luận văn Các ngày Tết cổ truyền Việt Nam

52 6.8K 5
luận văn Các ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== MỤC LỤC Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam là một quốc gia mang trong mình một nền văn hoá lớn, đẹp đẽ và độc đáo. Văn hoá Việt Nam gắn liền với văn minh lúa nước vì vậy nó rất chất phác, đơn sơ, giản dị, gần gũi nhưng không kém phần tinh tế. Những nét văn hoá ấy được lưu truyền và gìn giữ qua bao đời. Một trong những viên ngọc quý của văn hoá Việt Nam là các ngày Tết cổ truyền. Tết cổ truyền dân tộc không chỉ là nét văn hóa mà là vốn văn hóa quý giá được cha ông gõy dựng; bởi vì ngày Tết chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, có những điều đẹp đẽ, nghĩa tình và thiêng liêng. Từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông … Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng … Nhưng những giá trị lớn lao ấy đang dần phai nhạt khi xã hội ngày càng phát triển và hội nhập. Vì vậy tôi muốn góp phần gìn giữ và bảo tồn một nét văn hoá cao đẹp ấy bằng cách đưa vào quyển sách thiếu nhi qua những trang minh họa mang âm hưởng dân gian về đề tài “Các ngày Tết cổ truyền Việt Nam ”. Qua những trang sách minh họa, tôi muốn các em thiếu nhi hiểu rõ hơn và thêm quý trọng những nét đẹp truyền thống của những ngày lễ tết cổ truyền dân tộc. Ước mong của tôi là thế hệ trẻ ngày nay sẽ mãi lưu giữ được nét văn hoá quý báu của dân tộc và lưu truyền cho muôn đời sau. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đưa ra quyết định chọn đề tài về “Các ngày Tết cổ truyền Việt Nam ” làm chủ đề đồ án tốt nghiệp Thiết kế sách dành cho lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng. Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 1 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Qua sách báo, mạng internet, những câu chuyện, lời kể và những trải nghiệm của bản thân, em đã tìm hiểu về các ngày lễ tết cổ truyền dân tộc Việt Nam. Đất nước Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - Châu Á vì vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá khác nhau trong khu vực. Vì vậy mà qua hang ngàn năm lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc ta càng ngày càng đa dạng và phong phú. Trong đó các ngày lễ tết dân gian cũng được bổ sung rất nhiều và rất đặc sắc. Ở đây tôi chỉ tập trung nghiên cứu những ngày lễ tết cổ truyền lớn và phổ biến của nước ta. Các ngày lễ tết cổ truyền dân tộc gồm có: Tết nguyên đán, Tết khai hạ, Tết thượng nguyên, Tết hàn thực, Tết thanh minh, Tết đoan ngọ, Tết trung nguyên, Tết trung thu, Tết trùng cửu, Tết trùng thập, Tết hạ nguyên và Tết táo quân. Từ trước tới nay minh họa sách thiếu nhi thường có nội dung là những câu chuyện cổ tích, dân gian hay ngụ ngôn, hoặc những tác phẩm văn học hiện đại; cũng có những cuốn sách thiếu nhi mang nội dung giáo dục khoa học… nhưng các ngày lễ Tết cổ truyền dân tộc thì vẫn chỉ là những minh họa nhỏ lẻ trong những quyển sách giáo dục chung hay những trang báo, tạp chí dành cho thiếu nhi… Nên có một cuốn sách thiếu nhi với nội dung tìm hiểu về các ngày lễ Tết cổ truyền dân tộc vẫn là một ý tưởng khá mới mẻ. Cuốn sách này có thể giải đáp thắc mắc của các em thiếu nhi về một khiá cạnh văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và quyết định minh hoạ cho cuốn sách có nội dung tìm hiểu về những ngày Tết cổ truyền Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá dân tộc là mục tiêu tối quan trọng của mỗi thế hệ con cháu dân tộc Việt Nam. Hơn nữa là đưa những nét đẹp ấy phát triển ra ngoài biên giới hình chữ S để thế giới được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp cội nguồn dân tộc. Vì vậy thế hệ trẻ em Việt Nam ngày nay cần phải hiểu rõ và quý trọng những nét đẹp văn hoá của đất nước mình. Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 2 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== Sách là một kì quan văn hoá khổng lồ của nhân loại và là con đường ngắn nhất để đưa con người đến với đại dương kiến thức. Vì vậy tôi đã đưa những điểm đặc sắc và nổi bật của những ngày tết cổ truyền dân tộc để minh họa cho bộ sách thiếu nhi. Mong các bộ có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu và yêu thích văn hoá của đất nước mình hơn. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Đối tượng nghiên cứu: Các ngày lễ tết cổ truyền lớn của dân tộc. Đặc biệt là những ngày lễ tết cổ truyền lớn, quan trọng và gần gũi với trẻ em. Như vậy các em sẽ dễ hình dung, tiếp cận, yêu thích hơn và dần dần hiểu sâu và quý trọng hơn bản sắc dân tộc mình. - Phạm vi nghiên cứu : các ngày lễ tết lớn và gần gũi với trẻ em như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết Hàn Thực, Tết Táo Quân… 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây về các minh họa các ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc. Từ đó lựa chọn và đưa ra giải pháp riêng cho quá trình sáng tác. Sưu tầm sách thiếu nhi theo đề tài để tham khảo và định hướng phong cách cho sản phẩm. Thu thập, tổng hợp và phân tích tư liệu chuyên môn để làm sang tỏ các yếu tố cần thiết đối với quá trình sáng tác. Tổng hợp tư liệu về chủ đề, ý tưởng nghiên cứu các ngày lễ Tết cổ truyền Việt Nam và chọn lọc những yếu tố đặc trưng nhất để xây dựng hình tượng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 3 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== 6. ĐÓNG GÓP CUẢ LUẬN VĂN: Đề tài có ý nghiã đóng góp một phần rất nhỏ vào công cuộc khẳng định, giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc nói chung và các ngày lễ tết cổ truyền nói riêng. Đưa nét đẹp đặc sắc của văn hoá dân tộc thêm gần gũi hơn với các em thiếu nhi Việt Nam. Đặc biệt góp phần kích thích văn hoá đọc của các em. Giúp các em thiếu nhi thêm hiểu rõ và quý trọng văn hoá cổ truyền dân tộc. 7. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN: Gồm 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam Chương 2: Thiết kế sách thiếu nhi về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam Chương 3: Sản phẩm thiết kế sách thiếu nhi về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam PHẦN 2: NỘI DUNG Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 4 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1. KHÁI NIỆM TẾT CỔ TRUYỀN: Tết là do xuất xứ từ “Tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bị, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ. Từ ngàn đời truyền lại cho đến ngày nay Tết cổ truyền đã trở thành 1 nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng … 2. CÁC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN TRONG NĂM: 2.1.Tết Nguyên Đán: Tết Nguyên Đán, là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán là Tết đầu tiên trong năm. Chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, chữ “Đán” có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của một Năm mới. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày măng 1, 2, 3 Âm lịch. Trước Tết nguyên đán là Lễ Giao Thừa hay Tất Niên. Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 5 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Vào lúc 0h giữa ngày 30 tháng Chạp và măng 1 tháng Giêng là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Các tục lệ cổ truyền diễn ra trong Tết nguyên đán: - Từ hàng nghìn năm trước chàng Lang Liêu đang bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh dầy tròn tượng trưng cho trờ chúc Tết vua Hùng. Đến nay bánh chưng đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Vào ngày 28, 29 Âm lịch các gia đình thường gói bánh chưng và ngồi quây quần quanh nồi luộc bánh chưng trò chuyện ấm áp. - Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Đặc biệt là cắm 1 cành đào ( đối với miền Bắc) hoặc cành mai( đối với miền Nam) để đón tiết xuân tràn vào nhà, cũng là tượng trưng cho phúc lộc đầu năm. Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 6 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== - Chuẩn bị cúng Giao thừa trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Giao thừa là thời khắc thiêng liêng, người thân trong gia đình ở bên nhau. Trao cho nhau những lời chúc phúc tốt đẹp nhất. - Sau Giao thừa có tục đi chùa, hái lộc đầu năm, xông nhà. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. - Sau đó là tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 7 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== - Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Tết nguyên đán mang ý nghiã văn hoá lớn lao với nhiều thuần phong mỹ tục vô cùng đẹp đẽ và xứng đáng được bảo tồn, phát triển lâu dài trong đời sống người dân Việt Nam. 2.2.Tết Khai Hạ: Theo cách tính của người xưa, ngày măng Một tháng Giêng ứng vào gà, Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 8 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== măng Hai - chỉ, măng Ba - lợn măng, Bốn - dờ, măng Năm - trâu, măng Sáu ngựa, măng Bảy - người, măng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ, ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến măng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Măng Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới. Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng Gia tiên, cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại Các tục lệ diễn ra trong ngày Tết khai hạ Đn lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên và hoá vàng. "Hoá vàng" là đốt các đồ "vàng mã" mà người ta bày cúng trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết. "Vàng mã" thường là: giấy vàng, giấy bạc (là một thứ tiền giả vàng và bạc lá làm bằng giấy) vàng thoi (những thoi vàng giả làm bằng giấy), bạc thoị Người ta tin rằng nếu đốt các đồ vàng mã này đi thì người chết ở thế giới bên kia mới nhận được những lễ vật của mình dâng cúng. Có người còn cẩn thận đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để những đồ cúng không bị thất lạc khi chuyển cho người nhận! Cẩn thận hơn, người ta còn hơ các cây miá tươi trên ngọn lửa hóa vàng để các cụ (tức Tổ tiên) có gậy chống về âm phủ Ngày hoá vàng không nhất định mà tùy theo từng cảnh. Thường thì người ta hoá vàng vào ngày mồng 3 Tết, có nhà để đến mồng 7 hay mồng 10. Sau ngày lễ, mọi sinh hoạt trong nhà dần Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa 9 [...]... của người Việt cổ Cụ thể hơn Tết cổ truyền (Tết Cả) có từ thời Hồng Bàng, trước cả thời Hùng Vương, trong đó nổi bật là câu chuyện Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày mừng Tết vua Hùng ĐiềNamu đó thể hiện Tết cổ truyền Việt đã có gần 5000 năm Cùng với các ngày tết khác trong năm đã làm nên một lịch sử văn oá âu đời và quý giá của dân tộ c Mỗi một ngày tết lại có nguồn gốc là một tích truyện, một truyền. .. của con đối với cha mẹ 2.8 Tết Trung Thu: Tết Trung ThutheoÂm lịch là ngàyRằm tháng 8hằng năm TạiViệt Nam, đây đó trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi l Tết trông TrănghayTết Đoàn Viên ( Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước rồi bánh nướn bánh dẻ Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày... khaithác từkhung cảnh, đồ vật,sự v t,… iê n quan trự tiếp tNamớ i đấ t nướ c và con ngườ i Việt Cụ thể là những sự vật liên quan đến tục lệ Namcủa những ngày Tết cổ truyền V t đặc biệt là 4 ngày Tết sau: Tết Nguyên Đán : cành đào, bàn thờ cúng gia tiên, bánh ưng, lĩ xỡ, chúc tết, câu đối, … Tết Hàn Thực : bánh trôi, bán chay, cách làm và nguyên liệu, … Tết Trung Thu: múa lân, chú Tễu, quạt mo, đèn lồng,... về thiết kế sách thiếu nhi dựa trên những khái niệm cơ bản trên và áp dNamụ Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 24 KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== cho đề tài “ Tết cổ truyền Việt ” 2 CÁC YẾU TỐ ĐỒ HỌA TRONG THIẾT KẾ SÁCH THIẾUNAM VỀ CÁC NGÀY TẾT Ổ TRUYỀN VIỆT : 2.1 Hình tượng: Hình tượng là yếu tố cụ thể trong thiết kế và minh... sách thiếu nhi về “ Tết cổ truyền Việt Nam được lấy ừ hình tượng thật của người dân Việ t Nam, mang hơi hướng dân gian những vẫn bộc lộ được tinh thần thông minh, nhanh nhẹn, láu lỉnh ph hp với trẻ em Dựa vào hình ảnh n hữ ng người gần gũi nhất với các em thiếu nhi như: ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, người thân… Những người dân thuần Việt mang những đức tính cao quý từ ông cha truyền lại Họ thật... đề cần đề cập là một khía cạnh văn hoá, lịch sử lâu đời như “ Tết cổ truyền Việt Nam thì những hình ảnh minh họa càng giúp các em dễ dàng tư duy, hiểu và nhớ lâu hơn Từ đó các em thiếu nhi sẽ cảm thấy quý trọng Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 35 KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP ====================================================================== những giá trị văn hoá thiêng liêng lâu đời... ====================================================================== dần trở lại bình thường Lễ hạ nêu thì được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch Sau ngày này thì xem như hết Tế 2.3 Tết Thượng Nguyên: Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng -ngày trăng tròn đầu tiên của năm Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ Thành ngữ: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng"... ====================================================================== các họa sĩ m h họa khác: 2.2 Màu sắc: Màu sắc trong một minh họa sách vô cùng quan trọng Nó thể hiện đưọc tinh thần, không gian, ánh sáng, sắc độ, chính phụ, không khí … trong minh họa Minh họa sách Namthiếu nhi chủ đề “ Tết cổ truyền Việt “ cầNamn mang sắc màu dân gian đậm chất Việt Những màu sắc dân gian đa phần là màu lấy nguyên liệu từ... sáng bừng của đèn lồng, đèn kéo qu , đèn hoa sen,….mừng ngày Tết trung thu Ngày Tết hàn thực gợi nhớ tới ông bà, tổ tiên bằng màu trắng tinh khôi của bánh trôi, bánh chay thơm mùi vừng, màu vàng của hạt đỗ mát lành, màu trắng của những sợi dừa nạo bùi ngậy, thoảng qua vị ngọt của đưòng mía quệ với vị gừng cay… đẹp quá ngày Tết tri âm Tết táo quân là ngày đưa vị Thần bếp cưỡi cá chép vàng về chầu Trời Sắc... ====================================================================== Tết đoan ngọ còn có tục ăn rượu nếp, bánh gi và hoa quả vào buổi sáng lúc vừa tỉnh dậy Vào ngày này các gia đình cũng cúng hoa quả để cảm tạ đất trời và cầu mong cho vụ muà năm sau bội thu hoa thơm trái ngọt 2.7 Tết Trung Nguyên: Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ nên tại các chùa thường làm . dân tộc. 7. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN: Gồm 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam Chương 2: Thiết kế sách thiếu nhi về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam Chương 3: Sản phẩm thiết. nét văn hoá ấy được lưu truyền và gìn giữ qua bao đời. Một trong những viên ngọc quý của văn hoá Việt Nam là các ngày Tết cổ truyền. Tết cổ truyền dân tộc không chỉ là nét văn hóa mà là vốn văn. ngày lễ tết cổ truyền lớn và phổ biến của nước ta. Các ngày lễ tết cổ truyền dân tộc gồm có: Tết nguyên đán, Tết khai hạ, Tết thượng nguyên, Tết hàn thực, Tết thanh minh, Tết đoan ngọ, Tết trung

Ngày đăng: 20/04/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan