Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

29 402 1
Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  CHƯƠNG 32 CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH Giảng viên : TS NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN SV thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG : NGUYỄN DUY TIÊN : NGUYỄN VĂN TÙNG : NGUYỄN THỊ NGÀ : HOÀNG THỊ KIM HUYỀN Lớp : Cao học Ngân hàng Đêm 4 – K22 1 MỤC LỤC A. Khái niệm chiến lược tài chính 3 B. Chiến lược tài chính trong 04 giai đoạn của doanh nghiệp 3 I. Giai đoạn khởi sự 3 1.Mô hình tổng thể 3 2. Chiến lược tài chính 3 2.1 Quyết định đầu tư 3 2.2 Quyết định tài trợ 4 2.3 Quyết định phân phối 5 II. Giai đoạn tăng trưởng 6 1.Mô hình tổng thể 6 2. Chiến lược tài chính 7 2.1 Quyết định đầu tư 7 2.2 Quyết định tài trợ 7 2.3 Quyết định cổ tức 14 III. Giai đoạn sung mãn 15 1.Mô hình tổng thể 15 2. Chiến lược tài chính 16 2.1 Quyết định đầu tư 16 2.2 Quyết định tài trợ 16 2.3 Quyết định cổ tức 17 IV. Giai đoạn suy thoái 19 1.Mô hình tổng thể 19 2. Chiến lược tài chính 20 2.1 Quyết định đầu tư 20 2.2 Quyết định tài trợ 20 2.3 Quyết định cổ tức 23 Phụ lục I: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính 25 Phụ lục II: Quỹ đầu tư mạo hiểm tại VN 27 Phụ lục III: Quy trình IPO tại VN 28 2 CHƯƠNG 32: CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH A. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH − Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: KHỞI SỰ TĂNG TRƯỞNG SUNG MÃN SUY THOÁI − Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp là chúng ta phải tìm cách trả lời 3 câu hỏi sau: 1. Doanh nghiệp nên đầu tư như thế nào?  Quyết định đầu tư. 2. Nguồn tài trợ cho các QĐĐT lấy từ đâu?  Quyết định tài trợ. 3. Kết hợp cả 2 quyết định trên:  Quyết định chính sách cổ tức. − Chiến lược tài chính là tập hợp 3 quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối để tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp, từ đó tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp. − Chiến lược tài chính xây dựng cho từng giai đoạn dựa vào mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính (Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính hợp thành rủi ro tổng thể cuả doanh nghiệp. Để giữ cho tổng thể rủi ro không đổi, khi rủi ro kinh doanh tăng lên thì phải giảm rủi ro tài chính, đây là mối tương quan nghịch của rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính). 1 B. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TRONG CÁC 04 GIAI ĐOẠN CỦA DOANH NGHIỆP I. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ 1. Mô hình tổng thể: Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh tiêu biểu rõ ràng mức độ cao nhất của rủi ro kinh doanh. Các rủi ro đó chính là: • Khả năng sản xuất sản phẩm mới có hiệu quả hay không; • Nếu có hiệu quả thì sản phẩm có được khách hàng tương lai chấp nhận hay không; 1 Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại phụ lục 01. 3 • Nếu được chấp nhận, thị trường có tăng trưởng đến một quy mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển khai và đưa sản phẩm ra thị trường không; • Nếu tất cả những điều này đều đạ được, thì công ty có chiếm được thị phần hay không. 2. Chiến lược tài chính: 2.1 Quyết định đầu tư Doanh nghiệp quyết định đầu tư vào dự án có NPV dương. NPV dương chứng tỏ dự án đầu tư là thành công trong tương lai. Doanh nghiệp có thể triển khai thành công và đưa sản phẩm ra thị trường.Tuy nhiên, khả năng thành công của dự án đầu tư chỉ nằm trong lý thuyết. 2.2 Quyết định tài trợ Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần. Tuy nhiên, ở giai đoạn này đề nghị là không vay nợ. Do rủi ro kinh doanh cao nhất trong 4 giai đoạn, cho nên di kèm với nó phải là một quyết định tài trợ có rủi ro tài chính thấp. * Giai đoạn này thì rủi ro kinh doanh cao nhất là do:  Doanh nghiệp không chắc chắn về khả năng sản xuất sản phẩm mới có hiệu quả hay không; sản phẩm của DN có được khách hàng tương lai chấp nhận hay không; nếu được chấp nhận, thị trường có tăng trưởng đến một quy mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển khai và đưa sản phẩm ra thị trường không; và nếu tất cả những điều này đạt được thì công ty có chiếm được thị phần hay không?  Dòng tiền lúc khởi sự luôn âm, kết quả kinh doanh lỗ (EBIT<0) do DN chi nhiều tiền vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, để cố gắng tạo ra sản phẩm mới và thâm nhập thị trường. Giai đoạn này không đủ điều kiện để sử dụng nợ một cách thuận lợi vì muốn sử dụng nợ thuận lợi phải đảm bảo điều kiện thừa khả năng thanh toán lãi vay trong khi giai đoạn này hầu như doanh nghiệp hoạt động với dòng tiền âm hoặc rất thấp (không đảm bảo điều kiện thanh toán được lãi vay) * Nhu cầu rủi ro tài chính trong giai đoạn này lại thấp là vì : Rủi ro kinh doanh cao buộc DN phải đảm bảo rủi ro tài chính thấp nếu muốn giữ được sự an toàn. Đồng thời do EBIT âm nên doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lãi vay. Ngoài ra với mức rủi ro kinh doanh rất cao trong giai đoạn khởi sự thì mức lãi suất cho vay sẽ rất cao do tính đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu sử dụng nợ vay thì chi phí tài chính cho việc sử dụng nợ là rất cao. Tất cả các lý do trên buộc DN không thể sử dụng cấu trúc vốn có sử dụng nợ. Nếu tài trợ bằng nợ vay không thích hợp thì phải tài trợ bằng vốn cổ phần, tuy nhiên giai đoạn khởi sự doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phần ra bên 4 ngoài, bên cạnh đó giai đoạn khởi sự với rủi ro cao rất khó huy động được vốn cổ phần mới và cho dù có huy động được thì chi phí giao dịch đi kèm với việc huy động vốn cổ phần mới là rất tốn kém (các chi phí này bao gồm: chi phí pháp lý, phí chuyên môn phải trả, ) và khả năng thành công của dự án đầu tư chỉ nằm trong lý thuyết. Điều này không hấp dẫn được các cổ đông đại chúng đầu tư vào công ty. => Tài trợ nợ không được, tài trợ bằng vốn cổ phần đi phát hành cũng không được. Chỉ có nguồn tài trợ từ vốn mạo hiểm mới dám chấp nhận đầu tư vào doanh nghiệp khởi sự . Đặc điểm của các nhà đầu tư vốn mạo hiểm: 2 - Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm thường là các nhà đầu tư chuyên nghiệp bao gồm các giám đốc đầu tư quản lý các quỹ vốn mạo hiểm, các công ty chuyên biệt, các công ty tư nhân giàu có. Ở Việt Nam hiện nay các quỹ đầu tư và định chế tài chính trung gian khác trong nước và nước ngoài sẽ là các đối tác thích hợp cho các công ty mới khởi sự. Để giảm thiểu rủi ro trong việc đầu tư vốn mạo hiểm các định chế tài chính này triển khai một danh mục bao gồm các đầu tư vào nhiều công ty riêng biệt có cùng mức rủi ro cao. Việc thất bại hoàn toàn của một vài đầu tư trong danh mục sẽ được bù trừ bằng thành công vượt bậc của các đầu tư khác. - Hầu hết các nhà đầu tư vốn mạo hiểm có một giới hạn thời gian đầu tư tương đối ngắn (thường từ 3 đến 5 năm). Một khi nhà đầu tư vốn mạo hiểm chứng minh được rằng công ty mới khởi sự kinh doanh có hiệu quả và sẽ có tiềm năng trong tương lai thì sẽ hấp dẫn được các cổ đông khác đầu tư vào công ty. Lúc này nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẽ dễ dàng chuyển phần vốn của mình cho các nhà đầu tư khác sau này trước khi công ty mới khởi sự chuyển sang giai đoạn phát sinh dòng tiền dương. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẽ dám chấp nhận đầu tư vào công ty. Đương nhiên, khi đầu tư vào dự án có rủi ro cao thì các nhà đầu tư vốn mạo hiểm cũng sẽ mong muốn nhận được một tỷ suất sinh lợi rất cao. Nhưng họ sẽ không nhận được lợi nhuận dưới dạng cổ tức trong giai đoạn này do EBIT thấp, thậm chí âm. Nhà đầu tư vốn mạo hiểm chỉ nhận được lợi nhuận dưới dạng chênh lệch giá cổ phiếu khi chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông khác, thường thì nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẽ phát hành ra công chúng chứng khoán của công ty trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào doanh nghiệp khởi sự là do họ quan tâm đến lãi vốn chứ không quan tâm đến cổ tức mà một doanh nghiệp khởi sự tốt thì bao giờ cũng sẽ tạo ra thặng dư cao trong giá cổ phiếu khi chuyển sang tăng trưởng. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đều có giới hạn đặt ra cho thời gian đầu tư là phải ngắn thường từ 3-5 năm (điều này phù hợp với giai đoạn khởi sự). • Phân biệt nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư bảo thủ: 2 Các quỹ đầu tư mạo hiểm tại VN tại phụ lục 2 5 - Nhà đầu tư mạo hiểm: đối với loại nhà đầu tư này thường có khuynh hướng mua và nắm giữa cổ phần tăng trưởng do kỳ vọng vào lãi vốn và do đó họ quan tâm đến tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai hơn là các khoản cổ tức được chia - Còn nhà đầu tư bảo thủ thường có khuynh hướng mua và nắm giữa cổ phần thu nhập mục tiêu hướng đến cổ tức tiền mặt mà họ nhận được. 2.3 Quyết định phân phối (Chính sách cổ tức): Do dòng tiền lúc khởi sự luôn âm nên không có lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông. Vì vậy chính sách cổ tức đề nghị cho một công ty mới khởi sự là tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 0. Nếu muốn chia cổ tức doanh nghiệp buộc phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài dưới dạng phát hành thêm cổ phần mới để chi trả cổ tức. Việc phát hành cổ phần mới là không thể vì chi phí pháp lý( chi phí hồ sơ doanh nghiệp,phi phí tư vấn pháp luật, chi phí thuê luật sư),và chi phí chuyên môn phải trả rất cao( chi phí tư vấn kỹ thuật, chi phí thuê chuyên gia lập dự án….). Giai đoạn này thực hiện chính sách không chi trả cổ tức vì dòng tiền của doanh nghiệp mới khởi sự là âm ở mức cao trong giai đoạn này lại cần các nguồn tiền mới cho các cơ hội đầu tư có sẵn. Vì vậy, không thể thực hiện chính sách chi trả cổ tức ở giai đoạn này được. Tóm lại, doanh nghiệp phải quyết định chính sách chi trả cổ tức bằng 0. Bảng 1: Các thông số chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự Khởi sự doanh nghiệp Rủi ro kinh doanh Rất cao Rủi ro tài chính Rất thấp Nguồn tài trợ 100% vốn mạo hiểm Chính sách cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức: 0 Triền vọng tăng trưởng tương lai Rất cao Tỷ số giá thu nhập (P/E) Rất cao (do EPS rất thấp hoặc âm) Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Danh nghĩa hoặc âm Giá cổ phần Tăng nhanh hoặc biến động cao (do nhà đầu tư vốn mạo hiểm cần đạt được thặng dư vốn khi phát hành ra công chúng (IPO)) 6  Giai đoạn khởi sự tập trung vào quyết định tài trợ (vì nó liên quan đến việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho quyết định đầu tư và vấn đề xác lập cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp) để tối thiểu hóa rủi ro và chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. II. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG 1. Mô hình tổng thể: Giai đoạn này công ty đã thật sự hiện hữu, chứ không chỉ là kế hoạch kinh doanh và khái niệm sản phẩm như giai đoạn nguồn tài trợ ban đầu. Khi sản phẩm đã được tung ra thị trường một cách thành công, doanh số sẽ bắt đầu tăng nhanh chóng. Tuy nhiên ở giai đoạn này cần nhấn mạnh đến các hoạt động tiếp thị để đảm bảo doanh số tăng thỏa đáng và để công ty gia tăng thị phần của doanh số đang tăng trưởng này. Giai đoạn doanh số tăng trưởng nhanh này vẫn tiềm ẩn rủi ro cho công ty dù đã giảm bớt so với giai đoạn mới khởi sự. Một sự chậm trễ trong việc đưa sản phẩm ra thị trường có thể tạo nên rất nhiều tốn kém nếu một đối thủ cạnh tranh có thể xác lập thị phần của họ trước. Rủi ro kinh doanh đã giảm so với giai đọan khởi sự nhưng nó vẫn còn cao trong suốt thời gian tăng trưởng nhanh. => Như vậy, phải xác định nguồn tài trợ thích hợp để giữ mức rủi ro tài chính thấp, tức là tiếp tục dùng VCP. Đặc biệt trong giai đoạn này có sự chuyển vốn giữa nhà đầu tư vốn mạo hiểm và nhà đầu tư mới, vì các nhà đầu tư mạo hiểm đã đạt mức kỳ vọng lãi vốn. => Để cần thêm vốn tài trợ cho giai đoạn này, các công ty thường phát hành rộng rãi các chứng khoán của công ty. 2. Chiến lược tài chính: 2.1 Quyết định đầu tư Doanh số của công ty đã cao hơn từ đó phát sinh dòng tiền mạnh hơn nhiều so với giai đoạn mới khởi sự. Công ty sẽ đầu tư thêm nhiều cho các hoạt động phát triển thị trường, tiếp thị và mở rộng thị phần cũng như các đầu tư cần thiết khác để theo kịp mức độ hoạt động ngày càng gia tăng. Có sự khác biệt giữa giai đoạn khởi sự sang giai đoạn tăng trưởng là ý đồ chiến lược của công ty đã có sự thay đổi, trong suốt thời kỳ khởi sự hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung vào nghiên cứu phát triển và ở giai đoạn này là đầu tư thêm nhiều cho các hoạt động phát triển thị trường và mở rộng thị phần. Do đó, giai đoạn này cần rất nhiều vốn vì thế chiến lược tài chính ở giai đoạn này tập trung vào vấn đề thu hút vốn đầu tư. 2.2 Quyết định tài trợ Trước tiên, đã có sự chuyển hóa từ nhà đầu tư vốn mạo hiểm sang nhà đầu tư vốn cổ phần mới. Nghĩa là các nhà đầu tư mới sẽ thay thế các nhà đầu tư vốn mạo hiểm để tài trợ vốn cho doanh nghiệp ở giai đoạn này. Là vì, nhà đầu tư vốn mạo hiểm đã tài trợ vốn 7 cho doanh nghiệp mới khởi sự, mục tiêu mà họ nhắm đến là thặng dư và thặng dư cao khi doanh nghiệp chuyển từ khởi sự sang tăng trưởng. Ở giai đoạn này nhà đầu tư vốn cổ phần mới là người sẵn sàng để không chỉ mua lại toàn bộ các nguồn vốn mạo hiểm ban đầu mà còn cung cấp các nguồn vốn cần thiết trong suốt thời kỳ tăng trưởng này. (Các nhà đầu tư mới thực hiện đầu tư có rủi ro thấp hơn so với nhà đầu tư vốn mạo hiểm, vì lúc này sản phẩm của doanh nghiệp đã được chứng minh, ít nhiều đã có một số khách hàng chấp nhận sản phẩm của công ty, công ty đã là 1 hiện hữu thực sự chứ không chỉ là kế hoạch kinh doanh. Vì thế công ty có thể tìm kiếm các nhà đầu tư trên 1 cơ sở rộng hơn để huy động vốn tài trợ cho công ty. Mặc dù vậy, với đặc thù rủi ro kinh doanh vẫn còn cao, dù đã giảm bớt so với khởi sự thì giai đoạn này cũng được khuyến nghị là không nên tài trợ bằng nợ.  Cấu trúc vốn tối ưu giai đoàn này là tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần. Công ty thu hút vốn đầu tư bằng những cách sau: * Thu hút vốn đầu tư thông qua việc sử dụng các thị trường vốn. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẽ rút vốn ra trong giai đoạn tăng trưởng để tiếp tục đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự khác. Như vậy sẽ xuất hiện sự chuyển hóa giữa nhà đầu tư vốn mạo hiểm sang các nhà đầu tư vốn cổ phần mới, nghĩa là các nhà đầu tư mới sẽ thay thế các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Có thể tìm kiếm các nhà đầu tư trên một cơ sở rộng hơn để huy động nguồn vốn cổ phần mới này, có thể phát hành ra công chúng. Phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đưa công ty vào thị trường chứng khoán: 3 IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu. - Thị trường chứng khoán cho phép cổ đông bán cổ phần nhanh và dễ dàng. Điều này củng cố niềm tin của nhà đầu tư, nhờ vậy thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, làm cho thị trường có hiệu quả. Để đảm bảo khi phát hành cổ phần không làm giá cả bị biến động các thị trường chứng khoán thường quy định tỷ lệ cổ phần phải bán ở lần phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng: Mỗi nước có những qui định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau: 3 Quy trình IPO tại Việt Nam 8 - Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia. - Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm). - Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. - Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm). - Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp ngoại lệ, tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu trên, ví dụ: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn giảm điều kiện về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ- CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất; - Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. - Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. - Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. - Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Những điểm thuận lợi và bất lợi khi phát hành chứng khoán ra công chúng. Những điểm thuận lợi - Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà 9 cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh. - Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình. - Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty. - Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. Những điểm bất lợi - Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. - Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. - Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương 10 [...]... khó khăn tài chính Trong giai đoạn này, chiến lược tài chính trong quyết định tài trợ như sau: Chiến lược tài chính dựa trên những giá trị cuối cùng của tài sản: Mục đích chính của chiến lược này là tạo ra nhiều tiền mặt chi trả cho cổng đông Nếu không thực hiện được số vốn này bây giờ, các cổ đông sẽ nhận một phân phối vốn cuối cùng khi công ty kết thúc và bằng cách vay tiền dựa trên các tài sản này... doanh • Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh:  Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh: Các doanh nghiệp với doanh số có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp khác  Tính biến đổi của giá bán:giá cả của những doanh nghiệp cạnh tranh càng nhiều thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn  Tính biến đổi của chi phí:Tính... doanh nghiệp càng cao thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng cao  Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn như: Kinh Đô, Vinamilk…thường có nhiều khả năng để kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm của họ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh Vì vậy, sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp càng lớn, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. .. các thông số chiến lược tài chính trong giai đoạn sung mãn doanh nghiệp sung mãn Rủi ro kinh doanh Trung bình Rủi ro tài chính Trung bình Nguồn tài trợ Lợi nhuận giữ lại cộng nợ vay Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cao Triển vọng tăng trưởng tương lai Từ trung bình đến thấp Tỷ số giá thu nhập (P/E) Trung bình EPS Cao Giá cổ phần Ổn định trên thực tế với biến động thấp  Quyết định tài chính lúc này... số chiến lược tài chính trong giai đoạn suy thoái Doanh nghiệp suy thoái Rủi ro kinh doanh Thấp Nguồn tài trợ Nợ vay 23 Rủi ro tài chính Cao Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả toàn bộ Triển vọng tăng trưởng tương lai Âm Tỷ số giá thu nhập (P/E) Thấp EPS Thấp và giảm dần Giá cổ phần Giảm và tăng trưởng biến động  Giai đoạn suy thoái tập trung vào quyết định tài trợ, sử dụng vốn vay để thực hiện các chiến. .. thực hiện các chiến lược để trì hoãn hoặc tránh được một cái chết cho doanh nghiệp, hoàn trả vốn cho cổ đông 24 PHỤ LỤC 1: RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH • Rủi ro kinh doanh: là rủi ro gắn liền với quyết định đầu tư là rủi ro tiềm ẩn trong bản thân từng doanh nghiệp, từng ngành ( những doanh nghiệp trong cùng một ngành thường phải đối mặt với các nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh là giống nhau... trong giai đoạn này không phải là giai đoạn mà rủi ro kinh doanh gia tăng mà nó chỉ là một rủi ro có hệ thống Rủi ro tài chính: Do trong giai đoạn này rủi ro kinh doanh thấp nên doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn có rủi ro tài chính cao Rủi ro tài chính cao có thể có được điều này từ việc kết hợp chính sách chi trả cổ tức cao với việc sử dụng tài trợ nợ Triểm vọng tăng trưởng âm, nên thu nhập trên... tỷ số giá trên thu nhập thấp và giảm dần 2 Chiến lược tài chính: Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp cố gắng trì hoãn hoặc tránh cái chết cho doanh nghiệp bằng các chiến lược sau: 2.1 Quyết định đầu tư: Trong giai đoạn này, đứng ở khía cạnh công ty có nhiều cách để trì hoãn hoặc tránh được một cái chết như đã được dự báo, mà trong đó chỉ có một vài chiến lược thực sự mang lại lợi ích cho cổ đông:... thiểu rủi ro kinh doanh có thể bù trừ bằng gia tăng rủi ro tài chính qua việc huy động tài trợ nợ Một thay đổi như thế trong chiến lược tài chính từ hầu như tài trợ hoàn toàn bẳng vốn cổ phần sang kết hợp với một tỷ trọng ngày càng tăng tài trợ nợ có thể làm tăng đáng kể giá trị cho các cổ đông của một công ty sung mãn Chính sách cổ tức 2.3 a) Chính sách phân phối cổ tức cao Trong giai đoạn này công... trong giai đoạn tăng trưởng Doanh nghiệp tăng trưởng Rủi ro kinh doanh Cao Rủi ro tài chính Thấp 14 Doanh nghiệp tăng trưởng Nguồn tài trợ 100 % vốn cổ phần Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả danh nghĩa Triền vọng tăng trưởng tương lai Cao Tỷ số giá thu nhập (P/E) Cao (do EPS thấp) Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thấp Giá cổ phần Tăng nhưng dễ biến động  Quyết định tài chính lúc này thể hiện rõ 3 quyết . giảm rủi ro tài chính, đây là mối tương quan nghịch của rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính) . 1 B. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TRONG CÁC 04 GIAI ĐOẠN CỦA DOANH NGHIỆP I. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TRONG. kinh doanh và rủi ro tài chính 25 Phụ lục II: Quỹ đầu tư mạo hiểm tại VN 27 Phụ lục III: Quy trình IPO tại VN 28 2 CHƯƠNG 32: CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH A. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH − Các giai đoạn. lược tài chính 3 B. Chiến lược tài chính trong 04 giai đoạn của doanh nghiệp 3 I. Giai đoạn khởi sự 3 1.Mô hình tổng thể 3 2. Chiến lược tài chính 3 2.1 Quyết định đầu tư 3 2.2 Quyết định tài

Ngày đăng: 19/04/2015, 15:32

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan