Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tạiCông ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An

52 194 0
Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tạiCông ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ tài chính ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng NT Ngày tháng SH Số hiệu TK Tài khoản TGNH Tiền gửi ngân hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định XNK Xuất nhập khẩu SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng DANH MỤC BẢNG BIỂU TT TÊN BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Bảng 1.2 Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Sơ đồ 1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 1.4 Quy trình ghi sổ kế toán vốn bằng tiền và tiền vay Sơ đồ 2.1 Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt Sơ đồ 2.2 Quy trình ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ kế toán tiền vay Biểu 2.1 Mẫu Hóa đơn GTGT Biểu 2.2 Mẫu Phiếu thu Biểu 2.3 Mẫu Giấy đề nghị tạm ứng Biểu 2.4 Mẫu Phiếu chi Biểu 2.5 Sổ quỹ tiền mặt Biểu 2.6 Sổ Nhật ký chứng từ số 1 Biểu 2.7 Bảng kê số 1 Biểu 2.8 Sổ cái TK 111 Biểu 2.9 Mẫu Giấy báo Có Biểu 2.10 Mẫu Lệnh chi Biểu 2.11 Sổ tiền gửi ngân hàng Biểu 2.12 Sổ Nhật ký chứng từ số 2 Biểu 2.13 Bảng kê số 2 Biểu 2.14 Sổ cái TK 112 Biểu 2.15 Giấy đề nghị vay vốn Biểu 2.16 Khế ước nhận nợ Biểu 2.17 Sổ chi tiết tiền vay Biểu 2.18 Sổ Nhật ký chứng từ số 4 Biểu 2.19 Sổ cái TK 311 SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự cạnh tranh gay gắt không chỉ diễn ra trong nước mà còn diễn ra giữa các nước khu vực cũng như trên thế giới. Bởi vậy, vấn đề huy động, quản lý, sử dụng vốn đã và đang được đặt ra một cách bức thiết đối với mọi doanh nghiệp. Vốn là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn là rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán là công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong công tác của doanh nghiệp chia ra nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mói quan hệ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao. Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình: vốn và nguồn, tăng và giảm… Mỗi thông tin thu được là kết quả của hai quá trinh: thông tin và kiểm tra. Do đó việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra nhứng thông tin đầy dủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư trong tương lai. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị. Thực tế ở nước ta thời gian qua cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn thấp, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán còn lỏng lẻo. Xuất phát từ những vấn đề trên và qua thời gian thực tập, em xin chọn đề tài sau để đi sâu nghiên cứu và viết báo cáo: “ Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An ”. Báo cáo gồm hai phần: Phần thứ nhất: Tổng quan về công tác kế toán tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An. Phần thứ hai: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An. SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN THỰC PHẨM NGHỆ AN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An trực thuộc Công ty cổ phần nông sản XNK tổng hợp Nghệ An, được thành lập tháng 05 năm 1957. Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, công ty đã không ngừng phấn đấu nhằm đạt được yêu cầu, kế hoạch kinh doanh và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: • Giai đoạn từ năm 1957 – 1975: Công ty được gọi là Cửa hàng thực phẩm Quang Trung. Đây là giai đoạn mới thành lập, công ty đã gặp không ít khó khăn về bộ máy tổ chức cũng như nguồn vốn kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra cho công ty trong giai đoạn này là tạo dựng thương hiệu, thực hiện phân phối mặt hàng thực phẩm (thực phẩm tươi sống và thực phẩm công nghiệp). Với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên, công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. • Giai đoạn từ năm 1976 - 1991: Nhiệm vụ trọng tâm của công ty là xây dựng nền thương nghiệp theo mô hình xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong lĩnh vực phân phối lưu thông mặt hàng thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 1987, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, công ty thực hện việc chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh. • Giai đoạn từ năm 1992 - 2000: Công ty sáp nhập với Xí nghiệp nông sản thực phẩm Ga Vinh và đổi tên thành Xí nghiệp kinh doanh nông sản thực phẩm Cửa Bắc. Thời điểm này quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, công ty chuyển hướng từ kinh doanh chuyên ngành sang kinh doanh tổng hợp • Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thực hiện kinh doanh thương mại tổng hợp trong đó chú trọng kinh doanh mặt hàng đường kính, dầu ăn các loại. Tháng 05 năm 2012, công ty đổi tên thành Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An. Hiện nay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý của Công ty đã đi vào thế ổn định và phát triển lâu dài, phấn đấu mức tăng trưởng hàng năm trên 10%, với mục tiêu hàng đầu là hiệu quả và lợi nhuận, cổ tức ngày càng cao, từng bước nâng cao thương hiệu trên thương trường, hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Hiện nay, tên gọi và địa chỉ của công ty như sau: - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An - Giám đốc: Trần Nam Kháng - Địa chỉ: Số 05 – Đường Phan Bội Châu – Phường Quán Bàu – TP Vinh – Tỉnh Nghệ An SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng - Điện thoại: 0383853612 - Mã số thuế: 2900326209 – 001 - Tài khoản: 102010000383981 – Ngân hàng Công thương Nghệ An - Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 2901487417 ngày 02/02/2012. 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh Được thành lập từ tháng 05 năm 1957 đến nay đã được 56 năm, Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An là một trong những công ty đứng đầu về phân phối các ngành hàng thực phẩm công nghệ và các mặt hàng tiêu dùng. Công ty là đại lý phân phối sản phẩm dầu ăn Marvela của Công ty dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, bánh kẹo của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, bia rượu của Công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội. Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng đường kính – sản phẩm của các công ty trong và ngoài tỉnh như: Công ty liên doanh mía đường Nghệ An TATE & LYLE, Công ty cổ phần mía đường Quãng Ngãi, Sông Con, Sông Lam. Ngoài ra, công ty còn tổ chức thu mua, tiêu thụ các mặt hàng nông sản theo kế hoạch của tỉnh. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ - Tổ chức công tác thu mua hàng hóa: Đối với các mặt hàng đại lý như dầu ăn Marvela mua theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng (Hợp đồng ký thời hạn 1 năm). Mỗi lần Công ty có nhu cầu nhận hàng thì phải lập “ Đơn đăng ký nhận hàng” gửi vào Công ty dầu ăn, giá cả áp dụng theo thời điểm do bên bán quyết định. Đối với mặt hàng đường kính các loại thì chủ yếu là mua trực tiếp. Hình thức và phương tiện thanh toán đối với hàng hóa thu mua tùy theo sự thỏa thuận giữa Công ty và bên bán, chủ yếu là trả trước tiền hàng hoặc trả chậm bằng chuyển khoản qua tiền vay Công ty hoặc từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng. Mỗi phương thức mua hàng đều liên quan tới những thỏa thuận về địa điểm, cách thức, trách nhiệm giao nhận hàng và thanh toán chi tiền trả tiền hàng cũng như các phí tổn khác liên quan của mỗi thương vụ. - Tổ chức công tác tiêu thụ hàng hóa: Thị trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Nghệ An là thị trường nội địa trải dài từ Bắc đến Nam trong đó tập trung chủ yếu từ Hà Nội đến Quảng Ngãi tùy theo mặt hàng mà phạm vi tiêu thụ có khác nhau. Về phương thức bán hàng thì hiện nay Công ty đang sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: Bán buôn trực tiếp qua kho, bán thẳng có tham gia thanh toán, xuất bán theo phương thức hàng đổi hàng, bán lẻ thông qua nhân viên bán hàng Các hình thức thanh toán mà Công ty thường áp dụng trong giao dịch hàng hóa gồm: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua Ngân hàng ngoài ra còn áp dụng một số phương thức thanh toán như đối trừ công nợ. SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng 1.2.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần XNK tổng hợp Nghệ An, do đó mọi hoạt động của công ty đều chịu sự kiểm tra, giám sát của công ty mẹ. Các hoạt động kinh doanh đều thực hiện theo kế hoạch được giao. Cuối kì kinh doanh, đơn vị lập báo cáo gửi về phòng kế toán công ty để tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty và báo cáo lên Hội đồng quản trị. Để thực hiện việc kinh doanh có hiệu quả cao và phù hợp với tình hình kinh tế, công ty đã sắp xếp, bố trí bộ máy quản lý điều hành như sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hỗ trợ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: • Giám đốc công ty: - Là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty theo chiến lược của Hội đồng quản trị đã vạch ra. - Quản lý số lao động do tổng công ty phân bổ xuống và có nhiệm vụ chăm lo đến đời sống của lao động tại công ty. • Phó giám đốc: - Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. - Tổ chức sắp xếp các hoạt động liên quan đến công tác nhân sự, tài chính, kế toán. • Phòng kinh doanh: SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 6 Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Giám đốc công ty Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng - Chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của công ty, tham mưu, tư vấn cho giám đốc về các chiến lược kinh doanh. - Thu thập, khai thác thông tin, tổ chức tiếp cận thị trường. - Trực tiếp thực hiện các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. • Phòng kế toán: - Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, sử dung và điều tiết nguồn vốn công ty đạt hiệu quả nhất. - Kiểm tra, ghi chép sổ sách đúng chế độ kế toán, cân đối thu chi và hạch toán lãi lỗ. - Giám sát và quản lý toàn bộ tài sản, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác về tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty. - Tổng hợp và lập báo cáo tài chinh năm với cấp trên. • Phòng tổ chức hành chinh: - Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc thực hiện luật lao động, quản lý cán bộ công nhân viên, theo dõi lưu trữ hồ sơ tài liệu người lao động. - Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, bố trí nhân sự trong công ty đảm bảo phù hợp các yêu cầu nhiệm vụ của công ty. - Đề xuất phương án trả lương theo chế độ quy định của Nhà nước và kiểm tra việc chi trả lương đối với cán bộ công nhân viên. - Quản lý khuôn dấu, tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ công văn tài liệu. 1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn Bảng 1.1. Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ lệ I. TÀI SẢN 11.608.200.00 0 100 12.947.100.00 0 100 1.338.900.000 11,53 1. Tài sản ngắn hạn 10.540.800.00 0 90,8 11.804.900.000 91,2 1.264.100.000 11,99 2. Tài sản dài hạn 1.067.400.000 9,2 1.142.200.000 8,8 74.800.000 7,01 II. NGUỒN VỐN 11.608.200.00 0 100 12.947.100.00 0 100 1.338.900.000 11,53 1. Nợ phải trả 11.397.200.00 0 98,2 11.750.100.000 90,7 352.900.000 3,09 2. Vốn chủ sở hữu 211.000.000 1,8 1.197.000.000 9,3 986.000.000 467,29 SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng ( Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính) Căn cứ vào số liệu ở bảng trên ta có thể rút ra nhận xét về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 như sau: * Về tài sản: Tổng tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.338.900.000 đồng, tương ứng với 11,53%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do Công ty đầu tư vốn để mở rộng quy mô phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Để biết được tổng số tài sản biến động do những thành phần cơ cấu nào chúng ta xét cụ thể như sau: - Tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.264.100.000 đồng, tương ứng với 11,99%. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng so với năm 2011 là 934.700.000 đồng, tương ứng với 245,58%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tích trữ tiền để mở rộng quy mô kinh doanh, mua sắm thêm TSCĐ… trong thời gian tới. - Tài sản dài hạn năm 2012 tăng 74.800.000 đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 7,01%. Điều này là do trong năm 2012 doanh nghiệp đã tiến hành mua sắm một số tài sản cố định phục vụ cho quá trình kinh doanh. Điều này là tốt bởi trong nền kinh tế thị trường với cơ chế cạnh tranh cao như hiện nay việc doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị, đổi mới kỹ thuât sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.338.900.000 đồng tương ứng với 11,53%. Đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Nợ phải trả năm 2012 tăng 352.900.000 đồng so với năm 2011, tương ứng với 3,09%. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 3,09 %. - Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 986.000.000 đồng, tương ứng 467,29%. Nguyên nhân là do Công ty nhận được nguồn vốn bổ sung từ Tổng công ty. Bên cạnh đó lợi nhuận của Công ty tăng đều qua các năm, chứng tỏ việc sử dụng vốn của Công ty đã đem lại hiệu quả tốt, tình hình tài chính lành mạnh, việc huy động và sử dụng vốn hợp lý. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng tạo ra uy tín và niềm tin cho các nhà đầu tư, tăng khả năng tự chủ cho doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp từng bước đi lên, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai. 1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Bảng 1.2. Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 1 Tỷ suất Vốn chủ sở hữu tài trợ = (lần) Tổng nguồn vốn 211.000.000 = 0,018 11.608.200.000 1.197.000.000 = 0,092 12.947.100.000 0,074 2 Tỷ suất Tài sản dài hạn đầu tư = (lần) Tổng tài sản 1.067.400.000 = 0,092 11.608.200.000 1.142.200.000 = 0,088 12.947.100.000 (0,004) 3 Khả năng Tổng tài sản thanh toán = hiện hành (lần) Nợ phải trả 11.608.200.000 = 1,018 11.397.200.000 12.947.100.000 = 1,102 11.750.100.000 0.084 SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng 4 Khả năng Tiền và các khoản thanh toán tương đương tiền nhanh = (lần) Nợ ngắn hạn 380.600.000 = 0,033 11.397.200.000 1.315.300.000 = 0,112 11.750.100.000 0,079 5 Khả năng Tài sản ngắn hạn thanh toán = ngắn hạn (lần) Nợ ngắn hạn 10.540.800.000 = 0,925 11.397.200.000 11.804.900.000 = 1,005 11.750.100.000 0,08 ( Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính) Nhận xét: - Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của Công ty. Tỷ suất tài trợ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,074 lần tương ứng tăng 411,11%. Điều này cho thấy năm 2012 sự phụ thuộc vào bên ngoài thấp hơn dẫn đến khả năng tự chủ về tài chính của Công ty cao hơn trước. - Tỷ suất đầu tư: Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,004 lần tương ứng giảm 4,35%. Điều này chứng tỏ Công ty đã không chú trọng vào đầu tư dài hạn. Tuy nhiên là một công ty thương mại nên điều này là hợp lý. - Khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả. Chỉ tiêu này cho biết với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,084 lần tương ứng tăng 8,25%. Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty tốt vì cả đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1. - Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán nợ ngay đối với các khoản nợ ngắn hạn.Cụ thể hệ số này năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,079 lần tương ứng tăng 239,4%. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng so với năm 2011 là 245,58% trong khi nợ ngắn hạn tăng không đáng kể. - Khả năng thanh toán ngắn hạn: Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,08 lần tương ứng tăng 8,65%. Điều này chứng tỏ Công ty luôn có khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn. Hay tài sản ngắn hạn của Công ty đảm bảo thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2012. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An 1.4.1. Đặc điểm chung - Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Chế độ kế toán: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành. - Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Hình thức ghi sổ kế toán: Hiện nay, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán được áp dụng theo nguyên tắc cơ bản của hình thức Nhật ký - Chứng từ. Các chứng từ kế toán khi phát sinh sẽ được nhập vào máy, lưu tập trung trong một tệp chứng từ gốc. Cuối mỗi tháng kế toán sẽ in ra các sổ kế toán theo yêu cầu của quản lý. Do vậy, trong kế toán máy không có thao tác ghi sổ hàng ngày, mà chỉ có thao tác in sổ kế toán theo kỳ. Tất cả các chứng từ kế toán phát sinh trong tháng theo một tiêu thức nào đó sẽ được tập hợp lại rồi in vào sổ tương ứng trong ngày lập số. Việc lập báo cáo ké toán cũng như lập các sổ kế toán, các báo cáo kế toán cũng được in trực tiếp từ trong máy tính trên cơ sở số liệu của các chứng từ gốc và các số liệu liên quan ( số dư, hệ thống các danh mục…) trong máy. * Giới thiệu phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty Công ty sử dụng phần mềm kế toán " FAST " của Công ty CP Phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST ( Hà Nội). * Trình tự ghi sổ kế toán trên máy được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính SVTH: Ngô Thị Ngọc Diệp Lớp: 50B1 - Kế toán 10 Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm kế toán Sổ kế toán: - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp - Sổ cái - B/cáo tài chính - B/cáo quản trị Máy vi tính [...]... về kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An 2.1.1.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền và tiền vay Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay phải phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền, các khoản tiền vay của Công ty Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục quản lý về vốn bằng tiền. .. chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khai thác đầy đủ tiềm năng của đơn vị, phát huy đầy đủ tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh và trong hoạt động tài chính PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ TIỀN VAY TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN THỰC PHẨM NGHỆ AN 2.1 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An 2.1.1 Một số... Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền và tiền vay tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An chuyên kinh doanh về các mặt hàng thực phẩm công nghệ, mặt hàng tiêu dùng… Đây là những mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng Vì vậy việc thanh toán giữa khách hàng với Công ty được thực hiên thường xuyên bằng tiền mặt, tiền gửi Mặt khác công ty còn phải chuyển tiền cho... ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An và các xí nghiệp khác có bộ máy tổ chức riêng để thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh tại đơn vị mình Cuối tháng lập báo cáo tài chính gửi về văn phòng tổng công ty để kiểm tra tổng hợp lập báo cáo toàn công ty • Giới thiệu sơ lược các bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán Sơ đồ 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) ) Kế toán vốn Kế. .. quan Bao gồm Sổ cái TK 111, 112, 311, 341 • Quy trình ghi sổ phần hành kế toán vốn bằng tiền và tiền vay Sơ đồ 1.4 Quy trình ghi sổ kế toán vốn bằng tiền và tiền vay Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có Sổ chi tiết TK 111, 112, 311, 341 BCTC và báo cáo quản trị Phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay Sổ cái TK 111, 112, 311, 341 Bảng kê số 1, 2 NKCT số 1, 2, 4 • Tổ chức báo cáo kế toán: ... công ty để ra quyết định xử lý nếu có sai phạm * Kiểm tra tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thu nhập, việc sử dụng các quỹ của công ty Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện định kỳ 1 năm 1 lần, khi cần có thể kiểm tra đột xuất 1.5 Phương hướng phát triển trong công tác kế toán tại công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An 1.5.1 Thuận lợi Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An trong thời gian... thanh toán tiền hàng và các khoản khác Hoạt động này được thực hiện thông qua ngân hàng Công thương Nghệ An Ngoài ra công ty còn thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá ngoài, chi trả các dịch vụ mua ngoài + Kế toán vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng * Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của Công ty Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào... tổng hợp) ) Kế toán vốn Kế toán theo bằng tiền Ngô Thị Ngọc dõi kho SVTH: Diệp Kế toán thanh 1 1toán kiêm chi phí Kế toán tiêu thụ hàng hóa Lớp: 50B1 - Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hỗ trợ Trong mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty, mỗi bộ phận kế toán có chức năng, nhiệm vụ sau: - Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người... Giấy thanh toán tiền tạm ứng : Mẫu số 04-TT - Giấy đề nghị thanh toán : Mẫu số 05-TT - Biên lai thu tiền : Mẫu số 06-TT - Bảng kiểm kê quỹ : Mẫu số 08a-TT - Bảng kê chi tiền : Mẫu số 09-TT - Giấy đề nghị vay vốn • Quy trình luân chuyển chứng từ: * Quy trình luân chuyển phiếu thu tại Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Nghệ An được thực hiện như sau: B1: Người nộp tiền đề nghị nộp tiền B2: Kế toán tiền mặt... Chi thanh toán các ngiệp vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại -… * Tiền gửi ngân hàng là một bộ phận của vốn bằng tiền mà Công ty ký gửi tại ngân hàng Kế toán tiền gửi có trách nhiệm theo dõi và đối chiếu số dư với sổ phụ tại ngân hàng Công thương Nghệ An nhằm đảm bảo chính xác của số liệu Các khoản tiền gửi vào ngân hàng: - Nộp tiền mặt vào ngân hàng - Khách hàng thanh toán tiền nợ

Ngày đăng: 20/04/2015, 18:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan