Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm - Dành cho chương trình Cao học

185 2.5K 12
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm - Dành cho chương trình Cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG & NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Biên soạn TS. NGUYỄN THỊ XUÂN THU Nha Trang - 2005 1 Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA) I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 1. Đặc điểm chung - Cơ thể đối xứng 2 bên, không phân đốt (trừ lớp Gastropoda, để thích nghi môi trường sống trong quá trình phát sinh đã trải qua giai đoạn xoay quanh và xoắên vặn làm cho cơ thể không đối xứng) - Cơ thể chia làm 3 bộ phận: đầu, chân và nội tạng. Phần lưng được bao bọc bởi một màng da rộng gọi là màng áo. Từ màng áo tiết ra vỏ can xi. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của động vật thân mềm. - Nội tạng thường tập trung thành khối. - Cơ thể được bao phủ bởi lớp biểu bì cutin của da, trong xoang màng áo chứa mang lược, cơ quan cảm nhận hoá học, lỗ thận đơn, lỗ sinh sản và hậu môn. - Tim nằm trong xoang bao tim có cấu tạo phức tạp gồm tâm thất và tâm nhó. - Trong xoang miệng có phiến hàm và lưỡi sừng (trừ động vật 2 vỏ đầu thoái hoá nên không có) - Phát triển phôi theo dạng nguyên sinh (protostomous), ấu trùng trải qua hai giai đoạn : Trochophora và Veliger. 2. Đặc điểm hình thái phân loại Hầu hết vỏ của các sinh vật biển (Seashells) được tiết ra bởi nhóm động vật có cấu tạo thân mềm được gọi là động vật thân mềm, còn có tên khác là nhuyễn thể (Molluscs). Nhóm này bao gồm các họ ốc, bào ngư, sò, vẹm, hầu, ngao, mực, …. Trong số các họ này, một số họ có vỏ ngoài hoặc vỏ trong nhưng một số khác thì không có vỏ chẳng hạn như loài sên đất, sên biển và mực tuộc. Bộ phận lưỡi sừng (radula) trên đó có các hàng răng làm nhòêm vụ lấy thức ăn, được tìm thấy ở hầu hết các loài động 2 vật thân mềm (các loài hai mảnh vỏ và một số loài ốc cơ quan này đã tiêu giảm). Để phân biệt giữa nhóm động vật thân mềm và các nhóm khác trong thế giới động vật không thể dựa vào một vài đặc điểm đặc trưng mà phải dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu. 1.1. Vỏ (shell) Đặc tính có vỏ là một trong các chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa động vật thân mềm và các nhóm khác. Vỏ của chúng có thể được phân ra thành 6 nhóm gồm: - Vỏ có một mảnh (Monoplacophoran): vỏ nhỏ, có hình thon và kéo dài, phân bố trong các vùng nước sâu, cóù 6 đôi mang; - Vỏ có nhiều mảnh (Polyplacophoran): vỏ có tám đóa vỏ sắp xếp một hàng theo chiều dọc cơ thể. - Vỏ hình ống (Scaphotopa): vỏ dạng ống hình trụ kéo dài, hở hai đầu. - Vỏ xoắn vặn (Gastropoda): vỏ cấu tạo bất đối xứng, vặn xoắn nằm trên phần lưng của cơ thể động vật. - Vỏ có hai mảnh (Bivalvia): nhóm động vật có phần đầu tiêu giảm, vỏ gồm có mảnh vỏ trái và mảnh vỏ phải, hai mảnh vỏ được liên kết với nhau bằng răng mặt khớp ở phần lưng vỏ. - Vỏ nhiều ngăn (Cephalopoda): đại diện là các loài ốc anh vu,õ cơ thể có cấu tạo một vỏ; vỏ này được phân ra thành nhiều ngăn, các ngăn được thông nhau nhờ các ống liên kết. Một đại diện khác của lớp này là họ mực có cấu tạo vỏ trong (vỏ nằm trong cơ thể). - Nhóm thứ 7 bao gồm các loài động vật thân mềm hình giun, không có vỏ nhưng có các gai cấu tạo bằng chất can xi gắn trên da. Vỏ của các loài sinh vật biển thì được cấu tạo bằng các nguyên liệu khác nhau như Calcium carbonnat hoặc Glycoprotein. Các dạng tinh thể của can xi hoặc calci carbonate liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các sợi liên kết protein tạo cho vỏ tính bền 3 và cứng khó vỡ. Động vật thân mềm có vỏ thường tiết ra vỏ trong suốt đời sống của chúng. Kích thước vỏ thay đổi tương xứng với kích thước của cơ thể. Nhiều nhóm tạo vỏ theo nguyên tắc đối xứng xoắn hình vỏ ốc. Hình thái học và cấu trúc của vỏ rất quan trọng trong việc phân loại, đònh tên loài. Chúng cũng thể hiện khả năng thích nghi để tồn tại trong môi trường phân bố của loài. 1.2. Xoang màng áo (mantle/cavity) Xoang màng áo là phần không gian giữa màng áo và thành cơ thể, là đặc điểm riêng biệt để phân biệt động vật thân mềm với các ngành khác. Xoang màng áo bao gồm các cơ quan hô hấp và cơ quan cảm giác như phiến mang, hạch thần kinh bụng. Nhờ đó xoang màng áo đảm nhận các chức năng như trao đổi chất, tạo không gian thuận tiện cho quá trình co rút của chân. Xoang màng áo cũng là nơi xảy ra quá trình lọc, phân loại thức ăn đối với các loài ăn lọc. Ở tâát cả các loài chân bụng, trong quá trình phát triển, xoang màng áo quay, xoắn vặn, chuyển vò trí từ phần sau sang phần trước (được gọi là quá trình xoắn vặn). Qúa trình này tạo nên đặc tính xoắn vặn của hệ thống thần kinh và hệ tiêu hóa. Ở một số loài chân bụng quá trình tháo xoắn xảy ra làm cho xoang màng áo trở về trạng thái đối xứng hai bên ban đầu và nằm ở phần sau của cơ thể. 1.3. Lưỡi sừng (radula) Lưỡi sừng là đặc điểm chung của nhiều loài nhưng tiêu giảm ở các loài hai mảnh vỏ. Ở động vật thân mềm, lưỡi sừng được cấu tạo từ các chất sừng và là một bộ phận của xoang miệng. Xoang miệng là cơ quan nằm ở ngay sau miệng, có cấu tạo phức tạp gồm cơ, dây thần kinh. Lưỡi sừng bao gồm nhiều hàng răng kitin nhỏ làm nhiệm vụ cắt, gặm thức ăn. Đỉnh của các răng thường được làm chắc bởi ô-xit sắt. Đây là đặc điểm đặc trưng của nhóm ốc. Đối với bào ngư, lưỡi sừng dùng để cắt thức ăn và để gom (quét) thức ăn. Ở một số nhóm đặc biệt như ốc cối, răng có cấu tạo dạng kim, gai để tiết nọc độc vào cơ thể con mồi. Số lượng răng của mỗi hàng, đặc điểm cấu tạo 4 răng là đặc điểm quan trọng được sử dụng trong phân loại. Ở một số loài ốc có lưỡi sừng rất dài và hẹp, một số khác lại có lưỡi sừng nhiều răng. Đối với các loài chân bụng có vỏ, có 7 răng trong mỗi hàng. Ở một số loài khác số lượng răng trên mỗi hàng giảm đi còn 3 răng hoặc 1 đôi như ở ốc cối. 1.4. Nắp vỏ (operculum) Nắp vỏ là đặc điểm có thể quan sát được của lớp chân bụng. Nắp vỏ có hình dạng và kích thước khác nhau nằm ở mặt lưng, phần cuối của chân. Khi động vật co chân vào, nắp miệng vỏ sẽ đậy kín lỗ miệng và cách ly phần cơ mềm của cơ thể với môi trường bên ngoài. Đối với các loài như ốc mặt trăng, nắp miệng vỏ được cấu tạo từ chất can-xi nên rất cứng và chắc. Ở một số khác nắp miệng vỏ rất mềm và linh động cho phép cơ thể có thể rút chân vào bên trong nhiều hơn. Nắp miệng vỏ bò tiêu biến ở một số loài chân bụng nước ngọt và sên biển. 1.5. Răng mặt khớp (hinge teeth) Ở lớp hai mảnh vỏ, răng mặt khớp nằm dọc phần lưng của cả vỏ trái và vỏ phải, ăn khớp với nhau. Cùng với bản lề, một chất có bản chất là protein nằm bên cạnh răng mặt khớp có nhiệm vụ giúp không để vỏ trượt lên nhau trong quá trình động vật ngậm miệng lại. Sự sắp đặt theo vò trí và hình dạng của răng mặt khớp khác nhau theo nhóm và là cơ sở quan trọng cho việc phân loại. Ở sò huyết mặt khớp có các răng kích thước đều nhau, nhỏ sắp xếp theo một hàng đơn dọc theo mặt lưng của vỏ. Ởû các lòai sò thuộc nhóm Cardium, răng có kích thước và cấu tạo khác nhau cho mục đích khác nhau như răng dạng rất nhỏ và tiêu giảm như ở vẹm, mỗi răng có răng cưa hoặc hai răng kích thước bằng nhau trên mặt khớp như ở hầu gai (Spondylus). Một số cá thể hai mảnh vỏ trưởng thành không có răng mặt khớp (ở hầu). Những loài này sẽ có các u lồi dọc theo vỏ để thực hiện các chức năng của răng mặt khớp. 5 2. Hệ thống phân loại Hệ thống phân loại của cơ thể sống bao gồm 6 giới: sinh vật chưa có nhân, nguyên sinh động vật, tảo, thực vật, động vật và nấm. Gíới động vật được chia làm 35 ngành ví dụ như bọt biển, san hô, giun dẹt, giun tròn, thân mềm, giáp xác, da gai …. Ngành động vật thân mềm bao gồm 7 lớp: Gastropoda, Bivalvia, Scaphopoda, Polyplacophora, Monoplacophora, Cephalopoda và Aplacophora. Còn một lớp nữa đã bò tuyệt chủng là nhóm động vật có hình dạng giống như lớp hai mảnh vỏ. Trong tài liệu này chỉ đi sâu nghiên cứu hai lớp phổ biến đó là lớp chân bụng và lớp hai mảnh vỏ, là lớp có tính đa dạng cao và nhiều loài có giá trò kinh tế. Lớp chân bụng được chia làm 6 nhóm bao gồm: Patellogastropoda, Cocculiniformia, Neritopsina, Vetigastropoda, Heterobranchia và Caenogastropoda. Patellogastropoda được gọi là các dạng ốc limpet, loài thuộc nhóm này có lưỡi sừng. Cocculiniformia là loại ốc nhỏ, vỏ mềm dễ vỡ, phân bố ở biển sâu. Neritopsina, Vetigastropoda và Caenogastropoda tạo nên sự phức tạp của lớp chân bụng. Heterobranchia bao gồm các nhóm trên họ là Valvatoidea, Architectonicoidea, Rissoelloidea, Omalogyroidea, Pyramidelloydea cũng như một số bộ Opisthobranchia và Pulmonata. Trong khi các loài thuộc Architectonicoidea, Opisthobranchia và Pulmonata đã được nghiên cứu và hiểu biết nhiều, các hiểu biết về Heterobranchia còn rất hạn chế. Lớp hai mảnh vỏ được chia làm 5 lớp phụ gồm: Protobranchia, Pteriomorpha, Palaeoheterodonta, Heterodonta, Anomalodesmata. Tất cả các lớp phụ này đều có đại diện sinh sống trong môi trường biển. Protobranchia là nhóm cổ xưa nhất thuộc nhóm ăn các mùn bã hữu cơ, có mang hình lá. Các loài vẹm, hầu, điệp có đặc điểm là chân tiêu giảm và không có ống siphon. 6 3. Vòng đời và tập tính sống Các loài ốc thường bò lê chậm chạp, ít hoạt động. Cho dù là nhóm động vật đa bào phức tạp, ban đầu chúng chỉ là tế bào trứng đơn bào, được phân cắt sau đó phát triển thành cơ thể hoàn hảo có khả năng sử dụng thức ăn và tái sinh sản. 3.1. Sinh sản Một trong những chức năng quan trọng nhất của động vật là sinh sản, đảm bảo sự tồn tại và chuyển tiếp nguồn gen qua các thế hệ. Các loài động vật thân mềm biển thích nghi theo nhiều chiều hướng khác nhau trong quá trình sinh sản và phát tán của loài. Hầu hết các lòai có giới tính phân biệt, một số lòai lưỡng tính, một số khác lại có khả năng chuyển đổi tính. Thụ tinh ngoài xảy ra ở nhiều lớp, phổ biến nhất là Bivalvia, Chiton, Caudofoveata, Solengastres và một số ít Gastropoda. Cephalophoda và hầu hết các lòai Mollusca nước ngọt thụ tinh trong. Trứng của Cephalopoda phát triển trong túi trứng, được bảo vệ và cung cấp ôxy bằng cách tạo dòng chảy qua túi trứng cho đến khi trứng nở, con non mới nở có hình dạng giống hòan tòan con trưởng thành. Ở nhiều loài Bivalvia trứng chưa thụ tinh và tinh trùng được phóng thích trực tiếp vào môi trường biển và quá trình thụ tinh xảy ra trong nước. Trứng thụ tinh phân cắt qua các giai đọan phôi sau đó phát triển thành ấu trùng bánh xe Trochophora có khả năng bơi lội trong môi trường nước. Khoảng 1 đến 2 ngày chúng chuyển sang dạng ấu trùng Veliger. u trùng Veliger khác với giai đoạn Trochophora ở chỗ chúng có vỏ cho phép ấu trùng Veliger có khả năng ẩn mình trong vỏ . u trùng Veliger có màng bơi giúp chúng có khả năng bơi lội và lấy thức ăn từ bên ngoài. Các loại ốc vùng triều thường thụ tinh trong. Con đực dùng cơ quan giao cấu chuyển tinh trùng vào con cái. Hình thức này được xem là tiến hoá hơn vì có khả năng tiết kiệm tinh và trứng. Hơn nữa trứng thụ tinh được bảo vệ trong các bọc trứng, vừa đảm bảo được quá trình trao đổi chất vừa hạn chế sự xâm nhập của đòch hại. Các bọc trứng này có thể được đẻ vào môi trường nước biển, phát triển thành ấu trùng hoặc có thể được giữ 7 trong cá thể cái và ấp cho đến khi ấu trùng Veliger nở ra. Trong một số trường hợp bọc trứng gắn vào các loại giá thể, không liên quan đến cơ thể bố mẹ. u trùngVeliger sống trôi nổi trong nước trong nhiều ngày, ăn lọc các loại thực vật nổi cho đến khi chuyển sang giai đoạn sống đáy. Ở giai đoạn này chúng có hình dạng giống như con trưởng thành: có vỏ, chân phát triển và hệ thống tiêu hoá gồm lưỡi sừng và các đặc điểm khác mà sau khi nở chúng chưa có. Trong quá trình tìm kiếm môi trường phù hợp để đònh cư chúng không còn màng bơi do quá trình thoái hoá hoặc tự cắt đứt và chuyển sang tập tính sống bò trên nền đáy. 3.2. Sinh trưởng Phôi của các loài động vật thân mềm có đường kính nhỏ hơn 1 mm và ấu trùng thường có đường kính không lớn hơn 2-3 mm. Trong giai đoạn này ấu trùng đã có vỏ và rất dễ được nhận biết dưới kính hiển vi. Sinh trưởng của vỏ là quá trình gia tăng kích thước vỏ cùng với sự xuất hiện của các vòng sinh trưởng ở mép ngoài đồng thời với quá trình dày lên của vỏ. Vỏ được tiết ra do mép ngoài màng áo. Mép ngoài của màng áo là một bộ phận của cơ thể và có liên hệ trực tiếp với vỏ. Bề mặt ngoài của vỏ chòu trách nhiệm tiết và tổng hợp canxi carbonat. Qúa trình phân tích đường sinh trưởng đã cho thấy ngao trai tượng (Tridacna gigas) có thể đạt kích thước 1-2 m và đạt tuổi thọ hàng trăm năm hoặc nhiều hơn. 3.3. Dinh dưỡng Lớp chân bụng và hai mảnh vỏ có chiều hướng thích nghi đa dạng trong quá trình dinh dưỡng để tồn tại. Nhiều loài chân bụng gặm, cắt xén các loại thức ăn như rong, tảo và mùn bã hữu cơ lắng đọng nhưng một số loài khác lại thích nghi với tập tính ăn thòt, sử dụng các loại mồi như bọt biển, san hô, sun, vẹm, ngao, giun nhiều tơ và các động vật không xương sống khác. Chúng sử dụng nhiều loại kỹ thuật khác nhau để ăn mồi như đục lỗ làm thủng vỏ con mồi, hoà tan mồi bằng các dung dòch đặc trưng hoặc sử dụng các gai có nọc độc để làm tê liệt con mồi. Một số loài chân bụng 8 còn có đời sống ký sinh ngoại bào trên các loài da gai hoặc động vật thân mềm khác. n lọc và ăn các loại chất mùn bã hữu cơ lắng đọng là hai hình thức dinh dưỡng phổ biến ở lớp hai mảnh vỏ và ở một số loài chân bụng. Mối liên hệ cộng sinh với tảo được phát hiện ở các loài như trai tai tượng (Tridacna), sò (Corculum). Một số khác có mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn lưu huỳnh. Các mối quan hệ này tạo ra nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra còn một số hình thức dinh dưỡng đặc biệt khác như việc sử dụng các chất nhầy ở vài loài chân bụng hoặc sử dụng gỗ làm thức ăn của một số loài hai mảnh vỏ. Hầu hết các loài hai mảnh vỏ có khả năng hấp thụ các chất mùn bã hữu cơ có trong môi trường bên ngoài. 4. Quá trình tiến hoá Nguồn gốc tiến hoá của động vật thân mềm vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu. Gần đây các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật gen (phân tích trình tự gen) cho thấy động vật thân mềm có cùng tổ tiên với ngành giun. Bằng chứng về hoá thạch cũng minh chứng cho các kết quả nghiên cứu này. Tuy vậy, nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng động vật thân mềm sơ khai đã xuất hiện trong vùng hệ sinh thái biển cạn trong kỷ cambi cách đây 500 triệu năm. Đây là thời điểm mà nhiều nhóm động vật không xương sống xuất hiện và tiến hoá nhanh đặc biệt như nhóm loài chân khớp. Tuy nhiên động vật thân mềm ở kỷ nguyên này rất nhỏ bé, khó phát hiện nên những hiểu biết về chúng còn rất hạn chế. Ởû giai đoạn sớm hơn, cách đây 480 triệu năm, tám lớp động vật thân mềm đã xuất hiện trong các mẩu hoá thạch. Kể từ thời điểm này các loài động vật thân mềm đã phát triển mạnh, tồn tại cho đến ngày nay vàø một số nhóm loài bò tuyệt chủng ở cuối kỷ Permian. Tất nhiên các loài trong nhóm đã liên tục xuất hiện và tiệt chủng trong quá trình tiến hoá. Chẳng hạn có hai nhóm thuộc lớp chân đầu là loài ăn thòt, có khả năng bơi lội nhanh đã bò tuyệt chủng vào cuối của kỷ Cretaceous. Mặt khác ở kỷ Cretaceous, nhiều giống loài lớp chân bụng đã hình thành tạo nên tính đa dạng của loài như ngày nay. 9 Hình 1. Sự khác nhau về tổ chức cơ thể của 8 lớp động vật thân mềm (Theo David Reid, 1999) [...]... VÀ SINH THÁI PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM I ĐỘNG VẬT THÂN MỀM HAI VỎ (BIVALVIA) 1 Đặc điểm chung - Cơ thể dẹp đối xứng hai bên Chúng có 2 miếng da ngoài dính lại với nhau ở phần lưng và bao bọc cả phần thân mềm gọi là màng áo Màng áo phân tiết ra hai mảnh vỏ bảo vệ bên ngoài cơ thể nên còn có tên gọi là lớp hai vỏ (Bivalvia) - Phần thân mềm gồm 3 phần: nang nội tạng, chân và màng áo Đầu thoái hoá...5 Sinh thái học Động vật thân mềm biển là nhóm loài phổ biến trong thế giới sinh vật biển, góp phần quan trọng trong đa dạng sinh học biển Hiện tượng loài ưu thế thay đổi rất phổ biến trong động vật thân mềm Vẹm (Perna viridis) và các loài hai mảnh vỏ có thể phân bố nhiều ở vùng dưới triều Các loài vẹm khác có thể phân bố trong các hệ sinh thái rừng sú vẹt Hoạt động lọc thức ăn của các... đã bò Conus tấn công và 35 người đã chết nhưng có ít nhất 3 16 loại Conotoxin có thể được sử dụng làm giảm đau và chữa trò vết thương Số lượng các giải thưởng được công nhận về Conotoxin đã đạt đến con số 50 (Alan Kohn, 2003) III KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1 Nghiên cứu về phân loại động vật thân mềm Nghiªn cøu vỊ ph©n... Pectinidae, Arcidae, Tridacnidae, Mactridae, … Phần này mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái cấu tạo và sinh thái phân bố một số loài trong các họ kể trên 1 Hầu (Oyster) Hầu là loại động vật thân mềm hai vỏ có giá trò dinh dưỡng cao, chứa 4 5-7 5% protein, 7-1 1% lipid, 1 9-3 8% glucid và nhiều chất khoáng, vitamin và các chất khác Thòt hầu có thể ăn sống, nấu chín, phơi khô hay đóng hộp Thòt một số loài hầu... không đầu (Acephala) - Hai vỏ được dính với nhau nhờ bản lề ở mặt lưng Giữa vỏ và bộ phận thân mềm có 2 bó cơ ngang liên hệ để điều tiết sự đóng mở vỏ gọi là cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau - Giữa màng áo và nang nội tạng có một khoảng trống gọi là xoang màng áo Trong xoang màng áo có mang dạng hình tấm, nên còn gọi là lớp mang tấm (Lamellibranchia) - Chân ở mặt bụng của bộ phận thân mềm, thường dẹp... ng−êi tiªu dïng −a thÝch 4 Động vật thân mềm và khả năng dùng làm chỉ thò môi trường Hầu hết sự có mặt của các loài ĐVTM là chỉ số cho điều kiện môi trường Vẹm được dùng để kiểm tra mức độ ô nhiễm của hàm lượng kim loại nặng trong môi trường biển Biến động của thành phần và số lượng quần thể là chỉ số đánh giá cho mức độ thay đổi của môi trường sống Một trong các hợp chất hoá học gây ảnh hưởng nhiều lên... Wingstrand (1985), Ghiselin (1988), Scheltema A.H (1988), Haszprunar (1996), Kantor Y.I (1984, 1991, 1994, 1996), Hylleberg J (199 5-2 003), Alan Kohn (1983, 1992, 1994), Jensen K.R (198o, 1983, 1991), Kilburn R (1976, 198 3-1 995), 1.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo 1.3.1 Nghiªn cøu c¸c biƯn ph¸p kü tht kÝch thÝch qu¸ tr×nh ®Ỵ trøng vµ phãng tinh ë c¸c loµi nhun thĨ Cã nhiỊu... gäi lµ “m« h×nh sinh th¸i” 3 Vai trò thực phẩm của ĐVTM đối với con người Mặc dù vai trò thực phẩm của động vật thân mềm chưa thể bằng các đối tượng phổ biến như cua, tôm, cá và gia cầm nhưng sự đa dạng và phong phú của các loài ốc và nghêu, sò tạo ra nguồn dinh dưỡng quan trọng mà các loài động vật không xương sống khác không thể có được §a sè c¸c loµi §VTM cã thĨ ¨n ®−ỵc, thÞt th¬m ngon, cã nhiỊu... bột phấn, làm vật bám để nuôi hầu và các hải sản khác 31 Hầu phân bố rộng khắp trên thế giới Họ hầu Ostreidae gồm 2 giống là Ostrea và Crassostrea có khoảng trên 100 loài Ở nước ta có gần 20 loài hầu phân bố trong đó có các loài có giá trò kinh tế cao như Ostrea rivularis, O.cucullata, Crassostrea belcheri, … Cơ thể hầu được bao bọc bởi 2 vỏ chắc cứng Vỏ trái lớn hơn và thường bám chắc vào nền đá, có... quan đến điều kiện môi trường sống và chất lượng nước Các loài hai mảnh vỏ cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật khác Trong hệ sinh thái vùng triều có rất nhiều loài chân bụng sử dụng các loài rong rêu và mùn xác hữu cơ làm thức ăn Gỗ mục được một số loài hai mảnh vỏ Bivalve khoan và sử dụng làm thức ăn Một vài loài hai mảnh vỏ còn có khả năng đục lỗ và phá huỷ san hô chết Các loài này . Giáo trình KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG & NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Biên soạn TS. NGUYỄN THỊ XUÂN THU Nha Trang - 2005 1 Phần. Nguồn gốc tiến hoá của động vật thân mềm vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu. Gần đây các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật gen (phân tích trình tự gen) cho thấy động vật thân mềm có cùng tổ tiên. 6 giới: sinh vật chưa có nhân, nguyên sinh động vật, tảo, thực vật, động vật và nấm. Gíới động vật được chia làm 35 ngành ví dụ như bọt biển, san hô, giun dẹt, giun tròn, thân mềm, giáp xác,

Ngày đăng: 20/04/2015, 13:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan