Đề thi thử và đáp án lần 1 (2011) - Môn Địa Lí-

4 192 0
Đề thi thử và đáp án lần 1 (2011) - Môn Địa Lí-

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT NGHÈN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2011 MÔN: ĐỊA LÍ - Khối C Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta rộng trên 1 triệu km 2 . Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu và tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta. 2. Cơ cấu lao động nước ta đang có những thay đổi mạnh mẽ. Anh (chị) hãy chứng minh những chuyển biến về cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế của nước ta. Câu II. (3,0 điểm) 1. Hãy chứng minh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta. (đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 20667 16394 3701 572 1995 85508 66794 16168 2546 2000 129141 101044 24960 3137 2004 172495 131552 37344 3599 2005 183343 134755 45226 3362 Hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành trong thời kì nói trên. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn. (đơn vị %) Giai đoạn Tỉ lệ gia tăng dân số Giai đoạn Tỉ lệ gia tăng dân số 1921 - 1926 1,86 1960 - 1965 2,93 1926 - 1931 0,69 1965 - 1970 3,24 1931 - 1936 1,39 1970 - 1976 3,0 1936 - 1939 1,09 1976 - 1979 2,16 1939 - 1943 3,06 1979 - 1989 2,1 1943 - 1951 0,5 1989 - 1999 1,7 1951 - 1954 1,1 1999 - 2002 1,32 1954 - 1960 3,93 2002 - 2005 1,32 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các thời kì 2. Nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì và nêu nguyên nhân. II. PHẦN RIÊNG.(2,0 điểm).Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IV.a hoặc IV.b) Câu IV. a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Anh (chị) hãy nêu biểu hiện suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng. Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm vốn đất của nước ta. Nêu hướng biến động cơ cấu vốn đất ở nước ta trong những năm qua. Hết Họ và tên thí sinh……………………………………….Số báo danh…………………………. 1 THPT NGHÈN ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I (2011): MÔN ĐỊA - KHỐI C Thời gian: 180 phút Câu ý Nội dung điểm II. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH 1 Vùng biển nước ta rộng trên 1triệu km 2 . Ảnh hưởng đối với khí hậu và tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta. 1,00 - Đối với khí hậu + Các khối khí di chuyển qua biển đem lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ + Mang tính chất hải dương điều hoà hơn + Ẩm và mưa nhiều + Cảnh quan không có tính chất hoang mạc và bán hoang mạc - Đối với tài nguyên thiên nhiên vùng biển. + Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí, titan, thuận lợi cho nghề làm muối) và hải sản.( giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao) có khoảng hơn 2000 loài cá và hơn 100 loài tôm 2 Chứng minh những chuyển biến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế 1,00 - Chuyển biến cơ cấu lao động theo ngành. + Đang có sự chuyển dịch từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III + Tỉ lệ lao đông ở khu vực I có xu hướng giảm (dc) + Tỉ lệ lao động ở khu vực II, III có xu hướng tăng (dc) - Chuyển cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.(dc) + Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng + Khu vực Nhà nước đang ngày càng giảm. II 1 Chứng minh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới 1,50 - Tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái. (dc) - Cơ cấu mùa vụ và giống có những thay đổi thích hợp (dc) - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn (nhờ hoạt động giao thông vận tải, công ty chế biến và bảo quản nông sản…) - Đẩy mạnh sản xuất và đã hình thành nhiều sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới xuất khẩu chủ như gạo, càphê, chề…thuỷ sản 2 Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuát nông nghiệp phân theo ngành thời kì 1990- 2005 1,50 - Tính cơ cấu.cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta. (đơn vị %) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 100 79,3 19,7 2,8 1995 100 78,1 18,9 3,0 2000 100 78,2 19,3 2,5 2004 100 76,3 21,6 2,1 2005 100 73,5 24,5 2,0 2 - Nhận xét: + Về cơ cấu: Ngành trồng trọt luôn giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp (chiếm từ 73,5% đến 79,3% giá trị sản xuất nông nghiệp). + Sự chuyển dịch cơ cấu: Theo hướng Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm (dc) Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (dc) Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm nhẹ (dc) + Sự chuyển dịch cơ cấu trên là tích cực nhưng còn chậm III 1 Vẽ biểu đồ 1,00 - vẽ biểu đồ - Vẽ biểu thích hợp nhất là biểu đồ hình cột + Trục đứng thể hiện tỉ lệ sinh (%) + Trục ngang thể hiện thời gian (năm) - Có tên biểu đồ - Đẹp, chính xác ghi số liệu trên biểu đồ 2 Nhận xét và nêu nguyên nhân tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì 2,00 - Thời kì 1921 – 1954: Đây là thời kì có tỉ lệ gia tăng dân số thấp, trung bình khoảng 1,38%/năm và rất không đều. Cao nhất lên tới 3,06% (1939 – 1943). Thấp nhất chỉ có 0,5% (1943- 1951) - Nguyên nhân: 1921 – 1954 tỉ lệ gia tăng thấp là do thời kì Pháp thuộc, nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân bị bóc lột nặng nề, công tác y tế không chú trọng, nạn đói và bệnh dịch thường xẩy ra mặc dù tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử cũng cao tuổi thọ trung bình thấp. Vì vậy tỉ lệ gia tăng dân số giai đoạn này thấp. - Thời kì 1954- 1976: Là thời tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất trung bình đạt trên 3%/năm - Nguyên nhân: Sau hoà bình ở miền Bắc, đời sống nhân dân được cải thiện, nạn đói không còn + Mạng lưới y tế phát triển, người dân được chăm sóc y tế tốt hơn. + Quan niệm phong kiến của người dân + Nước ta là nước nông nghiệp nên cần nhiều lao động + Quy luật phát triển dân số bù sau chiến tranh… ⇒ Đây chính là thời kì bùng nổ dân số của nước ta - Thời kì 1976- 1999: Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn cao trung bình 2%/năm nhưng đã giảm hơn trước. Đây chính là kết quả của việc thực hiên công tác kế hoạch hoá gia . - Thời kì 1999- 2005: Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh và bắt đầu đi vào ổn định. ⇒ Tuy vậy do quy mô dân số nước ta đông nên dân số nước ta vẫn tăng nhanh mỗi năm (khoảng hơn 1 triệu người) II. PHẦN RIÊNG. 2,00 IV.a Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Biểu hiện suy thoái của tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở miền núi và đồng bằng. 2,00 - Đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu được đối với hoạt động nông 3 nghiệp - Là địa bàn cư trú của con người…. - Xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng… - Biểu hiện suy thoái của tài nguyên đất. + Đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu, đá ong hoá, nhiễm mặn, nhiễm phèn… + Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá - Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. + Đối với miền núi: Muốn chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng hợp các biện pháp thuỷ lợi, canh tác (trồng cây trên đỉnh, trồng cỏ ở sườn, làm ruộng bậc thang, đào hổ vẩy cá, trồng cây theo băng) bảo vệ rừng định canh định cư. + Đối với đất đồng bằng:Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đát hựp lí, chống bạc màu, nhiêm mặn nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp. + Chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại IV. b Trình bày đặc điểm vốn đất nước ta. Hướng biến động của cơ cấu vốn đất ở nước ta trong những năm qua 2,00 - Đặc điểm vốn đất nước ta. + Vốn đất nước ta hạn chế, với diện tích 33 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người khoảng 0,4 ha/người, chỉ băng 1/6 thế giới. + Cơ cấu vốn đất, năm 2005. Đất nông nghiệp chiếm 28,4% Đất lâm nghiệp chiếm 43,6% Đất chuyên dùng chiếm 4,2% Đất ở chiếm 1,8% Đất chưa sử dụng chiếm 22% - Xu hướng biên động cơ cấu vốn đất nước ta trong những năm qua. + Diện tích đất nông nghiệp tăng khá trong máy chục năm trở lại đây. Tuy nhiên khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều, nếu mở rộng không thận trọng sẽ làm mất rừng sẽ gây hậu qủa xấu đối với môi trường + Diện tích đất lâm nghiệp tuy đã tăng khá, độ che phủ đạt 43,6% nhưng con số này vẫn là quá ít trong khi nươc ta chủ yếu là đôì núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và do nhu cầu đất ở ngày càng tăng + Đất chưa sử dụng gần đây đang thu hẹp lại, cả ở miền đồi núi và đồng bằng, do khai hoang mở rộng diện tích đất nôngnghiệp và trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. HẾT 4 . số 19 21 - 19 26 1, 86 19 60 - 19 65 2,93 19 26 - 19 31 0,69 19 65 - 19 70 3,24 19 31 - 19 36 1, 39 19 70 - 19 76 3,0 19 36 - 19 39 1, 09 19 76 - 19 79 2 ,16 19 39 - 19 43 3,06 19 79 - 19 89 2 ,1 1943 - 19 51 0,5 19 89 -. số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 19 90 20667 16 394 37 01 572 19 95 85508 66794 16 168 2546 2000 12 914 1 10 1044 24960 313 7 2004 17 2495 13 1552 37344 3599 2005 18 3343 13 4755 45226 3362 Hãy nhận xét về. 2 ,16 19 39 - 19 43 3,06 19 79 - 19 89 2 ,1 1943 - 19 51 0,5 19 89 - 19 99 1, 7 19 51 - 19 54 1, 1 19 99 - 2002 1, 32 19 54 - 19 60 3,93 2002 - 2005 1, 32 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân

Ngày đăng: 19/04/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan