Chiến thắng bệnh ung thư GSTS Nguyễn Bá Đức

37 776 6
Chiến thắng bệnh ung thư GSTS Nguyễn Bá Đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHIEÁN THAÉNG BEÄNH UNG THÖ Sách Hướng Dẫn Người Bệnh Và Người Nhà Người Bệnh (Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa) Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Bá Đức Ban biên soạn: GS.TS. Nguyễn Bá Đức PGS.TS. Bùi Diệu PGS.TS. Trần Văn Thuấn Thư ký biên soạn: ThS. Nguyễn Tiến Quang ThS. Đỗ Huyền Nga 3 2 Lời giới thiệu Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần, v.v ngày càng phát triển và trở thành mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Không ai muốn mình mắc bệnh ung thư, nhưng mỗi năm ở nước ta có đến hơn 150.000 người mới mắc ung thư. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược và hầu như ở mỗi xóm, làng, dòng họ, cơ quan, đơn vị đều thấy có người mắc bệnh ung thư. Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện ra mình bị ung thư, chắc bạn và những người thân sẽ suy nghĩ rất nhiều và có nhiều câu hỏi thắc mắc như: Sách được tái bản lần 1 với sự tài trợ của tổ chức HealthBridge Canada trong khuôn khổ dự án “Tăng cường bằng chứng cho truyền thông phòng chống ung thư tại Việt Nam” • Ung thư là gì? • Ai sẽ mắc bệnh ung thư? • Yếu tố nào dẫn đến bệnh ung thư? • Bệnh ung thư có di truyền không? • Bệnh của tôi ở giai đoạn nào? • Tôi sẽ sống được bao lâu nữa? • Bệnh này có thể chữa khỏi được không? • Tôi cần chuẩn bị những gì cho việc điều trị bệnh? • Những biện pháp điều trị nào là tốt nhất? • Việc điều trị sẽ gây ra những tác dụng phụ nào? • Chữa trị bệnh này hết bao nhiêu tiền? • Sinh hoạt, ăn uống, luyện tập và làm việc như thế nào trong và sau khi điều trị? • Có những cơ sở khám và điều trị ung thư nào ở Việt Nam? 5 4 Và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Việc có câu trả lời cho những thắc mắc trên sẽ giúp bạn cảm thấy mình hiểu được rõ hơn về bệnh và sẽ thấy bớt lo lắng hơn. Qua tài liệu này, chúng tôi mong muốn giúp bạn trả lời những thắc mắc về bệnh ung thư cũng như việc điều trị căn bệnh này. Tài liệu cũng nêu lên những suy nghĩ, tâm tư, hành động của một số người bệnh gửi đến Bệnh viện trong quá trình khám chữa bệnh và đã chiến thắng bệnh ung thư, đặc biệt là tâm huyết thư của các bệnh nhân như bệnh nhân Ngô Thảo nhằm góp phần chia sẻ với những người đang phải đối phó với căn bệnh ung thư. Để chuẩn bị tốt cho những lần gặp cán bộ y tế, cuốn sách cũng đưa ra những gợi ý giúp bạn có thể đặt những câu hỏi cần thiết. Chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn và gia đình bạn giảm bớt những lo lắng, sợ hãi về bệnh ung thư và điều trị bệnh này. Tuy nhiên, những thông tin này không nhằm thay thế được hết lời khuyên từ các bác sỹ và nhân viên y tế chăm sóc bạn. Hãy trao đổi trực tiếp với họ để hiểu rõ hơn bệnh mà bạn đang mắc phải và phương thức điều trị như thế nào nhằm kiểm soát căn bệnh này. Trong khuôn khổ có hạn, tập tài liệu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin về bệnh ung thư cho cộng đồng. Mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã giúp đỡ xuất bản cuốn sách này. TM. Ban biên soạn GS.TS. Nguyễn Bá Đức Mục lục Lời giới thiệu 3 1. Ung thư là gì? 7 2. Ai sẽ mắc bệnh ung thư? 9 3. Yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh ung thư? 9 4. Bệnh ung thư có di truyền không, có lây không? 11 5. Tại sao lại là tôi? 12 6. Bệnh của tôi ở giai đoạn nào? 13 7. Tôi còn sống bao lâu nữa? 14 8. Tôi sống chung với bệnh như thế nào? 15 9. Nên thông báo với mọi người về chẩn đoán bệnh của tôi như thế nào? 20 10. Bệnh ung thư có thể chữa khỏi được không? 25 11. Tôi cần phải chuẩn bị gì cho việc điều trị? 26 12. Điều trị bệnh ung thư như thế nào? 30 13. Phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho tôi? 31 14. Lên kế hoạch điều trị như thế nào? 41 15. Tôi cần phải hỏi bác sĩ điều gì? 42 16. Tôi sợ đau, làm thế nào để kiểm soát đau? 45 17. Tôi có thể làm việc trong quá trình điều trị không? 46 18. Tôi có thể luyện tập thể thao trong quá trình điều trị không? 47 19. Ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của tôi như thế nào? 47 20. Tài chính và điều trị ung thư 50 7 6 21. Các nguồn hỗ trợ khác tôi có thể có? 51 22. Những quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh ung thư? 52 Phụ lục 1. Danh mục thuốc chủ yếu trong điều trị ung thư 54 Phụ lục 2. Danh sách các cơ sở ung bướu trên toàn quốc 56 Phụ lục 3. Các trang web tham khảo thông tin 60 Phụ lục 4. Thư của bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ, b á c s ỹ Đ ặ n g Thù y Trâm 61 Thư của nhà văn, nhà phê bình văn học, n g ư ờ i b ệ n h u n g t h ư N g ô Th ả o 6 3 Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng 67 1. UNG THƯ LÀ GÌ ? Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Có rất nhiều loại bệnh ung thư. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, như phổi, tuyến vú, đại tràng, ở trong máu, v.v Bệnh xuất phát từ đâu, thường lấy tên bộ phận đó đặt tên cho bệnh, chẳng hạn ung thư vú, ung thư phổi, Các loại bệnh ung thư có nhiều điểm chung, nhưng cũng có nhiều khác biệt trong quá trình bệnh phát triển và di căn. Các bệnh ung thư giống nhau như thế nào? Mỗi loại tế bào trong cơ thể có những nhiệm vụ riêng biệt. Các tế bào bình thường sẽ phân chia theo trật tự nhất định. Chúng sẽ chết đi sau khi đã bị hỏng và sẽ được thay thế bằng những tế bào mới. Ung thư là một loại bệnh mà trong đó các tế bào phát triển không có điểm dừng. Tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tạo thêm tế bào mới. Chúng sẽ lấn át các tế bào bình thường. Việc này sẽ gây hủy hoại các bộ phận của cơ thể, nơi mà ung thư xuất hiện. Các tế bào ung thư cũng sẽ di chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, các tế bào ung thư tại xương có thể di chuyển đến phổi và phát triển ở đó. Khi các tế bào ung thư di chuyển sang các bộ phận khác sẽ được gọi là di căn. Khi ung thư xương di căn đến phổi, bệnh sẽ vẫn được gọi là ung thư xương vì đó là nguồn gốc bệnh bắt đầu. Các bệnh ung thư khác nhau như thế nào? Một số loại bệnh ung thư có xu hướng phát triển và di căn rất nhanh chóng. Với một số loại khác, quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn. Mỗi loại bệnh cũng sẽ đáp ứng với điều trị theo các cách 9 8 khác nhau. Một số loại bệnh ung thư được chữa trị tốt nhất bằng biện pháp mổ. Một số loại điều trị bằng tia phóng xạ trị. Một số khác sẽ tốt hơn khi sử dụng thuốc hay được gọi là điều trị hoá chất (hoá trị). Thông thường bác sỹ phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị để đạt kết quả tốt nhất. Khi một người mắc bệnh ung thư, bác sỹ sẽ tìm ra đó là loại ung thư gì, ở giai đoạn bệnh nào để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với loại ung thư và giai đoạn bệnh của người bệnh. Khối u là gì? Hầu hết các loại ung thư sẽ tạo thành khối u. Không phải tất cả khối u (cục) là u ác tính hay ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ sẽ lấy một phần hoặc toàn bộ khối u để kiểm tra xem bản chất của khối u có phải là ung thư hay không. Các khối u không phải là ung thư được gọi là u lành tính. Các khối u là ung thư được gọi là u ác tính. Cũng có một vài loại ung thư, như ung thư máu, sẽ không tạo thành khối u. Bệnh phát triển trong máu hoặc các tế bào khác của cơ thể. 2. AI SẼ MẮC BỆNH UNG THƯ? Ung thư là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Khi tuổi thọ tăng và mức độ phát triển công nghiệp hóa tăng thì bệnh ung thư cũng có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư hằng năm. Khoảng 57% trong số đó là nam giới và 43% là nữ giới. Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em, nhưng đa phần ung thư sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Mọi nhóm dân tộc đều có thể mắc ung thư. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 2010 ở Việt Nam có tối thiểu (những ca ghi nhận được) là 126.307 trường hợp ung thư mới mắc ở cả hai giới. Trong đó nữ giới có 54.367 trường hợp ung thư và nam giới có 71.940 trường hợp ung thư. 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Việt Nam năm 2010 sắp xếp theo thứ tự gồm: ung thư phổi, dạ dày, gan, đại-trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt, khoang miệng. 10 loại ung thư có tỷ lệ mới mắc cao ở nữ giới Việt Nam năm 2010 sắp xếp theo thứ tự phổ biến nhất là: ung thư vú, đại - trực tràng, phế quản - phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch, máu. 3. YẾU TỐ NGUY CƠ NÀO DẪN ĐẾN BỆNH UNG THƯ? Yếu tố nguy cơ gây ung thư là bất cứ cái gì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư. Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được (các thói quen ăn uống, sinh hoạt) và một số khác thì không thể. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được 11 10 bao gồm tuổi của bạn, giới tính (liên quan đến nội tiết) và lịch sử bệnh của gia đình. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như thói quen sinh hoạt, hút thuốc, nhai trầu và uống rượu, thói quen ăn uống, lối sống, quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm virút viêm gan B và việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Các yếu tố ô nhiễm khác trong môi trường cũng có liên quan đến gây ung thư. Những yếu tố nguy cơ không nói lên tất cả. Có một hay nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa rằng bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh, nhưng có nhiều yếu tố tác động thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh sẽ nhiều hơn. Cũng có nhiều người mắc bệnh ung thư có thể không thấy yếu tố nguy cơ nào được biết đến. Ngay cả khi một người bị mắc bệnh ung thư có nhiều yếu tố nguy cơ, thông thường cũng rất khó biết yếu tố nguy cơ nào là chủ yếu gây ra bệnh ung thư. Ung thư là bệnh nguy hiểm nhưng với khoa học ngày nay, 1/3 có thể phòng được, 1/3 có thể chữa khỏi (ở giai đoạn sớm), 1/3 có thể kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn). Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp để dự phòng và điều trị hiệu quả bệnh ung thư. 4. BỆNH UNG THƯ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG, CÓ LÂY KHÔNG? Mặc dù có nhiều người tin rằng bệnh ung thư có tính chất gia đình, nhưng bệnh ung thư không di truyền từ cha mẹ sang con cái giống như các đặc tính di truyền khác như chiều cao hay màu tóc, màu da. Chỉ có một số ít bệnh ung thư liên quan đến gen di truyền. Phần lớn những người mắc ung thư không liên quan đến di truyền và cũng không để lại bệnh cho các thế hệ sau. Cần hiểu một cách đầy đủ hơn là bệnh ung thư là loại bệnh do tổn thương gen (vật liệu mang tính di truyền của tế bào) gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gen. Hơn 80% là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Những tổn thương gen này không di truyền. Một tỷ lệ nhỏ khoảng dưới 10% là do tổn thương gen có sẵn trong cơ thể, những tổn thương gen này có thể di truyền, nhưng không phải sẽ di truyền cho tất cả con của người có gen này. Chỉ khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các gen đó. Trong số những người con có gen sinh ung thư này, cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc ung thư trong cuộc đời của họ. Khoa học hiện nay còn đang nghiên cứu sửa chữa các gen bị tổn thương. Với một số ít loại ung thư có yếu tố gia đình, nếu người có họ hàng ruột thịt gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư đó thì khả năng mắc bệnh đó của họ có thể tăng lên. Nhưng nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người có liên quan mạnh mẽ tới tuổi tác và các yếu tố nguy cơ từ thói quen sống, từ môi trường đã được nói tới ở trên. Bệnh ung thư hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc, dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ 13 12 loại ung thư nào, vì vậy ung thư cùng với một số bệnh khác như: bệnh tim mạch, bệnh thấp khớp, rối loạn chuyển hóa, bệnh nội tiết, bệnh tâm thần được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm. 5. TẠI SAO LẠI LÀ TÔI? Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều người vừa được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư thường có là “Tôi đã làm gì sai?” hay “Tại sao lại là tôi?”. Bởi vì các bác sỹ không biết chắc chắn nguyên nhân dẫn đến bệnh trong từng trường hợp nên người bệnh thường tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình về việc tại sao họ lại mắc bệnh. Nhiều người tin rằng họ bị trừng phạt do việc họ đã từng làm ở “kiếp trước” hoặc trong quá khứ. Hầu hết mọi người sẽ tự hỏi họ đã làm gì để dẫn đến căn bệnh ung thư? Một số người nghĩ rằng nếu họ làm gì đó khác đi thì họ đã có thể không bị bệnh. Nếu bạn có những suy nghĩ và cảm xúc như thế này thì rất tai hại. Bạn cần biết là bạn không đơn độc. Tất cả những suy nghĩ này rất thông thường ở người bệnh ung thư. Nhưng bệnh ung thư không phải là sự trừng phạt cho những điều bạn đã làm hay không làm trong quá khứ mà phần lớn là do những tác nhân từ môi trường bạn đang sống. Đừng đổ lỗi cho bản thân hay tìm ra những cách mà bạn đã có thể làm để ngăn chặn bệnh ung thư. Bệnh ung thư không phải là lỗi của bạn và việc tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được. Thay vào đó hãy tập trung vào việc chăm sóc bản thân bạn thật tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. 6. BỆNH CỦA TÔI Ở GIAI ĐOẠN NÀO? Khi chẩn đoán bạn bị ung thư, các bác sỹ sẽ phải khám kỹ và làm một số xét nghiệm để đảm bảo chẩn đoán chính xác bệnh và đánh giá mức độ lan rộng (nặng nhẹ) của bệnh. Việc chẩn đoán thường bắt đầu bằng khám để xác định xem bạn có hay không có một loại ung thư nào, còn gọi là chẩn đoán lâm sàng (ở giường bệnh). Để xác định chắc chắn bệnh ung thư, bác sỹ sẽ phải sinh thiết, tức là lấy một mẩu nhỏ từ khối u gửi đến phòng xét nghiệm mô bệnh học để làm các kỹ thuật soi trên kính hiển 15 14 vi, còn gọi là chẩn đoán xác định. Ngoài ra, bác sỹ còn phải làm các kỹ thuật xét nghiệm, chiếu chụp, thăm dò để đánh giá xem bệnh còn khu trú tại chỗ hay đã lan rộng tới đâu, còn gọi là chẩn đoán giai đoạn. Có nhiều cách chia giai đoạn bệnh. Trừ bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu), ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, thông thường bệnh ung thư được chia thành các giai đoạn từ I (nhẹ nhất) đến giai đoạn IV (nặng nhất) và tiên lượng của bệnh phụ thuộc theo giai đoạn. 7. TÔI CÒN SỐNG BAO LÂU NỮA? Nhiều người vẫn tin rằng “bệnh ung thư đồng nghĩa với cái chết, mang bản án tử hình”, nhưng sự thật là hầu hết các loại bệnh ung thư đều có thể chữa trị được. Hiện nay có gần 12 triệu người Mỹ đang có hoặc đã từng mắc bệnh này. Ở Việt Nam cũng có biết bao người xung quanh ta đã chữa bệnh ung thư mà hiện đang sống khỏe. Một chuyện khá bất ngờ và lý thú là một số người bệnh ung thư sau khi chữa khỏi bệnh nhiều năm, lại quay sang nghi ngờ “hay trước đây mình bị chẩn đoán nhầm ?” Thời gian sống thay đổi theo từng loại bệnh ung thư khác nhau, do vậy rất cần thiết phải tìm hiểu xem cách điều trị nào phù hợp với loại bệnh ung thư của bạn. Trong khi các con số thống kê về tỷ lệ sống chỉ có thể đưa ra được một bức tranh chung, thường là tính tỷ lệ trung bình, thì mỗi người bệnh là một cá thể duy nhất và các con số thống kê không thể giúp chúng ta xác định được chính xác điều gì sẽ xảy ra. Hãy trao đổi với các bác sỹ điều trị nếu bạn có những thắc mắc về cơ hội chữa khỏi bệnh của bạn, và thời gian bạn có thể chiến thắng căn bệnh này. Họ sẽ là người hiểu tình hình của bạn rõ nhất. Có những trường hợp người bệnh phát hiện bệnh ung thư của mình đang ở giai đoạn cuối, tương lai không lạc quan và mình sẽ không sống lâu nữa. Đây là một tin nặng nề và khó có thể chấp nhận cho bất kỳ ai. Tuy vậy, bạn hãy lựa chọn giải pháp điều trị giảm nhẹ các triệu chứng và chăm sóc nâng cao chất lượng sống một cách tốt nhất. Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư Bệnh viện K có những ấn phẩm có thể giúp bạn tham khảo trong trường hợp này, ví dụ: Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS; Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư; Điều trị đau ung thư, v.v 8. TÔI SỐNG CHUNG VỚI BỆNH NHƯ THẾ NÀO? Chấp nhận tin Mới đầu, hầu hết mọi người cần có thời gian để làm quen với thực tế rằng mình bị mắc bệnh ung thư. Bạn cần thời gian để suy nghĩ về những điều quan trọng nhất trong cuộc sống và để tìm sự hỗ trợ từ những người thân. Đối với nhiều người, đây thực sự là một thời điểm khó khăn. Những cảm xúc như không tin, sốc, sợ hãi và giận dữ là rất bình thường. Những cảm xúc này nhiều khi làm bạn mệt mỏi và suy sụp. Bạn có thể không tin là mình bị ung thư. Bạn sẽ cần một khoảng thời gian để tiếp nhận và hiểu về chẩn đoán bệnh cũng như các lựa chọn điều trị có ý nghĩa thế nào với bạn và người thân, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đừng giấu bệnh, đừng chần chừ. Sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình với người thân, hoặc với những người đã mắc và chiến thắng bệnh ung thư. Có rất nhiều người nói rằng sau khi họ được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư 17 16 họ có cơ hội để suy ngẫm về cuộc đời và tìm thấy sức mạnh và nhiều khả năng họ chưa từng biết trước đó. Một vài người còn nói rằng trải nghiệm này đã làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Đương đầu với căn bệnh như thế nào ? Đương đầu với bệnh ung thư cũng giống như việc ta phải đương đầu với các vấn đề khó khăn khác trong cuộc sống. Ung thư ảnh hưởng đến cơ thể và lối sống của từng cá nhân theo cách riêng, và mỗi cá nhân có cách riêng của mình để đương đầu với căn bệnh ung thư. Với thời gian và thực tiễn, hầu hết mọi người sẽ tìm ra những cách để tiếp tục làm việc, thực hiện những sở thích và tiếp tục các mối quan hệ xã hội. Ta sẽ tìm ra những cách sống khác hoặc mới để sống sao cho ý nghĩa nhất. Bạn có thể thử những việc sau để có thể tìm ra cách đương đầu phù hợp với bệnh ung thư của bạn: Tìm hiểu những thông tin về bệnh ung thư và các phương thức điều trị Nhiều người đã thấy rằng việc tìm hiểu rõ về chẩn đoán và phương thức điều trị bệnh cho họ cảm giác họ có thể kiểm soát được những gì đang diễn ra. Cùng với nhân viên y tế, chúng tôi có thể giúp bạn trả lời những thắc mắc và kết nối bạn với các nguồn hỗ trợ khác. Hãy gọi cho: - Chương trình Mục tiêu Quốc Gia Phòng chống Ung thư - Hội Ung thư Việt Nam - Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng - Câu lạc bộ Ung thư vú, Ung thư vòm họng Bệnh viện K, Bày tỏ cảm xúc của bạn Nhiều người thấy rằng việc bày tỏ cảm xúc của mình giúp họ có thái độ tích cực trong quá trình điều trị. Trên thực tế việc làm này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên cũng có người nghĩ rằng việc bày tỏ sự buồn bã, nỗi sợ hãi và sự giận dữ là một việc làm thể hiện sự yếu đuối. Việc bày tỏ những cảm xúc nhiều khi khó khăn hơn việc cố gắng che giấu chúng. Có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc của bạn mà không cần phải nói ra. Hãy tìm một cách nào phù hợp nhất với bạn. Bạn có thể nói chuyện với những người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng nhất. Có người viết nhật ký, hoặc có người bày tỏ cảm xúc qua âm nhạc, thơ ca, hội họa, v.v… Chăm sóc bản thân Dành thời gian để làm những việc bạn yêu thích mỗi ngày. Chuẩn bị bữa ăn bạn yêu thích, dành thời gian với người bạn thân, xem một bộ phim, ngồi thiền, nghe âm nhạc bạn yêu thích, hoặc làm những việc bạn thấy thích thú nhất. Luyện tập thể dục thể thao Nếu bạn cảm thấy khỏe và khi bác sỹ nghĩ bạn đã sẵn sàng, 19 18 hãy thực hiện một chương trình luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, hay các động tác co giãn cơ thể. Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn cảm thấy khoẻ hơn. Hướng tới mọi người xung quanh Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy rất khó khăn để có thêm sức mạnh khi tình hình trở nên nặng nề với bạn. Rất khó để một người tự đương đầu với căn bệnh ung thư. Hãy cố gắng mở rộng vòng tay bằng cách hướng tới bạn bè, gia đình, hoặc các tổ chức hỗ trợ. Đây là những người có thể giúp bạn cảm thấy bạn không cô đơn trong đoạn đường này. Họ sẽ ở bên bạn để chia sẻ những sợ hãi, niềm hy vọng và những chiến thắng trên mỗi bước đi. Giữ một thái độ lạc quan Mặc dù thái độ lạc quan không đảm bảo bạn sẽ chiến thắng bệnh ung thư, nhưng sống có niềm tin có thể cải thiện chất lượng sống trong quá trình đương đầu với bệnh ung thư. Ung thư là một loại bệnh rất phức tạp. Nên nhớ rằng có thái độ lạc quan không có nghĩa rằng bạn và những người thân không bao giờ cảm thấy buồn, căng thẳng, hay không chắc chắn. Bạn sẽ cảm thấy trùng xuống một lúc nào đó. Và khi bạn cảm thấy buồn, hãy chia sẻ cảm xúc của mình và việc đó sẽ giúp bạn cảm thấy kiểm soát được cảm xúc của mình chứ không bị những cảm xúc đó chi phối bạn. Ung thư và bệnh trầm cảm Có nhiều người trải qua giai đoạn đau buồn khi họ mới phát hiện mình bị mắc ung thư. Họ cảm thấy đau lòng vì sự mất mát về sức khoẻ và mất đi sự bình yên trong cuộc sống. Sự đau buồn này có thể giống như trầm cảm, nhưng hai điều này không hề giống nhau. Sự đau buồn- cảm thấy buồn, sợ hãi, giận dữ, hay khóc- là hoàn toàn bình thường, và là phản ứng tự nhiên khi biết tin về một vấn đề sức khoẻ trầm trọng như vậy. Cảm giác này thường không kéo dài. Khoảng 1 trong 4 người mắc bệnh ung thư thực sự bị trầm cảm. Việc này sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh vì họ sẽ mất đi rất nhiều năng lượng và giảm sự mong muốn thực hiện một việc gì, gây bất lợi cho việc đưa ra những quyết định cũng như làm họ cảm thấy bất lực. Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn có những thắc mắc hay các câu hỏi về bệnh trầm cảm. Các dấu hiệu trầm cảm Bạn có thể bị trầm cảm nếu cảm giác đau buồn: • Kéo dài trong nhiều tuần và có vẻ không khả quan hơn. • Làm cho bạn cảm thấy không có giá trị hoặc mất hết niềm tin. • Gây ra nhiều vấn đề cho các hoạt động thường ngày của bạn (như việc quá buồn bã làm bạn không muốn rời khỏi nhà hoặc ra khỏi giường). Tìm sự giúp đỡ Nhiều người khi bị trầm cảm thường cảm thấy xấu hổ hoặc sợ để chấp nhận tình trạng đó. Thực ra trầm cảm có thể do sự thay đổi hóa học diễn ra trong cơ thể khi bạn mắc ung thư. Đó không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, hay là lỗi lầm của một ai. Trầm cảm có thể được chữa trị bằng thuốc, tư vấn, hoặc kết hợp cả hai. Điều trị trầm cảm có thể giúp bạn cảm thấy khoẻ hơn và lấy lại sự kiểm soát và niềm tin cho tương lai. [...]... điều trị khỏi bệnh ung thư: Loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, đáp ứng của bệnh với điều trị Có nhiều loại bệnh ung thư hiện nay có thể điều trị khỏi Khoảng 7 trong số 10 trẻ em mắc bệnh ung thư có thể được chữa khỏi bệnh Ung thư tinh hoàn, bệnh Hodgkin và nhiều trường hợp bệnh ung thư ở người lớn có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp điều trị hiện tại Phần lớn các trường hợp ung thư da có thể chữa... và xạ trị thư ng được áp dụng để điều trị các loại ung thư khu trú một nơi, hóa trị liệu (thư ng được gọi là “hóa trị”) thư ng được áp dụng để điều trị các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể Tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn bệnh, hóa trị thư ng được áp dụng để chữa khỏi ung thư, ngăn cho tế bào ung thư không lan xa, hoặc làm chậm quá trình phát triển của ung thư, giết... nhiều trường hợp bệnh ung thư tuyến giáp trạng và ung thư dây thanh được điều trị khỏi bằng xạ trị 25 Nhiều loại ung thư cũng có thể được điều trị khỏi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, như 75% bệnh nhân ung thư vú có thể điều trị khỏi ở giai đoạn sớm Điều khó khăn là các bệnh ung thư không diễn biến giống nhau và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh, do đó không thể có chiến dịch thống... lấy đi thời gian quý báu có thể dùng để điều trị bệnh ung thư Bạn phải đợi bao lâu mới được điều trị? Mỗi loại ung thư khác nhau sẽ phát triển theo tiến độ khác nhau Một số loại như ung thư máu hay ung thư hạch thư ng phát triển nhanh hơn những khối u cứng Nhưng hầu hết các loại ung thư không phát triển quá nhanh chóng, vì vậy có đủ thời gian để tìm hiểu các thông tin về bệnh ung thư của bạn, gặp gỡ... Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư- Ngày mai tươi sáng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Thư của bà Doãn Ngọc Trâm Ung thư , căn bệnh hiểm nghèo mà ta thư ng nghe xì xào nhắc đến một cách sợ hãi, đâu có xa lạ gì Từ rất lâu đời, y học cổ nước ta đã xác định: “Phong lao cổ lại” tứ chứng nan y, tức là khi đứng trước các bệnh nhân bị bệnh hủi, bệnh lao, bệnh xơ gan cổ trướng và bệnh ung thư (lại) thầy thuốc... truyền, giáo dục sức khoẻ phòng chống ung thư 2 GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, Phó chủ tịch Quỹ 3 Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên ngành ung thư 3 TS Bùi Diệu, Giám đốc Bệnh viện K, Phó chủ tịch Quỹ 4 BS CKII Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Phó chủ tịch Quỹ 5 Bác sĩ cao cấp Trịnh Lương Trân, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, Phó chủ tịch Quỹ 6 Ông... Với mục đích hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo, đây sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy để mỗi bệnh nhân ung thư có thêm niềm tin 68 (Lễ ký kết Hợp tác giữa Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Quỹ MAKNA - Malaysia ) 69 Qũy hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng có thể hỗ trợ gì cho bạn? 1 Hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư nghèo trên cả nước Lãnh đạo quỹ 1 PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng... Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện E x Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội 7 Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy x 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP Hồ Chí Minh 8 Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Nhân Dân 115 x 88 Thành Thái, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh 9 Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an x Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội III Khoa Ung bướu 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 1 Khoa Ung. .. thông thư ng Việc làm chậm lại hay gián đoạn quá trình điều trị thông thư ng sẽ cho phép tế bào ung thư có nhiều thời gian hơn để phát triển Sẽ dễ hiểu khi người bệnh ung thư tìm đến các phương pháp điều trị này Bạn muốn làm tất cả những gì bạn có thể để chống lại bệnh ung thư Các phương pháp điều trị thông thư ng như hóa trị thỉnh thoảng khó áp dụng hoặc không còn tác dụng nữa chữa khỏi bệnh ung thư. .. Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội: 23B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội 66 67 QUỸ HỖ TRỢ BỆNH NHÂN UNG THƯ – NGÀY MAI TƯƠI SÁNG (Bệnh nhi ung thư tại Cơ sở Tam Hiệp - Bệnh viện K tặng quà lưu niệm cho PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ; GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Quỹ) (Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chụp ảnh lưu niệm cùng Ban . truyền thông phòng chống ung thư tại Việt Nam” • Ung thư là gì? • Ai sẽ mắc bệnh ung thư? • Yếu tố nào dẫn đến bệnh ung thư? • Bệnh ung thư có di truyền không? • Bệnh của tôi ở giai đoạn nào?. Ban biên soạn GS.TS. Nguyễn Bá Đức Mục lục Lời giới thiệu 3 1. Ung thư là gì? 7 2. Ai sẽ mắc bệnh ung thư? 9 3. Yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh ung thư? 9 4. Bệnh ung thư có di truyền không,. khỏi bệnh ung thư: Loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, đáp ứng của bệnh với điều trị. Có nhiều loại bệnh ung thư hiện nay có thể điều trị khỏi. Khoảng 7 trong số 10 trẻ em mắc bệnh ung thư có

Ngày đăng: 20/04/2015, 21:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan