Quyền của những người bị tước tự do -lý luận và thực tiễn

102 414 1
Quyền của những người bị tước tự do -lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ THỊ NHÀN QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Tạ Thị Nhàn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO 11 1.1. Khái niệm quyền của người bị tước tự do 11 1.1.1. Người bị tước tự do 11 1.1.2. Quyền của người bị tước tự do 14 1.2. Ý nghĩa việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do 21 1.2.1. Góp phần bảo đảm quyền con người 21 1.2.2. Là một trong các tiêu chí xác định Nhà nước pháp quyền 22 1.2.3. Góp phần phát triển văn minh của nhân loại 23 1.3. Nội dung quyền của người bị tước tự do theo luật nhân quyền quốc tế 25 1.3.1. Quyền sống 27 1.3.2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục 29 1.3.3. Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện 30 1.3.4. Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do 30 1.3.5. Quyền được hưởng tố tụng riêng cho người chưa thành niên 31 1.4. Cơ chế bảo đảm quyền của người bị tước tự do theo luật nhân quyền quốc tế 32 1.4.1. Cơ chế quốc tế 32 1.4.2. Cơ chế khu vực 38 1.4.3. Cơ chế quốc gia 41 Chương 2: VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO 43 2.1. Sự phát triển các quyền của người bị tước tự do trong pháp luật Việt Nam 44 2.1.1. Từ năm 1945 đến năm 1974 44 2.1.2. Từ năm 1975 đến nay 46 2.2. Nội dung các quyền của người bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam 49 2.2.1. Quyền của người bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam 49 2.2.2. Tước tự do trong lĩnh vực hành chính theo pháp luật Việt Nam so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan 58 2.3. Thực tiễn việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do ở Việt Nam 62 2.3.1. Hạn chế 68 2.4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người bị tước tự do ở Việt Nam 73 2.4.1. Một số phương hướng hoàn thiện 73 2.4.2. Hoàn thiện pháp luật 76 2.4.3. Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người bị tước tự do 83 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ACHPR: Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc, 1981 (African Charter on Human and Peoples’ Rights); - ACHR: Công ước châu Mỹ về quyền con người, 1969 (American convention on Human rights); - CAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment); - CEDAW: Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt dối xử với phụ nữ, 1979 (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women); - CRC: Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989 (Convention on the Rights of the Child); - ECHR: Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản, 1950 (The European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms); - ECOSOC: Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc (The United Nations Economic and Social Council); - ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights); - ICJ: Tòa án công lý quốc tế, (Internatinonal Court of Justice); - ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, 1966 (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights; - NGOs: Các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organizations); - NHRIs: Các cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (National Institution on the Protection and Promotion of Human Rights); - UDHR: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 1948 ((Universal Declaration of Human Rights); - UNCHR: Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc (The United Nations Commission on Human Rights); - UNHRC: Hội đồng quyền con người Liên hợp quốc (The United Nations Human Rights Council); - UPR: Cơ chế Đánh giá Định kỳ toàn thể (Universal Periodic Review); - WGAD: Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện của Liên hợp quốc (Working Group on Arbitrary Detetion); - BLDS: Bộ luật dân sự; - BLHS: Bộ luật hình sự; - TAND: Tòa án nhân dân; - THAHS: Thi hành án hình sự; - TTHS: Tố tụng hình sự; - VKSND: Viện kiểm sát nhân dân; - XLVPHC: Xử lý vi phạm hành chính DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các quyền tiêu biểu của người bị tước tự do theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền 25 Bảng 1.2. Điểm khác biệt giữa hai cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền của người bị tước tự do 37 Bảng 2.1. Các nhóm đối tượng bị tước tự do ở Việt Nam hiện nay căn cứ theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế 49 Bảng 2.2. So sánh các quy định về quyền của người bị tước tự do trong pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan 50 Bảng 2.3. Quy mô giam giữ của 11 nhà tạm giữ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 64 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vào thời kỳ cổ đại, người ta tin rằng có những người sinh ra để làm nô lệ và thân phận nô lệ là thích hợp và chính đáng cho họ. Đối với những người này việc có một người chủ tốt là may mắn và tốt đẹp. Đến thời phong kiến tầng lớp nô lệ đã không còn tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên vẫn còn những tầng lớp, giai cấp khác cho mình quyền áp bức, bóc lột các giai tầng còn lại. Trải qua bao năm đấu tranh với bao mất mát, khổ đau, cho đến thời điểm hiện nay, nhân loại toàn thế giới đã công nhận: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu” (trích Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948). Trong thời đại ngày nay, nhân quyền trở thành vấn đề mang tính quốc tế, giá trị quyền con người đã được nhìn nhận ở tất cả các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ. Bất kỳ ai trên thế giới này không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, giới tính…đều được hưởng những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong luật quốc tế về nhân quyền. Tuy vậy, cuộc đấu tranh cho nhân quyền vẫn tiếp diễn đầy cam go, quyết liệt. Vẫn còn những kẻ lợi dụng nhân quyền để vi phạm nhân quyền. Vẫn còn đó tình trạng người bóc lột người, phân biệt chủng tộc, kỳ thị dân tộc, tôn giáo… Hơn nữa vẫn còn nhiều người không biết mình có những quyền gì và làm thế nào để thực hiện các quyền đó, làm thế nào để bảo vệ các quyền đó khi bị vi phạm? Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, với biết bao cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Vì vậy chúng ta hiểu rõ hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam đã có từ rất lâu và được thể hiện trước hết qua những ý niệm và hành động khoan dung, nhân đạo. Trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi với tinh thần “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” đã thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân quyền của Việt Nam. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong phạm 2 vi quốc gia cũng như đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì nhân quyền của nhân loại. Thể hiện ở việc Nhà nước ta đã hình thành một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và khá tương thích với luật pháp quốc tế về nhân quyền. Đồng thời cũng đã có một cơ chế bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng. Tuy nhiên cũng như các nước khác trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức về quyền con người, trong đó nổi bật lên vấn đề về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương. Nhóm người dễ bị tổn thương là những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người. Bởi vậy cần chú ý bảo vệ đặc biệt so với các nhóm khác. Những người bị tước tự do là một trong số nhóm người dễ bị tổn thương, họ là tất cả những người bị giới hạn, ở bất cứ mức độ và dưới bất kỳ hình thức nào, các tự do chính trị, dân sự của mình so với những công dân bình thường. Theo Luật nhân quyền quốc tế, người bị tước tự do là một khái niệm rất rộng bao gồm tù nhân, những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, quản chế, cấm cư trú… Mục đích của các biện pháp như bắt, tạm giữ, tạm giam…là để đảm bảo cho các cơ quan tư pháp, hành chính thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật. Các biện pháp này cũng nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên những biện pháp này khi áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan tư pháp và người có thẩm quyền thực hiện trong các cơ quan nếu không cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm nhân quyền. Những điều đó xảy ra là do chưa có quy định cụ thể để hạn chế sự lạm quyền của cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan công quyền, và việc quy định như hiện tại có nhiều kẽ hở dễ bị lách luật; cán bộ công chức nhà nước chưa được đào tạo cơ bản về tôn trọng, bảo vệ quyền con người Bên cạnh đó, cơ chế thực thi quyền của nhóm người bị tước tự do vẫn còn chưa hoàn thiện cũng như cơ chế kiểm soát việc thực thi còn nhiều hạn chế. Do đó, để góp một phần bảo đảm hơn nữa về quyền con 3 người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng, tác giả chọn đề tài : “Quyền của những người bị tước tự do – lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn . Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá toàn diện các quy định, văn kiện quốc tế về bảo vệ quyền của người bị tước tự do cũng như việc nội luật hóa và áp dụng chúng vào thực tiễn Việt Nam. Tác giả đưa ra một số phương hướng đề hoàn thiện pháp luật về quyền của nhóm người bị tước tự do và giải pháp để thực thi một cách hiệu quả các quyền ấy trong thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bởi tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến như: “Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” do trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đã đề cập tới quyền của người bị tước tự do theo luật quốc tế về nhân quyền. Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung như quyền của nhóm là gì? Tầm quan trọng của việc thừa nhận và bảo đảm các quyền của nhóm. Cuốn sách cũng đưa ra định nghĩa nhóm người dễ bị tổn thương; xác định các nhóm xã hội dễ bị tổn thương được quy định trong luật nhân quyền quốc tế, trong đó có nhóm người bị tước tự do. Đặc biệt cuốn sách đã phân tích cơ chế quốc tế giám sát thực thi quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương. “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự”: do trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và trung tâm nghiên cứu tội phạm học và tư pháp hình sự trực thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát hành. Tố tụng hình sự là hoạt động trực tiếp nhất liên quan đến một bộ phận quan trọng của nhóm người bị tước tự do. Đó là những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam hay bị bỏ tù. Tài liệu đã khái quát những tiêu chuẩn pháp lý về quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự. Từ đó nhằm hướng dẫn, cung cấp những công cụ hữu hiệu cho việc bào chữa tại các tòa án hình sự địa phương. Đặc biệt, nó được viết ra để hỗ trợ cho các luật sư hoặc thành viên của nhóm luật sư biện hộ các vụ án hình sự, nâng cao kiến thức và hiểu biết nhằm áp dụng hiệu quả luật quốc tế tại các tòa 4 án địa phương. Từ góc độ đó, cuốn sách đề cập đến những khả năng áp dụng luật quốc tế như là một lập luận riêng biệt, và nếu có thể, như là một ý bổ sung nhằm củng cố sức thuyết phục của các lập luận. Quyền bào chữa là một trong số các quyền quan trọng của những người bị tước tự do. Bởi lẽ nó đảm bảo cho các vụ án được xét xử công bằng và quyền của người bị tước tự do sẽ được đảm bảo tốt nhất. Vì vậy cuốn sách đã góp một phần quan trọng trong những nỗ lực nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của nhóm người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự; “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” – đề tài nghiên cứu khoa học, chủ trì Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam những năm qua đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này đã nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm và nhất là các tiêu chí về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố tung hình sự. Đề tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền; Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó đối với việc bảo vệ quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án; Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Khía cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ không bị tước tự do). Đảm bảo quyền con người trong việc thi hành án phạt tù – một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam – bài viết của Hoàng Thị Hương, khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Bài viết đã đưa ra khái niệm “đảm bảo” có nghĩa là “làm cho chắc [...]... người có rất nhiều tự do, ví dụ như tự do đi lại, tự do cư trú, tự do học 13 tập, tự do tôn giáo, tự do việc làm… Khái niệm "người bị tước tự do" dùng để chỉ những người bị giới hạn một số quyền nhất định vì các lý do an ninh hay trật tự xã hội, chứ không phải tước bỏ toàn bộ các tự do của con người Tù nhân bị tước quyền tự do đi lại, tự do cư trú, nhưng họ vẫn được hưởng các quyền tự do khác như tự. .. việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người bị tước tự do Tóm lại quyền của người bị tước tự do là quyền con người được thừa nhận trong pháp luật và được bảo đảm bằng cơ chế ở cả phạm vi quốc tế, khu vực và quốc gia cho dù trong hoàn cảnh bị giới hạn các tự do chính trị, dân sự 1.2 Ý nghĩa việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do Các quyền của người bị tước tự do được ghi nhận và bảo đảm thực thi có ý... tự do cơ bản thường được diễn đạt như là các quyền (ví dụ "tự do ngôn luận" cũng thường được gọi là "quyền tự do ngôn luận" ) Con người có rất nhiều quyền tự do Như quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình; Tước tự do nghĩa là bất kỳ hình thức giam giữ hoặc cầm tù nào, hay đưa một người vào... lý do xã hội Do nhận thức và quan niệm chưa được đầy đủ của một số người trong xã hội, cho nên những người bị tước tự do bị khinh miệt, bị xa lánh và kỳ thị Cũng vì đó mà các quyền chính đáng của họ bị xâm phạm Việc bị giới hạn quyền tư do là đã bị tước đi một số quyền quan trọng của con người, đó là quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Nhưng cũng chính từ địa vị đó càng khiến cho những người bị tước tự. .. vệ các quyền của mình khi bị vi phạm 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và tiêu chuẩn quốc tế về quyền của người bị tước tự do Chương 2: Việt Nam với việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO 1.1... không bị cản trở bởi bất cứ chủ thể hay yếu tố nào Tự do có thể được phân thành tự do chủ động và tự do thụ động Tự do chủ động là tự do của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nào đó (ví dụ như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp ) Tự do thụ động là tự do của cá nhân khỏi bị các chủ thể khác xâm phạm đến (như tự do thân thể ) Trong một số trường 11 hợp, tự do bị hạn chế Ví dụ như quyền tự do. .. là của các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền của người bị tước tự do Đồng thời nâng cao nhận thức của các chủ thể người bị tước tự do trong việc thụ hưởng các quyền của mình 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu • Nghiên cứu tổng quan về người bị tước tự do và quyền của người bị tước tự do; các biện pháp cũng như hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền. .. Luật nhân quyền quốc tế xác định một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương, trong đó bao gồm cả những người bị tước tự do Người bị tước tự do ở đây bao gồm cả nhóm người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự và nhóm người bị tước tự do trong lĩnh vực hành chính Trong lĩnh vực tư pháp hình sự những người bị tước tự do bao gồm: tù nhân (phạm nhân đang chấp hành án hình phạt tù); người bị tạm... dung quyền của người bị tước tự do theo luật nhân quyền quốc tế Người bị tước tự do bị giới hạn một số tự do Tuy nhiên họ vẫn được hưởng những quyền cơ bản của con người Ngoài ra họ còn được hưởng các quyền đặc thù Các quyền của người bị tước tự do có thể chia thành các nhóm quyền: Nhóm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm; Nhóm quyền xét xử công bằng; Nhóm quyền hưởng thủ tục tố tụng riêng cho người. .. 1.2.1 Góp phần bảo đảm quyền con người Người bị tước tự do là thành viên của gia đình nhân loại Vì vậy bảo đảm quyền cho họ cũng chính là bảo đảm quyền con người nói chung Việc thừa nhận các quyền của người bị tước tự do và cơ chế bảo đảm thực thi các quyền đó sẽ là công cụ pháp lý trừng trị những chủ thể có hành vi xâm hại quyền của người bị tước tự do cho dù người đó là ai Quyền con người không được sử . MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO 11 1.1. Khái niệm quyền của người bị tước tự do 11 1.1.1. Người bị tước tự do 11 1.1.2. Quyền của người bị tước tự do 14 1.2. Ý. quan về người bị tước tự do và quyền của người bị tước tự do; các biện pháp cũng như hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền thực 6 hiện các biện pháp tước tự do của con người. Những. nhiều quyền tự do. Như quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình; Tước tự do nghĩa

Ngày đăng: 18/04/2015, 14:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan