luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt

147 3.2K 6
luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ nghĩa tư bản (CNTB) là một hình thái kinh tế xã hội mới, thay thế hình thái kinh tế - xã hội phong kiến. Đó là một bước tiến của nhân loại, là một nền văn minh hiện đại mới, có sức sống, nhưng cũng tồn tại những mâu thuẫn trong lòng nó. Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản đã trở thành nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng trong quá trình sản xuất trên thế giới. Vì thế, khủng hoảng kinh tế đã trở thành “căn bệnh trầm kha” của chủ nghĩa tư bản. Để tồn tại và phát triển, mỗi lần khủng hoảng là một lần chủ nghĩa tư bản lại tự điều chỉnh và tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới. Từ khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản trở nên xơ xác, qua cải cách, đổi mới chủ nghĩa tư bản sống lại, phồn vinh, đú chớnh là sự tuần hoàn có tính chu kỳ, trở thành quy luật phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện đại. Các cuộc khủng hoảng kinh tế phản ánh những mâu thuẫn trong nội bộ chủ nghĩa tư bản. Những mâu thuẫn đó có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh giữa các nước tư bản, thậm chí là chiến tranh thế giới. Trong nửa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phải đối mặt với một cuộc đại khủng hoảng - cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những hậu quả tai hại về chính trị và xã hội cho chủ nghĩa tư bản, đặt chủ nghĩa tư bản đứng trước nguy cơ sụp đổ! Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra hầu khắp thế giới TBCN, nhưng ở các nước khác nhau, mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng cũng ít nhiều có sự khác nhau. Mỹ là nước đầu tiên diễn ra khủng hoảng, tiếp theo là sự suy thoái ở các nước tư bản khác, trong đó Đức là nước khủng hoảng diễn ra nặng nề bởi Đức nhận viện trợ, đầu tư từ Mỹ và phụ thuộc vào kinh tế Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất… Trong cuộc khủng hoảng này, số công nhân thất nghiệp lên đến hơn 50 triệu, hàng triệu 1 người không có nhà ở, không có đủ lương thực. Trong bối cảnh đó, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao. Phần lớn những người Mỹ từng sống qua giai đoạn từ cuối Chiến tranh thế giới I đến Chiến tranh thế giới II đều cho rằng họ đã được nếm trải sự kiện có tầm quan trọng lịch sử đặc biệt: sự bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, sự thử nghiệm gây ấn tượng sâu sắc trong cải cách chính trị, cuộc xung đột làm biến động thế giới và sự nổi lên của nước Mỹ thành một thế lực vô song trên toàn cầu. Mỹ là nước “chõm ngũi” cho cuộc khủng hoảng, nền kinh tế hàng đầu đó cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, những biện pháp thông thường của chính quyền Hoover đều không thể khắc phục được và khủng hoảng ngày càng nặng nề. Mỹ cũng là nước điển hình trong việc tìm ra con đường để khắc phục cuộc Đại suy thoái. Sau khi Roosevelt lên làm Tổng thống, ụng đó đưa ra “Chớnh sỏch mới” (New deal) có thể coi đây là phương thuốc hữu hiệu để đặc trị căn bệnh khủng hoảng của nước Mỹ, trọng tâm của chính sách là tăng cường vai trò của Nhà nướcđối với nền kinh tế và các chính sách xã hội. Thế giới đã chứng kiến sự biến đổi to lớn của nước Mỹ, đó là sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ Mỹ đối với nền kinh tế nước Mỹ. Nếu trước Roosevelt, khẩu hiệu của nhà cầm quyền Mỹ đối với nền kinh tế đó là “hóy để mặc nú”, coi tự do kinh doanh đó là nguyên nhân của sự phồn vinh của nước Mỹ, thì trước những tác động nặng nề của cuộc Đại suy thoái, đòi hỏi nước Mỹ phải có sự thay đổi, từ tự do cạnh tranh chuyển sang sự can thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế. Một sự thay đổi to lớn của nước Mỹ, đó là trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đã chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa biệt lập và thay đổi trong chính sách đối ngoại với Liờn Xụ. Như vậy, có thể nói, mốc thời gian cuộc Đại suy thoái diễn ra cũng là mốc thay đổi lớn đối với lịch sử nước Mỹ. 2 Người có gúp cụng làm nên sự thay đổi to lớn của nước Mỹ chính là Tổng thống F.D. Roosevelt với Chính sách mới (New deal), với những biện pháp can thiệp mạng mẽ đã đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái, tạo cơ sở vật chất vững chắc để nước Mỹ ổn định và phát triển mạnh mẽ sau đó. Những đóng góp tích cực đú ụng luụn được người dân Mỹ xếp là một trong ba Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ (cùng với Washington và Abraham Lincoln). Tìm hiểu cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 ở nước Mỹ cùng với những biện pháp hữu hiệu để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên chẳng những giúp chúng ta giải thích sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ những năm sau đó và trong quá trình phát triển của mình, nước Mỹ luôn luôn vấp phải những khó khăn lớn, nhưng cũng là nước tìm được những giải pháp tốt nhất để thoát khỏi những khó khăn đó và vươn lên. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2008 – 2009 cũng bắt đầu từ nước Mỹ và sau đó bao trùm thế giới. Nước Mỹ và thế giới cũng đang tìm những lối thoát để bước ra khỏi cuộc khủng hoảng đó. Do vậy, nghiên cứu Chính sách mới của Roosevelt càng có ý nghĩa quan trọng. Với những ý nghĩa thực tiễn và khoa học to lớn như vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Chớnh sỏch mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 có tác động to lớn đến lịch sử nhân loại, nó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới II. Qua cuộc Đại suy thoái này nhân loại được chứng kiến hai cách khắc phục hoàn toàn khác nhau, cách khắc phục của nhóm “nước giàu”, điển hình là nước Mỹ, cách khắc phục của nhóm “nước nghốo”, tiêu biểu là nước Đức. Nước Mỹ là nước đầu tiờn tỡm đường vượt qua cơn Đại suy thoái bằng “Chớnh sỏch mới” (New deal) của Tổng thống F.D. Roosevelt - người được các sử 3 gia và các nhà khoa học chính trị xếp là một trong ba Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ cùng với Washington và Lincoln. Chính quyền F.D.Roosevelt từ lâu đã là trung tâm trong các nghiên cứu của giới học giả đến mức khẩu hiệu “Chớnh sỏch mới” đã thể hiện không chỉ đơn giản là một tập hợp các chính sách và thể chế cụ thể , mà theo nhiều nhà sử học thỡ cũn thể hiện toàn bộ một thời đại. Thậm chí, ngay cả một số người nghi ngờ về tính trung tâm của lịch sử chính trị nói chung – cũng phải thừa nhận rằng Chính sách mới là một hiện tượng có tầm quan trọng lịch sử đặc biệt. Do vậy, nó đó tạo điều kiện cho sự ra đời của một số lượng tài liệu nghiên cứu nhiều hơn bất cứ một chủ đề nào khác trong lịch sử nước Mỹ thế kỷ XX. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về Chính sách mới, và cũng đánh giá theo nhiều hướng khác nhau, có thể kể đến hai xu hướng: William Leuchtenburg trong cuốn “Franklin. D. Roosevelt and the New deal” xuất bản năm 1963, nhìn chung ông có thiện cảm với Chính sách mới, nhưng đồng thời ông lại đánh giá kết quả của chính sách này không hơn gì một cuộc cách mạng “nửa vời” để lại rất nhiều vấn đề mới được đặt ra cho chính nó, sự thiếu vắng những cải cách cơ cấu quan trọng trong nền kinh tế công nghiệp, những giới hạn của một Nhà nướcphỳc lợi mới,… Colin Gordon trong cuốn “Những Chính sách mới (New deals)” xuất bản năm 1994, cuốn sách được coi là cách lý giải toàn diện đầu tiên của những người theo trường phái xét lại về giai đoạn Chính sách mới trong nhiều thập kỷ. Bất chấp sự chỉ trích của các học giả được đưa ra từ trước đó, tác giả đã chấp nhận những quan điểm về ca ngợi Chính sách mới. Tuy nhiên, ông cũng như rất nhiều nhà sử học đương thời đã đặt ra rất nhiều câu hỏi khác về Chính sách mới, những câu hỏi quan tâm ít hơn tới việc đem chính sách này ra thực hiện là tốt hay xấu, so với việc giải thích vì sao lại phải có một chính sách như vậy, hậu quả của nó ra sao và làm thế nào chính 4 sách này lại giúp sáng tỏ những dạng thức thay đổi lớn trong chính trị ở thế kỷ XX. Hầu hết trong các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao những thành tựu của Tổng thống Roosevelt đối với cách khắc phục cuộc suy thoái, ví dụ như trong cuốn “Trọn bộ 43 đời Tổng thống Hoa Kỳ”, “Khỏi lược lịch sử Hoa Kỳ”, “10 nhân vật ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX” đều đánh giá Roosevelt là con người đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ, họ đều coi Chính sách mới là tập hợp những chính sách cấp tiến được tiến hành từ khi ụng lờn làm Tổng thống cho đến năm 1939 khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và rất nhiều những nội dung của Chính sách mới còn tiếp tục được sử dụng cho đến nay. Tại Việt Nam, trong một số cuốn giáo trình thông sử, vấn đề đã được đề cập đến như là một giai đoạn phát triển của lịch sử, là giai đoạn quan trọng chuyển tiếp giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, về cách đánh giá lại có sự khác nhau, một số cuốn được xuất bản gần đây thì đánh giá cao những biện pháp tiến hành khắc phục cuộc khủng hoảng của Roosevelt. Tuy nhiên, một số cuốn sách được xuất bản vào những năm 50, 60 lại chia làm hai luồng ý kiến đánh giá, nếu đó là sách được xuất bản tại miền Nam như cuốn “Vài nét về lịch sử Huê Kỳ” hay “Khỏi lược lịch sử nước Mỹ” thì đánh giá nhìn nhận chủ yếu vào những thành tựu tích cực của Chính sách mới. Những công trình sử học ở miền Bắc một mặt trình bày cụ thể về Chính sách mới, mặt khác phần lớn lại nhìn nhận Chính sách mới nhu là một biện pháp “mị dõn”. Tóm lại, Chính sách mới là một vấn đề có tầm quan trọng đối với lịch sử hiện đại của nước Mỹ, nó đó được các học giả nước ngoài nghiên cứu và tìm hiểu ngay từ khi nó mới ra đời cho đến nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa có một công trình nào nghiên cứu và đề cập một cách đầy đủ toàn diện về vấn đề. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu về cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, nguyên nhân bùng nổ, hậu quả và cách khắc phục điển hình đó là Chính sách mới (New deal), người viết đánh giá về những thành tựu và hạn chế, đặc biệt là những đóng góp của Roosevelt qua đó lý giải tại sao Roosevelt lại trở thành một trong ba Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ. Gần đây, khi người thăm dò ý kiến John Zogby tại Mỹ đề nghị mọi người xếp hạng những Tổng thống của thế kỷ, Franklin Delano Roosevelt là người dẫn đầu. Ngoài những đánh giá về Chính sách mới, so sánh với cách khắc phục cuộc khủng hoảng của nước Đức, lý giải nguyên nhân nước Đức phát động Chiến tranh thế giới II, qua đó lý giải được tại sao nước Đức có thể tự chủ kinh tế trong những năm chiến tranh trong điều kiện cô lập? Luận văn có sự liên hệ với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 – 2009, bởi vì cũng giống như cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 cũng bắt nguồn từ nước Mỹ rồi lan sang nhiều nước khác và để lại hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế thế giới, vậy để khắc phục được cơn khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 - 2009 những bài học của New deal có vận dụng được không? Thông qua việc nghiên cứu về Chính sách mới, Luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, tìm hiểu tại sao lại xuất hiện Chính sách mới vào trong giai đoạn lịch sử quan trọng đó. Đó là do yêu cầu của cuộc Đại suy thoái, do vai trò của Tổng thống Roosevelt và sự vận dụng những nội dung của học thuyết Keynes về vai trò quản lý của Nhà nướcđối với nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cụ thể của Chính sách mới, xem đó là tổng thể những chính sách về kinh tế, chính trị xã hội được tiến hành trong giai đoạn từ năm 1933 đến năm 1939 nhằm ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, đánh giá một cách toàn diện về Chính sách mới, cả về những thành tựu và những hạn chế của nó. Để thấy được tính toàn diện của Chính 6 sách mới, tác giả còn tiến hành so sánh Chính sách mới của Roosevelt với những biện pháp khắc phục của Hoover, qua đó lý giải được tại sao Roosevelt thành công còn Hoover lại thất bại. Bên cạnh đó, so sánh Chính sách mới với cách khắc phục khủng hoảng của nước Đức - một nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc Đại suy thoái do Đức nhận viện trợ chủ yếu từ Mỹ. Dưới bàn tay “sắt và mỏu” của Hitler, nước Đức cũng có xu hướng tăng cường sự can thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế, nhưng mục đích lại hoàn toàn khác với Roosevelt. Mặt khác, tác giả cũng liên hệ với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 - 2009, tìm ra những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng từ đó có thể đưa ra những bài học của cuộc Đại suy thoái đối với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu trong giới hạn thời gian từ năm 1929 đến 1939 là thời gian đầy xáo động trong lịch sử: Cuộc Đại suy thoái lớn nhất và con đường khắc phục khủng hoảng của nước Mỹ. Năm 1929 là năm bắt đầu cuộc Đại suy thoái, bắt đầu từ nước Mỹ và cũng chính nước Mỹ là nước đầu tiên tìm ra hường khắc phục - đại diện cho những nước tư bản giàu có, nhiều tài nguyên thiên nhiên. Cuộc Đại suy thoái để lại hậu quả nặng nề nhất trong những năm 1930, nó đó chấm dứt những ảo tưởng của các nước tư bản về sự phồn vinh vĩnh viễn và chủ nghĩa tư bản đứng trước nguy cơ sụp đổ. Trong khi đó, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liờn Xụ không chịu tác động của cuộc suy thoái, Liờn Xụ tiến hành thành công những kế hoạch 5 năm, vì thế đây được coi là một trong những ưu việt của mô hình xã hội chủ nghĩa. Năm 1939 được coi là mốc kết thúc của Chính sách mới, bởi vì Chiến tranh thế giới II bùng nổ, một phần nào đó cuộc Đại suy thoái đã được khắc phục; mặt khác, mối quan tâm của nhân loại lúc đó hướng về cuộc chiến tranh thế giới. Giới hạn không gian tập trung vào nước Mỹ và có liên hệ và so sánh với nước Đức… Mỹ là nước tư bản điển hình trong việc tìm ra cách khắc phục cuộc suy thoái, Đức là nước thứ hai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Đại suy thoái, cũng tiến hành khắc phục bằng con đường tăng cường 7 can thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế - “cỏch khắc phục của những nước nghốo”. Dù là cách khắc phục thế nào cũng đều là sự phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nước mình. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic đây là hai phương pháp chủ yếu giúp nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về Chính sách mới. Ngoài ra, để thấy được tính toàn diện của vấn đề, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa cách khắc phục của Roosevelt và Hoover, Roosevelt và Hitler. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, lập bảng biểu, tổng hợp hoá, khái quát hoá từ đó đưa ra những số liệu chính xác nhằm cụ thể hoá những hậu quả của cuộc Đại suy thoái, những thành tựu trong từng biện pháp của Chính sách mới, những số liệu về số người thất nghiệp, chỉ số công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, chứng khoỏn,… Tóm lại, để nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về Chính sách mới đòi hỏi người viết phải vận dụng một cách tổng hợp nhiều biện pháp, nhưng trong đó quan trọng nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic là hai phương pháp chủ đạo của khoa học lịch sử. Bên cạnh đó là việc quán triệt nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Hoàn cảnh ra đời của Chính sách mới (New deal) Chương 2: Quá trình thực hiện Chính sách mới (New deal) Chương 3: Đánh giá về Chính sách mới (New deal) 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH MỚI (NEW DEAL) 1.1. Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 1.1.1. Sự thịnh vượng của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Mỹ là nước tư bản sinh sau đẻ muộn, nhưng lại phát triển trong điều kiện thuận lợi và phát triển với tốc độ nhanh hơn các nước tư bản khác. Đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới I, Mỹ tuy là nước không tham chiến ngay từ đầu, nhưng lại được lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai phía, lại tham gia đàm phán kết thúc chiến tranh nên Mỹ có điều kiện để ký kết những hiệp định có lợi cho Mỹ. Sau chiến tranh, nhờ áp dụng những kỹ thuật, thiết bị mới,… nước Mỹ đã xuất hiện sự phồn vinh vào thập niên 20. Sự thịnh vượng đó đã làm cho nhiều người say sưa, cho rằng nước Mỹ từ nay sẽ bước vào thời đại thịnh vượng nghìn năm. Trên thực tế, giá cổ phiếu tăng vọt làm người ta chóng mặt và tháng nào người ta cũng tung ra hàng trăm triệu để mua cổ phiếu với hy vọng phen này sẽ lãi to. Sản xuất tăng lên không ngừng nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và những nguồn năng lượng mới. Chỉ số công nghiệp nếu lấy thời gian từ 1923 đến 1925 bình quân là 100, thì đến tháng 7 năm 1928 đã tăng lên 110; tháng 6 năm 1929 đã tăng lên 126, đồng thời, tình hình giá cổ phiếu ở Mỹ cũng rất khả quan. Ba tháng mùa hè năm 1929, cổ phiếu của công ty xe hơi General Motors tăng từ 268 lên 391; cổ phiếu công ty sắt thép Mỹ United States Steel Corp, từ 165 lên 258. Vào tháng 9 năm 1929, Bộ Tài chính của Mỹ còn đảm bảo với công chúng: "Hiện nay không có gì để lo ngại. Điểm cao phồn vinh này sẽ còn tiếp tục kéo dài". (5,411) Về tài chính, ưu thế của Mỹ nổi lên rõ rệt. Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài là 8,5 tỷ USD (một nửa trong số đó là đầu tư vào châu Âu). Mỹ nắm 9 60% dự trữ vàng thế giới. Phố Wall trở thành trung tâm tài chính số 1 của thế giới tư bản. Về hàng hải, nếu trước chiến tranh trọng tải tàu biển của Mỹ chỉ bằng 1/10 của Anh thì nay đã bằng 2/3. Sản xuất phát triển không ngừng. Người ta tính rằng vào năm 1928, 73 công nhân làm ra một sản lượng bằng 100 công nhân năm 1920. Các mặt hàng trước đõy được coi là xa xỉ chỉ dành cho những gia đình giàu sang thì nay đã có mặt trong các gia đình trung lưu ở Mỹ. Các nhà máy làm việc hết công suất không cung cấp kịp xe hơi, tủ lạnh, radio, máy hút bụi, máy điện thoại để thoả mãn những nhu cầu tăng lên không ngừng. Henry Ford đã làm một cuộc cách mạng trong nền công nghiệp các phương tiện vận tải, bằng việc tung ra mẫu xe T nổi tiếng của ông. Nhờ những phương pháp tiêu chuẩn hoá và phân công lao động mà ông có thể vừa tăng lương cho công nhân, vừa giảm giờ làm, lại vừa bán được ụtụ với giá vừa túi tiền của đông đảo quần chúng thuộc tầng lớp trung lưu ở nước Mỹ. Sản lượng điện cứ vài năm lại tăng lên gấp đụi. Các rạp chiếu bóng bao giờ cũng thấy đầy người. Thế kỷ XX là thời kỳ thịnh vượng của quá trình đô thị hoá và nó cũng là một biểu hiện của sự thịnh vượng. Đó là một hiện tượng rất phổ biến. Ở khắp nơi, những ngôi nhà chọc trời mọc lên; hơn một triệu lễ khởi công xây dựng nhà cửa trong vòng một năm chỉ xảy ra ở các khu vực thành thị; chính quyền các xây dựng thêm 600.000 dặm đường xá để cung ứng cho lượng xe ô tô gia tăng của tầng lớp trung lưu; những khu vực thành thị cũ đã không thể nào chứa nổi sự gia tăng dân số và các khu ngoại ô mới được đã mọc lên vượt ra khỏi tầm hạn chế của các thành phố lớn. ễtụ, radio, phim ảnh, những cuộc mắc nối đường dây điện lưới không dứt và các hình ảnh khác về sự vượt trội của công nghệ Mỹ chẳng bao lâu cũng vươn tới nông thôn. 10 [...]... thống Có một số đại biểu cho rằng, danh từ "Chính sách mới" (New deal) là sự kết hợp khéo léo hai khẩu hiệu "Cầm quyền công bằng" (Square deal) của Theodore Roosevelt và "Tự do mới" (New freedoms) của Woodrow Wilson trước đây Thế nhưng, theo nhiều nhà nghiên cứu về tiểu sử Roosevelt, dự ụng cú sử dụng lập trường như thế nào cũng không đáng chú ý bằng dáng điệu của ông: "Dáng vẻ đường hoàng đầu ngẩng hiên... cam kết một 32 quyết sách mới (New deal) cho người dân Mỹ Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc vận động chính trị, nhưng là lời hiệu triệu cho một cuộc đấu tranh" (83) Câu nói nổi tiếng "Tôi cam kết một quyết sách mới (New deal) cho người dân Mỹ" không những đã trở thành câu khẩu hiệu cho cuộc vận động tranh cử của ông mà còn dành cho các chương trình lập pháp và liên minh chính trị mới sau khi ông trở... của các cuộc thăm dò trong giới học thuật (cùng với George Washington và Abraham Lincoln) Trong giai đoạn cuộc Đại suy thoái xảy ra trong thập niên 30 của thế kỷ XX, Roosevelt đã đưa ra chương trình Chính sách mới (New deal) nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc Đại suy thoái, phục hồi kinh tế, cải cách hệ thống kinh tế, giữ nước Mỹ trên con đường dân chủ Franklin D Roosevelt (Nguồn: Wikipedia 29 Roosevelt. .. bản giải quyết được." (51,15) 1.2 Vai trò của Tổng thống Franklin D Roosevelt 1.2.1 Tiểu sử Franklin D Roosevelt Franklin Delano Roosevelt sinh ngày 30 tháng 1 năm 1882, là Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Đắc cử Tổng thống 4 lần, từ năm 1933 đến 1945 Ông là Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từng tại chức hơn 2 nhiệm kỳ Là một trong những nhân vật trung tâm của thế kỷ XX, Roosevelt thường được xem là một trong 3... em họ là Theodore Roosevelt đắc cử Tổng thống, chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách làm việc của Franhklin sau này Năm 1905, Franklin Roosevelt đến học ở trường luật Columbia nhưng không bao giờ tốt nghiệp Cũng trong năm này (vào tháng 3 năm 1905) ông kết hôn cùng Anna Elanor Roosevelt cháu gái của Theodore Roosevelt Sau khi... sử tranh cử của hai đảng không có ai giành thắng lợi với đa số áp đảo như vậy Roosevelt trở thành Tổng thống thứ 32 của Mỹ Các sử gia, nhà chính trị học tin rằng cuộc bầu cử này đã kiến tạo một liên minh đa số mới trong lòng Đảng Dân chủ, thay đổi chính trường Hoa Kỳ, và là khởi nguồn của hiện tượng mà họ gọi là "hệ thống Chính đảng New deal", hoặc "Hệ thống Đảng thứ năm" Tháng 3 năm 1933, Roosevelt. .. phán đoán lành mạnh và kinh nghiệm chính trị của mình Trong cuộc vận động tranh cử, ông đã hứa với nhân dân, với một niềm tin vững chắc, một Chính sách mới (New deal) 22 Mặc dù người Mỹ không muốn nói tới cách mạng, nhưng giờ đõy người ta cũng nghe được lác đác đó đõy những lời kêu gọi lật đổ Những bộ óc táo bạo nhất đã đặt thành vấn đề về tính chất hợp pháp, hợp lý của chế độ kinh tế đã đưa đến sự đổ... ra trong khuôn khổ của cuộc tổng khủng hoảng của chế độ tư bản, trong lúc mà chủ nghĩa tư bản không còn có, và không thể có trong phạm vi của mỗi nước, trong phạm vi của các nước thuộc địa và bị lệ thuộc sự sinh sống và sự vững chãi của nó trước Cách mạng tháng Mười, trong lúc mà kỹ nghệ của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh đế quốc đã bị một thứ căn bệnh kinh niên: khả năng sản xuất của các xí nghiệp... nào trên thế giới".(5,410) Cả nước chìm đắm trong không khí lạc quan không gì sánh nổi đối với tương lai của đất nước Hoover tràn đầy lòng tin trình bày đường lối chính trị của mình: "Bảo vệ chính thể tự trị dân chủ, ủng hộ Chính phủ địa phương các cấp, làm cho chúng trở thành cơ sở vững chắc của chính thể này; hoàn thiện chế độ tư pháp về các mặt kinh tế và sinh hoạt xã hội; bảo hộ tự do xã hội có... sau một thời gian ngắn sau đó Nợ của Chính phủ và của tư nhân cuối cùng cũng đã vượt qua con số 100 tỷ USD Trên thực tế, việc mua bán cổ phiếu ở Mỹ trong thập niên 20 diễn ra hết sức sôi nổi Chẳng riờng gỡ những thương gia đầu cơ chuyên mua bán cổ phiếu, mà ngay đến những người dõn thụng thường cũng mua cổ phiếu với hy vọng được phát tài Chính sách cho vay dễ dàng của Chính phủ đã giúp cho sự mua bán . đời của Chính sách mới (New deal) Chương 2: Quá trình thực hiện Chính sách mới (New deal) Chương 3: Đánh giá về Chính sách mới (New deal) 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH MỚI. cực của Chính sách mới. Những công trình sử học ở miền Bắc một mặt trình bày cụ thể về Chính sách mới, mặt khác phần lớn lại nhìn nhận Chính sách mới nhu là một biện pháp “mị d n”. Tóm lại, Chính. Chính sách mới của Roosevelt càng có ý nghĩa quan trọng. Với những ý nghĩa thực tiễn và khoa học to lớn như vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Chớnh sỏch mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan