luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay

122 975 1
luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: các chế độ chính trị xã hội thay đổi theo tiến trình phát triển của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng tộc thỡ luụn trường tồn cùng non sông đất nước. Mỗi dòng tộc, nhất là cỏc dũng tộc lớn, đều có truyền thống văn hóa, bản sắc riêng của mình. Những nột riờng đú góp lại hình thành nên nền văn hóa dân tộc. Nói cỏch khác, văn hóa cỏc dũng họ chính là cơ sở, nền tảng của truyền thống và bản sắc văn hóa quốc gia.Vỡ vậy, việc nghiên cứu về dòng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận thức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Dòng họ là nơi bảo tồn những di sản văn hóa của các thành viên trong họ như: văn bia, câu đối, nhà thờ, thơ văn, gia phả, sách truyện, nghề truyền thống,…Việc tìm hiểu về văn hóa các dòng họ, một mặt góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, mặt khác góp phần củng cố và khơi dậy ý thức, biết ơn và tự hào về công đức của tổ tiên, để từ đó tiếp tục phát huy truyền thống gia tộc, xây dựng gia đình, quê hương, đất nước. Vì thế việc nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của các dòng họ là một yêu cầu bức thiết. Hiện nay, trong xã hội đang hình thành một xu hướng, một trào lưu là trùng tu nhà từ đường, chắp nối gia phả …Đõy là biểu hiện của ý thức “uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với ý nghĩa nhân văn của xu hướng này đã thấy có những mặt trái của nó. Đú chớnh là việc xây dựng nhà thờ một cách bừa bãi, học hỏi văn hóa lai căng,… Vì vậy việc tìm hiểu đầy đủ và nghiêm túc về lịch sử - văn hóa của các dòng họ còn là việc “Gạn đục khơi trong”, giữ gìn bản sắc cho các dòng họ, cho đất nước. 1 Một dòng họ thường tõp trung sinh sống ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Do đó, việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của một dòng họ trên một địa phương cụ thể không chỉ góp phần làm phong phú hơn bộ sử địa phương mà còn góp phần thiết thực vào việc nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc, vì lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc . Ngoài ra, chúng ta cũn cú nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa các dòng họ, đặc biệt là quan hệ tác động qua lại giữa gia đình, dòng họ với các danh nhân. Trên cơ sở đó rút ra những bài học, phát huy những mặt tích cực của dòng họ, xóa bỏ những mặt hạn chế, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Còn một lý do nữa khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này là vì Bắc Ninh là một vùng đất cổ, có bề dày văn hóa với những “tớnh cỏch riờng”. Việc nghiên cứu về văn hóa dòng họ Đàm Thận sẽ cho chúng ta thấy rõ về điều đó. Với tất cả các lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu: “ Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình chuyờn sõu nào nghiên cứu đề tài “Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay”. Tuy nhiên đó cú một số cuốn sách, bài viết của một số tác giả bàn về những nhân vật nổi tiếng của dòng họ. Người đầu tiên ghi chép lại câu chuyện về Tiết nghĩa Đại vương Đàm Thận Huy, Tiến sĩ Đàm Thận Giản, Quốc sư Đàm Công Hiệu…chính là cụ Nguyễn Tử Trinh, người viết cuốn “Cổ Mặc danh công truyện ký” vào năm Chớnh Hũa II (1681). Tác phẩm này viết bằng chữ Hán, ghi lại công trạng, chức tước của những nhân vật nổi tiếng ở làng Cổ Mặc xưa (Hương Mạc 2 nay).Cú điều là mới đây, năm 2005, tài liệu này mới được chị Hoàng Thị Tố Loan - viện nghiên cứu Hỏn Nụm biên dịch và giới thiệu. Trong cuốn sách Lược truyện các tác gia Việt Nam - tập1 (xuất bản năm 1972) ông Trần Văn Giáp và các tác giả giới thiệu về cụ Đàm Thận Huy với vai trò là một nhà thơ với các bài thơ trong Hội Tao Đàn. Năm 1972, nhà xuất bản Văn Học cho in Hợp tuyển thơ văn Việt Nam- tập 2 cũng giới thiệu một số bài thơ của cụ Thận Huy xướng họa thơ với vua Lờ Thỏnh Tụng. Năm 1987, ông Nguyễn Văn Bến, cán bộ Viện nghiên cứu Hỏn Nụm với bút danh Lâm Giang viết bài “Bước đầu tìm hiểu về hội Tao đàn” đã nhắc đến cụ Đàm Thận Huy là một trong Thập nhị bỏt tỳ với 9 bài thơ họa Quỳnh uyển cửu ca của vua Lờ Thỏnh Tụng. Sau đó 2 năm ông lại viết bài “Đàm Thận Huy và tác phẩm Sĩ hoạn châm quy” đăng ở tạp chí Hỏn Nụm, trình bày khỏ rừ về con người và sự nghiệp của cụ Thận Huy; đồng thời tác giả đó nờu những căn cứ để xác định văn bản Sĩ hoạn châm quy, lưu tại viện Hỏn Nụm là của Cụ. Cũng vào năm 1987, trờn báo Nhân Dân số 12075, nhà báo Nhã Long cho đăng bài viết về cụ Đàm Công Hiệu với sự tích ngôi nhà thờ đặc biệt. Đú chính là “Giảng đường Văn Miếu xưa”. Bài báo giới thiệu cho người đọc về ngôi nhà thờ của cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh, chính là giảng đường nơi cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu thường ngồi dạy Chúa Trịnh. Khi cụ Công Hiệu ốm, để cho thầy đỡ nhớ nơi giảng đường, Chúa đã cho người chuyển từ kinh đô về dựng lại ở quê thầy ở Hương Mạc . Sau này, khu giảng đường trở thành nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Quốc sư Đàm Công Hiệu . Năm 1987, Sở văn hóa thông tin Hà Bắc, phòng Bảo tồn Bảo tàng đã cử cán bộ tiến hành khảo sát di tích đền thờ các danh nhân họ Đàm, sau đó báo cáo lên Bộ Văn hóa. Kết qủa là sau 1 năm Bộ Văn hoỏ đó ra quyết định số 3 28VH/QĐ vào sổ Danh mục di tích lịch sử. Năm 1990, đền thờ lưu niệm danh nhân văn hóa Đàm Thận Huy và Đàm Công Hiệu được vinh dự đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử- văn hóa.Trong hồ sơ di tích, các cán bộ khảo sát đi sâu vào sự tích cỏc ngụi đền, khái quát tổng quan về cấu trúc đền thờ và đánh giá về các giá trị lịch sử, nghệ thuật của các di tích. Dòng họ Đàm từ sau sự kiện này càng được nhiều người biết tới. Sau đó, một loạt các tác phẩm viết về các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa đã chép lại những giai thoại, những công trạng của Cụ Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu,…như: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam-1991 (tác giả: Nguyễn Bá Thế, Nguyễn Quang Thắng); Các nhà khoa bảng Việt Nam -1993 (tác giả: Ngô Đức Thọ chủ biên); Trạng nguyên, tiến sĩ, hương cống Việt Nam -2002 (tác giả: Bùi Hạnh Cẩn); Danh nhân lịch sử Kinh Bắc-2004 (tác giảTrần Quốc Thịnh), Lịch sử văn hóa Việt Nam -Sinh hoạt trí thức 1992 (tác giả: Đàm Chí) Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn-2004… Nhà báo Quang Lộc với bài : Quan tiết nghĩa Đàm Thận Huy, nhà giáo, Nhà sư phạm tài năng mẫu mực đăng trên tạp chí Hà Bắc năm 1995 thì lại đem đến cách nhìn khác về cụ Đàm Thận Huy. Đó là về tài năng sư phạm của người thầy giáo: cụ thử tài, tìm hiểu tính cách của từng học trò để từ đó cú cỏch uốn nắn, bồi dưỡng…Nhờ thế mà nhiều học trò của cụ đó nờn người, làm nên công trạng lớn, thiên hạ đều biết tới, ví như: Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, Tiến sĩ Nguyễn Chiêu Huấn, Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh,… Trong cuốn Kho tàng các ông trạng Việt Nam (xuất bản 1999), giáo sư Vũ Ngọc Khánh khi viết về Trạng Me Nguyễn Giản Thanh cũng nhắc đến người thầy dạy của Trạng là Đàm Thận Huy với câu chuyện thử tài nổi tiếng. Trong dòng họ Đàm, không chỉ duy nhất có Đàm Thận Huy được chọn vào giảng bài ở điện Kinh Diên, là thầy dạy của các Trạng nguyên, Bảng nhãn, mà Đàm Công Hiệu, cháu đời thứ 6 của Đàm Thận Huy cũng là một vị 4 quan lớn, đồng thời là một người thầy giáo hiếm có. Tác giả Thế Văn, năm 1994 đó cú bài viết trên tạp chí Thế Giới Mới số 113 với nhan đề: Đàm Công Hiệu, thầy của 2 đời chúa. Nội dung chủ yếu của bài báo là ca ngợi cái Đức, cái Tài và cỏi Liờm của cụ Đàm Quốc Sư. Trên đây là các bài viết liên quan đến các nhân vật, đền thờ họ Đàm Thận, chủ yếu tập trung vào các bậc trượng phu nổi tiếng của dòng họ. Chỉ có 2 tác giả bàn về những người phụ nữ trong dòng họ Đàm Thận. Đó là cụ Đốc học Đỗ Trọng Vỹ, người viết cuốn Bắc Ninh địa dư chí (bản gốc chữ Hán - dịch và in thành sách năm 1997).Trong phần ghi về gương của những người đàn bà trinh tiết đã nhắc đến vợ cụ Đàm Thận Huy:“Nghiêm phu nhân theo chồng mà chết vì vua, tiết nghĩa vẹn toàn”. Sau nay khi cụ Thận Huy được truy phong là Tiết nghĩa Đại Vương, cụ bà cũng được phong là Hoàng Hậu Phi Nhân. Người tiếp theo là nhà báo Phú Nga viết về những người phụ nữ của dòng họ Đàm trong bài: Người đàn bà được phong Vương (tạp chí Hà Bắc- 1995).Trong bài báo, người phụ nữ đầu tiên mà tác giả nhắc đến là thân mẫu của thượng thư Đàm Thận Huy; người thứ 2 là phu nhân của Thượng thư Đàm Thận Huy là bà Nghiêm Thị và cuối cùng là 2 con gái của cụ là tiểu thư Quế Dung và Quế Hoa đã dũng cảm theo cha chống quân Mạc. Năm 1994, Bộ Văn hóa cũng đã lập hồ sơ công nhận đền thờ Hai Cô (Quế Dung và Quế Hoa) ở thôn Cầu Khoai, xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế là di tích lịch sử - văn hóa (quyết định số 295-QĐ/BT ngày 15-2-1994). Ở thời kỳ cận hiện đại, họ Đàm cũng vẫn có những gương mặt xuất sắc có nhiều công trạng đóng góp cho đất nước. Cuốn sách Giáo sư Việt Nam-do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố năm 2004 có giới thiệu về 3 người con của họ Đàm. Đó là Giáo sư Đàm Trung Đồn, Đàm Trung Bảo, Đàm Hiếu Nhuệ ( tức Đàm Văn Nhuệ). Ngoài ra cũn cú một số bài báo đưa 5 tin về Đàm Thanh Sơn - người đoạt giải nhất kỳ thi Toán Quốc tế lần thứ 25 năm 1984; Đàm Hiếu Chí - đạt giải 3 kỳ thi Tin học quốc tế năm 1991… *** Tất cả những cuốn sách, bài báo, bài viết trờn đó ít nhiều đề cập đến một số thành viên của dòng họ Đàm, tuy nhiên còn mang tính sơ lược, riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh; những đóng góp của dòng họ cho quê hương, đất nước.Từ đó đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về lịch sử - văn hóa dòng họ này, cũng là một việc nhỏ góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; những đóng góp với lịch sử dân tộc và văn hóa truyền thống của dòng họ Đàm Thận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lịch sử - văn hóa của dòng họ Đàm Thận từ thế kỷ XV đến nay, chủ yếu tập trung ở làng Me xưa, nay là thôn Hương Mạc, xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài: Với đề tài : “Lịch sử-văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay”, người nghiên cứu nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về cội nguồn và quá trình phát triển của dòng họ Đàm Thận từ thế kỷ XV đến nay. - Luận văn đi sâu tìm hiểu về truyền thống văn hóa của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn qua những di sản văn hóa của dòng họ. 6 - Luận văn còn trình bày về những đóng góp của dòng họ Đàm Thận trong lịch sử dân tộc trong các thời kỳ : phong kiến, cận đại, hiện đại trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, ngoại giao,… 4. Nguồn tài liêu và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Nguồn tài liệu : 4.1.1.Tài liệu gốc: -Gia phả dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh và gia phả của các chi nhánh của dòng họ Đàm Thận ở các địa phương khác. -Hồ sơ di tích lich sử danh nhân văn hóa Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu. -Thần phả đình Hương Mạc. -Văn bia, câu đối, sắc phong đền thờ cụ Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu, Hai Cô. -Các bộ chính sử như: +Đại Việt sử ký toàn thư-Ngô Sĩ Liên +Lịch triều hiến chương loại chí-Phan Huy Chú +Khâm định Việt sử thông giám cương mục-Quốc sử quán nhà Nguyễn +Đại Nam nhất thống chí-Quốc sử quán nhà Nguyễn +Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục…Lờ Quý Đôn … 4.1.2. Tài liệu nghiên cứu: -Các tài liệu về lịch sử,văn hóa ,như: +Việt Nam văn hóa sử cương –Đào Duy Anh +Đất nước Việt Nam qua các đời-Đào Duy Anh +Phong thổ Hà Bắc đời Lê-Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích +Bắc Ninh dư địa chí-Đỗ Trọng Vỹ +Lịch sử Hà Bắc-Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc +Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam –Trần Ngọc Thêm 7 +Văn hiến Kinh Bắc-Trần Đình Luyện chủ biên … -Các tài liệu viết về những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Đàm Thận, như: +Các nhà khoa bảng Việt Nam-Ngô Đức Thọ +Văn bia Văn miếu Bắc Ninh-Nguyễn Quang Khải +Văn bia văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội-Đỗ Văn Ninh +Danh nhân lịch sử Kinh Bắc-Trần Quốc Thịnh +Giáo sư Việt nam-Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước … 4.1.3. Tài liệu điền dã: Để tìm tư liệu phục vụ cho đề tài, chúng tôi đã nhiều lần đến đền thờ danh nhân Đàm Thận Huy, đền thờ danh nhân Đàm Công Hiệu ở xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh …để nghiên cứu thực địa, chụp ảnh thu thập tư liệu. Đồng thời chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người đại diện của dòng họ Đàm Thận, dòng họ Nguyễn ở Phự Khờ, Từ Sơn … các bậc cao lão trong địa phương nhằm tìm hiểu về họ Đàm và văn hóa địa phương. 4.1.4. Các tài liệu khác : Ngoài các nguồn tài liệu trên, chúng tụi cũn tham khảo những bài viết ở các Tạp chí viết về các nhân vật nổi tiếng của dòng họ Đàm Thận , như: + Đàm Thận Huy và tác phẩm Sĩ hoạn châm quy - Tác giả Lâm Giang - Tc Hỏn Nụm. + Đàm Công Hiệu, thầy của 2 đời Chúa - Thế văn –Tc Thế giới mới, số 113, tháng 11.1994 Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo các cuốn sách nghiên cứu về các dòng họ, như: +Việt Nam và cội nguồn trăm họ-Bùi văn Nguyên +Dòng họ-Thái Hồng Thịnh 8 +Gia phả, khảo luận và thực hành-Dã Lan, Nguyễn Đức Dụ Đặc biệt, người viết còn tham khảo một số luận văn thạc sỹ về đề tài dòng họ, như: +Tìm hiểu về dòng họ hà ở huyện Chiờm Húa, tỉnh Tuyên Quang từ 1945 đến nay- Lý thị Thu, ĐHSP Hà Nội, 2007 +Lịch sử, văn hóa dòng họ Đặng ở Lương Điền, Thanh Chương, Nghệ An từ thế kỷ XVII đến nay - Nguyễn Thị Phương Thảo, ĐH Vinh , 2006. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: 4.2.1. Sưu tầm tài liệu, tư liệu: Tất cả các tài liệu trên, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tích lũy ở Thư viện Quốc gia, thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện Quân đội, thư viện tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh, đền thờ cụ Đàm Thận Huy, đền thờ Cụ Đàm Cụng Hiệu…Cõu lạc bộ UNESCO thông tin về các dòng họ, Ban liên lạc các dòng họ Việt Nam…Ngoài ra chúng tôi còn chụp ảnh và nghiên cứu thực địa, sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học… 4.2.2. Xử lý tư liệu, tài liệu: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic để tìm hiểu một cách có hệ thống về quá trình hình thành, phát triển của dòng họ Đàm theo thời gian, diễn biến của lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu đã sưu tầm, như: những nhân vật, sự kiện chép trong gia phả với thông tin trong các bộ chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều tạp kỷ, Đại Nam nhất thống chớ,… để từ đó phân tích, rút ra nhưng kết luận, những đánh giá tổng hợp, tìm ra những mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa dòng họ Đàm Thận với địa phương, dân tộc. 9 5. Đóng góp khoa học của đề tài: Luận văn “Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay.” là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc về đề tài đã trình bày, cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dòng họ với nề nếp gia phong mẫu mực, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số sự kiện lịch sử, một số nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp cho đất nước mà các bộ chính sử mới chỉ nhắc đến sơ sài hoặc chưa nhắc đến, như: Đàm Thận Huy, Đàm Thận Giản , Đàm Công Hiệu, Đàm Thận Lễ, Đàm Nghĩa Am (tức Thận Đức), … Khi xem luận văn này những người trong dòng họ hiểu rõ cội nguồn gia tộc mình với những truyền thống nhân văn cao quý sẽ noi theo gương sáng của người xưa mà nhận biết trách nhiệm, xây dựng lý tưởng cho mình. Đó là đáp ứng niềm mong mỏi của tiên tổ như lời cụ Đàm Duy Tạo biên trong phần đầu cuồn gia phả: “…Con cháu có biết cái nguồn gốc chung của gia đình , cội rễ thủa xưa thì mới gây được cáớ tình thân mật giữa mọi người, trong các chi phái. Con cháu có biết cái công lao làm ăn hàn gắn tu nhân tích đức của tổ tiên thì mới nẩy lòng tự phấn tự lệ, tương trừng tương khuyến, hết sức học hành tu tỉnh, ngõ hầu trước mong noi theo vết hay của tổ tiên, sau mở đường hay cho con chỏu,để giữ lấy danh giá của gia tộc cho trong sạch, vẻ vang mãi mãi … ” [68b,7]. Hơn thế nữa, những người ngoại tộc biết đến dòng họ Đàm Thận cũng cảm nhận được sức lan tỏa của văn hóa dòng họ Đàm mẫu mực mà hăng hái xây dựng gia phong riêng cho mình. 10 [...]... của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay Chương 2: Văn hóa truyền thống của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc ,Từ Sơn, Bắc Ninh Chương 3: Những đóng góp của dòng họ Đàm Thận với lịch sử dân tộc 11 CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ ĐÀM THẬN Ở HƯƠNG MẠC, TỪ SƠN, BẮC NINH TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY: 1.1.Vài nét về mảnh đất và con người Từ Sơn , Bắc Ninh : 1.1.1 Địa giới... thôn Mai Động có 3 họ Đàm: Đàm Thuận, Đàm Thế, Đàm Văn Ở thôn Kim Bảng cũng có 3 họ Đàm: Đàm Viết, Đàm Đức, Đàm Công Căn cứ vào những tài liệu gia phả và sử sách ghi lại thì dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh là một dòng họ lớn và lâu đời trên đất nước Việt Nam Dòng họ này đó cú tới hơn 500 năm lịch sử (từ thế kỷ XV đến nay) Đây là một dòng họ danh gia vọng tộc, có truyền thống khoa bảng... Hoa Lư, Ninh Bình 6 Họ Đàm ở Cổ Nông, Bình Minh, Nam Ninh, Nam Hà … 1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc , Từ Sơn từ thế kỷ XV đến nay: 1.2.1 Làng Me - thôn Hương Mạc, quê hương dòng họ Đàm Thận : Từ thủ đô Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, theo con đường Quốc lộ 1A, vượt qua khoảng 10km, khách sẽ đến thị xã Từ Sơn Từ trung tâm thị xã, rẽ trái, đi qua trường Đại học Thể... Thương Côn Châu ngọc tập và bài phú nổi tiếng: Phượng thành xuân sắc phú 1.1.5 Các chi họ Đàm Thận trên cả nước Hiện nay ở trên đất nước ta có nhiều họ Đàm Riêng ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh có tới 7 họ Đàm khác nhau, không đi lại , lễ giỗ với nhau và còn thông gia với nhau Đó là: 1 .Đàm Thận 2 .Đàm Đình 3 Đàm Đức 4 Đàm Văn 5 Đàm Ích 6 Đàm Khắc 7 Đàm Hữu Ở thôn Mai Động có 3 họ Đàm: Đàm Thuận, Đàm Thế, ... nhiều dòng họ trên đất nước ta Vậy, lấy việc khớp được tộc phả và thế thứ gia tộc làm bằng chứng thì dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn tính đến năm 2009 cú cỏc chi nhánh sau: 1 Họ Đàm ở Thiết Úng, Vân Hà , Đông Anh, Hà Nội 2 Họ Đàm ở La Khờ-Quảng Ninh (lấy tên đệm là Đàm Quang) 3 Họ Đàm ở Linh Đông, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 4 Họ Đàm ở Sa Kệ, Tỳc Duyên, Đồng Hỷ, Thỏi Nguyờn 5 Họ Đàm ở Hào... sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc : *Dòng họ Đàm Thận là một dòng họ lớn và lâu đời ở Việt Nam Ngoài các chi nhánh đã tách riêng, dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh, tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 22 đời *Cụ Đàm Liêm khi chép lại gia phả có ghi: -Cụ Di tổ: là ông tổ để lại phúc đức cho con cháu -Cụ Khải tổ: là ông tổ bắt đầu làm vẻ vang cho con cháu -Cụ Thủy tổ: là... cứu về lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận với gương mặt tiêu biểu 1.1.4 Truyền thống lịch sử - văn hóa: Truyền thống lịch sử Từ Sơn là vùng đất của những truyền thuyết, nhưng chiến tích anh hùng Vì thế mà ngày nay trên quê hương này dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa từ thời Hùng Vương, thời Bắc thuộc, các vương triều Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến các di tích cách mạng kháng chiến… Ở thời Hùng... Hải Phòng 6 Họ Đàm ở Ngọc Lâm,Yờn Lõm, Yờn Mụ, Ninh Bình 7 Họ Đàm ở Nghĩa Thái, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Nam Định 8 Họ Đàm ở Thụy Phong, Thái Thụy, Thái Bình 9 Họ Đàm ở Thuần Hưng, Khoỏi Chõu, Hưng Yên 10 Họ Đàm ở Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội 11 Họ Đàm ở Quảng Nam-Đà Nẵng Nhánh họ này đông và sinh sống ở các địa phương: Mỹ Khê, Cổ Lưu, Xuõn Đỏn, Hà Quảng, Điện Bàn Họ đã thành lập ra ban đại diện Đàm tộc liên... hiện nay do ông trưởng ban là Đàm Văn Keo đứng đầu Một số chi nhánh nữa thất lạc chưa tìm thấy con cháu là chi Đàm Thái, Đàm Giai… Ngoài ra cũn cú những người họ Đàm ở nơi khác vẫn theo giỗ tết nhưng chưa khớp được tộc phả, như: 27 1 Họ Đàm ở Phỳc Lõm, Ứng Hòa, Hà Tây 2 Họ Đàm ở An Trai, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây 3 Họ Đàm ở Nghĩa Đô, Hà Nội 4 Họ Đàm Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội 5 Họ Đàm ở Cổ Loan, Ninh. .. luận văn còn làm sống lại văn hóa các gia tộc trong di sản văn hóa Việt, góp phần thực hiện chiến lược con người trong thế kỷ XXI, làm nền tảng cơ sở để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 6 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chớnh của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận . triển của dòng họ Đàm Thận từ thế kỷ XV đến nay. - Luận văn đi sâu tìm hiểu về truyền thống văn hóa của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn qua những di sản văn hóa của dòng họ. 6 - Luận văn còn. mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu: “ Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Đến thời điểm. địa phương, dân tộc. 9 5. Đóng góp khoa học của đề tài: Luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay. ” là một công trình khảo cứu công phu,

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan