luận văn thạc sĩ Văn hóa vật chất của phù nam ở nam bộ việt nam và mối quan hệ khu vực

99 1K 2
luận văn thạc sĩ Văn hóa vật chất của phù nam ở nam bộ việt nam và mối quan hệ khu vực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Phù Nam là vương quốc có trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử - văn hóa của Đông Nam Á. Ra đời và tồn tại trong khoảng bảy thế kỷ, trong thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ III - V) Phù Nam giữ vị trí quan trọng trên con đường thương mại trên biển từ Ấn Độ Dương sang biển Đông, nó trở thành một “trung tâm liên vùng” đồng thời là một “trung tâm liên thế giới”. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển khá cao, Phù Nam dần mở rộng cương giới lãnh thổ của mình ra một vùng rộng lớn, từ địa vị của một vương quốc, Phù Nam vươn lên trở thành đế quốc cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á, kiểm soát con đường buôn bán qua khu vực này. Trên thực tế, vị thế “trung tâm liên thế giới” của Phù Nam còn tỏa rạng trên cả phương diện văn hóa và tôn giáo. Phù Nam là vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ vào Đông Nam Á và có thể coi là trung tâm liên thế giới đầu tiên của khu vực đồng thời là nơi nối thông mạng lưới riêng có của Đông Nam Á với thế giới bên ngoài. Với vị thế đặc biệt đó, rõ ràng sự ra đời và phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam là một mốc son, không chỉ có ý nghĩa cho riêng nó mà còn là sự mở đầu và mở đường cho cả vùng Đông Nam Á. Sự suy vong của nó không phải là sự kết thúc mà là sự mở ra một thời kỳ phát triển mới và do đó nó làm nên một bước ngoặt của lịch sử. Nam Bộ Việt Nam đã từng là một bộ phận lãnh thổ của vương quốc Phù Nam, điều đó có nghĩa Nam Bộ Việt Nam cũng là một bộ phận lịch sử, văn hóa của vương quốc Phù Nam. Không những vậy, Nam Bộ Việt Nam - không gian tồn tại chủ yếu của văn hóa Óc Eo, có thể là bộ phận sớm nhất, phát triển nhất, tiêu biểu nhất của văn hóa Phù Nam và vương quốc Phù Nam. Vì vậy, trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam hiện nay khảo cổ học đã phát hiện được nhiều dấu tích vật chất của vương quốc Phù Nam. Đó là 1 những dấu tích của lịch sử, văn hoá còn xót lại khẳng định sự hiện diện của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam sẽ cung cấp cho ta những tri thức lịch sử, văn hóa quan trọng. Trên cơ sở đó giúp ta phục dựng lại một phần lịch sử, văn hóa của vương quốc Phù Nam, cho chúng ta có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về vương quốc này. Thông qua những di sản vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được cho ta biết những nét cơ bản về đời sống vật chất, những thành tựu vật chất mà cư dân của Phù Nam đã đạt được trong mấy thế kỷ đầu Công nguyên. Mặt khác việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam cũng giúp ta hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử của vùng đất Nam Bộ thời kỳ vương quốc Phù Nam. Nhưng trên hết là ý nghĩa chính trị trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta ở vùng đất Nam Bộ hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Lịch sử, văn hóa Phù Nam là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu. Vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Phù Nam đã được công bố. Dưới đây tác giả xin điểm qua những tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu có đề cập tới những nội dung có liên quan tới vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Thư tịch cổ Trung Quốc là tài liệu đầu tiên ghi chép về Phù Nam trong đó có thể kể tới các tác phẩm như: Tam quốc chí “Ngô thư”, Tấn thư, Nam Tề thư, Tùy thư, Lương thư, Nam sử, Tống thư, Tân Đường thư…Các tài liệu này đã có những ghi chép về những sự kiện lịch sử và văn hóa của Phù Nam. Tuy nhiên những ghi chép về Phù Nam còn rất tản mạn, thiếu hệ thống nên những tri thức cung cấp cho ta về những sự kiện lịch sử và văn 2 hóa Phù Nam còn rất hạn chế, nhiều chỗ không rõ ràng. Nhưng đây là nguồn tài liệu gốc, vô cùng quý giá đối với các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Phù Nam. Sau này, tác giả Lê Hương trên cơ sở dịch và tập hợp trích dẫn từ thư tịch cổ Trung Quốc có liên quan tới Phù Nam đã cho ra đời cuốn sách “Sử liệu Phù Nam” xuất bản năm 1974. Các học giả người Pháp là những người đầu tiên nghiên cứu về Phù Nam một cách hệ thống trong đó không thể không nói tới G. Coedes với cuốn sách “Lịch sử cổ đại các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông” xuất bản năm 1944. Dù còn một số hạn chế nhưng đây là tài liệu rất có giá trị nghiên cứu về Đông Nam Á cổ đại nói chung, Phù Nam nói riêng. Cuốn sách đã làm rõ những nét cơ bản của lịch sử Phù Nam. Đặc biệt tác giả đã nêu ra các quan điểm khoa học về quá trình du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á, trong đó có Phù Nam. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc đánh giá vai trò, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với lịch sử và văn hóa Đông Nam Á. L. Malleret là một nhà khảo cổ học đồng thời là một nhà nghiên cứu tài năng. Ông là người trực tiếp tham gia vào việc khai quật di chỉ văn hóa Óc Eo. Dựa trên nguồn tài liệu khảo cổ học từ cuộc khai quật này, L. Malleret đã viết cuốn “Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long” (L’Archeo logie Du del ta du Mekong) gồm 4 tập xuất bản từ 1959 đến 1963 ở Paris. Tác phẩm này đã được Giáo sư Lương Ninh giới thiệu trong một số bài viết của mình. Đây là một công trình khoa học đồ sộ và rất có giá trị. Trong tác phẩm, tác giả đã tập hợp nguồn tài liệu vật chất được phát hiện trong các di tích khảo cổ và sắp xếp lại một cách hệ thống. Tập III (Paris - 1962) có nhan đề “Nền văn hóa Phù Nam” trên cơ sở nguồn tài liệu khảo cổ học, khi xem xét mối quan hệ giữa văn minh Óc Eo và văn hóa Phù Nam ông khẳng 3 định văn minh Óc Eo là văn hóa vùng duyên hải của quốc gia cổ Ấn Độ hóa - Phù Nam. Tuy nhiên, bộ sách mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và hệ thống hóa nguồn tài liệu hiện vật phát hiện được ở các di chỉ khảo cổ đã được khai quật, nhiều vấn đề như nguồn gốc, niên đại, chủ nhân của những hiện vật được tìm thấy chưa được làm rõ. Sau này, cũng tại chính các di chỉ khảo cổ học này các nhà khoa học của Việt Nam đã khảo sát lại và phát hiện thêm được nhiều hiện vật và di tích mới, cùng mang nội dung của một nền văn hóa đã phát triển rực rỡ - văn hóa Óc Eo. Ở Việt Nam, Giáo sư Lương Ninh là người có nhiều năm nghiên cứu về Phù Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Phù Nam. Cuốn “Vương quốc Phù Nam”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2009 có thể coi là thành quả nhiều năm nghiên cứu của ông về Phù Nam. Cuốn sách cung cấp cho chúng ta các cơ sở lịch sử và khoa học trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa Phù Nam. Ở phần IV mang tên “Văn hóa Phù Nam” tác giả đã tập trung đi sâu vào phân tích các sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Phù Nam là văn bia và tượng Phù Nam, do đó tác giả chưa làm nổi bật được tính toàn diện của văn hóa Phù Nam nói chung, văn hoá vật chất của Phù Nam nói riêng. Cuốn “Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam” Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004) của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, nhà xuất bản Thế giới, 2008 là tập hợp những bài nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà nghiên cứu trong nước tìm hiểu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về văn hóa Óc Eo, vương quốc Phù Nam và mối quan hệ lịch sử, văn hóa giữa chúng. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng vương quốc Phù Nam ra đời trên cơ sở vật chất của văn hoá Óc Eo mà không gian tồn tại chủ yếu của nền văn hoá này là Nam Bộ Việt 4 Nam. Trên quan điểm thống nhất các bài nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta những cơ sở khách quan, khoa học, những quan điểm mới đúng đắn về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Luận án tiến sĩ Lịch sử “Nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X” của tác giả Lê Thị Liên, Hà Nội, 2003, là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tập hợp, giới thiệu, đánh giá và phân tích kỹ những hiện vật điêu khắc thể hiện nội dung Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. Trên cơ sở những đặc điểm của các hiện vật tác giả cũng đã chỉ ra những mối liên hệ giữa chúng. Tuy nhiên tác giả lại chưa làm rõ được chủ nhân của những hiện vật điêu khắc đó mà chỉ trên cơ sở định niên đại, làm rõ đặc điểm và nội dung thể hiện của chúng mà xếp chúng vào các nhóm tượng, sản phẩm điêu khắc thể hiện nội dung Phật giáo và Hinđu giáo. Ngoài ra, còn có rất nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí chuyên khảo như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Khảo cổ học…cùng nhiều bài giới thiệu, nghiên cứu trong bộ sách “Những phát hiện mới về Khảo cổ học” cũng đề cập tới nhiều nội dung có liên quan tới các sản phẩm văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam. Những cuốn sách và bài viết đó là những tài liệu lịch sử quý giá giúp tác giả tìm hiểu về nền văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam. Tuy nhiên, những tác phẩm và bài viết đó mới chỉ đề cập đến những nội dung khác nhau liên quan đến văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam mà chưa trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về vấn đề này. Chính điều đó đã gợi mở hướng nghiên cứu cho tác giả khi tiến hành làm luận văn của mình. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là những dấu tích văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam đã được phát hiện ở Nam Bộ Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Từ thế kỷ I tới thế kỷ VII, tức thời gian tồn tại của vương quốc Phù Nam, từ khi Phù Nam được thành lập (thế kỷ I) đến lúc Phù Nam bị diệt vong (thế kỷ VII). Không gian: Nam Bộ Việt Nam. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. - Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên nguồn tài liệu là các cuốn sách đã xuất bản nghiên cứu về văn hóa Phù Nam của các tác giả trong và ngoài nước; các bài viết, bài nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí chuyên khảo cùng nghiên cứu về nội dung này. - Phương pháp nghiên cứu: Khi tiến hành làm đề tài tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, trong đề tài cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê toán học 5. Đóng góp của đề tài. - Hệ thống hoá những tài liệu vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được về văn hoá Phù Nam và bước đầu đánh giá những hiện vật đó trong mối quan hệ lịch sử, văn hoá với vương quốc Phù Nam. - Đề tài “Văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn về vương quốc Phù Nam đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa vật chất. 6 - Đề tài cung cấp cho chúng ta những tri thức về lịch sử và văn hóa của vùng đất Nam Bộ Việt Nam trong thời kỳ vương quốc Phù Nam và những đóng góp của văn hoá Phù Nam trong nền văn hoá chung của các dân tộc Việt Nam cũng như của khu vực. - Đề tài hoàn thành sẽ trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tìm hiểu về văn hóa vật chất của Phù Nam nói chung, văn hoá vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam nói riêng. 6. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương: Chương 1. Khái quát lịch sử và văn hóa Phù Nam. Chương 2: Văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam và mối quan hệ khu vực. 7 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA PHÙ NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam. 1.1.1. Phù Nam thời sơ kỳ (Thế kỷ I - III). Về việc lập nước Phù Nam có khá nhiều tài liệu phản ánh trong đó thư tịch cổ Trung Quốc là nguồn tài liệu ghi chép đầy đủ và chi tiết hơn cả. Trong Tấn thư có ghi chép về việc lập nước Phù Nam. “…Vua nước đó (Phù Nam) vốn là người con gái, tên là Diệp Liễu. Thời đó có người nước ngoài là Hỗn Hội, thờ tiên thần nằm mộng thấy thần ban cho cây cung, và dạy là phải đi thuyền lớn ra biển. Sáng ngày, Hỗn Hội đến đền thờ thần, được cây cung rồi theo thuyền lênh đênh trên biển tới ấp ngoài của nước Phù Nam. Diệp Liễu đưa nhiều người ra chống lại. Hỗn Hội dương cung bắn, Diệp Liễu sợ hãi xin hàng. Hỗn Hội bèn lấy làm vợ và chiếm cứ đất nước…” [44, tr. 231]. Sau này Nam Tề thư, Lương thư và bia Mỹ Sơn (3) của Champa, niên điểm 658 C.L… cũng ghi chép về sự kiện này, tuy có khác chút ít nhưng căn bản giống nhau và cùng nói về sự kiện lập nước Phù Nam. Điều này cho thấy ảnh hưởng ban đầu của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam. Tuy nhiên, vai trò của văn hóa Ấn Độ chỉ là tiếp sức vào sự phát triển tự thân đã đi gần tới việc lập quốc mà thôi. Sự ra đời của nhà nước đối với cư dân vùng ven biển sống trên kênh, rạch chằng chịt đã không biểu hiện bằng sự xuất hiện những thành quách, lâu đài mà bằng sự ra đời của những thành thị buôn bán ven biển. Đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 3 thành thị của vương quốc Phù Nam đó là Ba Thê - Óc Eo (An Giang), Nền Chùa (Kiên Giang) và Nền Vua (Cà Mau). Các địa điểm này 8 được đánh giá là những trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - tôn giáo lớn của vương quốc cổ Phù Nam. Diệp Liễu (Liễu Diệp) kết hôn với Hỗn Hội (Hỗn Điền) sinh 7 con trai, phân cho làm vua 7 ấp, sau đó Hỗn Bàn Huống lập kế ly dán 7 ấp, cử binh đánh chiếm rồi cho con cháu phân chia cai trị các ấp. Bàn Huống sống rất thọ, hơn 90 tuổi mới chết, lập con thứ hai là Bàn Bàn làm vua, giao cho tướng Phạm Man (Phạm Sư Man) phụ giúp việc nước. Bàn Bàn làm vua được 3 năm thì mất, người trong nước đều cử Phạm Man (Phạm Sư Man) làm vua. Như vậy, trong khoảng hơn một thế kỷ từ khi lập nước, Phù Nam còn khá phân tán và chưa ổn định nên Hỗn Bàn Huống khi truyền ngôi cho con là Bàn Bàn mới giao cho tướng là Phạm Man (Phạm Sư Man) phò tá con mình trong việc trị quốc. Tác giả cuốn “Vương quốc Phù Nam” cho rằng có hai bộ lạc là Kurumbanagara và Naravaranagara đã tham gia vào việc lập nước Phù Nam. Theo đó Phù Nam “ gồm 2 nhóm cư dân, nhóm ven biển, trồng lúa nổi, sản xuất thủ công và buôn bán với nước ngoài, phong tục, ăn mặc sang trọng, và nhóm thu hoạch lâm sản, săn voi, còn duy trì một số nếp sống và phong tục cổ truyền. Có lẽ đây là hai bộ lạc đầu tiên kết hợp với nhau, cần phải dựa vào nhau, bổ sung cho nhau, để cùng nhau lập nước Phù Nam, mà tên cũ - Kurumbanagara và Naravaranagara - tượng trưng cho hai bộ lạc gốc vẫn còn được giữ, thậm chí vẫn còn cơ sở của những nhóm nhỏ, những bộ lạc cũ, nên tài liệu mới nói có 7 ấp và một số “tiểu vương ” [44, tr. 35]. Như một quy luật lịch sử, việc lập nước ban đầu thường là sự kết hợp của hai hay nhiều bộ lạc sống gần nhau. Tất nhiên sự kết hợp đó có thể diễn ra bằng con đường kết hợp hòa bình hoặc thông qua việc thôn tính, sáp 9 nhập và việc lập nước Phù Nam cũng không phải là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra là những cư dân đầu tiên của Phù Nam là ai ?. Khảo cổ học đã tìm thấy một số sọ trong các di tích văn hóa Óc Eo, nhưng rất tiếc số hộp sọ nguyên vẹn để nghiên cứu còn quá ít nên các chuyên gia chưa dám đưa ra kết luận chắc chắn. Nhưng cho tới nay, trên địa bàn phân bố của văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, chưa tìm thấy sọ người Khmer và cả yếu tố Vesloid cổ tức tiền thân của tộc người Khmer ngày nay. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định chủ nhân của văn hóa Óc Eo là cộng đồng cư dân của vương quốc Phù Nam, người Indonesesien hay tộc người thuộc ngữ hệ Malayo - polinésien (Mã Lai - Đa Đảo hay Nam Đảo) mà trong thời cổ đại cư trú phổ biến trên vùng ven biển Nam Trung Hoa, Việt Nam và hải đảo Đông Nam Á. Quan điểm được đa số các nhà nghiên cứu ủng hộ là ngoài bộ phận người Nam Đảo cộng đồng cư dân ban đầu của Phù Nam còn có một bộ phận người Môn cổ. Như thế, một bộ lạc của nhóm người Núi (Môn cổ) đã rời núi, tiến xuống gần biển, gặp người Biển - Nam Đảo, đến cộng cư vào mấy thế kỷ trước Công nguyên, cùng nhau kết hợp yếu tố Núi và Biển, lập ra quốc gia mới trong đó “ mỗi bộ lạc phát huy thế mạnh của mình, người Môn cổ về khả năng chinh chiến và tổ chức xã hội, còn người Nam Đảo về khả năng buôn bán với nước ngoài ” [47, tr. 250]. Về địa bàn ban đầu, tác giả cuốn “Vương quốc Phù Nam” khẳng định “…đó hẳn là có một vùng rừng núi phía Tây, nay là đất Kirivong có nghĩa là Dòng vua Núi, trên đoạn kéo dài của dãy núi Đậu Khấu, ở kinh độ 105 0 - vĩ độ 11 0 , nối liền với dải đồi rừng trung lưu sông Mê Kông và chủ yếu hẳn là có vùng đồng bằng ven biển, từ Hà Tiên ở phía Tây đến Cà Mau ở phía Đông, trong đó có cảng thị Óc Eo. Hơn nữa, vùng đồng bằng ven biển mới là địa bàn chủ yếu, bởi nơi đây có điều kiện tụ cư đông đúc, phát triển kinh tế, cả nông nghiệp, đánh cá và mở cửa giao tiếp với bên ngoài , toàn 10 [...]... lịch sử Phù Nam, Nam Bộ Việt Nam luôn là một bộ phận của lịch sử - văn hóa Phù Nam Xét trên mọi phương diện, Nam Bộ Việt Nam - không gian tồn tại chủ yếu của văn hóa Óc Eo đã luôn đứng trong vị thế trung tâm và có thể coi nó là bộ phận tiên tiến, phát triển nhất của văn hóa và vương quốc Phù Nam 2.2 Văn hoá vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam 2.2.1 Di tích cư trú của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam Di... nền văn hóa riêng, độc đáo vừa mang cốt cách bản địa đồng thời nền văn hóa này luôn sẵn sàng hội nhập và tiếp thu những thành tố văn hóa phù hợp của các nền văn hóa khác Trên cơ sở đó cư dân Phù Nam sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa có nhiều đặc điểm riêng, đặc trưng 27 28 Chương 2 VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA PHÙ NAM Ở NAM BỘ VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ KHU VỰC 2.1 Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam Phù Nam. .. cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam L Malleret sau khi khai quật Óc Eo, trong công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định văn minh Óc Eo là văn hóa miền duyên hải của quốc gia cổ Ấn Độ hóa - Phù Nam Như vậy, có thể ngay từ buổi đầu của lịch sử Phù Nam, Nam Bộ Việt Nam đã trở thành một bộ phận của lịch sử văn hoá Phù Nam Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng vùng đất Nam Bộ Việt. .. đại Nam Bộ Việt Nam đã từng là một bộ phận của lịch sử - văn hoá Phù Nam Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật của văn hoá Óc Eo trên vùng đất này Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng Nam Bộ Việt Nam là 29 không gian tồn tại chủ yếu của văn hoá Óc Eo Trên cơ sở nguồn tài liệu khảo cổ học khi xem xét mối quan hệ giữa văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam, đa số các nhà nghiên cứu khẳng định văn hóa. .. Việt Nam còn là bộ phận sớm nhất của Phù Nam Ăngkor Borei và Nam Bộ Việt Nam là những trung tâm quan trọng của đế quốc Phù Nam Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật của văn hoá Phù Nam tại hai khu vực này Ở Ăngkor Borei cũng đã phát hiện được một hệ thống giao thông gồm 5 con kênh dài hàng trăm km nối nơi đây với Châu Đốc (An Giang) Chắc chắn rằng giữa hai trung tâm này của Phù Nam đã có những mối. .. đến thế kỷ VII Vậy nên khái niệm văn hoá Óc Eo cần được hiểu đó là văn hóa của vương quốc hay quốc gia Phù Nam, không phải là văn hoá của Phù Nam khi Phù Nam đã trở thành đế quốc Do tổ chức quyền lực, các thuộc quốc của Phù Nam cũng tiếp nhận ảnh hưởng và du nhập một số thành tố của văn hoá Óc Eo Nhiều hiện vật của văn hoá Óc Eo hay chịu ảnh hưởng của Óc Eo tìm được ở Pong Tuk, U Thong là những minh... về cuộc sống và tư tưởng của xã hội Phù Nam Về chữ viết, người Phù Nam đã tiếp thu chữ viết của người Ấn Độ Các tài liệu cho biết người Phù Nam biết đọc sách và có văn khố Văn tự của Phù Nam giống văn tự của dân tộc Hồ, một dân tộc ở Trung Á dùng Ấn tự Qua văn bia và các chữ khắc trên bùa đeo, nhẫn, vòng…chúng ta biết được chữ viết của Phù Nam là loại chữ Brahmi, văn tự này được dùng ở Ấn Độ trong... mối liên hệ mật thiết Mối liên hệ đó có thể bao gồm cả về kinh tế - chính trị - văn hoá Nam Bộ Việt Nam cũng đã có quan hệ kinh tế với các khu vực khác ở Đông Nam Á vốn là đất phụ thuộc của Phù Nam, trong đó Óc Eo đã trở thành đầu mối quan trọng nhất trong hệ thống buôn bán liên vùng Những hiện vật mà khảo cổ học tìm được đã chứng minh rằng Óc Eo đã sớm có quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa với các... đại diện cho thấy rõ vị thế trung tâm văn hóa của Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam Có một số nhà nghiên cứu đã đồng nhất văn hoá Óc Eo với văn hoá Phù Nam, không dựa vào lịch sử của Phù Nam nên cho rằng văn hoá Óc Eo là văn hoá của Phù Nam nói chung Theo kết quả giám định bằng C14 thì những di tích văn hoá Óc Eo có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ IX mà Phù Nam lại tồn tại trong khoảng thời gian... nhất định cho việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Óc Eo - Phù Nam Với vị thế của một trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Á, văn hóa Óc Eo đã lan tỏa sức sáng tạo của nó ra các vùng xung quanh Từ miền Tây sông Hậu, văn hóa Óc Eo đã từng bước hội nhập với các nền văn hóa khác trong khu vực ở Đông Nam Á Trải qua bảy thế kỷ phát triển, thật khó có thể tìm thấy một thời đại văn hóa Óc Eo có sự đồng . khảo, luận văn gồm 2 chương: Chương 1. Khái quát lịch sử và văn hóa Phù Nam. Chương 2: Văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam và mối quan hệ khu vực. 7 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN. nền văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam. Tuy nhiên, những tác phẩm và bài viết đó mới chỉ đề cập đến những nội dung khác nhau liên quan đến văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam ở Nam. lịch sử và văn hóa của vùng đất Nam Bộ Việt Nam trong thời kỳ vương quốc Phù Nam và những đóng góp của văn hoá Phù Nam trong nền văn hoá chung của các dân tộc Việt Nam cũng như của khu vực. -

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài.

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    • 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.

    • 5. Đóng góp của đề tài.

    • 6. Cấu trúc của đề tài.

    • NỘI DUNG

    • Chương 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA PHÙ NAM

      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam.

        • 1.1.1. Phù Nam thời sơ kỳ (Thế kỷ I - III).

        • 1.1.2. Phù Nam thời hưng thịnh (Thế kỷ III - V).

        • 1.1.3. Sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam (Thế kỷ V - VII).

        • 1.2. Khái quát về văn hóa Phù Nam.

          • 1.2.1. Bi ký, văn tự.

          • 1.2.2. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.

          • 1.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo.

          • Chương 2 VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA PHÙ NAM Ở NAM BỘ VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ KHU VỰC

            • 2.1. Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam.

            • 2.2. Văn hoá vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

              • 2.2.1. Di tích cư trú của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

              • 2.2.2. Di tích mộ táng của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

              • 2.2.3. Di tích kiến trúc của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

              • 2.2.4. Gốm và các sản phẩm thủ công nghiệp của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

              • 2.2.5. Tiền cổ Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

              • 2.2.6. Văn bia Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan