Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10

21 285 0
Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Trong chiến lược con người, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, chính đạo đức đã góp phần quan trọng vào quá trình giáo dục nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác Hồ đã dạy: “ Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Đạo đức cũng phải là cái gốc của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo”. Một trong những tư tưởng đổi mới nền giáo dục hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…( Điều 23-Luật giáo dục). Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh chưa ngoan, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường. Thực vậy, trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan luôn là nội dung được các nhà quản lý – thầy cô giáo đặc biệt quan tâm, họ đang tìm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục có hiệu quả. Tuy nhiên thực tế vẫn còn là điều bức xúc của nhà trường, gia đình và xã hội. Các nhà giáo dục, các thầy cô giáo vẫn luôn đau đầu về tình trạng học sinh chưa ngoan được biểu hiện ở các hành vi lệch lạc so với chuẩn mực nhà trường, năng lực học tập yếu kém với những cái tên khá phổ biến thông thường như: học sinh cá biệt, khó dạy, hư hỏng, chậm tiến, lười học…thực trạng này luôn tồn tại ở các nhà trường phổ thông trong đó có ở học sinh khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh tỉnh Long An . Ngoài ra, do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường: game online, các trang web -Trang 1 - 2 kích dục, bạo lực ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan, vì vậy nếu không định hướng tốt sẽ xói mòn những giá trị đạo đức được xây dựng từ trước, nảy sinh một số mâu thuẩn thậm chí trái ngược với bài giảng về đạo đức của giáo viên đến học sinh. Bên cạnh đó, đa số học sinh ở trường là con em nông dân nên trình độ nhận thức về mọi mặt còn thấp. Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn, vì vậy các em chán nản dẫn đến việc bê trễ trong học tập cũng như rèn luyện, thậm chí tâm lý không ổn định. Ngoài những yếu tố trên thì ở trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông tuyển sinh đầu vào là học sinh lớp 9 từ 6 xã khác nhau nhập học cấp III, nên khác nhau về nề nếp sống, nề nếp sinh hoạt dẫn đến khó hòa đồng với nhau. Gây khó khăn cho việc quản lý nề nếp trật tự kỷ luật, giáo dục đạo đức học sinh nhằm đảm bảo hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Qua thực tế, trong thời gian công tác của mình về việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan, tôi nhận thấy một số yếu tố tác động ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức học sinh : Phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường còn nhiều hạn chế, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh chưa thật sự cụ thể. Chưa kết hợp chặt chẽ với nhà trường – gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan. Với khả năng hiện có của mình cùng những lí do trên, và là một giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn thanh niên quản lý nề nếp, trật tự kỷ luật học sinh của trường, nên bản thân nhận thức rõ nhiệm vụ được giao trong mục tiêu giáo dục học sinh chưa ngoan của trường hiện nay. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi mạnh dạn chọn và viết đề tài: “Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông”. Tuy đây là đề tài khá sâu rộng đã được nhiều người nghiên cứu, áp dụng cho nhiều đối tượng ở các trường phổ thông như: Xây dựng lại niềm tin cho học sinh cá biệt, ngăn chặn và giáo dục lại trẻ chưa ngoan… nhưng các nghiên cứu này áp dụng -Trang 2 - 3 thực hiện đối với học sinh khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông thì gặp nhiều khó khăn, chưa thật sự phù hợp, chưa mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, trong năm học 2012 -2013 bản thân tôi đã nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông và áp dụng trong năm học 2013 -2014. Mặc dù vận dụng các hình thức này chưa nhiều, nhưng tôi cũng đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm, những kinh nghiệm này giúp tôi thành công trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường với mong muốn góp phần nhỏ phương pháp của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường. -Trang 3 - 4 PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh là phát triển cái tốt, cái thiện để khắc phục, đẩy lùi cái xấu, cái ác trong bản thân mỗi con người. Niềm tin vào khả năng hướng thiện và hoàn lương đối với con người chỉ có trên cơ sở thấu hiểu tính nhân bản của con người để tin cậy và ra sức giúp đỡ, giáo dục con người trở nên tốt đẹp với tất cả tấm lòng nhân ái và bao dung. Kế thừa và phát triển tư tưởng giáo dục lại con người của Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục lại trẻ em hư, người chưa thành niên phạm pháp. Từ đó các Bộ, Ngành chức năng luôn chú trọng vần đề này. Một số công trình và dự án nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và các giải pháp ngăn chặn, giáo dục lại trẻ em hư, người chưa thành niên phạm pháp đã được thực hiện. Một số công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này đực thể hiện trong các tác phẩm, bài báo khoa học… hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường phổ thông. Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đó những tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh niên, học sinh. Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến một bộ phận thanh thiếu niên học sinh chưa ngoan, cá biệt, khó giáo dục, vi phạm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật do xã hội quy định như: Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật, kết quả học tập yếu kém, trốn học, bỏ học, thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn, không vâng lời cha mẹ. Tác phong sinh hoạt bê tha, la cà hàng quán, chống đối, ngỗ ngáo, tham gia vào các băng nhóm Vấn đề gây nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh, cho xã hội và cho nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập học đường và có xu hướng gia tăng. Sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang web “ đen”… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cách nghĩ trong lứa tuổi học sinh… mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về -Trang 4 - 5 những vấn đề này. Đặc biệt các vụ việc đánh nhau của các thanh thiếu niên bỏ học phía trước cổng trường và vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm. Những vụ đánh nhau đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ học sinh. Vấn nạn bạo lực học đường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường xã hội, do các bậc cha mẹ thiếu sự quan tâm nhưng quan trọng nhất có lẽ do việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thanh niên hiện nay chưa đi đúng hướng, chưa phát huy hết tác dụng của nó. Chúng ta biết rằng tuổi các em học sinh khối 10 ở độ tuổi 15 đến 16 là độ tuổi đang phát triển, tuổi giả từ ấu thơ bắt đầu nhìn đời với sự tò mò, hiếu kỳ năng động, tuổi có nhiều hứa hẹn không còn thơ dại, dễ bị cám dỗ, sa ngã, thiếu lòng nhẫn nại và ý thức tự trọng. Do đó các em cần được giáo dục chu đáo về kiến thức đạo đức căn bản, tối thiểu cần thiết để ngăn chặn các nhận thức về hành vi sai lệch trái với chuẩn mực đạo đức nội quy nhà trường. Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở trường, bản thân tôi nhận được rất nhiều thuận lợi: - Trường tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền địa phương đặc biệt của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh - Ban giám hiệu luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu về công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường đã xây dựng và duy trì được nề nếp của tất cả các mặt từ nhiều năm qua. - Luôn được Hội Cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh quan tâm theo dõi phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức con em mình. - Học sinh chủ yếu là con gia đình nông dân nên có bản chất hiền lành, chất phác và có ý thức tự rèn luyện phấn đấu trở thành học sinh ngoan, giỏi. - Đội ngũ cán bộ đoàn là lực lượng chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức học sinh là những người có lòng nhiệt tình cao, trẻ năng động. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan bản thân tôi thường gặp không ít những khó khăn. *Về phía học sinh: - Một số học sinh là con em nông dân nên trình độ nhận thức về mọi mặt còn -Trang 5 - 6 thấp. Đa số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: gia đình kinh tế khó khăn, đông anh em, cha mẹ thường đi làm ăn xa nhà không quan tâm đến việc học tập và giáo dục các em… Các em thường không nhận thức được khó khăn trên để làm động cơ phấn đấu trong học tập, rèn luyện mà trái lại các em xem đó là nguyên nhân làm các em chán nản dẫn đến việc bê trễ trong học tập cũng như rèn luyện, thậm chí tâm lý không ổn định. Hoặc một số học sinh có kinh tế gia đình khá giả thì tận dụng tiền bạc của cha mẹ làm ra để ăn chơi, đua đòi với các bạn… - Ngoài giờ học chính khóa ở trường, các em thường nói dối gia đình đi học ngoại khóa để có thời gian tụ tập ở các tiệm game, bàn bida, banh bàn, hoặc đi uống bia rượu, karaoke…Từ đó, em thường lười biếng học tập, không chuyên cần, nghỉ học tùy tiện. Hoặc có những hành vi chống đối vô lễ với giáo viên, có thái độ xem thường bạn bè, thầy cô - Cán bộ lớp thường ngại va chạm, thường hay bao che cho bạn, chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên trong việc động viên giúp đỡ những học sinh chưa ngoan tiến bộ nên kết quả thực hiện việc giáo dục đạo đức cho đối tượng này trong nhà trường vẫn chưa đạt được kết quả cao * Về phía giáo viên: -Hệ thống giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thay đổi theo từng năm nên rất khó nắm vững tâm lý và tính cách của các em. -Một số giáo viên vừa mới ra trường tuổi đời còn rất trẻ hoặc công tác được vài ba năm nên kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh còn gặp rất nhiều hạn chế, xem nhẹ, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh…chưa thực sự tận tâm với công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đa số giáo viên ở trường thường xem công tác giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ của bộ phận quản sinh, bộ phận Đoàn Thanh niên, của Ban giám hiệu mà quên mất vai trò của bản thân. *Về phía gia đình - xã hội: Ảnh hưởng từ internet, sách báo không lành mạnh, những hành vi bạo lực và ảnh hưởng từ những thực tế xảy ra trong xã hội: những tệ nạn xã hội, cũng tác động đến tâm lý lứa tuổi của các em. -Trang 6 - 7 Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm sâu sát đến việc giáo dục đạo đức và quản lý giờ giấc học hành, sinh hoạt của học sinh, giao phó việc dạy dỗ con em cho nhà trường, chưa nhiệt tình hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con em. Một số phụ huynh do buông lỏng quản lý con em, để các em quá tự do trong việc giao du với những bạn bè ngoài xã hội, dần dần đã bị nhiễm những thói xấu của những đối tượng này, đến khi phát hiện ra thì bất lực trong việc giáo dục quản lý con em, chỉ trông nhờ vào sự gíao dục của nhà trường. Để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế nêu trên và đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngan tôi đã tiến hành khảo sát về các biểu hiện làm cho học sinh chưa ngoan trong năm học 2012 - 2013, kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát học sinh biểu hiện của học sinh chưa ngoan năm học 2012 - 2013 Khối Lớp Số lượng học sinh chưa ngoan đầu Biểu hiện học sinh chưa ngoan Số lượng học sinh chưa ngoan cuối Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật Thường xuyên trốn học, bỏ học Thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn Sống đôi trá, nói tục, chây lười lao động Tác phong sinh hoạt bê tha 10 Số lượng 30 30 30 30 30 30 30 Tỉ lệ 100% 100% 100% 100% 100% 100% Qua bảng khảo sát thực tế trên, những con số đã làm cho tôi rất bâng khuâng, lo ngại về phẩm chất đạo đức của học sinh nói riêng và cũng như công tác giáo dục đạo đức, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Từ kết quả thu thập trên cho thấy rằng, sau một năm học được giáo dục, rèn luyện bằng các nhiều biện pháp khác nhau của nhà trường nhưng số học sinh chưa ngoan vẫn không có chiều hướng suy giảm. Chúng ta thấy rằng có 100% học sinh chưa ngoan trong năm học điều biểu hiện: Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật, thường xuyên trốn -Trang 7 - 8 học, bỏ học, thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn, Sống đôi trá, nói tục, chây lười lao động, tác phong sinh hoạt bê tha… Như vậy, để hạn chế bớt những khó khăn trên, tôi luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan bằng lòng nhiệt huyết mong muốn sau cho chất lượng đạo đức của học sinh đi lên kể cả trong và ngoài nhà trường. Để thực hiện được vấn đề này, tôi luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo những phương pháp phù hợp giúp cho các em vừa học giỏi vừa chăm ngoan. -Trang 8 - 9 PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP Giáo dục học sinh chưa ngoan, chậm tiến là quá trình giáo dục lại nhằm làm thay đổi, làm từ bỏ những cái cũ kỹ, sai lầm trong nhân cách của học sinh so với những yêu cầu phát triển mới, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Như vậy, việc giáo dục lại bao gồm cả việc giáo dục học sinh lưu ban, học sinh vô kỷ luật, gắn liền nhiều hơn với những học sinh có biểu hiện của tính chất khó dạy, những trẻ có nhiều thiếu sót, sai lầm đã trở thành nét nhân cách, cần sửa chữa, gọi chung là trẻ khó dạy. Qua nhiều năm giảng dạy và phụ trách công tác quản lý nề nếp trật tự kỷ luật học sinh, nắm bắt hoàn cảnh cụ thể của học sinh và rút kinh nghiệm qua các trường hợp xử lý học sinh vi phạm nội quy, nề nếp trật tự kỷ luật của bản thân và của các đồng nghiệp, tôi rút ra được một số kinh nghiệm, giải pháp để áp dụng vào công tác của mình. 1. Đổi trong nhà trường Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan, tại sao chúng ta cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên? Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh chưa ngoan lớp 10: là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, dễ dạng bị xã ngã, cám dỗ trước những hoạt động không lành mạnh từ phía ngoài xã hội. Do đó muốn giáo dục tốt học sinh chưa ngoan hướng các em vào các hoạt động bên trong nhà trường, có tiến bộ trong họa tập và rèn luyện dần trở thành một học sinh ngoan. Trước hết, là một cán bộ Đoàn, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu từng đối tượng học sinh chưa ngoan; nguyên nhân nào làm cho các các em này trở thành học sinh chưa ngoan. Khi đã xác định được đối tượng nguyên nhân, tôi cùng với Ban chấp hành Đoàn tiến hành các hoạt động nhằm giúp đỡ các em. VD: Đối với nhóm học sinh chưa ngoan do thiếu ý thức tổ chức kỉ luật : thường trốn học, đi trễ, nghỉ học không xin phép, tự ý ra khỏi lớp khi giáo viên đang giảng bài…tôi cho các em viết bảng tường trình để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm của các em, sau đó tôi gọi từng học sinh làm việc riêng phân tích cho các em thấy được hạn chế của bản thân và cho các em viết cam kết. cùng với đội cờ đỏ của trường cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên trong nhà trường. Đoàn -Trang 9 - 10 thanh niên phải là một đơn vị thường xuyên tổ chức thực hiện có sáng tạo các phong trào hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh. Từ đó làm cho các em ham thích vào các hoạt động bên trong nhà trường, thích làm việc tập thể, theo nhóm trong lớp … các em dần dần xa lánh được các hoạt động không lành mạnh phía ngoài: game, bida, Internet, hạn chế giao tiếp các nhóm bạn xấu. VD: Theo chủ điểm hàng tháng, Đoàn thanh niên chủ động vạch kế hoạch phong trào thật chi tiết, cụ thể cho học sinh tham gia. Trong đó, cần sự đa dạng, luân phiên tổ chức các hoạt động tránh sự nhàm chán. Tháng 9 tổ chức thi kiến thức An toàn giao thông bằng nhiều hình thức: hái hoa dân chủ, diễn tiểu phẩm sao cho phù hợp với các khối lớp. Tháng 11 tổ chức thi hội diễn văn nghệ, hoa điểm mười, Tập san chủ đề “Nhớ ơn thầy cô”. Tháng 3 tổ chức các hoạt động thể dục thể thao: bóng đá, bóng chuyền chào mừng ngày thành lập Đoàn… Ngoài việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho các em, cần phải xây dựng cho Đoàn thanh niên thật sự trở thành nơi mà học sinh tin tưởng có thể trình bày các ý kiến, bày tỏ tâm sự của bản thân hay các khó khăn vướn mắc xảy ra trong giao tiếp hằng ngày ở trường và bên ngoài. Từ đó các em được định hướng tốt trong ứng xử giao tiếp, tránh các xung đột đáng tiếc xảy ra… VD: Trong năm học 2011 – 2012 em Lương Trung Toán là học sinh chưa ngoan khối 10, sau nhiều lần xung đột với bạn em không kiềm chế được bản thân nên đánh bạn bị xử lí kỉ luật ở lại lớp. Trong năm học 2012 -2013 em xin nhập học lại và vẫn còn biểu hiện của một học sinh chưa ngoan, nhưng sau nhiều lần được trao đổi với Đoàn thanh niên em đã không còn đánh nhau, ứng xử tốt hơn với bạn bè và thầy cô, hiện nay là học sinh lớp 11A1 năm học 2013 -2014. 2. Kịp thời xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh.chưa ngoan. Với một học sinh lười, một học sinh chưa ngoan, chúng ta không nên ảo tưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt. Có khi, các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tục hơn, nghiêm trọng hơn - như một cách thách thức, một cách khẳng định mình với bạn, với thầy cô, với mọi người. -Trang 10 - [...]... trên cho thấy các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lí, giáo dục học sinh chưa ngoan ở học sinh lớp 10 có nhiều thay đổi Thể hiện ở năm học 2012– 2013 khi tôi chưa có những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan thì số lượng học sinh có nhận thức chưa sâu sắc, đúng đắn học sinh chiếm tỉ lệ 60/60 học sinh chiếm tỉ lệ 100 % Số lượng học sinh tham gia vào... trình giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan -Trang 16 - 17 PHẦN III: KẾT QUẢ Nhờ áp dụng tốt một số giải pháp nâng cao công tác quản lý, giáo dục học sinh chưa ngoan cho nên năm học 2013 – 2014 kết quả có nhiều chuyển biến hơn năm học 2012 – 2013, cụ thể như sau: Bảng khảo sát học sinh vào năm học 2012– 2013 Tác động ảnh hưởng làm cho học sinh chưa ngoan Khối Lớp 10 Số lượng Tổng số hs chưa ngoan. .. xây dựng cho mình một kế hoạch hợp lí trong việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan VD: Sau khi bắt đầu năm học mới, bản thân tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan như sau: Bước 1: Căn cứ vào danh sách học sinh các xã nhập học lớp 10 ở trường, từ đó tôi tìm đến giáo viên tổng phụ trách các trường THCS để lấy danh sách học sinh chưa ngoan và tập hợp thành một danh sách chung... lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào -Trang 20 - 21 Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 10 ở Trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông... năm học 2012 – 2013 so với năm học 2013 – 2014 cho thấy số học sinh chưa ngoan nhận thức chưa sâu sắc, đúng đắn 60/60 học sinh chiếm 100 % giảm xuống còn 15/60 học sinh chiếm 25%, giảm hơn so với năm học 2012 – 2013 75%; Số lượng học sinh tham gia vào các hoạt động không lành mạnh bên ngoài nhà trường 60/60 học sinh chiếm tỉ lệ 100 % giảm xuống còn 10/ 60 học sinh giảm hơn so với năm học 2012... phần nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm đối với thế hệ trẻ Những vấn đề cơ bản để nâng cao công tác quản lý, giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông được thể hiện qua các nội dung cơ bản sau: Để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa ngoan trước hết chúng ta cần nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên trong nhà trường, tăng cường công tác giáo. .. Như chúng ta đã biết giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là công việc khó khăn phức tạp cần trãi qua nhiều giai đoạn, chúng ta không thể nóng vội mà bỏ qua bất cứ một giai đoạn nào, giáo dục học sinh chưa ngoan là một quá trình lâu dài, vì thế đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể phù hợp với nhóm đối đượng học sinh chưa ngoan Từ đó chúng ta sẽ thành công trong việc giúp các... để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào VD: An là học sinh giỏi lớp 9, cha mẹ đi làm ăn xa sống với ông bà Nội Nhưng khi lên lớp 10, em thường xuyên trốn học chơi game, tụ tập nhóm bạn bỏ học uống rượu các hàng quá phía trướng cổng trường, xung đột với các bạn trong lớp và trở thành một học sinh chưa ngoan. .. VD: trong lớp học có một học sinh A chưa ngoan thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, vô lễ giáo viên Nếu là GVCN chúng ta phải thường xuyên lên lớp tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm của học sinh, kịp thời cùng học sinh tháo gỡ các vướn mắc và đưa ra hướng giải quyết thì dần sau này học sinh A sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn Đối với học sinh chưa ngoan thì vào các tiết học các em thường... nhà trường 60/60 học sinh chiếm tỉ lệ 100 %, Nhưng sang năm học 2013 – 2014, khi tôi đưa ra và sử dụng các giải pháp phù hợp thì kết quả thu được rõ rệt như sau: -Trang 17 - 18 Số lượng học sinh chưa ngoan nhận thức chưa sâu sắc, đúng đắn giảm xuống còn 15/60 học sinh chiếm 25%, Số lượng học sinh tham gia vào các hoạt động không lành mạnh bên ngoài nhà trường 10/ 60 học sinh chiếm tỉ lệ 16.7%, . tiêu giáo dục học sinh chưa ngoan của trường hiện nay. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi mạnh dạn chọn và viết đề tài: Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục học sinh chưa ngoan ở khối. gian công tác của mình về việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan, tôi nhận thấy một số yếu tố tác động ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức học sinh : Phương pháp giáo dục học sinh. hiện nay là học sinh lớp 11A1 năm học 2013 -2014. 2. Kịp thời xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh. chưa ngoan. Với một học sinh lười, một học sinh chưa ngoan, chúng ta không nên ảo tưởng là các

Ngày đăng: 20/04/2015, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan