Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015

63 755 4
Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng LỜI CẢM ƠN * * * Để thực hiện và hoàn thành được chuyên đề thực tập này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thầy, người cô của khoa Bất động sản & Kinh tế tài nguyên – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi không chỉ những kiến thức trong học tập mà cả những kinh nghiệm thực tế, những bài học quý báu của cuộc sống. Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Vũ Đình Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình viết và hoàn thiện chuyên đề này. Bên cạnh đó, không chỉ có sự giúp đỡ về kiến thức từ thầy, cô trong khoa trong quá trình học, sự chỉ bảo hướng dẫn trực tiếp từ thầy Vũ Đình Thắng mà còn nhờ những chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện hết sức của các bác, các cô, các chị ở Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Bình Lục – Hà Nam Tuy nhiên, do bản thân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nên chuyên đề còn rất nhiều thiếu xót và hạn chế. Kính mong các thầy, cô giáo giúp đỡ để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Lục, ngày 19 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Mai Thị Quỳnh Anh SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 1 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY 3 I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VÀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 3 1.Lao động nữ nông thôn 3 II/ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 11 III/ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 15 IV/ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở 1 SỐ ĐỊA PHƯƠNG CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO HUYỆN BÌNH LỤC 16 CHƯƠNG 2 19 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 19 TẠI HUYỆN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012 19 I/ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 19 II/ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012 29 III/ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NGUYÊN NHÂN 32 CHƯƠNG 3 38 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 38 I/ PHƯƠNG HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2013- 2015 38 II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 40 2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý 45 3. Nhóm giải pháp tăng tính chủ động sáng tạo của bản thân người lao động 50 4. Đẩy mạnh hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở 53 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3 SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là 1 nước đang phát triển và đang trong thời kỳ hội nhập vì thế các yếu tố nguồn lực đóng vai trò hết sức to lớn trong việc đưa đất nước phát triển – đặc biệt là nguồn lao động. Nguồn lao động là lực lượng sản xuất lớn trong sự đi lên của cả nước, do đó Nhà nước cần có sự quan tâm, trú trọng đặc biệt đến yếu tố này, nguồn nhân lực có mạnh, có tốt thì đất nước mới giàu mạnh. Và phát triển, nâng cao vai trò của lao động nữ cũng là 1 trong những mục tiêu nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ mở cửa. Vấn đề việc làm, thiếu việc làm cũng như thất nghiệp đang là vấn đề kinh tế - xã hội hết sức quan trọng và cấp bách. Hiện nay ở nước ta vấn đề tạo việc làm cho người lao động vẫn còn bị tác động bởi tốc độ gia tăng dân số cao, mức tăng trưởng còn hạn chế… Điều đó không chỉ gây nên tình trạng lãng phí do một bộ phận lao động không được sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng cả các yếu tố sản xuất khác, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư có cuộc sống gắn liền với bộ phận lao động thiếu hoặc không có việc làm này. Bởi vậy, tạo việc làm cho người lao động là vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế rất quan trọng mà còn mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc. Lao động nữ là lưc lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8%). Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ, .) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội .). Vai trò của nguồn lao động nữ nông thôn cho thấy đây là lực lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển của nông thôn nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Và vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra với nguồn lao động nông thôn chính là việc làm. Vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều những thách thức đặt ra và còn nhiều khó khăn gặp phải. Do đó để nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cưú đề tài “ Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015” SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 1 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng 2. Mục đích nghiên cứu Xem xét thực trạng lực lượng lao động nữ nông thôn ở nước ta hiện nay để thấy được những tiềm năng, trở ngại, hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy vai trò của lưc lượng lao động nay, hơn hết đề cao vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn tại huyện Bình Lục, không chỉ với tư cách là một nguồn lực quan trọng mà còn là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Đề tài nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn với bối cảnh kinh tế - xã hội của nông thôn huyện Bình Lục nói riêng cũng như tỉnh Hà Nam nói chung trong thời kỳ đổi mới 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần chính: Chương I: Cở sở lý luân, thực tiễn tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn hiện nay Chương II: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn tại huyện Bình Lục giai đoạn 2010-2012 Chương III: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 2 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY I/ Những vấn đề chung về lao động nữ nông thôn và việc làm cho lao động nữ nông thôn 1. Lao động nữ nông thôn a. Một số khái niệm Lao động : Theo các nước thành viên khối SEV: “Nguồn lao động là bộ phận dân số có khả năng, kiến thức và có kỹ xảo lao động nghĩa là có sức lao động”. Nguồn lao động bao gồm số người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi) có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực sự có việc làm. Đối với Việt Nam thì “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, đang tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm”. Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, độ tuổi lao động quy định là từ 15-60 tuổi đối với nam và từ 15-55 tuổi đối với nữ. Theo khái niệm này thì một số người không được tính vào nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, những người đang đi học, những người nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi theo quy định. Đặc trưng của nguồn lao động là những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Những chỉ tiêu này có thể thay đổi, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là chỉ tiêu về số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và sự phân bố theo lĩnh vực, theo ngành, Những nhân tố kinh tế, xă hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động của nguồn lao động. Cụ thể ở các nước phát triển, lực lượng lao động thường có chất lượng tốt thể hiện ở sức khoẻ và tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao, còn ở các nước có nền kinh tế yếu hơn thì lực lượng lao động rất dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp. Theo đó Lao động nữ nông thôn được hiểu là một bộ phận của lực lượng lao động quốc gia. Về mặt lý thuyết, khái niệm này phản ánh một bộ phận dân cư, là nữ ở nông thôn trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, mong muốn có việc làm, đang SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 3 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng có hoặc không có việc làm. Tuy nhiên trong kinh tế, khái niệm lao động nữ nông thôn còn có thể được hiểu đó là hoạt động lao động của bộ phận nữ ở nông thôn. b. Đặc điểm của lao động nữ nông thôn Khái quát có thể thấy lao động nữ nông thôn mang những đặc điểm sau: Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề của lao động nữ nông thôn: Theo “ Lao động việc làm thời kỳ hội nhập” (2009) thì tỷ lệ lao động có trình độ lao động phổ thông chiếm 55,59%; tỷ lệ nữ công nhân kỹ thuật không có bằng chiếm 38,1% và có bằng đạt 30,1%, tỷ lệ lao động nữ có trình độ trung cấp đạt 47,5%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 41,2% . Về chất lượng lao động nữ : Tính từ năm 2008 đến 2011, tỷ lệ lao động nữ có trình độ học vấn thấp có xu hướng giảm, tỷ lệ học vấn cao từ trung học phổ thông có hướng tăng lên. Trước tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu lao động có chuyển biến lớn theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung. Tỷ lệ lao động nữ dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp còn chậm, theo WB trong báo cáo đánh giá về giới tại Việt Nam thì tỷ lệ này năm 2009 giảm từ 51,5% xuống 50%. Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này là do trình độ tay nghề của lao động nữ ở khu vực miền núi, vùng cao còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, của chủ sử dụng lao động. Thu nhập đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng : Tiền công, tiền lương trả cho người lao động phải phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, có như vậy mới đảm bảo được tính công bằng và không có sự phân biệt về giới. Điều này được quy định tại điều 90 của Bộ luật Lao động 2012. Có thể nói, phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tham gia ngày càng nhiều trong khu vực phi nông nghiệp, càng khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Hơn nữa, xuất phát từ đặc điểm giới tính, lao động nữ nói chung cũng như lao động nữ nông thôn nói riêng đều có những đặc điểm riêng: Đảm nhận thiên chức làm mẹ:Chức năng thiên bẩm của người phụ nữ là mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Từ thiên chức này mà ở mỗi quốc gia đều đã có những chính sách riêng phù hợp với lao động nữ. Ở Việt Nam trong Luật Lao động 2012, tại điều 157 có quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, được bảo đảm việc làm cũng như trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai…… Hơn nữa, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 4 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng tiền lương theo hợp đồng lao động. Mặc dù Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện thiên chức này, song thực tế cho thấy chính từ thiên chức này đã ảnh hưởng ít nhiều tới việc làm của lao động nữ( trong đó có lao động nữ nông thôn). Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, một số doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng lao động nữ với lý do phải mất nhiều thời gian nghỉ sinh con và nuôi con, đồng thời phải thực hiện các chế độ mà lao động nữ được hưởng do pháp luật quy định nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trong thời gian nuôi con nhỏ, lao động nữ ít có cơ hội phấn đấu học tập, nâng cao trình độ tay nghề, ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, mức thu nhập thấp hơn nam giới, nên đã tác động đến cả chủ thể sử dụng lao động và đối tượng lao động nữ. Đặc điểm về sức khỏe, tâm lý, tính cách: Phụ nữ nhìn chung có thân hình nhỏ bé, sức mạnh và độ dẻo dai không được như nam giới nên thường chọn những công việc nhẹ nhàng, ít nặng nhọc, ít độc hại và nguy hiểm. Do đó sự lựa chọn nghề của lao động nữ khác hơn so với nam giới, điều đó dẫn đến tỷ lệ lao động nữ làm việc trong các ngành công nghiệp nặng, trong lực lượng vũ trang thường thấp hơn so với lao động nam, phần lớn lao động nữ thích làm việc trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhiều hơn. Đặc biệt, phụ nữ thường chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn, khéo léo, thận trọng nhất là lao động nữ nông thôn rất cần cù, chịu đựng, bền bỉ, kiên trì, miệt mài với công việc nên có những việc làm so lao động nữ đảm nhận mang lại hiệu quả rất cao. Lao động nữ nông thôn do điều kiện sống phần lớn chị em gắn bó với ruộng đồng, với gia đình, làng xã nên tâm lý, quan niệm xã hội về việc làm cũng khác nam giới và lao động nữ ở thành thị. Họ chỉ nghĩ đến việc làm trước mắt, cho nguồn thu đảm bảo cuộc sống hàng ngày, không muốn học nghề dài hạn, không muốn đi làm ăn xa. Chỉ trừ một bộ phận lao động nữ khó tìm được việc làm phù hợp ở nông thôn hoặc hoàn cảnh khó khăn bắt buộc họ phải di dời lên đô thị kiếm sống. Mặt khác do nhận thức về đặc điểm giới còn hạn chế nên trong phân công lao động, phụ nữ chưa thực sự được bình đẳng với nam giới, một số chủ thể kinh tế vẫn xem nhẹ vai trò và khả năng của phụ nữ, chưa mạnh dạn giao việc hoặc sử dụng lao động nữ một cách bình đẳng như với nam giới. SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 5 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng 2. Việc làm của lao động nữ nông thôn a. Khái niệm và một số đặc điểm việc làm của lao động nữ nông thôn Trong thời kỳ bao cấp, người lao động được coi là có việc làm khi họ tiến hành những công việc đòi hỏi chuyên môn nào đó theo sự phân công của Nhà nước và có thu nhập nhất định. Người có việc làm phải thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập thể…. Theo cách hiểu này, khái niệm việc làm không tính đến những người lao động đang làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân, cá thể hay làm việc tại nhà. Điều đó đã hạn chế rất lớn hoạt động lao động sản xuất của con người, triệt tiêu nhiều tiềm năng sáng tạo, tính chủ động của họ trong quá trình hoạt động thực tiễn, Vì thế, vận dụng khái niệm của tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) và một số nước lân cận, nước ta đã có những thay đổi trong quan niệm về việc làm. Điều 13 Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 ghi rõ : “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” Như vậy việc làm được nhận thức là những hoạt động lao động có ích cho bản thân, gia đình hoặc cộng đồng. Việc đổi mới nhận thức về việc làm đã dẫn đến sự đổi mới nhận thức, quan niệm về chính sách, biện pháp giải quyết việc làm theo hướng khơi dậy mọi nguồn lực và khả năng to lớn nhằm giải phóng sức lao động; giải quyết việc làm cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế, ở mọi khu vực; trong đó đặc biệt chú ý đến khả năng tự tạo việc làm của chính bản thân người lao động. Hơn nữa, quan niệm mới hiện nay không chỉ chú ý đảm bảo có đủ việc làm cho người lao động, mà còn coi trọng nâng cao chất lượng việc làm, tiến tới việc làm có năng suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn việc làm, tức là đảm bảo tính nhân văn của việc làm. Việc làm của lao động nữ nông thôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong tư tưởng giải phóng phụ nữ, Người nhấn mạnh; Giải phóng phụ nữ là phải giải phóng toàn diện về chính trị, tư tưởng, xã hội, giải phóng sức lao động nữ, giúp cho chị em làm việc có hiệu quả nhưng đôi vai không phải gánh nặng và giảm thiểu cường độ lao động chân tay. Người chủ trương đào tạo phụ nữ trẻ trở thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa, vừa biết lao động chân tay vừa biết lao động trí óc, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ nâng cao ý thức, tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước. Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 6 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động, trong đó có lực lượng lao động nữ nông thôn . Lao động nữ nông thôn ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn, có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề kinh tế ở nông thôn như: sản xuất công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; buôn bán dịch vụ, y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, quản lý chính quyền, các hoạt động cộng đồng… Tuy nhiên họ lại là nhóm đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế tập trung bao cấp và giai đoạn đầu chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường của nước ta, việc làm của lao động nữ nông thôn thường rơi vào hai nhóm chủ đạo là lao động tự làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, làm nghề truyền thống và lao động gia đình không hưởng lương, riêng nhóm lao động nữ làm công ăn lương chưa được quan tâm nhiều nên chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới. Những năm gần đây do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ lệ lao động nữ nông thôn có việc làm thuộc nhóm lao động làm công tăng đột biến, thay thế vị trí của nhóm lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương. Sự thay đổi đột biến này dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm của lao động nữ ở nông thôn. Bên cạnh đó, do tác động của phát triển khu công nghiệp, đô thị hoá, tình trạng lao động nữ nông thôn di cư, ra làm việc ở thành phố ngày càng gia tăng. Nguyên nhân có sự gia tăng này là ruộng đất canh tác bị thu hẹp, lao động nữ nông thôn phần lớn trình độ tay nghề thấp, khó có cơ hội tìm được việc làm; mặt khác do giá trị lao động nông nghiệp thấp, đặc biệt có sự chênh lệch cao giữa lao động và thu nhập của thành phố với nông thôn; việc xoá bỏ quản lý hộ khẩu ở thành phố nên đã gây ra hiện tượng lao động nữ di cư ra thành phố theo mùa vụ ngày càng đông. Những nghề có tính thời vụ như: Bán hàng rong, giúp việc gia đình, phục vụ dịch vụ ăn uống, làm may mặc với mức thu nhập thấp, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Những vấn đề biến động về việc làm của lao động nữ nông thôn đã đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn thời kỳ hội nhập hiện nay. SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 7 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vũ Đình Thắng b. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của lao động nữ nông thôn Những nhân tố về điều kiện tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên ở mỗi quốc gia vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, vì vậy nó là một trong những yêu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo việc làm cho người lao động. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn khoáng sản, đất đai năng lượng có trên mặt đất, dưới lòng đất, trong rừng, dưới biển… ngay cả vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết thuận lợi cũng là tài nguyên quý thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đất nước phát triển. Tuy nhiên trong thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị. Một số quốc gia tài nguyên thiên nhiên rất nghèo như Singapo, Nhật Bản… nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nữ nông thôn. Vì vậy điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia chỉ là cơ sở quan trọng ban đầu cho sự phát triển sản xuất. Việc tiếp theo của mỗi nước là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đằn, bền vững, nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể là động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương nằm trên những vị tri địa lý nhất định, có thể thuận lợi hoặc khó khăn về mặt khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, lượng gió, mưa bão, lũ, hạn hán… Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp… Đối với những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, chẳng hạn như Việt Nam thì những nhân tố về điều kiện tự nhiên giữ vai trò rất quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở đối với các hoạt động sản xuất. Cụ thể như độ màu mỡ tự nhiên của đất đai, diện tích canh tác bình quân đầu người ; điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi hay trữ lượng của hầm mỏ, tài nguyên của rừng và biển… Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên nước ta nhiều khi diễn biến phức tạp, những hiện tượng lũ lụt, hạn hán kèo dài thường xuyên xảy ra, đặc biệt lại là 1 trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Với lực lượng đông đảo lao động nữ nông thôn (chiếm trên 70%) là trực tiếp sản xuất nông nghiệp, do vậy điều kiện tự nhiên sẽ có tác động rất lớn đến tạo việc làm của họ. Tình trạng ngập úng, SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 8 [...]... phương SV thực hiện: Mai Thị Quỳnh Anh Lớp Kinh tế Nông nghiệp 51 Chuyên đề thực tập Thắng 19 GVHD: PGS.TS Vũ Đình CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012 I/ Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn Bình Lục 1 Lao động nữ nông thôn Bình Lục a Quy mô nguồn lao động nữ nông thôn Bình Lục Huyện Bình Lục nằm ở phía Đông nam của tỉnh Hà Nam, tiếp... chất lao động rất cần cù, chịu khó song sự năng động, chủ động thay đổi nghề, tìm việc làm mới còn hạn chế, thường bằng lòng với những việc làm mình đã có, cho dù đem lại thu nhập thấp II/ Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn bình lục giai đoạn 20102012 1 Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các ngành kinh tế Tạo việc làm cho người lao động cả nước cũng như tỉnh Hà Nam nói chung, lao. .. tác động nhất định đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động nữ nông thôn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang một số ngành khác có thu nhập cao hơn, cải thiện điều kiện sống của lao động nữ d Nhận xét về lao động nữ nông thôn Bình Lục • Tiềm năng: Lực lượng lao động nữ nông thôn Bình Lục chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động của toàn huyện Nguồn lao động nữ ở khu vực nông thôn dồi dào, có vai trò... xuất nông nghiệp, gây thất thu, giảm năng suất cây trồng, giảm việc làm của lao động nữ nông thôn Nhân tố thuộc về sức lao động của lao động nữ nông thôn: Số lượng và chất lượng sức lao động của lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng có ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình tạo việc làm Đối với mỗi quốc gia, khi số lượng lao động không ngừng tăng, trong khi đó chất lượng sức lao động. .. nhằm tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn, trong đó thu hút đông đảo lực lượng lao động nữ nông thôn tham gia, tạo việc làm, tăng thu nhập Cùng với phương thức tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống của Việt Nam cũng hết sức đa dạng phong phú đây cũng là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội cho phụ nữ nông thôn. .. thiếu việc làm phát sinh là không tránh khỏi mặc dù đã có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành trong công tác tạo việc làm cho người lao động Theo số liệu của phòng lao động thương binh xã hội huyện thì trong giai đoạn 2010-2012 lao động nữ nông thôn thiếu việc làm luôn chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong tổng số lao động nữ thiếu việc làm của huyện Tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ nông thôn là... tạo việc làm chỉ đạt 38,2%; xuất khẩu lao động đạt 34,4%; cả nước tạo việc làm cho 1.505 người, đạt 88,5% kế hoạch Năm 2013, Bộ LĐ-TB&XH đặt ra mục tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu người, trong đó tạo việc làm trong nước cho là 1,515 triệu người và xuất khẩu 85.000 lao động Dưới đây là số liệu của Phòng LĐ-TB&XH huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam về kết quả tạo việc làm mới cũng như việc làm thêm cho lao động. .. 157 1512 846 -Nông, lâm, ngư nghiệp 1123 798 1548 863 -Dịch vụ 630 367 710 487 2 Xuất khẩu lao động 107 41 110 83 II Tổng số lao động được tạo 3372 1383 3380 1616 việc làm thêm Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Lục 2 Các lĩnh vực việc làm được tạo ra trong năm cho lao động nữ Từ năm 2011, việc làm cho lao động nói chung cũng như lao động nữ nói riêng trong ngành nông nghiệp, lâm... hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng, hoạt động du lịch, hoạt động bưu chính viễn thông… đây là những ngành khai thác nguồn tiềm năng lao động nữ, tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng Các chương trình mục tiêu quốc gia xúc tiến việc làm được tỉnh coi trọng triển khai có hiệu quả Tỉnh có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nữ nông thôn. .. cầu của việc làm thì quá trình tạo việc làm hết sức khó khăn Hiện nay, lực lượng lao động nữ nông thôn của nước ta đang trong tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng sức lao động Do vậy sức lao động nữ là một yêu tố quan trọng, cấu thành nên việc làm của lao động nữ Trong nền kinh tế thi trường, sức lao động của lao động nữ nông thôn cũng là một nhân tố hết sức quan trọng , có tác động trực . TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY 3 I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VÀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 3 1 .Lao động nữ nông thôn 3 II/ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO VIỆC. NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 38 I/ PHƯƠNG HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2013- 2015 38 II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC 40 2. Nhóm. TIỄN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY I/ Những vấn đề chung về lao động nữ nông thôn và việc làm cho lao động nữ nông thôn 1. Lao động nữ nông thôn a. Một số khái niệm Lao động :

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Kết cấu của đề tài

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY

      • I/ Những vấn đề chung về lao động nữ nông thôn và việc làm cho lao động nữ nông thôn

        • 1. Lao động nữ nông thôn

          • a. Một số khái niệm

          • b. Đặc điểm của lao động nữ nông thôn

          • II/ Một số phương thức tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở nước ta hiện nay

          • III/ Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn

          • IV/ Một số kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn ở 1 số địa phương có thể áp dụng cho huyện Bình Lục

          • CHƯƠNG 2

          • THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN

          • TẠI HUYỆN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012

            • I/ Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn Bình Lục

            • II/ Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn bình lục giai đoạn 2010-2012

            • III/ Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân

            • CHƯƠNG 3

            • PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC

              • I/ Phương hướng tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015

              • II/ Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục

                • 2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý

                  • a. Thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn với quy hoạch đào tạo nghề, giải quyết việclàm cho lao động nữ nông thôn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan