Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

68 260 1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn và giải pháp quản lý đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc có giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong quá trình kinh doanh của mình. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty cỔ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu của mình. Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào thực trạng thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1 Nội dung luận văn bao gồm các phần sau: Chương I : Những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chương II : Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc thú ý của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Chương III .Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên 2 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Những vấn đề chung về doanh nghiệp 1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một số cách hiểu được diễn đạt như sau : - Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh là một mức độ đạt được lợi ích từ sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng cửa nó (Hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của chỉ tiêu kinh tế ,cách hiểu này còn phiến diện vì chỉ đứng trên mức độ biến động của các chỉ tiêu này theo thời gian . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí so với mức tăng kết quả . Đây là biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy là chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát nên ý niệm của vấn đề . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao đông hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh .Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một số chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể nào đó . Bởi vậy cần có một số khái niệm cần bao quát hơn : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu , phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh . Nó là 3 thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp . 1.1.2.Các loại hình doanh nghiệp. Tính phổ biến của hoạt động kinh doanh và trên cơ sở đó tính phổ biến của hoạt động quản trị trước hết phải phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp vì vậy tùy theo từng giác độ nghiên cứu người ta tìm cách phân loại doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Doanh nghiệp không tồn tại chung chung mà luôn luôn tồn tại dưới hình thức pháp lý cụ thể. Ở mỗi giai đoạn phát triển, mỗi nước đều phải xác định các hình thức pháp lí cụ thể của doanh nghiệp. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp nước ta hiện nay bao gồm Hợp tác xã, Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, nhóm công ty, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra theo cách hiểu doanh nghiệp hiện đại thì kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT cũng là một hình thức pháp lý của doanh nghiệp. 1.2.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc các thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội là yêu cầu khách quan. Hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2.Các loại hiệu quả kinh doanh Để đạt được mức doanh lợi mong muốn doanh nghiệp phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mỗi quyết định đều phải gắn với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tê – xã hội phức tạp và luôn biến động. Có thể kể đến một số yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ, sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến 4 những thay đổi mạnh mẽ và quản lý tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của nhà nước, sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật là các văn bản pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính. Doanh nghiệp với nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng sảy ra rủi ro, đầu tiên là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúng đắn. Danh nghiệp với sức ép thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trọng cổ điển sang chiến lược trong cầu hiện đại. Những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hóa, đòi hỏi chất lượng ngày càng tinh tế hơn. Khách hàng càng đòi hỏi bắt buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên phải thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao. Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu lớn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể tới hoạt động của Doanh nghiệp, đặc chưng các điều kiện kinh tế khác nhau. Muốn phát triển bền vững các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường tài chính của Doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng. 1.2.3.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 1.2.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng vốn Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng vốn phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định. Xét trên cả phương diện lí thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh, các nhà quản trị đều quan tâm trước hết đến việc tính toán, đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp. Vì chỉ tiêu doanh lợi được đánh giá cho toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả vốn của chủ sở hữu lẫn vốn vay nên sẽ có hai loại chỉ tiêu đánh giá doanh lợi của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này 5 được coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và vốn sở hữu nói riêng. + Chỉ tiêu doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Tổng lợi nhuận Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh = Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của toàn bộ vốn, cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Chỉ tiêu doanh lợi của vốn chủ sở hữu: Tổng lợi nhuận Doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Ngoài ra cũng thuộc chỉ tiêu doanh lợi còn có thể sử dụng chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng, chỉ tiêu được xác định: Tổng lợi nhuận Doanh lợi của doanh thu bán hàng = Tổng doanh thu 1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng vào việc tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động, mức sinh lời bình quân của một lao động và hiệu suất tiền năng. + Chỉ tiêu năng suất lao động: Sản lượng tính bằng đơn đơn vị hiện vật hoặc giá trị Năng suất lao động bình quân theo năm: = Số lao động bình quân trong năm 6 Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm: số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ làm việc mỗi ngày của lao động và năng suất lao động bình quân mỗi giờ. Năng suất lao động Năng suất lao động bình quân theo năm = Bình quân theo giờ Số ngày làm x Số ca x Số giờ làm việc Việc bình quân X làm việc X bình quân mỗi Trong năm trong ngày ca Chỉ tiêu này còn có thể được áp dụng bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn được xác định trực tiếp từ sản lượng tạo ra trong một ca lao động hoặc một ngày làm việc. Về bản chất chỉ tiêu năng suất lao động được xác định phù hợp với công thức khái niệm hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và do đó biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. + Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động: Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng. Nó cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kì nhất định. Công thức xác định: Tổng lợi nhuận trong kì Sức sinh lời bình quân của lao động = Số lao động bình quân trong kì + Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương: Tổng lợi nhuận Hiệu suất tiền lương = Tổng quỹ tiền lương và phụ cấp có tính chất lương 7 Chỉ tiêu này cho biết khi chi ra một đồng tiền lương sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng chi phí tiền lương. + Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động: Tổng doanh thu trong kì Doanh thu bình quân một lao động = Số lao động bình quân trong kì Chỉ tiêu này phản ánh một lao động bình quân trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kì đ. + Chỉ tiêu tỉ lệ lao động gián tiếp: Số lao động gián tiếp bình quân trong kì Tỉ lệ lao động gián tiếp = x 100 Số lao động bình quân trong kì Chỉ tiêu này thể hiện trình độ lao động quản lí của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trình độ quản lí tiên tiến thì tỉ lệ lao động gián tiếp < 10% 1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định + Chỉ tiêu suất sinh lợi của vốn cố định: Tổng lợi nhuận Suất sinh lợi của vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. Bởi vậy, để nâng cao hệ thống này cần phải nâng cao tổng lợi nhuận. Mặt khác, cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí vốn cố định bằng cách: giảm tuyệt đối với những tài sản thừa, không cần dùng; bảo đảm cân đối tỉ lệ giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực; phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định. + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: 8 Doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho ta biết, cứ một đồng vốn cố định bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kì tạo ta được bao nhiêu đồng doanh thu. Và cũng như tỉ suất sinh lợi của vốn cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm vốn cố định đồng thời có biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. + Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn cố định: Vốn cố định bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn cố định = Doanh thu Chỉ tiêu này cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần có bao nhiêu đồng vốn cố định dùng vào sản xuất kinh doanh trong kì. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định là chỉ tiêu nghịch đảo với hiệu suất sử dụng vốn cố định và do đó, chỉ tiêu này càng nhỏ, càng có nghĩa là doanh nghiệp tốn ít vốn cố định hơn, hiệu quả sử dụng vốn cố định vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Đề đánh giá mức kết quả quản lí của từng thời kì, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định cần được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và khả năng sinh lợi của tài sản cố định. + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh trong kì phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tốt. 9 Để nâng cao chỉ tiêu này một mặt doanh nghiệp phải tăng sản lượng bán ra, mặt khác phải giảm những tài sản cố định thừa, không cần dùng, khai thác tối đa năng lực sản xuất của những tài sản cố định hiện có. + Chỉ tiêu tỉ suất sinh lợi của tài sản cố định: Tổng lợi nhuận Suất sinh lợi của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Tỉ suất sinh lợi của tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh trong kì phân tích đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. 1.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta dựa vào các chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu chỉ suất sinh lợi của vốn lưu động: Tổng lợi nhuận Suất sinh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh của kì phân tích tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi phân tích cần tính ra và so sánh giữa tỉ suất sinh lợi kì phân tích với kì gốc, nếu tỉ suất này tăng chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên và ngược lại. Để nâng cao chỉ tiêu này, phải tăng nhanh tổng lợi nhuận đồng thời đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. + Chi tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động (số vòng quay của vốn lưu động): Doanh thu Tốc độ chu chuyển vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh: trong kì phân tích, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần. Hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào 10 [...]... TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 2.1.Khái quát về công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên Tên đơn vị: CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Tên giao dịch: TN JSCAM Trụ sở chính: 64 A đường Việt Bắc – Phường Đồng Quang – Thành Phố Thái Nguyên. .. Công ty tư liệu sản xuất Từ 01/4/1961: Được đổi tên thành Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên Năm 1965 đổi tên thành Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Bắc Thái Từ 1996–2003 sáp nhập các Công ty VTNN, Giống CT; CN; TS, các Trạm Trại SX giống lúa, giống thủy sản Thành Công ty vật tư NLN TL Thái Nguyên Từ 01/01/2004 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tên gọi: Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thái. .. thiện nâng cao Như vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả, chính là hạt nhân cơ bản của thắng lợi trong cạnh tranh Và các dạng cạnh tranh nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Chính sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là con đường của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh. .. ngừng tìm tòi các biện pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thực tế cho thấy Công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này Điều này chứng tỏ Công ty là một trong những doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao, hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị... cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Là nhà cung ứng vật tư kỹ thuật chuyên nghiệp – Là người bạn tin cậy của nhà nông 2.1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều phải chịu sự tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của mọi loại thị trường, của chính đặc điểm kinh tế kĩ... hợp với doanh nghiệp Cụ thể là: Doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động trên hai thị trường đầu vào và đầu ra để đạt một kết quả cao nhất và kết quả này không ngừng phát triển nâng cao hiệu quả về mặt chất cũng như về mặt lượng Như vậy, trong cơ chế của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò đối với doanh nghiệp - Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh là... đồng tư ng ứng với tỷ lệ 118,8% Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2009 đạt 75.740,9 triệu đồng tăng hơn 10.041,2 triệu đồng tư ng ứng với tỷ lệ 115,2% Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do công ty biết tận dụng những nguồn vốn khác để đầu tư vào hoạt động kinh doanh 2.2.Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên 2.2.1.Tình hình thực hiện kết quả hoạt động. .. xuất kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước, trước năm 2004 (trước khi tiến hành liên doanh) thì công ty vẫn có khả năng bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao Song do vốn tự bổ sung ít, khi thực hiện liên doanh xây dựng công ty sản xuất thức ăn gia súc công ty phải vay một lượng vốn lớn đê đầu tư nhưng tình hình kinh doanh thô lỗ phải giải. .. việc nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh Đối với Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn này thì yếu tố thị trường càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay, mặc dù chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng nhưng có thể chia thành các loại thị trường sau:  Bán lẻ tại 165 cửa hàng trên toàn tỉnh  Bán đầu tư. .. tích cực tới hiệu quả kinh doanh Bởi mỗi doanh nghiệp là một guồng máy, nếu có được những thông tin tổng hợp kịp thời sẽ làm cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được trôi chảy, khả năng cung ứng cũng như bán hàng được nâng cao góp phần vào việc tăng dân số, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cơ chế thị trường có những khó khăn riêng, nếu doanh nghiệp nắm bắt . hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chương II : Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc thú ý của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Chương III .Giải pháp nâng cao. .Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên 2 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Những. và giải pháp quản lý đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc có giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan