Đầu tư công tại tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp

103 1.4K 4
Đầu tư công tại tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 NGUỒN: TỔNG CỤC THỐNG KÊ NGHỆ AN 79 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT XHCN : Xã hội chủ nghĩa HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ICOR : Hệ số sử dụng vốn SNA : Hệ thống tài khoản quốc gia CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ODA : Viện trợ chính thức KH&CN : Khoa học công nghệ ATK : Vùng an toàn khu DNNN : Doanh nghiệp nhà nước NSNN : Ngân sách nhà nước WTO : Tổ chức thương mại thế giới FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài BT : Xây dựng - Chuyển giao BOT : Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao PPP : Hợp tác nhà nước - tư nhân PIP : Chương trình đầu tư công cộng GPMB : Giải phóng mặt bằng SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ I. BẢNG MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của cả xã hội. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn từ các chính sách điều hành, quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính, hoạt động sử dụng vốn đầu tư phát triển vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong những chính chính sách, công cụ điều hành này, đầu tư công chiếm vai trò vô cùng cần thiết vì đây là công cụ khắc phục các hạn chế của kinh tế thị trường, là đòn bẫy kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia. Mặc dù có những thành công và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội không thể phủ nhận, đầu tư công của tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô cần tiếp tục nghiên cứu, từ việc xác định tỷ trọng hợp lý của đầu tư trong GDP và ngân sách của tỉnh, đến việc lựa chọn và quyết định dự án, chương trình đầu tư, xác định cơ cấu đầu tư, chủ đầu tư, tổ chức thực hiện đầu tư, giám sát và đánh giá hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả thấp trong đầu tư công cũng được nói đến rất nhiều trong thời gian qua. Không ít hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư công diễn ra rất nghiêm trọng và gây ra mối quan ngại về tính hiệu quả của đầu tư công như lãng phí, tham nhũng, đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng mục tiêu… Tất cả những vấn đề này bắt nguồn cả từ thể chế phân bổ và quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện, lẫn từ sự yếu kém của cơ quan quản lý. Việc nghiên cứu đầu tư công của tỉnh Nghệ An, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, có ý nghĩa cả về lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn đầu tư công của tỉnh để thấy được điểm yếu, rút ra những bài học và đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư công và hoàn thiện cơ chế quản lý.Vì vậy em chọn đề tài “Đầu tư công tại tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề nhằm đóng SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà góp một số ý kiến về đầu tư công trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội mới gắn với thực tiễn tại tỉnh Nghệ An. Bố cục Chuyên đề chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư công Chương 2: Thực trạng đầu tư công tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2011 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới ở tình Nghệ An. Trong thời gian thực tập tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, là một sinh viên năm cuối đang trong quá trình tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thực tế em nhận thấy đây là môi trường để em có thể trau dồi những lý thuyết đã được học trên giảng đường và có cơ hội áp dụng vào thực tế. Qua đó em sẽ có được những kinh nghiệm thực tế quý báu, cần thiết và rất hữu ích sau khi ra trường. Do thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Thu Hà và các cán bộ của phòng Trung tâm xúc tiến Đầu tư và Tư vấn phát triển - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Đầu tư Theo cách hiểu thông thường, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác, là sức lao động. Biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư. Những kết quả đạt được có thể là tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…), và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất lao động và hiệu suất công tác cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư được hiểu là tăng vốn (tư bản) nhằm tăng cường năng lực sản xuất trong tương lai. Đầu tư, vì thế, còn được gọi là tích lũy tư bản. Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới tính là đầu tư, còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản không được tính vào phạm trù đầu tư. Trong thống kê của Việt Nam có hai chỉ tiêu “tổng tích lũy tài sản” (K) và “vốn đầu tư” (I) mà nội hàm không đồng nhất. “Tổng tích lũy tài sản” được tính theo phương pháp của thống kê quốc tế khi phản ánh cơ cấu phân bổ GDP. Còn “vốn đầu tư” được dùng để phản ánh số tiền bỏ ra trong một thời hạn nhất định (1 năm, 5 năm) của các thành phần kinh tế nhằm mục đích tăng cường năng lực sản SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, loại chi phí này cũng được coi là đầu tư. Đây là một điểm khác biệt lớn trong cách thức đo lường trị giá đầu tư ở Việt Nam so với quốc tế. Chi phí đền bù đất đai và tài sản chiếm một tỷ trọng rất lớn trong một số loại công trình xây dựng ở đô thị và những nơi đông dân mà Việt Nam hiện coi là một loại chi phí đầu tư làm cho tổng giá trị đầu tư tăng lên và vì vậy hiệu suất đầu tư giảm đi (ví dụ như ICOR của đầu tư công rất cao). Ở Việt Nam, vốn đầu tư I được thống kê (thông qua báo cáo và các cuộc điều tra, khảo sát, ước lượng) và được sử dụng một cách thông dụng trong quản lý nhà nước, còn tích lũy tài sản K thì được tính toán một cách ước lượng trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA (bao gồm tài sản cố định và thay đổi tồn kho). Gọi là ước lượng, bởi vì hệ thống hạch toán hiện nay, các doanh nghiệp thống kê và báo cáo tài sản theo nguyên giá tại thời điểm mà tài sản được hình thành, nên trong điều kiện lạm phát khá cao thì số liệu về tài sản tích lũy có thể ít có ý nghĩa 1 . Số liệu về tích lũy tài sản K ít được sử dụng trong các nghiên cứu và trong công tác quản lý nhà nước của các ngành và địa phương. Tuy nhiên, K có ý nghĩa khi phân tích so sánh quốc tế, vì số liệu dựa trên cùng một phương pháp tính toán. Mặt khác, khi so sánh K với I sẽ thấy được có bao nhiều phần vốn đầu tư thực tế đã trở thành tài sản sản xuất. Theo thống kê, những năm gần đây ở Việt Nam, khối lượng “tích lũy tài sản” bằng khoảng 60 - 73% so với “vốn đầu tư”. Nhưng điều rất đáng lưu ý là sự chênh lệch này liên tục tăng lên: Tích lũy tài sản từ chỗ bằng 72.5% so với vốn đầu tư vào năm 2000 mỗi năm đã giảm đi, đến mức chỉ còn bằng 60.7% so với đầu tư năm 2009; nhưng đã bắt đầu tăng lên bằng 62.3% so với đầu tư năm 2011. Điều này có nghĩa là tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản tích lũy ngày càng giảm sút và có dấu hiệu tăng trở lại. 1 Lấy một ví dụ đơn giản: đơn vị có 2 chiếc xe ô tô cùng kiểu cách, một chiếc mua 5 năm trước và chiếc khác mới mua. Hai chiếc xe này có giá cả rất khác nhau, có khi chênh nhau tới 2 - 3 lần. Vì thế, gái trị tài sản mỗi chiếc lấy theo cách tính trung bình cộng sẽ trở nên ít ý nghĩa đối với hạch toán. SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà Bảng 1.1. Vốn đầu tư và tích lũy tài sản của Việt Nam 2000 - 2011 (ĐVT: nghìn tỷ đồng, theo giá 1994) Năm Vốn đầu tư Tích lũy tài sản Khác biệt (tích lũy tài sản/vốn đầu tư) (%) 2000 115,1 83,5 72,5 2001 129,4 92,5 71,5 2002 148,0 104,3 70,4 2003 168,8 116,6 69,9 2004 189,3 128,9 68,1 2005 213,9 143,3 67,0 2006 243,3 160,2 65,9 2007 309,1 203,2 65,7 2008 333,2 215,9 64,8 2009 371,3 225,3 60,7 2010 400,2 248,7 62,1 2011 362,8 225,9 62,3 Nguồn:Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2009, 2011. 1.1.2. Đầu tư công Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công. Việc gia tăng tư bản xã hội thuộc chức năng của chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện. Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đầu tư của Nhà nước là chủ yếu và lúc đó trong quản lý kinh tế và thống kê chỉ sử dụng khái niệm "đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước". Đầu tư của khu vực tập thể và nhân dân (chủ yếu bằng công lao động và nguyên vật liệu địa phương) xây dựng các công trình công cộng (như đường xá, thủy lợi, ) hầu như không thống kê được. Thuật ngữ "đầu tư công" được sử dụng ở Việt Nam từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh các thuật ngữ "đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh" và "đầu tư SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà trực tiếp nước ngoài". Các khái niệm "đầu tư công" và "đầu tư của Nhà nước" được sử dụng với ý nghĩa giống như nhau. Theo thống kê hiện nay, đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm: - Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương và phân cho các địa phương). - Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn) cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hàng năm, nhưng về chủ trương lại thường được quyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, ví dụ 3-5 năm. - Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định. - Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Có một số điểm khác biệt giữa định nghĩa mang tính lý thuyết về "đầu tư công" và vận dụng trong thực tế: Theo lý thuyết kinh tế học thì đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Hàng hóa công cộng phải thỏa mãn 2 đặc tính: không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ. Tuy nhiên, trên thực tế, chính phủ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đảm nhận chức năng rộng hơn: Chính phủ không chỉ sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng, mà còn sản xuất và cung ứng rất nhiều hàng hóa khác mà không hẳn có 2 thuộc tính trên. Chẳng hạn, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước để sản xuất ra những hàng hóa không thỏa mãn cả 2 đặc tính nói trên như sắt thép, xi măng, tàu thủy, hóa chất, sách báo, rượu bia, dịch vụ ngân hàng,… Mặt khác, trong thực tế rất khó có thể phân định hàng hóa nào là hàng hóa công cộng, bởi vì ở một số nước, có rất nhiều loại hàng hóa vốn được coi là công cộng hiện nay chính phủ cũng thuê khoán cho các công ty tư nhân thực hiện, như xây dựng đường xá, vận tải công cộng, dạy học và thậm chí cả đảm bảo an ninh trật tự công cộng, quản lý nhà tù. Trong những trường hợp này, đầu tư mà các công ty tư nhân thực hiện để sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng thuê cho nhà nước khó có thể coi là đầu tư công. Để tránh sa vào khó khăn mang tính hàn lâm "thế nào là một hàng hóa công SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 6 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà cộng?", khái niệm “đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh. Cách hiểu này hiện chưa được phổ biến, nhưng đang được Dự thảo Luật Đầu tư công của Việt Nam đề nghị áp dụng. Theo cách hiểu này, lĩnh vực đầu tư công gồm: - Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác. - Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp. - Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ. Như vậy, ở quan niệm này, đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công. Song cũng không thể coi nó là đầu tư tư nhân, bởi vì đây là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, việc sử dụng quan niệm này thực ra không làm đơn giản hơn cách phân loại và quản lý đầu tư của Nhà nước. Trước hết nó đòi hỏi phải bổ sung thêm khái niệm "đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các đơn vị thuộc khu vực nhà nước", bên cạnh các khái niệm "đầu tư tư nhân" và "đầu tư công". Sau nữa, nó làm cho quá trình phân loại để thống kê trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn, một con đường, nếu được đầu tư bằng vốn ngân sách thì sẽ thuộc loại đầu tư công, nhưng nếu thực hiện bằng vốn "xã hội hóa" - tức là do cộng đồng hoặc tư nhân bỏ vốn đầu tư - sẽ thuộc đầu tư tư nhân, còn nếu có cả sự hỗ trợ vốn của chính phủ thì sẽ rất khó phân định đó là đầu tư công hay đầu tư tư nhân. Hiện tại "đầu tư công" vẫn được quan niệm một cách đơn giản hơn: đó là bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Trong quan niệm này, đầu tư công được xét không phải từ SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 7 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà góc độ mục đích (có sản xuất hàng hóa công cộng hay không, có mang tính kinh doanh hay là phi lợi nhuận) mà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Cụ thể là đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý, đây là cách hiểu phổ biến và cũng là đối tượng của chính sách đầu tư của Nhà nước hiện nay. 1.1.3. Dự án công Trên thực tế có nhiều cách tiếp cận khái niệm dự án công. Dù tiếp cận như thế nào đi nữa chúng cũng thống nhất nhau ở quan điểm cho rằng dự án công là tập hợp những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu công cộng. Dự án công là những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toàn bộ hay một phần hoặc do dân chúng tự nguyện góp vốn bằng tiền hay bằng ngày công nhằm đáp ứng mọi nhu cầu mang tính cộng đồng. Nếu mở rộng hơn nữa, dự án công còn bao gồm những dự án mà Chính phủ hoặc chính quyền địa phương đề xuất và kêu gọi tài trợ quốc tế. Cũng được xem là một dự án công cho dù dự án đó do một đơn vị kinh doanh thực hiện nếu nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi công cộng. Như thế có thể nhận diện tính chất “công” của một dự án ở mục đích của nó; và ta có thể nói một cách ngắn gọn, dự án công là dự án hướng đến việc tạo ra những lợi ích cộng đồng. Dự án công khác biệt dự án tư ở các điểm sau: - Mục đích và mục tiêu: Dự án công và dự án tư được phân biệt trước hết ở mục đích và mục tiêu của dự án. Mục đích và mục tiêu của dự án công thường không chỉ mang tính tài chính mà còn mang tính kinh tế, thậm chí chứa đựng cả tính chính trị. Nói cụ thể, mục đích cao nhất mà dự án công hướng đến là nâng cao phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội là một tập hợp gồm mức sống vật chất, tình hình an sinh xã hội, thể trạng sức khỏe, môi trường sinh thái, sự tham gia vào các hoạt động xã hội,… Có thể nói một cách khác, phúc lợi xã hội thể hiện qua mức độ hài lòng trong cuộc sống bản thân và đời sống xã hội. - Tài trợ: Sự khác biệt thứ hai giữa dự án công và dự án tư là ở chi phí tài trợ. Phần lớn nguồn tài trợ cho dự án tư đều xác định được chi phí một cách tường minh. Nguồn tài trợ các dự án công một phần đến từ thuế mà chi phí cơ hội của thuế SV: Đặng Anh Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 51G 8 [...]... tế Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc – Nam Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My -an- ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyênViệt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốclộ 7 và đường 8) Với vị trí như vậy, Nghệ An. .. án đầu tư công, thì không chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án mà còn phải chú ý đến tác động của dự án tới môi trường, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước… SV: Đặng Anh Tuấn 27 Lớp: Kinh tế đầu tư 51G Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 – 2011 2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An Tỉnh. .. việc đầu tư cho y tế và an sinh xã hội đang là một lĩnh vực đầu tư quan trọng của đầu tư công 1.4 Nguồn vốn đầu tư công Vốn đầu tư công bao gồm 3 nguồn chủ yếu: 1.4.1 Vốn ngân sách nhà nước (1) Vốn từ nguồn thu trong nước của Ngân sách Nhà nước phân cho các Bộ ngành và phân cho các địa phương Vốn đầu tư này hướng vào đầu tư không hoàn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển... của hoạt động đầu tư công như sau: - Mức gia tăng thu nhập đầu người: thể hiện được hoạt động đầu tư nâng cao mức sống của dân cư - Chỉ tiêu phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội - Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên mộ tđơn vị vốn đầu tư phát huy tác... động - Chỉ tiêu cải thiện điềukiện làm việc cho người lao động (3) Hiệu quả về môi trường - Tỷ trọng vốn đầu tư bảo vệ môi trường trong tổng vốn đầu tư - Tỷ trọng vốn đầu tư các dự án áp dụng công nghệ sạch so với tổng vốn đầu tư - Tác động cải thiện môi trường sinh thái của các dự án đầu tư đối với đời sông nhân dân và giảm các thiệt hại kinh tế do môi trường gây ra (4) Hiệu quả về công nghệ - Tỷ... dụng vốn tự có để đầu tư Chỉ tiêu IRR thường được xác định theo phương pháp nội suy - Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm Để phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của dự án, người... số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư) Phương pháp tính như sau: Số lao động tăng thêm = Số lao động thu hút thêm - Số lao động mất việc làm - Số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư) Phương pháp tính như sau: Số ngoại tệ thực thu SV: Đặng Anh Tuấn = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ 26 Lớp: Kinh tế đầu tư. .. trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn về công nghệ, cho nghiên cứu khoa học trong tổng vốn đầu tư - Tỷ trọng mức cơ giới hóa, tự trọng hóa: thể hiện việc nâng cao trình độ CNH - HĐH cho các ngành kinh tế - Tỷ trọng phần chi phí mua sắm thiết bị chiếm trong tổng vốn đầu tư 1.7.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công ở tầm vi mô Là các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư công ở tầm... những nhóm đối tư ng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tư ng tư ng ứng 1.7 Đánh giá hiệu quả của đầu tư công 1.7.1 Phương pháp đánh giá đầu tư công 1.7.1.1 Phương pháp tài chính Theo cách thức phân tích tài chính, các dự án được đánh giá trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí của mọi đầu vào theo giá trị thị trường của chúng Phương pháp này quan tâm đến dòng... khai thác bauxite và nhà máy luyện nhôm, dự án đóng tàu,… - Áp lực chính trị: Ngoài ra, những quan điểm tiếp cận và phương pháp cơ bản để tiến hành đánh giá hoàn toàn tư ng tự với quan điểm và phương pháp đối SV: Đặng Anh Tuấn 9 Lớp: Kinh tế đầu tư 51G Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà với dự án do khu vực tư tiến hành 1.2 Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế - xã hội 1.2.1 Vai . những bài học và đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư công và hoàn thiện cơ chế quản lý.Vì vậy em chọn đề tài Đầu tư công tại tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp làm. bào dân tộc thiểu số. Do đó việc đầu tư cho y tế và an sinh xã hội đang là một lĩnh vực đầu tư quan trọng của đầu tư công. 1.4. Nguồn vốn đầu tư công Vốn đầu tư công bao gồm 3 nguồn chủ yếu: 1.4.1 quả đầu tư công trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới ở tình Nghệ An. Trong thời gian thực tập tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, là một sinh viên năm cuối đang trong quá trình tìm hiểu và

Ngày đăng: 19/04/2015, 23:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • (1) Hiệu quả về kinh tế

    • (2) Hiệu quả về xã hội

    • (3) Hiệu quả về môi trường

    • (4) Hiệu quả về công nghệ

    • (1) Hiệu quả kinh tế

    • (2) Hiệu quả xã hội

    • (3) Hiệu quả môi trường

    • (4) Hiệu quả công nghệ

    • Nguồn: Tổng cục thống kê Nghệ An

    • KẾT LUẬN

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan