Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

8 2K 20
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Kim Thành Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số 60 14 05 Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Liễu Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo hướng chuẩn hóa. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thong (THPT). Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Keywords. Quản lý giáo dục; Bồi dưỡng nghiệp vụ; Năng lực dạy học; Nghiệp vụ sư phạm. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lực chuyên môn của giáo viên là những phẩm chất, thái độ, kỹ năng và kiến thức đóng góp vào hiệu quả hoạt động chuyên môn của giáo viên (Liakopoulou, 2011). Năng lực dạy học là một thành phần quan trọng của năng lực chuyên môn của giáo viên gồm kiến thức, kĩ năng dạy học và thái độ đối với công việc dạy học như: kiến thức về chương trình giảng dạy, kiến thức về môn học, phương pháp giảng dạy, kĩ năng giao tiếp, hiểu biết về người học (Liakopoulou, 2011). Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Internet xuất hiện và làm thay đổi mọi quan điểm truyền thống về giáo dục, về nhà trường, lớp học và về dạy học. Để đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỷ nguyên thông tin, kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức (tri thức là sản phẩm) và nền kinh tế dựa trên tri thức(tri thức là đầu vào của các sản phẩm), triết lí giáo dục trong thế kỉ 21 cũng có những thay đổi mạnh mẽ, hướng tới “một xã hội học tập”, “học thường xuyên, suốt đời” dựa trên 4 trụ cột “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”, giáo dục không còn chủ yếu là đào tạo kiến thức và kĩ năng mà chủ yếu là rèn luyện năng lực – năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lý và lãnh đạo… Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong những năm qua làm tăng vọt khối lượng tri thức của nhân loại, giáo dục không thể thực hiện được chức năng truyền thống của nó là truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ ấy. Do vậy, nội dung các môn học trong tương lai không phải là liệt kê hết những kiến thức cần truyền đạt, mà chỉ là những kiến thức cơ bản, nền tảng, chủ yếu rèn luyện cho người học kĩ năng tư duy, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng biểu đạt, kĩ năng khai thác và xử lý thông tin và áp dụng, sử dụng có ích các thông tin đó và trên cơ sở đó, biến thông tin thành tri thức. Nội dung giáo dục đổi mới, tất yếu dẫn đến sự đổi mới phương pháp giáo dục. Phương pháp dạy - học trong thời kỳ mới đòi hỏi thầy và trò cùng nhau khám phá kiến thức, tìm tòi cái mới với sự hỗ trợ của các phương tiện giáo dục hiện đại, đặc biệt là của công nghệ thông tin, dạy học lấy người học làm trung tâm. Trong kỉ nguyên thông tin, vai trò của người giáo viên truyền thống cũng có những thay đổi rất căn bản. Để có thể trở thành người giáo viên trong thế kỉ 21, cần thay đổi nếp tư duy về giáo dục truyền thống, về phương pháp luận dạy học, có các kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm gợi ý để người giáo viên suy nghĩ nghiêm túc không những đối với việc rèn luyện năng lực chuyên môn, mà còn đối với việc lựa chọn các chiến lược dạy học, phương pháp dạy - học, cách hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chẳng hạn, bằng cách nào để có thể tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm của học sinh trước khi giảng dạy một môn mới, một bài mới? Bằng cách nào có thể giúp học sinh tự tìm ra những phương pháp thích hợp nhất với họ để đạt mục tiêu học tập? Bằng cách nào để mỗi học sinh có được động cơ học tập đúng, nhiệt tình, hứng thú với môn học? Bằng cách nào để đánh giá khách quan, công bằng sự tiến bộ cũng như kết quả trong học tập của mỗi học sinh? v.v. Và theo những nghĩa này, người giáo viên sẽ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, là huấn luyện viên, và quan trọng hơn họ phải là chuyên gia về việc học để có thể hướng dẫn, hỗ trợ người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình v.v. Trong nhà trường lực lượng giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng dạy học. Như vậy yêu cầu phát triển chuyên môn và các năng lực dạy học trong thế kỉ 21 có rất nhiều đổi khác đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường xác định lại mục tiêu, nội dung, các hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Đại hội XI của Đảng đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2020 trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 khẳng định “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học”. Từ năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai việc thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Đây là cơ sở để thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Thực tế cho thấy, trong những năm qua chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục trung học phổ thông nói riêng đã có những bước chuyển biến nhất định, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trường trung học phổ thông Tam Đảo – Vĩnh Phúc mới được thành lập năm 2000. Mặc dù trong điều kiện trường mới với nhiều khó khăn, song những năm qua nhà trường đã rất cố gắng thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đặc biệt trong những năm gần đây nhà trường được các cơ quan quản lý cấp trên và nhân dân đánh giá rất cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Thành tích nhà trường đạt được trong những năm qua có một phần đóng góp rất lớn của đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục cho thấy, đội ngũ giáo viên nhà trường còn nhiều biểu hiện bất cập đó là: cơ cấu chưa phù hợp, chất lượng chuyên môn chưa đảm bảo, năng lực tự học, tự nghiên cứu không cao, kỹ năng công nghệ thông tin truyền thông còn nhiều hạn chế. Tình trạng bất cập này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do công tác phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên còn thiếu kế hoạch chiến lược; các khâu sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng chưa thật hiệu quả; các chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên và chính sách đầu tư chưa thực sự phù hợp. Để góp phần khắc phục những bật cập về vấn đề phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Năng lực dạy học và công tác quản lí bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo hướng chuẩn hóa 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng để phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến nay. 6. Giả thuyết nghiên cứu Trọng tâm của hoạt động đào tạo và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ngày nay là làm thế nào để giáo viên sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm với sự trợ giúp của các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Ở các trường trung học phổ thông huyện Tam Đảo công tác bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định, song cũng bộc lộ một số bất cập. Nếu đề xuất và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế ở trường trung học phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp thì năng lực dạy học của giáo viên sẽ được phát triển. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu luật giáo dục; các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; nghiên cứu các sách, tài liệu, các báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu để xây dựng khung lý thuyết, trong đó gồm các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận làm các luận cứ lý thuyết cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phỏng vấn, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia và phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lí phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp Chương 2: Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đặng Quốc Bảo. Phát triển nguồn nhân lưc-phát triển con người. Tài liệu giảng dạy lớp cao học khóa 11, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục. Bài giảng lớp cao học khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội, 2011. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 30/2009/TT – BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. 6.Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2009. 8. Hiền Bùi (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội. 9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 10. Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. 11. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội, 2011. 12. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11 ĐHGD-ĐHQG Hà Nội. 13. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản giáo dục, 2008. 14. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2010. 15. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), Một số gợi mở cho việc xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Hội thảo Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 16. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 20. Đặng Xuân Hải. Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. 21. Nguyễn Trọng Hậu. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 22. Nguyễn Thị Phương Hoa. Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 24. Đặng Thành Hưng, Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục, kỷ yếu hội thảo Viện chiến lược 27/01/2005. 25. Đặng Bá Lãm (6/2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ 21. 26. Trần Thị Bích Liễu, 2012, (chủ nhiệm đề tài), Đánh giá công tác công nghệ thông tin truyền thông (ICT) sử dụng trong dạy học đối với kiến thức và kỹ năng của giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông ở Việt Nam. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Trọng điểm, Mã số: QGTĐ. 10. 19 27. Trần Thị Bích Liễu, 2005, Giáo viên – người lãnh đạo quá trình dạy học, Tạp chí khoa học, Số 6, trang 3-7. 28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý. Bài giảng lớp cao học quản lý khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. 29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Bài giảng dạy cho lớp cao học khóa 11, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. 30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn-Hà Nội 27/1/2005. 31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012). Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đa ̣ i học Quốc gia Hà Nội 32. Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. 33. Hồ Viết Lương (2005), Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lí luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. 34. Hà Nhật Thăng, Xu thế phát triển giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, 2011. 35. Senge P.M.(2/1996) Rethinking leadership in the learning organization, The system thinkers, Pegasus Communication, Volum7, No1 . dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo hướng chuẩn hóa. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo, tỉnh. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Kim Thành Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý. viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan