Phát triển không qua biến thái gồm các giai đoạn nào? Đặc điểm của từng giai đoạn là gì? - Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng: (câu trắc nghiệm). A. Sâu bướm ăn lá cây vì chúng có đầy đủ các enzim tiêu hoá protêin, lipit và cacbohiđrat, bướm hút mật hoa vì nó chỉ có enzim tiêu hoá đường saccarôzơ là saccaraza B. Sâu bướm ăn lá cây vì nó chỉ có enzim tiêu hoá đường saccarôzơ là saccaraza, bướm hút mật hoa vì chúng có đầy đủ các enzim tiêu hoá protêin, lipit và cacbohiđrat C. Vì bướm chỉ thích hút mật hoa và sâu bướm thích ăn lá cây D. A và C đúng Đáp án đúng: A. 3. Giảng bài mới (35 phút) - GV nêu: ở thực vật cũng như ở động vật, quá trình sinh trưởng và phát triển đều bị chi phối bởi yếu tố bên trong và bên ngoài. Vậy ở động vật những yếu tố ảnh hưởng đó là gì? Gây tác động như thế nào? Để trả lời cho các câu hỏi đó chúng ta nghiên cứu bài hôm nay CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động: Nhân tố bên trong. Mục tiêu: - HS thấy được ảnh hưởng của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống. - Biết liên hệ thực tiễn. Thời gian Tổ chức của giáo viên Hoạt động học tập của HS Nội dung bài học 20 phút - GV dẫn dắt vào bài: nhân tố bên trong như đặc điểm di truyền, đặc điểm giới tính, đặc điểm hoocmon. Nhưng trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của hoocmon đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào. Vậy chúng ta vào phần 1: Các hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. (GV có giới thiệu sơ lược về ảnh hưởng của nhân tố di truyền và giới tính). - GV: các em hãy quan sát hình 38.1 cho biết tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là gì? - GV: cho HS nghiên cứu SGK mục I.1 và hình 38.1 và 38.2, Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 2’ trả lời 1 câu hỏi: nơi sản sinh và vai trò của từng loại hoocmon đối với cơ thể động vật có xương sống? + Nhóm 1: hoocmon sinh trưởng. + Nhóm 2: tirôxin. + Nhóm 3: ơstrôgen. + Nhóm 4: testostêrôn. - HS ghi đề mục vào vở. - Hs quan sát hình trả lời được: có 4 loại đó là hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ostrogen, testosteron. - HS nghiên cứu SGK và hình ảnh thảo luận nhanh rồi trả lời: + Nhóm 1 trả lời được: Hoocmon sinh trưởng được tạo ra từ tuyến yên, kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp protein, kích thích xương phát triển. Tác dụng vào giai đoạn trẻ em. + Nhóm 2 trả lời được: tirôxin được tạo ra từ tuyến giáp, kích thích chuyển hoá ở tế bào và I. Nhân tố bên trong.  Nhân tố di truyền: - Nhân tố di truyền quyết định sự sinh trưởng và phát triển của mỗi loài động vật.  Yếu tố giới tính: - Tuỳ loài mà giới đực và cái có tốc độ lớn và giới hạn lớn khác nhau - Ví dụ: gà trống thường lớn và nặng hơn gà mái. 1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. - Hoocmon sinh trưởng: Do tuyến yên tiết ra. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào. Kích thích xương phát triển - Tirôxin: Do tuyến giáp tiết ra. Kích thích chuyển hoá tế bào và quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể - Ơstrogen (Do buồng trứng tiết ra) và Testostêrôn (do tinh hoàn tiết ra): Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình - GV nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại kiến thức rồi hoàn chỉnh kiến thức cho HS. - GV: các em hãy quan sát hình 38.2 hãy cho biết trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em? Vì sao? - GV hỏi tiếp: tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iod thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể, đối với lưỡng cư tiroxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Iot là thành phần cấu tạo nên tiroxin. + Nhóm 3 trả lời được: ơstrôgen tạo ra từ buồng trứng, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng phát triển xương và kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp. + Nhóm 4 trả lời được: testostêrôn được tạo ra từ tinh hoàn, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng phát triển xương và kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp; làm tăng mạnh tổng hợp protein, phát triển mạnh cơ bắp. - HS ghi kiến thức vào vở. - HS quan sát hình kết hợp với kiến thức vừa học chỉ ra được từng hình và giải thích: ở giai đoạn trẻ em nếu tuyến yên tiết quá ít hoocmon sinh trưởng thì giảm phân chia tế bào và phát triển của xương gây hiện tượng người tí hon ngược lại là hiện tượng người khổng lồ. - HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời: + Iod là thành phần cấu tạo tirôxin  thiếu iod dẫn đến thiếu tirôxin. + Thiếu tirôxin làm giảm thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp. Riêng Testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp protein và phát triển mạnh cơ bắp. - Chú ý: + Đối với lưỡng cư tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. + Iot là thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iod là thiếu tirôxin. - Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: màu nhỏ, không cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục? quá trình chuyển hoá, giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. + Thiếu tirôxin quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm làm số lượng tế bào não giảm dẫn đến trí tuệ kém. - HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời được: do hoocmon testostêrôn kích thích sinh trưởng và phát triển quá trình hình thành các đặc điểm sinh dục phụ ở gà như: mào, cựa, tiếng gáy,… cho nên khi cắt bỏ tinh hoàn thì hoocmon testostêrôn không được tiết ra thì các bộ phận liên quan sẽ không hình thành. 15 phút - GV hỏi: sinh trưởng và phát triển của một số động vật không xương sống (châu chấu, gián, cào cào,…) thuộc kiểu phát triển nào? - GV nhận xét - GV dẫn dắt: để hiểu biết yếu tố nào dẫn đến việc lột xác của sâu bọ chúng ta vào phần 2: các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống. - GV cho học sinh nghiên cứu SGK rồi hỏi: có mấy loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống? - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình 38.3, trả lời câu hỏi: hoocmon ecđixơn và juvenin được tạo ra từ - HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời được: + Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. + Con non qua nhiều lần lột xác thành con trưởng thành. - HS nghiên cứu sách rồi trả lời: có 2 loại hoocmon đó là ecđixơn và juvenin - HS quan sát hình kết hợp với sách rồi trả lời: + Hoocmon ecđixơn do tuyến trước ngực tiết ra, có tác dụng kích thích sâu 2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống. - Hai hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin. + Tác dụng sinh lí của hoocmon ecđixơn là gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. + Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm. đâu? Tác dụng của chúng đối với sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống ra sao? - GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại, cho HS ghi kiến thức vào vở. - GV yêu cầu HS quan sát hình 38.3 kết hợp với kiến thức vừa học thảo luận trong một bàn 2’ cho vấn đề sau: giải thích tại sao sâu bướm phải lột xác nhiều lần mới biến thành nhộng và bướm được? - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức. biến thành nhộng và bướm. + Hoocmon juvenin do thể allata tiết ra, có tác dụng phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. - HS ghi chép bài vào vở. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung: + Ecđixơn gây lột xác và biến sâu thành nhộng và từ nhộng thành bướm. + Juvenin gây ức chế quá trình sâu biến thành nhộng và nhộng thành bướm, sâu bướm lột xác nhiều lần mà không biến thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. + Khi nồng độ của juvenin giảm đến mức không còn gây ức chế được nữa thì ecdixon sẽ làm cho sâu biến thành nhộng và thành bướm. IV. Củng cố (3 phút) 1. Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi hoocmon: A. Tirôxin B. Ơstrôgen C. Testostêrôn D. Ecđixơn và Juvenin Đáp án đúng: D. 2. Ở nữ, hoocmon nào kích thích sự phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: A. Tirôxin B. Ơstrôgen C. Testostêrôn D. Ecđixơn và Juvenin Đáp án đúng: B. 3. Tác dụng của hoocmon tirôxin: A- Gây lột xác ở sâu, bướm B- Kích thích sự phát triển xương C- Ức chế quá trình biến đổi nhộng thành bướm D- Gây biến thái nòng nọc thành ếch Đáp án đúng: D. 4. Hậu quả của việc thiếu Iôt ở động vật non: A. Sự phát triển trí tuệ kém B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn C. Chịu lạnh kém D. Cả A, B, C Đáp án đúng: D. V. Dặn dò: (1 phút) 1. Trả lời các câu hỏi SGK trang 154. 2. Đọc trước bài bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tt). GVHDTT SVTT VŨ THỊ NGỌC MAI PHAN VĂN HIẾU . cứu bài hôm nay CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động: Nhân tố bên trong. Mục tiêu: - HS thấy được ảnh hưởng của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển. thích sâu 2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống. - Hai hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin. +. ở động vật, quá trình sinh trưởng và phát triển đều bị chi phối bởi yếu tố bên trong và bên ngoài. Vậy ở động vật những yếu tố ảnh hưởng đó là gì? Gây tác động như thế nào? Để trả lời cho các

Ngày đăng: 21/04/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan