luận văn Nhân cách và sự hình thành nhân cách theo các nhà tâm lý học Việt Nam

56 2.8K 13
luận văn Nhân cách và sự hình thành nhân cách theo các nhà tâm lý học Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Trong đó, quan điểm tâm lý học về nhân cách con người, về cơ bản, có những khác biệt so với quan điểm của các khoa học cụ thể. Theo đó, nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là "phẩm chất xã hội" của con người. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách. Giải quyết vấn đề này theo những cách khác nhau sẽ dẫn tới quan niệm khác nhau về bản chất của nhân cách. Nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tõm lớ cuả con người, của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người. Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người đang trở thành trung tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển trong xã hội. Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là một vấn đề phức tạp nhất của khoa hoc tõm lớ nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết được những vấn đề khác của tõm lớ học và của nhiều lĩnh vực đời sống đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì, giáo duc tác động vào từng nhân cách để trở thành những nhân cách theo yêu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục là một nhân tố tích cực tạo nên nguồn nhân lực. Phẩm chất năng lực con người quyết định sự phát triển xã hội. Ở Việt Nam cùng với Khoa học công nghệ, Giỏo dục được coi là quốc sánh hàng đầu. Tốc độ công nghiệp phát triển cao về kinh tế, văn hoá, xã hội đang có sự thay đổi rõ nét. Bên cạnh đó còn tồn tại các tệ nạn xã hội, như các tệ nạn tham nhũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chủ nhân tương lai của đất nước đó là trẻ em. Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 1 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Sự hình thành và phát triển nhân cách con người là một vấn đề rất quan trọng, trẻ em có nhiều thay đổi về mặt tâm lý và sinh lý nên nhu cầu hoàn thiện nhân cách để thích nghi với xã hội hoá và có thái độ tích cực hơn trong cuộc sống là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy từ xưa đến nay không chỉ cú cỏc nhà tâm lý học Việt Nam Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nhân cách. Vấn đề này đã được các nhà triết học Phương Đông nghiên cứu như Khổng Tử, Mạnh Tử, các nhà tâm lý học Phương Tây như S.Freud, J.Piaget, A.N.Leonchiev…Ở Việt Nam có những nhà nghiên cứu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hay các nhà tâm lý học như Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Ngọc Bích đã rất tâm huyết về vấn đề nhân cách. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài "Nhân cách và sự hình thành nhân cách theo các nhà tâm lý học Việt Nam" làm tiểu luận của chuyên đề Tâm lý học nhân cách trẻ em. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích của đề tài tìm hiểu các quan điển, tư tưởng của các nhà tâm lý học Việt Nam nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Để thực hiện được mục đích đề ra đề tài cần phải giải quyết hai nhiệm vụ: Tỡm hiểu một số vấn đề chung về sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tìm hiểu các quan điểm, tư tưởng nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nhân cách. 3. Đối tượng nghiên cứu. Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Cơ sở lý luận :Dựa trên cơ sở góc độ khoa học tâm lý, chủ nghĩa Mác – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Giỏo dục và Đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Phương pháp quan sát và tự quan sát. Phương pháp nghiên cứu tài liệu,sỏch bỏo. Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 2 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI Khi nhìn nhận và đánh giá một quốc gia một khu vực nào đó trên thế giới,về mức độ phát triển cao hay thấp, giàu hay nghốo thỡ trước hết chúng ta phải xem xét về nền giáo dục của quốc gia khu vực đó, quả thực vấn đề giáo dục là một vấn đề rất quan trọng, mà bất cứ một quốc gia nào, khu vực nào trên thế giới, cũng phải đầu tư và quan tâm hàng đầu. Bởi giáo dục và đào tạo là tạo ra những đội ngũ tri thức, công nhân, học sinh, giáo dục để tạo điệu kiện cho con người ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình … Đú chính là nguần nhân lực dồi dào, tạo cho con người có cả ý thức, tri thức, đạo đức năng lực phẩm chất nhân cách, để bổ sung vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn, cả về kinh tế, văn hoá, xã hội. Trải qua hàng nghìn đời vấn đề giáo dục ở Việt Nam ngày càng được phát triển và được Đảng Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Nhất là giáo dục ở vựng sõu, vùng xa, vùng núi cao và hải đảo những nơi mà nền kinh tế, văn hoá chưa phát triển, để sao cho mặt bằng dân trí giữa cỏc vựng, các tỉnh thành không có sự cách biệt quá xa về trình độ văn hoá, đặc biệt trong giai đọan hiện nay, khi nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng xã hội, xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp văn minh lịch sự, thì sự nghiệp giáo dục là một vấn đề quan trọng và được quan tâm hàng đầu, trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đõt nước, và xây dựng đát nước ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đào tạo đội ngũ tri thức, công nhân lành nghề, thì cần giáo dục cỏi tõm yờu nghề, năng lực đạo đức.Theo ứng xử giữa con người, để con người từ một cá thể sinh học trở thành một nhân cách sống trong mỗi con người, bởi tài và đức phải luụn đi đôi với nhau, không tách rời nhau thì mới có thể đem lại hiệu quả tốt trong công việc và trong giao tiếp ứng xử con người với con người. Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 3 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em 1. Khái niệm: 1.1. Khái niệm nhân cách. Khái niệm nhân cách biểu hiện tính chính thể dải thể cuộc sống. Ngày nay vấn đề nhân cách được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong quá trình phát triển của các khoa học đặc biệt là các khoa học xã hội, đòi hỏi phải nghiên cứu nhân cách, trong xã hội loài người có quan hệ lẫn nhau, và con người là trung tâm của các mối quan hệ, vì vậy con người phải được thể hiện như là một nhân cách. Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với xây dựng nhân cách phát triển hài hoà, đó là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp, xây dưng con người đạo đức trí tuệ, trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc loại đặc biệt,nhõn cách không phải là chính thể được chế định theo kiểu di truyền tức lá “người ta sinh không phải là nhân cách người mà người ta phải trở thành một nhõn cỏch”.“Nhân cách là một sản phẩm tương đối muộn của sự phát triển xã hội lịch sử và của sự tiến hoá cá thể con người” nhân cách là một cấu tạo chuyên biệt của con người mà không thể rút ra từ hoạt động thích ứng của nó, cũng không thể tự hoạt động đó mà rút ra ý thức của con người hay nhu cầu. Hiện nay về mặt tâm lý học người ta chú ý đến vấn đề sau đây về nhân cách, bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách các yếu tố hình thành nhân cách, các cơ chế hình thành nhân cách, các phương pháp nghiên cứu nhân cách, vị trí của tâm lý học nhân cách trong hệ thống khoa học khác. Nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến vấn đề khái niệm nhân cách, hay bản chất nhân cách trước hết điểm qua một số quan điểm về nhân cách tồn tại quan diểm. Quan điểm cho bản chất nhân cách là thuộc tính sinh vật hay nói cách khác là sinh vật hoá bản chất nhân cách. Nhân cách được coi là bản năng tình dục (s.freud) là đặc điểm của hinh thể (krestchmer) … Bản chất nhân cách là tính con người (trường phái nhân văn đại diện là C:ROGERS, A.MASLOW…Những người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người. A.MASLOW cho rằng xã hội nằm Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 4 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em trong bản năng con người,những nhu cầu như giao tiếp, tình yêu kính trọng đều có tính bản năng …đặc trưng cho giống người, nhân cách là động cơ tự động điều hành (G.ALLPORT.) những quan điểm này đều đề cao tính chất tự nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất của nhận bản chất xã hội của nhân cách. Nhân cách đồng nghĩa với khái niệm con người, K.K.dlatnov nhân cách con người có ý thức, còn con người có tâm lý từ khi có ngôn ngữ lao động, quan điểm này nói về cái chung cái đặc trưng nhất của con người, mà không chú ý đến đặc cái thù riêng cỏi riờng của nhân cách. Nhân cách được hiểu như cá nhân con người với tư cách là chủ thể của mỗi quan hệ và hoạt động có ý thức (A.Gkovalev,X.Ikon) hiện nay quan điểm này được đa số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận, coi nhân cách là cá nhân, cá thể so vơi tập thể xã hội. Nhân cách được hiểu như là thuộc tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như thuộc tính ổn định. Các thuộc tính sinh vật, hoặc tính xã hội. Pbueva cho rằng nhân cách là con người với toàn bộ phẩm chất xã hội của nó. Nhân cách là tâm thế (D.N.ZNAdze, là thái độ V.N.Mia XiSev là phương thức tồn tại của con người trong xã hội, trong điều kiện lịch sử, cụ thể. Những quan điểm này chỉ chú ý đến các đặc điểm chung nhất của nhân cách, đó cũng chưa thể hiện được tính toàn diện trong định nghĩa nhân cách. Nhân cách cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mụĩ quan hệ sông của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con người đó. K.Obuchowxki định nghĩa nhân cách như sau. Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính tâm lý của con người có tính chất điểu kiện lịch sủ xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giải thích và dự đoán hành động cơ bản của con người (K. Obuchowxki, lý luận tâm lý của việc xây dựng và phát triển nhân cách trong cuốn M.1981). Từ bảy quan niệm nhân cách trên, cho đến nay vẫn chưa có trường phái nào giải quyết thoả đáng vấn đề bản chất của nhân cách. Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 5 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Các nhà tâm lý học cho rằng khái niệm nhân cách là phạm trù xã hội và có bản chất xã hội lịch sử” Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý, biểu hiện bản sắc và giá trị của con người” Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học nhân cách thì chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống. Song cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể theo các mặt sau đây: Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực hoặc là con người cú cỏc phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao động). Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động. Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người. Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong cuốn tâm lý học đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách như sau:Nhõn cỏch là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Đây là định nghĩa về nhân cách được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Như vậy nhân cách là sự tổng hoà, không phải là những đặc điểm của con người. Mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Qua khái niệm về nhân cách trên chúng ta thấy nhân cách có một số đặc điểm sau. Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 6 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Tính thống nhất :Thống nhất giữa lời nói và việc làm, thống nhất, giữa đạo đức và tài, giữa ý thức và hành động, hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhóm. Tính ổn định : nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khú hình thành mà nó cũng khó mất đi. Tính tích cực của nhân cách : Nhân cách của con người là chủ thể của hoạt động và giao lưu các mỗi quan hệ giữa người này và người khác. Nhân cách con người luân cải tạo thế giới khách quan và biến thế giới khách, thành sản phẩm phục vụ cho con người, không phải ai cũng có mà chỉ có ở người có nhân cách mới có. Tính giao lưu :Nhân cách của con người có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu với người khác và nhờ đó con người tiếp thu,lĩnh hội các tri thức, kinh nghịờm, văn hoá, xã hội của loài người mà biến thành nhân cách riêng của mỡnh. Đú chớnh là bốn đặc điểm của nhân cách nó rất quan trọng đối với đới sống con người. 1.2. Khái niệm con người. Từ trước đến nay có rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu con người chứa đựng những nội dung khác nhau dựa trên mục đích và phương diện nghiờn cứu,cú khái niệm cho rằng “Con người là thành viên của một cộng đồng một xã hội, và vừa là thực thể tự nhiên, và thực thể xã hội”. Ở định nghĩa về con người được thừa nhận rộng rãi "con người là thực thể sinh vật- xã hội và văn hoỏ” cần nghiên cứu con người theo cả ba mặt. Con người bản năng, coi con người là tồn tại sinh vật, con từ khi hinh thành là tồn tại sinh vật. Trên thực tế con người có bản năng sinh tồn, nhưng bản năng của con người khác hẳn bản năng con vật. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển xã hội loài người " con người bản năng con người kỹ thuật con người chính tri và con người xã hội” đều nói lên tiờu trớ tâm lý cực kỳ quan trọng của con người. Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 7 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Khác với quan điểm trờn, Mỏc đưa ra một quan điểm khoa học về con người… "Bản chất của con người không phải là cái gì trìu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" Như vậy con người là một sản phẩm của lịch sử xã hội mang những phẩm chất thuộc tính có ý nghĩa xã hội được hình thành trong qỳa trỡnh tác động qua lại giữa người với người, trong xã hội con người cũng là chủ thể các hoạt động, là lực lượng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Có thể nói con người là nấc thang tiến hoá cao nhất của tự nhiên và là một thực thể mang bản chất tự nhiên sinh học, mang trong mình sức sống tự nhiên. Mác cũng đã chỉ ra rằng "con người là thực thể tự nhiên". Đảng và nhà nước ta từ quan điểm coi mục tiêu là động lực chính của sự phát triển vì con người do con người. Từ khái niệm trên cho thấy nhân cách bao gồm nhiều phẩm chất tâm lý của con người. 2. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi sinh ra con người chưa có nhân cách "nhân cách cũng không có sẵn, phải bằng cách bộc lộ dần dần các bản năng nguyên thuỷ,mà một lúc nào đó đã bị kiềm chế chốn ộp” (Phạm Minh Hạc Sách đã dẫn trang 23),chính trong quá trình sống học tập, lao động, giao lưu, giải trớ…Con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình theo quy luật lĩnh hội tri thức và các di sản văn hoá vật chất và tinh thần, của các thế hệ trước để lại trong công cụ lao động thông qua các hoạt động. Vậy con người vốn sinh ra chưa có nhân cách mà nhân cách là cấu tạo mới do mỗi người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống. Giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi…Nhõn cách không có sẵn mà bằng cách hoạt động xã hội con người ngay từ khi còn nhỏ đã dần dần lĩnh hội nội dung chứa đựng trong các mối quan hệ xã hội có liên quan tới hoạt động của trẻ. Phương pháp giáo dục có hiệu quả là tổ chức cho trẻ hoạt động lĩnh hội các cái đó để hình thành nhân cách. LờNin núi "cùng với dòng sữa mẹ con người hấp thụ tâm lý của xã hội mà nó là thành viên" nhân cách của con ngươi Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 8 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em hình thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên và thế giới đồ vật do các thế hệ trước và bản thân tạo ra qua các mỗi quan hệ xã hội mà nó gắn bó từ đó nhân cách của con người đã được hình thành và phát triển. Sự phát triển nhân cách bao gồm : Sự phát triển về mặt thể chất, điều này thấy rõ ở sự phát triển về chiều cao, cân nặng, cơ bắp và sự hoàn thiên của các giác quan vvv…đú là điều dễ thấy ở mỗi con người. Sự phát triển về mặt tâm lý, được biểu hiên ở những biến đổi cơ bản, trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống.v.v nhất là ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách con người. Sự phát triển về mặt xã hội điều này thể hiện rõ ở việc tích cực,tự giác tham gia vào các mặt khác nhau của đời sống xã hội cũng như có sự thay đổi rõ nét về ứng sử với những người xung quanh. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong quá trình đổi mới, đó là nhân cách của con người sáng tạo, năng động, có kỷ luật, kỹ năng, tay nghề cao cũng như phẩm chất tốt đẹp của nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc được đúc kết lại qua nhiều thế hệ để có được điều đó, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có học sinh, sinh viên cần trở thành các chủ thể có ý thức đối với các hoạt động như học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí …Cần tự giác thích ứng và chủ động tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ngay từ khi ngồi ở trên ghế nhà trường để trở thành nhân cách làm chủ nhân của đất nước. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Con người chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong đó có nhân tố sinh học và xã hội, các nhân tố này tác động tới con người không phải là song song với nhau có giá như nhau. Chính vì vậy cần phải xem xét đúng đắn nhìn nhận một cách khách quan khoa học các tác động của di truyền và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong các công tác giáo dục. 3. Các động lực phát triển nhân cách 3.1. Nhu cầu là động lực phát triển nhõn cách Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 9 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em nguồn gốc tính tích cực của cá nhân. Nhu cầu vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Nhu cầu vừa có tính chất vật thể (nhu cầu vật chất) vừa có tính chức năng (nhu cầu tinh thần). Thoả mãn nhu cầu thực chất là quá trình con người chiến lĩnh một hình thức hoạt động nhất định trong xã hội. Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện của nhu cầu Nhu cầu được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu của con người có những đặc điểm cơ bản sau: Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, chớnh vỡ cú đối tượng mới có thể phân biệt được các loại nhu cầu. Tuy nhiên sự tồn tại của đối tượng ấy trong tõm lớ học cá nhân có thể có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức thấp, đối tượng có thể còn “mơ hồ” chưa được xác định thật cụ thể, mà mới chỉ xác định về loại. Ở mức cao hơn, đối tượng của nhu cầu được phản ánh trong óc người mang nhu cầu một cách cụ thể hơn. Cuối cùng, đối tượng của nhu cầu có thể được nhận thức về mặt đặc trưng và về ý nghĩa của nó đối với đời sống cá nhân. Chính nhờ sự tồn tại đối tượng của nhu cầu trong tõm lớ cá nhân mà cá nhân định hướng được hoạt động của mình trong môi trường Đặc điểm quan trọng thứ hai là mỗi nhu cầu đều có một nội dung cụ thể tuỳ theo nó được thoả mãn trong những điều kiện nào và bằng phương thức nào. Nội dung cụ thể của nhu cầu phụ thuộc vào những điều kiện và những phương thức thoả món nó. Đặc điểm thứ ba là nhu cầu thường có tính chất chu kì. Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn, không có nghĩa là nhu cầu đó chấm dứt, nếu con người vẫn sống và phát triển trong những điều kiện và phương thức sinh hoạt như cũ. Những nhu cầu về ăn, mặc, học tập, giao tiếp với người khác thường xuyên được tái diễn trong cuộc sống. Sự tái diễn đó thường có tính chất Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 10 [...]... của ông không tránh khỏi sự sơ lược trong quan niệm của Gestal 2.3 Tâm lý học nhân văn về nhân cách Trường phái tâm lý học nhân văn hình thành ở Mỹ như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài quyết định cho tâm lý con người thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc quyết định Tâm lý học nhân văn khác với hai khuynh... cảnh và phương thức sống của con người phương Đông Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học thuyết về nhân cách 2 Quan niệm về nhân cách trong tâm lý học phương Tây Như ở trên cú núi, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách Chúng tôi chỉ đi vào một vài trường phái lớn trong tâm lý học phương Tây về nhân cách như Phân tâm học, trường phái Gestalt, tâm lý học nhân văn về cả nhân cách, ... CHMNK20 23 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Từ mô hình cấu trúc nhân cách và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các nhà tâm lý học Việt Nam, muốn phát triển muốn phát triển nguồn lực con người đáp ứng với đòi hỏi của xã hội, trước hết cần nhận thức sâu sắc vai trò và nhiệm vụ quan trọng của ngành trong thời đại mới: Giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm... định tâm lý con người như S.Freud quan niệm, nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vô thức Vì vậy, bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân tâm được cải biến thành học thuyết phân tâm học mới Trong cấu trúc nhân cách của Jung, cái tôi là trung tâm của ý thức Nhân cách là mẹ của ý thức Vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân. .. trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người, ngoài ra cũn cú một số các yếu tố khác thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 13 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Như yếu tố di truyền, tõp thể, giao tiếp và đặc biệt hoạt động là nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người Trong đời sống thường... Phơrơt và học thuyết xã hội học của Mác vào nhau và xây dựng nên lý thuyết “chủ nghĩa nhân đạo mới” Về tâm lý học, Fromm cho rằng cơ chế tự nhiên và xã hội trong con người là vô thức, đó là cái phi lý, hạt nhân của nhân cách Nó biểu hiện sự mong muốn vươn tới cái phi lý, hạt nhân của nhân cách Nó biểu hiện cho sự mong muốn vươn tới cái hài hoà toàn diện của con người Sự tiến bộ xã hội là do tâm lý con... với học sinh – sinh viên hoạt động chủ đạo là học tập Muốn hình thành nhân cách thì con người phải tham gia vào các hoạt động đa dạng và phong phú nhất là hoạt động ở giai đoạn trên Việc đánh giá các hoạt động hết sức quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người Hoạt động có vai trò trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người Nên trong công tác giáo dục cần có sự. .. Gestalt, tâm lý học nhân văn về cả nhân cách, tâm lý học nhận thức của Piagiờ về nhân cách 2.1 Phân tâm học về nhân cách Theo S.Freud (1856 - 1939) người sáng lập ra trường phái Phân tâm học, cấu trúc nhân cách con người gồm: Cái ấy, cái tôi và cỏi siờu tụi, tương ứng với vô thức, ý thức và siêu thức Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 26 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em S.Freud (1856 - 1939) Khối vô thức... và sáng tạo trong hoạt động của mình góp phần phát triển nhân cách trẻ Hơn thế nữa, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ Văn hoá gia đình có một ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường để thống nhất cách chăm sóc và giáo dục trẻ một cách khoa học và hiệu quả Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 24 Chuyên đề: Tâm lý học nhân. .. trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người Nguyễn Thị Nương- CHMNK20 25 Chuyên đề: Tâm lý học nhân cách trẻ em Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín Trong đó Nhân là gốc và chỉ có người “Đại nhõn” mới cú Nhõn.Về nhân cách con người Việt Nam , trong cuốn Tâm lý học Nhân cách, tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã thống nhất với quan điểm của Gs.Trần Văn Giàu . chọn đề tài " ;Nhân cách và sự hình thành nhân cách theo các nhà tâm lý học Việt Nam& quot; làm tiểu luận của chuyên đề Tâm lý học nhân cách trẻ em. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề. cầu. Hiện nay về mặt tâm lý học người ta chú ý đến vấn đề sau đây về nhân cách, bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách các yếu tố hình thành nhân cách, các cơ chế hình thành nhân cách, các phương pháp. chỉ cú cỏc nhà tâm lý học Việt Nam Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nhân cách. Vấn đề này đã được các nhà triết học Phương Đông nghiên cứu như Khổng Tử, Mạnh Tử, các nhà tâm lý học Phương

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài :

  • 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.

  • 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

  • CHƯƠNG I

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan