skkn Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại

34 428 0
skkn Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiểu luận nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy, cô giáo và các bạn học viên. Sự nhiệt tình đó giúp tôi hoàn thiện tiểu luận với đề tài: “Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại ”. Tác giả tiểu luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo. Đặc biệt là TS.Vi Thái Lang trực tiếp hướng dẫn, đã chỉ bảo tận tình, giúp tác giả hoàn thành tiểu luận này. Tác giả tiểu luận xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014 Tác giả tiểu luận Vũ Ngọc Quyết Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong tiểu luận này là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Vi Thái Lang .Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014 Tác giả tiểu luận Vũ Ngọc Quyết Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 3 BỐ CỤC TIỂU LUẬN Chương 1: Sơ lược về Phật giáo. Chương 2: Vật lí hiện đại – Một tâm đạo. Chương 3: Một số quan điểm tương đồng giữa Phật giáo và Vật lí hiện đại. Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 4 LỜI TỰA Đạo phật là một trong những học thuyết triết học, một tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lí của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỉ II trước công nguyên và đã có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng đất nước các giáo lí nhà phật giúp con người hướng thiện, tránh làm điều ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn. Là một thầy giáo theo chuyên nhành Vật lý, trong qúa trình học tập và nghiên cứu tôi nhận thấy giữa Vật lý hiện đại và quan điểm của phật giáo có nhiều điểm tương đồng nhau vì thế tôi chọn đề tài tiểu luận “Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại ” để giúp mọi người có cái nhìn mới về mối quan hệ giữa phật giáo với khoa học. Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO Đạo Phật, Đức Phật và Triết lý cơ bản của Đạo Phật không thể nói ra đủ trong khuôn khổ một vài quyển sách. Trong phạm vi bài tiểu luân tôi chỉ tóm lược khái quát rất ngắn gọn nhưng hy vọng có thể đủ cho một bài giới thiệu đến những người chưa hề biết gì về Đạo Phật . 1/Đạo Phật (Buddhism) xuất hiện và thế kỷ thứ VI trước CN, là một trào lưu tôn giáo triết học. Phật giáo ra đời và đã nhanh chóng phổ biến ở Ấn Độ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông và hiện nay đang lan truyền dần sang phương Tây. Mục đích cao nhất của Phật giáo là hướng thiện và cuộc sống đức độ, đó là phương tiện để giải phóng con người khỏi vòng luân hồi bất tận. Vì thế, từ phương diện này mà nói giá trị của Đạo Phật là bền vững. Có thể nói, Phật giáo không hẳn là một tôn giáo vì họ không thờ một vị thần nào. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, Phật giáo là một hệ thống triết học và quy tắc đạo đức. Có thể nói, Đạo Phật là một tôn giáo tâm linh sâu sắc nhất. 2/Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (563 – 484 tr.CN). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Đạo Phật. Ngài vốn là một thái tử (Siddhàrtha ), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Maya ở nước Kapilavastu (Ca tì la vệ), một nước nằm ở miền bắc Ấn Độ, phía nam Nepal ngày nay. Ngài đản sinh vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch năm 563 tr.CN. Ngài được học đủ các môn võ bị (thái tử nào cũng vậy), nhưng Ngài cũng theo học các vị minh triết và tinh thông mọi triết thuyết. Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 6 Năm 29 tuổi Ngài rời bỏ hoàng cung đi tìm đạo cứu thế. Trải qua nhiều lần tu tập, đến năm 35 tuổi, Ngài giác ngộ được con đường giải thoát trong lúc ngồi thiền dưới cội bồ đề (pippala) ở Buddhagaya. Từ đó Ngài đi thuyết giáo của mình trong 49 năm. Tôn giáo mới hình thành gắn liền với tên tuổi Ngài. Đức Phật nhập niết bàn tại rừng Cala, ở gần thành Kusinagara vào đêm rằm tháng 2 năm 483 tr.CN, khi Ngài 80 tuổi. 3/ Bản thể luận của Phật giáo. Cốt lõi triết học của Phật giáo tập trung là: Vô ngã – Vô thường – Duyên. -Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới, nhất là thế giới hữu hình – con người được cấu tạo từ yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và Danh được chia làm 5 yếu tố, gọ là ngũ uẩn: Sắc (vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy), Thức (ý thức). -Vô thường: Phật giáo cho rằng bản chất của s75 tồn tại thế giới là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường), không do một thần linh nào sáng tạo và không có gì vĩnh hằng. -Duyên: Mọi sự vật hiện tượng đều vận động theo chu trình Sinh - Trụ - Dị - Diệt do nguyên nhân nội tại của bản thân nó, tuân theo luật Nhân - Quả. 4/ Nhân sinh quan: -Luân hồi (samsara): là một thuyết cơ bản trong triết lý Phật giáo, cho rằng con người khi chết đi sẽ đầu thai (có thể thành người, loài vật, . . .) và cứ thể xoay vòng mãi mãi, chỉ những người tu hành đắc đạo mới thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử này. -Nghiệp (karma): là cái do hành động ta gây ra. Trong cuộc sống, con người hiện tại phải gánh chịu hậu quả hành vi của kiếp trước, đây gọi là nghiệp báo. Nếu làm điều lành, gieo nhân lành ở kiếp này thì kiếp sau sẽ thu được báo Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 7 ứng lành, quả lành (có thể là kiếp này). Ngược lại, nếu là điều ác, gieo nhân xấu thì sẽ có báo ứng xấu, quả xấu. 5/ Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật: Sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, Đức Phật đã tìm 5 huynh đệ đồng tu trước đó để thuyết bài pháp đầu tiên của Ngài, đó là TỨ DIỆU ĐẾ. +Khổ đế (duhka – satya): là triết lý về bản chất cuộc đời là khổ: Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái ly biệt khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấm xí thịnh khổ. +Tập đế(samydaya – satya): là nguyên nhân dẫn đến sự khổ: 12 nhân duyên, -Vô minh -Duyên hành -Duyên thức -Duyên danh - sắc -Duyên lục nhập -Duyên xúc -Duyên thụ -Duyên ái -Duyên thủ -Duyên hữu -Duyên sinh -Duyên lão Trong đó vô minh là nguyên nhân cơ bản nhất. Vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc rễ của sự đau khổ. Nguyên nhân dẫn đến đau khổ, theo Đức Phật thuyết, cũng nằm ngay trong bản thân con người, đó là: Tham – Sân - Si. +Diệt đế (nirodha – satya): là trạng thái thoát khỏi khổ đau. +Đạo đế (màrga – satya): Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 8 Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), rèn luyện tư tưởng (định) và khái sáng trí tuệ (tuệ). Diệt trừ vô minh gồm 8 con đường chính, gọi là Bát Chánh Đạo. -Chánh kiến -Chánh tư duy -Chánh ngữ -Chánh nghiệp -Chánh mạng -Chánh tinh tấn -Chánh niệm -Chánh định Một niềm tự hào cho hàng triệu Phật tử trên toàn thế giới là năm 1999 Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ngày Tôn giáo và Văn hoá thế giới, ngày Vesak, ngày trăng tròn tháng tư âm lịch. Năm 2008, Việt nam được chọn đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản LHQ, The UN Day of Vesak 2008, tại Hà Nội. Một lần nữa tôi khẳng định, Phật giáo có lịch sử hình thành rõ ràng, có hệ thống giáo lý hoàn chỉnh trên mọi phương diện. Phật giáo là một tôn giáo hướng thiện, vì hoà bình nhân sinh, như LHQ đã công nhận. Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 9 Chương 2 VẬT LÍ HIỆN ĐẠI – MỘT TÂM ĐẠO Nền vật lý hiện đại có một ảnh hưởng sâu đậm hầu như trên mọi hình thái của xã hội loài người. Nó trở thành cơ sở của khoa học tự nhiên, và sự liên hệ hỗ tương giữa khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật đã biến đổi sâu xa điều kiện sống của chúng ta, xấu tốt đều có. Ngày nay hầu như không có một ngành công nghiệp nào mà không sử dụng những thành tựu của vật lý nguyên tử và ai cũng biết đến ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân trong nền chính trị thế giới. Tuy thế thật ra, ảnh hưởng của vật lý hiện đại vượt xa kỹ thuật. Nó vươn dài đến tận tư tưởng, văn hoá và dẫn đến một sự thay đổi cơ bản về thế giới quan cũng như mối quan hệ của con người với vũ trụ. Sự nghiên cứu về thế giới nguyên tử và hạ nguyên tử (*) trong thế kỷ 20 đã phát hiện một cách bất ngờ hạn chế của các quan niệm cổ điển và buộc ta có một sự sửa đổi triệt để về nhiều khái niệm. Ví dụ khái niệm “vật chất” trong nền vật lý hạ nguyên tử hoàn toàn khác hẳn với quan niệm thông thường về một thể vững chắc trong vật lý cổ điển. Điều đó cũng tương tự cho các khái niệm không gian, thời gian và nguyên nhân - kết quả. Thế nhưng những khái niệm vừa kể lại là cơ sở của thế giới quan chúng ta với sự chuyển hoá mạnh mẽ của chúng, thế giới quan của ta cũng bắt đầu thay đổi. Trong những thập niên qua, các nhà vật lý và triết gia đã thảo luận rất nhiều về sự thay đổi này do nền vật lý hiện đại tác động, nhưng rất ít khi người ta thừa nhận rằng sự thay đổi quan niệm này rõ rệt đã dẫn vào thế giới quan của nền đạo học phương Đông. Các khái niệm của vật lý hiện đại cho thấy một sự song song bất ngờ với các quan niệm đã được đề ra trong các nền triết lý, đạo học miền Viễn Đông. Dù sự song hành này chưa được đề cập đến một cách cặn kẽ nhưng nó đã được nhiều nhà vật lý lớn nhất của thế kỷ này đã ghi nhận, khi các vị đó tiếp xúc với các nền văn hoá phương Đông trong các Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 10 chuyến đi thuyết giảng tại ấn Độ, Trung quốc và Nhật Bản. Xin ghi lại ba thí dụ sau đây: Những quan điểm chung về nhận thức của con người, được minh hoạ bởi phát hiện của vật lý nguyên tử, tự nó không xa lạ hay khó hiểu. Ngay trong nền văn hoá của chúng ta, chúng đã có lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo hay ấn Độ giáo chúng có một chỗ đứng trung tâm đấng kể. Điều mà ta phát hiện chỉ nêu thêm ví dụ, xác nhận và làm tinh tế thêm cho một nền văn minh triết cổ xưa (Julius Robert Oppenheimer 1904-1067, nhà vật lý học người Mỹ, góp phần quan trọng trong công cuộc nghiên cứu vật lý hạt nhân). Để tìm sự song hành với lý thuyết vật lý nguyên tử ta phải đến với cách đặt vấn đề về nhận thức luận mà các đầu óc như Phật hay Lão Tử đã từng đối mặt, nếu ta muốn hoà điệu vị trí của chúng ta vừa là khán giả vừa là diễn viên trong màn kịch lớn của thế gian. (Niels Bohr). Đóng góp lớn nhất trong ngành vật lý lý thuyết của Nhật Bản sau cuộc chiến tranh thế giới vừa qua có lẽ là dấu hiệu của một mối liên hệ nhất định giữa các tư tưởng phương Đông và nội dung triết học của lý thuyết lượng tử. (Werner Heisenberg). Nếu nền vật lý hôm nay mà đưa về lại một thế giới quan huyền bí thì thật ra nó chỉ trở lại nguồn gốc của nó, đã cách xa 2500 năm. Thật thú vị khi theo dõi nền khoa học phương Tây trên bước đường của nó, bắt đầu với các triết gia đạo học Hy Lạp đến sự phát triển thành những tư duy duy lý xuất sắc, ngày càng xa tính chất huyền bí ban đầu, tiến tới một thế giới quan đối lập với thế giới quan của phương Đông. Thế nhưng trong những bước đường phát triển gần đây nhất, khoa học phương Tây lại tự vượt lên quan điểm của chính mình và trở lại với tư duy của nền triết học Hy Lạp cổ và triết học phương Đông. Nhưng lần này nó không đặt cơ sở trên trực giác nữa mà dựa trên những thí nghiệm chính xác, phức tạp và dựa trên một lý luận logic chặt chẽ của toán [...]... học vật lý hiện đại giúp con người tìm hiểu về vũ trụ, nguồn gốc của vạn vật, giải thích mọi hiện tượng kì bí… một con đường hướng tới đạo lí, giúp chúng ta hoàn thiện chính mình hay nói cách khác ngành khoa học vật lý - một tâm đạo 17 Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý Chương 3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA PHẬT GIÁO VÀ VẬT LÍ HIỆN ĐẠI I Vấn đề thời gian trong phật giáo và vật lí học hiện đại. .. khoa học hiện đại thì tôn giáo ấy phải là Phật giáo Phật giáo không cần phải xét lại những 27 Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý quan điểm của mình theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” Có thể thấy một số điểm tương đồng trong quan niệm về thời gian giữa Phật giáo và vật lý học hiện đại, đó là: 1 Bằng cái nhìn kết và động, Phật giáo và vật lý học hiện đại đều thấy... còn vật lý học hiện đại bàn tới “lỗ hổng thời gian” tồn tại khách quan trong thế giới vật chất Qua sự phân tích trên, có thể thấy, Phật giáo và vật lý học hiện đại có những điểm tương đồng sâu sắc trong quan niệm về thời gian Điều đó khiến A.Enstein có cảm tình đặc biệt với Phật giáo Ông đã từng phát biểu trong một cuộc hội thảo về tôn giáo với khoa học tại New York: “Nếu trên thế giới có một tôn giáo. .. thời đại Bởi thế, các nhà triết học, vật lý học thường dành một vị trí nhất định cho vấn đề thời gian trong các công trình nghiên cứu của mình Cách đây gần 2.600 năm, Phật giáo đã có một cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ với quan niệm về thời gian của vật lý học hiện đại Với tinh thần “cầu đồng tôn dị”, việc tìm hiểu quan niệm về thời gian trong Phật giáo. .. gian là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của Phật giáo và vật lý học hiện đại về thời gian Theo tác giả, cách đây xấp xỉ 2600 năm, Phật giáo đã có cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ với những kiến giải... nhân duyên, Phật giáo xem xét thời gian trong vô cực Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo Trong Kinh thánh, tuyên ngôn của Chúa: “Ta đã thả cá để một ngày ta quăng lưới”, “Ta đã gieo cả lúa mì và cỏ dại để một ngày ta gặt về tất cả” (Kinh Cựu ước) là lời khẳng định thời gian có điểm khởi đầu (ngày Chúa sáng thế) và hồi kết thúc (ngày tận thế) Phần lớn các tôn giáo trên thế... trong Phật giáo và vật lý học hiện đại là để hiểu thêm về những tương đồng, dị biệt trong hai nền văn hoá Đông - Tây nhằm xây dựng một nền văn hoá nhân văn, khai phóng và dung thông trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay 1 Quan niệm về thời gian trong Phật giáo Từ gần 2000 năm TCN, người ấn Độ đã dành một phần tâm trí của mình cho vấn đề thời gian Trong kinh Veda - bộ kinh cổ nhất của ấn Độ và 18 Vũ Ngọc... phất vào Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các mặt đều rộng 40 dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết 19 Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý một kiếp Về sau, các bộ phái Phật giáo có cách phân chia về kiếp khác nhau, căn cứ vào tính chất, độ dài của sự biến đổi trong các sự vật khác nhau Luận Đại Trí độ chia kiếp thành Tiểu kiếp và Đại kiếp; luận Đại Tì... định của Heisenberg) Biên giới giữa vật chất và năng lực, do đó giữa thân và tâm của mỗi cá nhân không thể phân định rạch rời như người ta tưởng trước đây Nhưng đối với một vật cực kỳ lớn và có tuổi dài đến hàng tỷ năm thì khoa học chưa thể xác định 30 Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý Nhà Phật còn khẳng định là từ vật hữu hình đến vật vô hình, từ vật nhỏ nhất đến vật lớn nhất đều không có tự tính,... Đông, đặc biệt là đức Phật, có nhiều điểm tương đồng thậm chí đi trước các quan điểm của khoa học vật lý lượng tử Về nguồn gốc vũ trụ, thật đáng kinh ngạc! Đức Phật, một người bằng xương bằng thịt đã sống cách đây 2500 năm, đã không có một khí cụ kỹ thuật nào đã thị kiến được những điều mà khoa học hiện đại mới khám phá gần đây Vũ trụ hợp thành do nhiều tiểu thiên, trung thiên, đại thiên thế giới, tức . nhận thấy giữa Vật lý hiện đại và quan điểm của phật giáo có nhiều điểm tương đồng nhau vì thế tôi chọn đề tài tiểu luận Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại ” để giúp. LL&PPDHBM Vật Lý 3 BỐ CỤC TIỂU LUẬN Chương 1: Sơ lược về Phật giáo. Chương 2: Vật lí hiện đại – Một tâm đạo. Chương 3: Một số quan điểm tương đồng giữa Phật giáo và Vật lí hiện đại. . hoàn thiện tiểu luận với đề tài: Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại ”. Tác giả tiểu luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo.

Ngày đăng: 20/04/2015, 20:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan