Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

56 1.1K 2
Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC STT Nội dung Trang Phần 1 Phần mở đầu 4 Phần 2 Phần nội dung 7 Chương 1 Lý luận về đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 7 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 7 a. Khái niệm về thanh niên, đoàn TNCS Hồ Chí Minh 7 b. Khái niệm về văn hoá, văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 8 c. Vai trò của đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 16 1.2. Cơ sở lý luận của đoàn thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 17 a. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề văn hoá 17 b. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 18 c. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 20 d. Quan điểm của đoàn TNCS Hồ Chí Minh về văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 27 1.3. Vai trò của đoàn thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay 28 Chương 2 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang 31 1. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Chiêm Hoá 31 1.1. Điều kiện kinh tế 32 1.2. Về văn hoá 32 1.3. Về xã hội 33 2. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang 34 3. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. 36 4. Nhận xét chung 39 4.1. Điểm mạnh 39 4.2. Điểm yếu 39 4.3. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 40 1 a. Nguyên nhân chủ yếu 40 b. Bài học kinh nghiệm 41 Chương 3 Các giải pháp kiến nghị nhằm giúp huyện đoàn Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 43 1. Cơ sở xuất phát của các giải pháp 43 2. Giải pháp cụ thể 43 3. Khuyến nghị 45 Phần 3 Kết luận 48 Danh mục tài liệu tham khảo 50 Một số hình ảnh về văn hoá bản sắc văn hoá dân tộc trên địa bàn huyện Chiêm Hoá 51 2 LỜI CẢM ƠN Thời gian học tập tại Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam trôi qua thật nhanh thấm thoát đã hết 2 năm học, giờ đây sắp phải xa trường xa thầy cô xa bạn bè thân yêu, nơi đã chôn dấu biết bao kỷ niệm. Em không thể nào quên những năm tháng được thầy cô tận tình dẫn dắt, dạy bảo trang bị cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu để chúng em bước vào đời. Qua cuốn chuyên đề tốt nghiệp này cho các em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ban giám độc Học viện, phòng quản lý đào tạo - tổ chức, các khoa, phòng, thầy giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đồng Linh người đã giúp đỡ trong thời gian em thực hiện chuyên đề này. Đồng thời qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban tuyên giáo huyện uỷ, đảng uỷ, UBND huyện Chiêm Hoá, trung tâm văn hoá thể thao huyện Chiêm Hoá. Và đặc biệt là BTV huyện đoàn Chiêm Hoá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt quá trình thực tập và cuốn chuyên đề này. Do thời gian không nhiều tài liệu thu thập được ở địa phương còn hạn chế nên khi thực hiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, cũng như sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề. 1.1. Lý do về mặt lý luận. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quy định: Thanh nhiên là những người có độ tuổI từ 15 đến 30 tuổi, đó là những năm tháng sung sức nhất, đẹp nhất của đời người, là một biểu tượng thể hiện sự trẻ trung, năng động, sáng tạo. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đảng ta luôn đánh giá đúng vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ xa xưa các thế hệ cha ông ta đã biết huy động sức mạnh văn hoá vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển những giá trị cao đẹp của nền văn hoá đã góp phần vào thành quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Nền văn hoá Việt Nam ra đời từ rất sớm cùng với lịch sử mâý nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nền văn hoá lúa nước với nhiều nét độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Đó là nền văn hoá quần chúng lao động hình thành từ lao động sản xuất, từ sinh hoạt cộng đồng, từ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những thập niên gần đây, quá trình công nghiệp hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa loài người lên một tầm cao mới, từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội hậu công nghiệp và nền văn minh tri thức, trình độ dân trí nâng lên rõ rệt. Từ đó nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong thời kỳ đổi mới là: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá và nghệ thuật của dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh của đất nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng X của Đảng ta đã xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế văn hoá”. Nghị quyết trung ương 5 (khoá VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xá hội chủ nghĩa ở nước ta, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng, kiên định, trình độ, trí tuệ và tính tự giác cao vai trò gương mẫu”. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề sống còn, là trách nhiệm nặng nề, một việc hết sức ý nghĩa đối với việc phát triển của đất nước. Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ngành đoàn thể, quần chúng nhân dân, trong đó lực lượng Đoàn thanh nhiên cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt. 1.2. Lý do về mặt thực tiễn Trong thời ký mở cửa hội nhập quốc tế, với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là: Muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền dân tộc của nhau, không can thiệp nộ bộ của nhau đã mở ra cho Việt Nam một luồng sinh khí mới nhưng cũng chính ví thế mà đã có một luồng văn hoá ngoại lai xâm nhập vào từng ngôi nhà, từng góc phố, từng con người Việt Nam. Vì thế mà việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề bức xúc và cần thiết. Nghị quyết Trung ương V khoá VIII Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu: “Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc”. Ngày nay trước những biến đổi to lớn của xã hội, nền văn hoá dân tộc đang bị coi nhẹ, nhất là đối với giới trẻ. Xu hướng ăn, nói, mặc, đi đứng đều bắt chước văn hoá phương Tây, đồng thời là sự quan tâm chưa thoả đáng của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức Đoàn. Vì thế việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành có trách nhiệm tìm tòi, phát huy giữ gìn nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. Biến những thành tựu nhân loại đồng thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng toàn cầu hoá - mặt trái của quá trình “hiện đại hoá”. Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không phải của riêng ai mà là của chung tất cả mọi người. Nước ta nói chung và ở huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang nói riêng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thanh niên là một vấn đề cấp bách, quan trọng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn góp phần giáo dục thế hệ trẻ hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng phát huy tối đa vai trò của người chủ vận mệnh đất nước. Chưa bao giờ những vấn đề văn hoá lại được quan tâm như hiện nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đó được quyết định bởi vai trò của văn hoá đổi mới sự phát triển của một quốc gia. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có hướng tiếp cận phù hợp để tìm hiểu bản chất của văn hoá. Mặc dù có không ít những công trình nghiên cứu, nhiều phong trào nói về vấn đề này, tuy nhiên còn mang tính vĩ mô chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết vào từng đối tượng. Vì vậy thông qua chuyên đề này tôi muốn bày tỏ một số ý kiến của mình góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhằm giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Đoàn thanh niên huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 5 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam dân tộc” làm chuyên đề tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ đoàn - hội - đội tại Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề. Nâng cao đẩy mạnh hơn nữa vai trò của đoàn thanh niên để tìm ra các giải pháp, kiến nghị cần thiết nhằm phát huy vai trò của đoàn thanh niên huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề. 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3. 2. Nghiên cứu thực trạng vai trò hoạt động của đoàn thanh niên về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. 3.3. Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 4. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề. Các giải pháp kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 5. Khách thể 5.1. Độ ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hoá tại địa phương 5.2. Các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về không gian Trên địa bàn huyện Chiêm Hoá 6.2. Về thời gian Từ năm 2004 đến nay 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tài liệu, sách báo, nghị quyết, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia. 7.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, toạ đàm, hội nghị. 7.3. Nhóm phương pháp toán học: Xử lý các số liệu thu được 8. Dự kiến cấu trúc của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được kế cấu thành ba chương Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 6 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ. 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. a. Khái niệm về Thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. * Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quy định: Thanh niên là người có độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi, đó là những năm tháng sung sức nhất đẹp nhất của đời người, là một biểu tượng thể hiện sự trẻ trung, năng động sáng tạo. Đó là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Như đã biết thanh niên chiếm tới 30% trong tổng số dân cư ở Việt Nam. Điều này khẳng định một cách chắc chắn rằng thanh niên là lực lượng chính trong mọi hoạt động của Quốc gia. Về thể chất thì thanh niên là giai đoạn đang phát triển và có nhiều sức sống, về tính cách thì lứa tuổi này là giai đoạn có nhiều ước mơ hoài bảo và năng lực sáng tạo đầy cảm quang lãng mạn, về mặt thế hệ thanh niên là một mắt xích quan trọng trong lô gíc phát triển về mặt sinh học lẫn xã hội. Thanh niên hiện nay có nhiều yếu tố ưu so với thế hệ trước. Xét về mặt văn hóa thanh niên có các thành tố đặc biệt: Phong cách sống, diện mạo, đạo đức, phẩm hạnh cá nhân… đều không giống thế hệ trước. nhu cầu các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tình yêu tình bạn khác với thế hệ trung niên, người già… Xét về thế hệ, thanh niên và các thế hệ đi trước có sự khác nhau về tuổi tác, tâm lý, hoài bảo, nhu cầu, sở thích và các nhiệm vụ lịch sử. Đã từng có một nhận định: “Thế hệ trẻ có vai trò lịch sử quan trọng”, điều này được minh chứng bằng các sự kiện lịch sử trọng đại, vẽ vang của dân tộc trong mọi thời đại. Trong giữ nước thanh niên là lực lượng chính cầm súng đánh giặc bảo vệ chủ quyền của đất nước, bảo vệ dân tộc. Trong dựng nước thanh niên vẫn là xung kích đi đầu trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh đều phụ thuộc phần lớn vào thanh niên, thanh niên là nguồn hạnh phúc của mổi gia đình và của xã hội. Đa số thanh niên đang tích cực hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì một đất nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ văn minh. Thế hệ thanh niên là lực lượng chủ chốt xung phong tình nguyện đi đầu sáng tạo, thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 7 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nước. Nhân cách của những con người XHCN trong thanh niên, góp phần thành công chiến lược kinh tế xã hội, trở thành mục tiêu, là động lực cho sự phát triển chung của quốc gia, Đảng ta luôn đánh giá đúng vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đào tạo bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách của Đảng, Nhà nước, gia đình và toàn xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vươn lên vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Thanh niên luôn tiên phong trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị chuẩn mực của dân tộc, bởi những điều kiện đổi mới và hội nhập, thanh niên có nhiều điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa nhân loại, có điều kiện để cống hiến và trưởng thành hơn. * Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của Thanh niên Việt Nam do Đảng CS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nghĩa là Đoàn do Đảng CS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, mà Đảng là Đảng chính trị lãnh đạo duy nhất đất nước, Đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu của Đảng, là đội quân xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, đối với xã hôi Đoàn là một tổ chức rộng rãi của thanh niên (trong tất cả các thành phần, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo), Đoàn tham gia công tác xã hội và các hoạt động xã hội: nhân đạo, từ thiện, phòng chống ma túy mại dâm, các tệ nạn xã hội khác. Đoàn gồm những thanh niên gương mẫu trong học tập và công tác, có đạo đức lối sống, phong cách sống XHCN, lấy lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hành động của mình, xung kích đi đầu trong mọi hoạt động. Cùng phấn đấu cho một nền độc lập dân tộc về chủ quyền lãnh thổ, độc lập về kinh tế chính trị. b. Khái niệm về văn hoá, văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc * Khái niệm về văn hóa: Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Thuật ngữ “văn hoá” đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử ngôn ngữ của loài người, cả ở phương Đông và phương Tây. Phương Đông: Trung Quốc là nước có nền văn hoá phát triển rất sớm, rực rỡ và vĩ đại trở thành một trong bốn chiếc nôi văn hoá: Ai Cập cổ đại, La mã, Trung Hoa, Ấn Độ. Từ văn hoá xuất hiện từ đời chu Trung Quốc cách đây 3000 năm. Ở phương tây: Thuật ngữ “văn hoá” xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp cách đây 2000 năm Từ thế kỷ V đến XIV nhân loại trì trệ trong đêm trường Trung cổ. Đến thời kỳ phục hưng xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá khổng lồ về văn học nghệ thuật: Sexpia, lêona, đaxnhi Khai thác nhân văn, họ coi “văn hoá” là năng lực để con người sáng tạo ra những giá trị. Vào thế kỷ XIX khoa học văn hoá ra đời. Taylor là người đầu tiên đã đưa ra định nghĩa “văn hoá” trong tác phẩm văn hoá 1871: “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực của thói quen mà con người đạt được trong xã hội”, “Văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra một cách có ý thức và vì sự tiến bộ của nhân loại”. Ngày nay thuật ngữ “văn hoá” còn đang được bổ sung và hoàn thiện, do lịch loài người luôn vận động phát triển. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá thì hiện nay có khoảng 400 thậm trí hàng ngàn định nghĩa văn hoá theo các góc độ khác nhau. - Dưới đây là một số định nghĩa về văn hoá: Theo ABRaHam Moles(người pháp): “Văn hoá - đó là chiều hạn trí tuệ môi trường lãnh đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình”. Vũ Khiêu (Việt Nam) : “Văn hoá thể hiện trình độ vun trồng của con người trong xã hội. Văn hoá là trạng thái của con người ngày càng tách ra khỏi giới động vật, ngày càng xoá bỏ đi những đặc tính của động vật để khẳng định những đặc tính của con người, trong đó giáo dục là cốt lõi và văn hoá là đặc trưng cơ bản của con người. Văn hoá là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của xã hội. Pederico Mayor Tổng giám đốc tổ chức văn hoá giáo dục liên hợp quốc (UNNESXCO) 1998: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 9 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về văn hoá từ trước cách mạng tháng 8: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật Những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá”. Năm 1982 tại Mexico, hội nghị thế giới về các chính sách về văn hoá đã thông qua định nghĩa nổi tiếng của khái niệm văn hoá, kết hợp văn hoá với sự phát triển một cách chặt chẽ: “Văn hoá là một tổng thể những tính chất tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc đặc biệt đặc trưng cho xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hoá bao gồm không chỉ nghệ thuật và văn học, mà bao gồm cả phương thức sống các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”. Đến đây ta có thể định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo, giao lưu, tích luỹ và phát triển thông qua hoạt động cải biến và ứng xử với thiên nhiên, xã hội và bản thân mình, được biểu hiện dưới các hình thức ngày càng sâu sắc, đa dạng, để tôn vinh và phát triển toàn diện con người, nhằm làm cho thế giớ có tính người ”. *Khái niệm về văn hóa dân tộc: Hồ Chí Minh – Nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, một vị lãnh tụ thiên tài một nhà cách mạng lỗ lạc tài tình người anh hùng giải phóng văn hóa vĩ đại của nhân loại. Suốt cuộc đời làm cách mạng từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi còn một lời chúc cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh là bộ phận hợp thành triết lý phát triển xã hội của người. Các tư tưởng đó đã từng phát huy trong tiến trình nhân dân ta xây dựng xã hội mới nền văn hoá mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng kiến thiết xã hội phải coi trọng ngang nhau cả về kinh tế, xã hội và văn hóa không có nghĩa rằng mổi bộ phận đó của xã hội đó tách rời nhau càng không có nghĩa không có cái nào là cơ sở là cơ bản, và Người cho rằng “Văn hóa là kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển”. Đặng Văn Thịnh Lớp: K42C 10 [...]... ta Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” Khi trở thành Chủ tịch nước, Người luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Theo Hồ chí Minh, Tính dân tộc của văn hoá thống nhất ở 4 mối quan hệ: Con người và tự nhiên; Dân tộc và hiện đại; Dân tộc và tộc người; Dân tộc và quốc tế Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc chính là động lực cho sự phát triển Các tư tưởng văn. .. BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TẠI HUY N CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG 1 Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội huy n Chiêm Hoá Chiêm Hoá là một huy n vùng cao của tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 1.459,6 km2, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống với trên 13 vạn dân trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 67%, có 29 xã, thị trấn, 396 thôn, bản, tổ dân phố Trung tâm huy n lỵ cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 67... quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong đông đảo đoàn viên - đối tượng tập hợp và thu hút chính của tổ chức đoàn Điều đó có nghĩa tổ chức đoàn có ảnh hưởng rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thanh niên Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc rất quan trọng trong quá trình phát triền, nói đến bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến những... hưởng trực tiếp khi nền văn hóa Việt Nam, trong đó có huy n Chiêm Hóa Hiện nay vấn đề văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huy n Chiêm Hóa có những điểm mạnh sau: Chiêm Hóa là địa bản có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, chính điều đó đã làm cho huy n Chiêm Hóa có được cái bản sắc riêng của mình Bản sắc đó thể hiện sự phản ánh và biểu hiện văn hóa truyền thống dân tộc, những giàn chiêng... một dân tộc, và tất nhiên những gì tốt đẹp ta luôn giữ gìn và phát huy vì Angghen đã khẳng định: “Cái hợp lý là cái tồn tại và C.Mác cũng cho rằng: “Cái tồn tại là cái hợp lý” từ đó ta sẽ biến nó thành động lực cho sự phát triển nhưng do giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khác mà đất nước đó đã vững bước đi lên b Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. .. với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Đội ngũ trí thức chính là lực lượng không thể thiếu trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việc bảo tồn và giữ gìn các di sản văn hoá của dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ trí thức Đội ngũ trí thức là lực lượng tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng về bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá truyền... và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, cần có những biện pháp giáo dục hữu hiệu để cho Đoàn viên thanh niên nhận thức đầy đủ sâu sắc nhiệm vụ này, từ đó biến thành tình cảm, hành động và phong trào cách mạng, xây dựng bảo vệ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Đặng Văn Thịnh K42C 30 Lớp: Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN... bộ văn hóa, giữa các ban ngành đoàn thể Cần tuyên truyền và đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tới người dân, để người dân nắm được chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước Đặc biệt cần phát triển các làng nghề truyền thống,các trò trơi dân gian tới mọi người dân 3 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huy n Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. .. tình, đạo lý, đức tính cần cù bản sắc văn hoá dân tộc còn biểu hiện trong các hìmh thức mang tính dân tộc độc đáo Như vậy, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm trong lòng nó các mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển; dân tộc và quốc tế, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Việc bảo vệ giữ gìn bản sắc dân tộc phải gắn với mở rộng giao... tưởng văn hoá của người nó luôn có giá trị tiềm ẩn và lâu dài, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn hoá Việt nam, nền văn hoá tiên tiến mạng đậm bản sắc dân tộc c Quan điểm của Đảng về văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc * Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng Văn hoá Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước, . giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huy n Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang 34 3. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của đoàn TNCS Hồ Chí Minh huy n Chiêm Hoá, . huy bản sắc văn hoá dân tộc 27 1.3. Vai trò của đoàn thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay 28 Chương 2 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá. văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 8 c. Vai trò của đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 16 1.2.

Ngày đăng: 20/04/2015, 12:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan