Một số phương pháp dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn

80 652 1
Một số phương pháp dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập SV: Lê Mạnh Dũng BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====================== CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU TRONG NGẮN HẠN Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Trọng Nguyên Ths. Hoàng Đức Mạnh Sinh viên thực hiện : Lê Mạnh Dũng Lớp : Toán Tài Chính 50 MSSV : CQ500444 Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Hà Nội 2012 Chuyên đề thực tập SV: Lê Mạnh Dũng Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -3- SV: Lê Mạnh Dũng LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 11 năm hoạt động với nhiều biến cố, thăng trầm rất phức tạp nhưng vẫn đang là một thị trường mới nổi, do vậy nó vẫn đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với sự quan tâm đó, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán quan tâm hàng đầu tới xu hướng giá cổ phiếu, giá cổ phiếu sẽ thay đổi như thế nào, tăng hay giảm điều này rất quan trọng trong việc quyết định đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, diễn biến các động thái giá chứng khoán của các công ty rất phức tạp vì bản thân nó còn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố ngẫu nhiên ví dụ như: những thông tin trong nội bộ công ty hay những thông tin về hoạt động kinh tế vĩ mô trên thế giới, trong khu vực và trong nước… những thông tin này đều ít nhiều làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Từ thực tế như vậy, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu, cùng với đó là việc thử nghiệm các công cụ tính toán về tài chính đủ mạnh và kết hợp với sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích chuyên nghiệp, hi vọng sẽ giúp nhà đầu tư có thể dự báo được chính xác xu hướng và mức giá chứng khoán trong ngắn hạn. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu của mình. Xuất phát từ thực tiễn trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán cùng với những kiến thức được học em chọn đề tài: “Một số phương pháp dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì chuyên đề bao gồm những nội dung chính sau: Chương I: Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Chương này cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Chương II: Cơ sở lý thuyết dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Trong chương này sẽ trang bị cho chúng ta những lý thuyết nền tảng khi phân tích và dự báo chuỗi giá cổ phiếu. Chương III: Ứng dụng các phương pháp định giá và phân tích kỹ thật dự báo giá cổ phiếu vic Trong chương này chúng ta sẽ tiến hành phân tích, dự báo giá cổ phiếu dựa trên kiến thức được trang bị ở chương II. Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -4- SV: Lê Mạnh Dũng Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Quý Công Ty Chứng Khoán HABUBANK, Ban Giám Đốc cùng toàn thể anh chị trong phòng phân tích đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Trong suốt quá trình học tập em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích từ các thầy cô giáo trong Khoa Toán kinh tế, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Toán Kinh Tế và đặc biệt là Thầy giáo TS.Trần Trọng Nguyên và Ths.Hoàng Đức Mạnh đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -5- SV: Lê Mạnh Dũng CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm Chứng khoán là loại giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: ♦ Cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ . ♦ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. 1.1.2. Đặc điểm chứng khoán Tính thanh khoản: đó là khả năng chuyển đổi tài sản sang tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng khác nhau. Tính rủi ro: Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. +) Rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường: là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất. +) Rủi ro phi hệ thống: là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức – người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm. Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -6- SV: Lê Mạnh Dũng Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý – mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. Hình thức của chứng khoán: Hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập (cố định hoặc biến đổi) thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Ngoài bìa ghi rõ quyền đòi nợ hoặc quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi là mệnh giá của chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất hoặc lợi tức sẽ được hưởng. Đối với giấy tờ có giá mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không ghi xác định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sỏ hữu quyền yêu cầu về thu nhập do kết quả kinh doanh của công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Ngoài phiếu ghi lợi tức cong kèm theo phiếu ghi phần thu nhập bổ sung (xác nhận phần đóng góp lũy kế). 1.1.3. Phân loại chứng khoán 1.1.3.1. Cổ phiếu Khi một công ty huy động vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hóa sản xuất, thì số vốn đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Theo thông tư 01/TT-UBCK ngày 13/01/1998 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước: Cổ phiếu là một chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu được phân loại theo quyền lợi của cổ đông bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thường: là một loại chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty, lợi tức của cổ phiếu được trả vào cuối năm để quyết toán. Cổ phiếu ưu đãi: là một loại chứng khoán vốn mà người nắm giữ nó so với người nắm giữ cổ phiếu thường thì được ưu tiên về mặt tài chính, nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty. Cổ đông của cổ phiếu được hưởng những ưu tiên hơn Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -7- SV: Lê Mạnh Dũng so với cổ đông của cổ phiếu thường. 1.1.3.2. Trái phiếu Theo Nghị định 48/NĐ-CP của Chính phủ, trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Tùy theo mục đích nghiên cứu, trái phiếu có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trái phiếu vô danh (trái phiếu không ghi tên): là loại trái phiếu không ghi tên người sở hữu trên chứng chỉ trái phiếu. Loại trái phiếu này được chuyển nhượng dễ dàng, không cần những thủ tục xác nhận của tổ chức phát hành hoặc cơ quan công chứng. Người mua có trách nhiệm chi trả cho người bán theo giá cả đã được xác định. Trái phiếu ghi danh (Trái phiếu có ghi tên): là loại trái phiếu ghi tên người sở hữu trên chứng chỉ trái phiếu hoặc trên sổ theo dõi mua trái phiếu. Loại trái phiếu này được pháp chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán nhưng phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể. Nếu muốn chuyển nhượng (xác nhận chữ ký, chứng minh thư). Trái phiếu công ty: là trái phiếu do các công ty phát hành với mục đích huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Trái phiếu Chính phủ: là trái phiếu do Chính phủ phát hành với mục đích huy động vốn để tài trợ các công trình dự án quan trọng hoặc bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước. Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá, khi hoàn vốn được hoàn theo mệnh giá. Trái phiếu Consol: là loại trái phiếu được hưởng lãi hàng năm và thời gian đáo hạn là vô hạn. Trái phiếu có phương thức trả gốc và lãi gọn: khi đáo hạn, người sở hữu được nhận gốc và lãi một lần. 1.1.3.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư Chứng chỉ quỹ đầu tư: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -8- SV: Lê Mạnh Dũng nhằm phân tán rủi ro trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ta quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ thì các công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó. Về bản chất chứng khoán quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp, và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tư. Chứng chỉ quỹ ngày càng trở thành một mặt hàng được mua bán nhiều trên thị trường chứng khoán thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đánh giá nó hấp dẫn, ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt là có tính thanh khoản cao. 1.1.3.4. Chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh: là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán, phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau: Quyền mua trước (quyền đặt mua ưu đãi): khi phát hành cổ phiếu mới thì quyền lợi các cổ đông cũ bị suy giảm để bù đắp thiệt hại này, công ty sẽ ưu tiên cho các cổ đông cũ quyền đặt mua ưu đãi. Quyền mua trước là quyền cho phép cổ đông hiện tại có cơ hội mua cổ phần trong đợt phát hành mới trước khi cổ phần được cung ứng cho người khác. Quyền đặt mua: là quyền ưu đãi được gắn với một cổ phiếu đang lưu hành, do công ty phát hành ra cổ phiếu đó để huy động thêm vốn cổ phần, quyền mua trước cho phép người sở hữu những cổ phần đang được lưu hành được mua một số cổ phiếu nhất định cổ phiếu trong đợt phát hành mới của công ty, tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Các quyền này cũng được chuyển nhượng giữa các cổ đông có quyền thụ hưởng quyền và các nhà đầu tư khác. Thông thường, quyền mua trước có thời hạn ngắn hạn là chủ yếu (từ 2-4 tuần) và việc phát hành quyền được quy định trong điều lệ tổ chức của công ty. Mức giá đăng ký trong tất cả các dạng quyền mua trước thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Điều này là do +) Thứ nhất: rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành quyền và điều đó có thể ảnh hưởng đến đợt phát hành. Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -9- SV: Lê Mạnh Dũng +) Thứ hai: mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đông cũ. Vì vậy, để tránh cho các cổ đông cũ khỏi thiệt, họ được mua cổ phần mới theo giá lý thuyết bằng phần chênh lệch giữa thị giá cổ phiếu trước và sau khi tăng vốn. 1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tùy theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chúng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập chung (Over The Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản, loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vống đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.2.2. Vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế các nước trên thế giới. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định sẽ cần tới thị trường chứng khoán để hỗ trợ cho quá trình phát triển.  Thứ nhất: thị trường chứng khoán với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn và chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu tố thông tin là yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -10- SV: Lê Mạnh Dũng được cập nhật sẽ được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư để họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã tạo ra sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. Thị trường chứng khoán cũng làm tăng tính cạnh tranh của các công ty niêm yết. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là một kênh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong mmột quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.  Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra hiệu quả, tiến hành tới xây dựng một xã hội công bằng dân chủ.  Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên thì nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho tiết kiệm vốn và chất xám thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, giảm tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công.  Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng lẻo và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ bên ngoài, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mkalaysia là những minh chứng điển hình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xem xét đến các tác động tiêu cực có thể xảy ra như: việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn, hoặc sự thâu tóm của người nước ngoài trên TTCK.  Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về làm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.  Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế [...]... công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Lớp: Toán Tài Chính K50 Khoa: Toán Kinh Tế Chuyên đề thực tập -16- SV: Lê Mạnh Dũng CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU TRONG NGẮN HẠN 2.1 QUÁ TRÌNH GIÁ CỔ PHIẾU 2.1.1 .Giá thị trường và giá hợp lý của cổ phiếu  Giá thị trường của cổ phiếu Cổ phiếu phổ thông của công ty niêm yết là một loại tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường nên có giá do thị... trường trong quá khứ, hiện tại và tương lai Nhiều yếu tố trong số này mang bản chất ngẫu nhiên Bởi vậy ta có thể coi giá cổ phiếu là quá trình ngẫu nhiên với động thái tuân theo các quy luật nhất định  Một số đặc điểm giá cổ phiếu Qua theo dõi và phân tích diễn biến giá cổ phiếu ta có thể thấy giá cổ phiếu có một số đặc điểm cơ bản sau: ♦ Giá cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm nào đều dương và hữu hạn ♦... hợp lý (Reasonable Price) của cổ phiếu còn gọi là Giá trị nội tại” (Intrinsic Value), giá đích thực” (True Value), giá trị kinh tế” (Economic Value) là mức giá thể hiện một bộ phận giá trị của công ty niêm yết (giá trị vốn cổ phần – Equity Capital) Công ty có giá trị cao thì cổ phiếu có giá (hợp lý) cao và ngược lại 2.1.2 Quá trình giá cổ phiếu Trong thực tế giá cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều yếu... ký hiệu S tbt là mức giá giá trung bình của cổ phiếu khi đó Stbt > S0 với S0 là mức giá đầu kỳ ♦ Khoảng cách giữa 2 quỹ đạo giá sẽ tăng theo t 2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU Có hai phương pháp phân tích cổ phiếu thường được sử dụng: phương pháp phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) và phương pháp phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) với cách tiếp cận đối tượng (giá cổ phiếu) khác nhau 2.2.1... sử dụng hai chỉ tiêu: giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ của cổ phiếu là nguồn thông tin sử dụng trong phân tích thống kê nhằm phát hiện quy luật diễn biến của giá cổ phiếu và dự đoán xu thế ngắn hạn để khuyến cáo cho nhà đầu tư Các phương pháp thống kê chính thường sử dụng: phương pháp trung bình trượt, phương pháp thống kê mô tả nhằm vẽ biểu đồ và định dạng đường giá cổ phiếu (Charts) cùng các...  Thu thập số liệu về giá đóng cửa mỗi phiên giao dịch của cổ phiếu trong một chu kỳ (thường lấy số liệu của một năm gần nhất)  Chọn ngẫu nhiên một số chu kỳ con trong chu kỳ trên  Tính số phiên giao dịch giá tăng và tính tỷ lệ số phiên này so với tổng số phiên trong chu kỳ con Ước lượng p (xác suất giá cổ phiếu tăng sau mỗi phiên) bằng trung bình các tỷ lệ trên  Tính tỷ lệ tăng, giảm giá trung bình... trực quan hình học, mỗi quỹ đạo giá là một đường gấp khúc (hoặc đường cong) liên tục (do S t là hữu hạn với mọi t)  Một số đặc điểm quỹ đạo giá cổ phiếu Từ các đặc điểm của giá cổ phiếu ta suy ra đặc điểm của quỹ đạo giá Ký hiệu St, St+∆t : giá cổ phiếu tại thời điểm t, t+∆t và biến động giá trong khoảng thời gian [t, t+∆t] là: ∆St = St+∆t – St St St+∆t ♦ e Quỹ đạo giá không cắt trục hoành ♦ Với mọi... thời điểm Các mức giá của cổ phiếu biểu hiện trên thị trường tại các thời điểm khác nhau gọi là giá thị trường (thị giá) Giá thị trường của cổ phiếu có nhiều biến động và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố kinh tế và phi kinh tế Tuy nhiên nhân tố chính tác động tới thị giá của cổ phiếu là quan hệ cung cầu về cổ phiếu trên thị trường  Giá hợp lý của cổ phiếu Khái niệm: Giá hợp lý (Reasonable... phải chú ý • Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá cổ phiếu sẽ vượt quá băng trên (upper band) Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn • Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá cổ phiếu sẽ đi thấp hơn băng dưới (lower band) Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm dưới dải... Quỹ đạo giá cổ phiếu  Khái niệm Xét quá trình giá cổ phiếu {S t} Với mỗi ω∈Ω ta xét hàm St(ω) theo thời gian t Đồ thị của hàm này trên hệ trục tọa độ [Giá, Thời gian] gọi là một “ quỹ đạo giá Như vậy một quỹ đạo giá cổ phiếu là một “biểu hiện thực tế”, “hiện thực hóa” (Realization) của quá trình {St} ứng với sự kiện (biến cố) ngẫu nhiên ω Do {St} là quá trình ngẫu nhiên nên sẽ có vô số quỹ đạo giá Về . thuyết dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Trong chương này sẽ trang bị cho chúng ta những lý thuyết nền tảng khi phân tích và dự báo chuỗi giá cổ phiếu. Chương III: Ứng dụng các phương pháp định giá. quy luật nhất định.  Một số đặc điểm giá cổ phiếu Qua theo dõi và phân tích diễn biến giá cổ phiếu ta có thể thấy giá cổ phiếu có một số đặc điểm cơ bản sau: ♦ Giá cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm. Mạnh Dũng BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====================== CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU TRONG NGẮN HẠN Giáo viên

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan