luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

120 3.8K 13
luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Cơ sở lý luận: Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự tuyệt vời của ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài người. Chúng ta, ai cũng có thể sử dụng phương tiện "không mất tiền mua" này để trao đổi thông tin cho nhau một cách nhanh nhất, nhiều nhất, đầy đủ nhất, từ đó có thể dễ dàng hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ, liên kết hay hợp tác với nhau… Nhờ ngôn ngữ mà con người từ khắp năm châu bốn bể, con người ở các thời đại khác nhau, các thế hệ khác nhau có thể tìm hiểu nhau hoặc giao lưu với nhau… Hơn thế ngôn ngữ là công cụ để chúng ta tư duy, là chìa khoá vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại để tha hồ mà chiếm lĩnh nó, phát triển nó, đưa nó đến với mọi người… Cứ như thế cá nhân ngày càng hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Khi nói về ngôn ngữ, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga E.I. Tikheeva đã khẳng định "Tiếng mẹ đẻ là cơ sở phát triển trí tuệ và là nguồn gốc để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân téc và nhân loại" [9]. Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ rất sớm từ tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) đặc biệt là từ 2 - 5 tuổi, lứa tuổi này ngôn ngữ trẻ có điều kiện phát triển cực kỳ nhanh về tất cả các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mà không giai đoạn nào có thể sánh bằng. Nếu nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn phát cảm trong ngôn ngữ này sẽ là thiệt thòi lớn cho sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sẽ khó theo kịp sự phát triển của các bạn cùng lứa tuổi. E.I.Tikheeva cho rằng phát 1 triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công khác. Mặt khác khi hết tuổi Mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang trường Tiểu học, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ 6 tuổi vì trẻ phải chuyển qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Đồng thời trẻ cũng chuyển qua một vị trí xã hội mới với những quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Sự thay đổi đó đòi hỏi trẻ phải có những điều kiện tâm lý cần thiết đủ để trẻ có thể thích nghi bước đầu với các điều kiện học tập có hệ thống ở phổ thông. Một trong những điều kiện tâm lý hết sức quan trọng thoả mãn đòi hỏi mới là ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày: phát âm chuẩn; vốn từ phong phú, đa dạng; câu nói hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp là trẻ có một công cụ để tư duy trừu tượng, có một phương tiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức khoa học của các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt - môn học được xem là cơ bản nhất và khó khăn nhất đối với học sinh líp 1 và trẻ còn có cả phương tiện hữu hiệu để tiếp xúc thuận lợi với môi trường mới, quan hệ mới. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Việc trẻ biết phát âm đúng tiếng mẹ đẻ, nói có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, biết biểu đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ, biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện chính để tiếp xúc, giao lưu… là hoàn toàn có thể đạt được ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Nhưng hiện nay ở các trường Mầm non, trẻ 5 - 6 tuổi còn nhiều cháu nói ngọng, không diễn đạt được bằng lời suy nghĩ của mình một cách mạch lạc… dẫn đến việc tiếp thu bài học ở líp 1 chậm, khó khăn, trẻ nhót nhát, sợ sệt, khó gia nhập vào các quan hệ mới với cô, với bạn. Theo kết quả nghiên cứu test "Sẵn sàng đi học" của Nguyễn Thị Hồng Nga - Viện Khoa học giáo dục - trong 4 phần của test là ngôn 2 ngữ, toán, tâm vận động và giao tiếp thì ngôn ngữ của trẻ yếu hơn các mặt khác (Điểm sè trung bình so với % của max về ngôn ngữ chỉ đạt 53% trong khi đó: toán đạt 70%; tâm vận động: 69%, còn giao tiếp là 57%). Phạm Ngọc Định - Trung tâm công nghệ giáo dục - khi nghiên cứu những yếu tố tâm lý cần thiết cho trẻ em vào líp 1 thu được kết quả là 30% số trẻ ngôn ngữ nói chưa rành rọt (nghiên cứu trên 240 trẻ lúc mới vào líp 1). Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) "làm đề tài luận văn của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao vốn ngôn ngữ của trẻ nói riêng và chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo nói chung. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp tác động để chuẩn bị tốt về ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học, giúp trẻ thích ứng với môi trường học tập ở líp 1 tốt nhất. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). 3.2. Khách thể nghiên cứu: - Khách thể trực tiếp: 60 trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi): 27 nữ, 33 nam ở trường mầm non Hoa hồng thành phố Thái bình. - Khách thể gián tiếp: Giáo viên dạy líp mẫu giáo lớn. 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vốn ngôn ngữ của trẻ có rất nhiều vấn đề phong phú, phức tạp. Trong phạm vi luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ giới hạn nghiên 3 cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ gồm: vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc. 4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trường Mầm non Hoa Hồng thành phố Thái Bình. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn còn hạn chế chưa đủ giúp trẻ thích nghi dễ dàng với việc học tập ở líp 1. Giữa các trẻ có sự khác nhau về vốn ngôn ngữ. Nếu có biện pháp tác động tích cực, phù hợp với trẻ thì sẽ nâng cao được vốn ngôn ngữ cơ bản cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào học líp 1 thuận lợi. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) nhằm định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn. - Tìm hiểu thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) ở trường Mầm non Hoa Hồng (Thành phố Thái Bình). - Thử nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 7.2. Phương pháp trắc nghiệm. 7.3. Phương pháp thực nghiệm. 7.4. Phương pháp quan sát. 7.5. Phương pháp đàm thoại 7.6. Phương pháp thống kê toán học. (Các phương pháp nghiên cứu được trình bày kỹ ở chương 2) 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ thống tín hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ đó ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố nâng tầm cao của con người lên vượt xa về chất so với mọi giống loài. Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, để giao tiếp, là chìa khoá để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của dân téc và nhân loại. Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ nhanh ở giai đoạn từ 0 - 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi - chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người - trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Ở giai đoạn này nếu không có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại. Nhưng thời cổ đại người ta nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học và lôgíc học. Các nhà triết học cổ đại đã coi ngôn ngữ như là một hình thức biểu hiện bề ngoài của các bên trong là "logos", tinh thần, trí tuệ của con người. Trong cuốn "Bàn về phương pháp", Descartes đã chỉ ra những đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt con 5 người, khác với động vật. Ông đã nhấn mạnh tính chất của ngôn ngữ, cái tín hiệu duy nhất Êy chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và kết luận rằng "Có thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người và con vật" [25]. Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong ngôn ngữ học. Người đầu tiên sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tâm lý là Shteintal (1823 - 1899). Ông đã đưa ra học thuyết ngôn ngữ là sự hoạt động của cá nhân và sự phản ánh tâm lý dân téc. Theo ông, ngôn ngữ học phải dùa vào tâm lý cá nhân trong khi nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải dùa vào tâm lý dân téc trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của dân téc. Thuyết tâm lý liên tưởng - đại biểu là V.Vunt (1832 - 1920) - nghiên cứu lý thuyết về dạng thức bên trong của từ, về các loại ý nghĩa chuyển đổi của từ, về nghĩa hiện có của từ và câu, về mối quan hệ liên tưởng có tính ngữ đoạn. Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học Xô Viết đã vận dụng quan điểm của Mac-Lênin vào hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đó là: xem xét ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con người được quy định bởi những điều kiện cụ thể của thời kỳ lịch sử nhất định. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Với quan điểm này có thể kể đến: L.X. Vưgôtxki; R.O. Shor; E.D. Polivanov; K.N. Derzhavin; B.A. Larin; M.V. Sergievskij; M.N. Peterson; L.J. JaKubinskij; A.M. Selishchev…. Họ đã đi vào nghiên cứu tính chất xã hội của ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, sự phụ thuộc qua lại giữa các thuộc tính của ngôn ngữ… L.X.Vưgotxki trong cuốn: "Tư duy và ngôn ngữ" đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập mang tính xã hội chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể. 6 Theo ông, khi trẻ em gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác của người lớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này, quá trình tư duy trong một xã hội nhất định được chuyển giao sang trẻ. Do ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó, con người trao đổi các giá trị xã hội, L.X. Vưgotxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tư duy [20]. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) cũng được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu ở từng góc độ khác nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Có thể kể đến các xu hướng nghiên cứu sau: 1.1.1. Nghiên cứu sự phát triển các thành phần ngôn ngữ của trẻ: Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp… của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có các công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989) v.v… Chẳng hạn Lưu Thị Lan (1996) trong công trình nghiên cứu "Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 - 6 tuổi" [19] đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ em Việt nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 - 1 tuổi) giai đoạn ngôn ngữ (1 - 6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giai đoạn 4 - 6 tuổi. Các bước phát triển về từ vựng được tác giả thống kê từng lứa tuổi với số lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa. Từ 18 tháng tuổi trở đi trẻ có sự nhảy vọt về số lượng từ và yếu tố văn hoá, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ. Các bước phát triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam được tác giả nghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại câu phức như câu phức chính phụ, câu phức đẳng lập. Câu phức chính phụ xuất hiện muộn và có số lượng Ýt hơn. 7 Đặc biệt ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi, điều kiện cần thiết cho trẻ học tập ở phổ thông được rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu như: A.M.Leusina; X.L.Rubinxtêin; D.N.Ixtomina; Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Thị Oanh… A.M.Leusina đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo và đi đến kết luận: Không phải là từ mà là câu và ngôn ngữ mạch lạc là đơn vị của ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Trẻ càng lớn tính hoàn cảnh của ngôn ngữ càng giảm dần chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội của vốn từ, lĩnh hội hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. X.L.Rubinxtêin cho rằng: Điều cơ bản trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ là chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng sử dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp… Phát triển vốn từ cũng như việc nắm vững các hình thức ngữ pháp đã ảnh hưởng đến lời nói mạch lạc ở từng thời điểm nhất định. 1.1.2. Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non: Có thể kể các công trình nghiên cứu của E.I.Tikhêêva, L.P. Phedorenco, G.A. Phomitreva; B.K. Lotarep; Nguyễn Gia Cầu; Hà Thị Dân; Nguyễn Xuân Khoa; Nguyễn Huy Cẩn; Nguyễn Thị Oanh; Lưu thị Lan… Tác giả E.I.Tikhêêva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hệ thống, trong đó bà nhấn mạnh cần dùa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện cho trẻ nghe… Bà đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ Mẫu giáo như: nói chuyện với các em, giao nhiệm vụ cho các em, đàm thoại, kể chuyện, đọc chuyện, thư từ, học thuộc lòng 8 thơ ca. Những tư tưởng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non [9]. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn "Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo" đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: kể lại chuyện, kể chuyện theo tri giác, kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tưởng tượng. Tác giả Lưu Thị Lan đề cập đến biện pháp phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 4 – 6 tuổi, theo tác giả để phát triển vốn từ cần tổ chức cho trẻ quan sát sự vật hiện tượng và đàm thoại, cùng với trẻ phân tích sự vật hiện tượng để giúp trẻ nhận thức mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Cho trẻ nghe thơ, truyện, chơi một số trò chơi như đoán vật qua tiếng kêu, kể tên các con vật em biết, trò chơi nối từ, nói từ tiếp theo, chơi đóng vai theo chủ đề, kể chuyện theo tranh… [17], Tác giả cũng đã nêu các biện pháp sửa ngọng cho trẻ rất đơn giản chỉ cần luyện tập một số buổi là trẻ có thể nhận thức được cách phát âm đúng, cần căn cứ vào thời gian bị ngọng để định hình lại cách phát âm chuẩn đòi hỏi ngắn hay dài và sự có mặt của cha mẹ trẻ trong các buổi tập là cần thiết để từ đó họ có thể hướng dẫn cho trẻ luyện tập pháp âm khi trẻ ở nhà. 1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0 - 6 tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi: Theo hướng này có thể kể đến các tác giả G.I. Liamina (1960); V.I. Iadenco (1966); M. N. Popova (1968); Lưu Thị Lan (1986); Bùi Anh Tuấn (1989)… Các tác giả đã nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo từng giai đoạn: 12 – 24 tháng, 24 – 36 tháng, 3 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 tuổi, 1 – 3 tuổi, 3 – 5 tuổi. 9 1.1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ em như môi trường sống, sức khoẻ, giáo dục gia đình… Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1989). 1.1.5. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ trẻ em với các lĩnh vực khoa học, văn học, giao tiếp, tư duy… Với các công trình nghiên cứu của các tác giả: Đào Thị Minh Huyền (1984); Hồ Lam Hồng (1993); Nguyễn Thạc (1995); Nguyễn Xuân Thức (1997)… Riêng vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 5 - 6 tuổi cũng có một số công trình như: + Công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức về khả năng hiểu từ của trẻ 5 - 6 tuổi. + Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Oanh "Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi". + Luận án Tiến sĩ của Hồ Lam Hồng về "Một số đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hình thức kể chuyện". + Luận văn Thạc sĩ "Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện về sinh hoạt nhằm phát triển lời nói mạch lạc" của Hoàng Thị Thu Hương; "Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh" của Huỳnh Ái Hồng; "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo" của Hoàng Thị Hồng Mát (2002). Các bài viết trong các tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục” cũng quan tâm nhiều đến ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi nhưng chủ yếu về vấn đề chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học đọc, học viết ở líp 1 như bài viết của Lê Thị Ánh Tuyết; "Chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học chữ" của Nguyễn Phương Nga; "Thực trạng chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi 10 [...]... phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm: - Tìm hiểu thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) ở trường mầm non Hoa Hồng thành phố Thái Bình Phát hiện ra các ưu điểm và hạn chế trong vốn ngôn ngữ cơ bản chuẩn bị cho trẻ vào học ở líp một - Xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố đến vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ 5 - 6 tuổi - Thử nghiệm tác động sư phạm nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ em 2.2... cho trẻ em 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Khảo sát thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ 5 - 6 tuổi: Tiến hành khảo sát thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của 30 trẻ líp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng thành phố Thái Bình về các mặt: - Đo nghiệm mức độ hiểu từ của trẻ - Khảo sát về khả năng phát âm của trẻ - Khảo sát về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ - Xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố khách... phát triển ngôn ngữ, một số nghiên cứu khác lại nghiên cứu biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu mới tập trung nhiều vào lứa tuổi nhà trẻ, Ýt đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5 - 6 tuổi Trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu đi sâu nghiên cứu vào một mặt của sự phát triển ngôn ngữ như hiểu từ hoặc ngôn ngữ mạch lạc…... líp 1 Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ 5 - 6 tuổi với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở líp 1 11 1.2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÔN NGỮ: 1.2.1 Khái niệm về ngữ ngôn và ngôn ngữ: Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống các kí hiệu từ ngữ và hệ thống quy tắc ngữ pháp có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy Ngữ ngôn là một... lý học chia làm 3 độ tuổi là mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn và nhận thấy rằng từng độ 21 tuổi đó ngôn ngữ của trẻ có các mức độ phát triển khác nhau về tính chất, vốn từ, ngữ pháp, ngữ âm 1.3.1 Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: + Vốn từ: Sè lượng từ ngữ trẻ em lĩnh hội được từng giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 19 26 từ [11] Trong đó phần lớn là danh từ, động từ, còn các từ loại khác... tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên một chất lượng mới đó là việc nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgíc, nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển của trẻ nâng lên một trình độ mới, cao hơn Tóm lại, trong các độ tuổi của mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần về các mặt: Vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp và xuất hiện dần kiểu ngôn ngữ mạch lạc Đến cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trẻ đã có khả năng... tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn ngữ Ngược lại, quá trình ngôn ngữ không thể có được nếu không dùa 12 vào một thứ ngữ ngôn nhất định Ngôn ngữ của cá nhân làm phong phú ngữ ngôn của dân téc 1.2.2 Chức năng cơ bản của ngôn ngữ: Ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người Kinh nghiệm lịch sử xã... quả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà Nội cho thấy trong các câu nói của trẻ 3 - 4 tuổi dùng để giao tiếp có 455 câu thì 182 câu chưa đúng, 291 câu đơn, 164 câu phức 1.3.2 Đặc điểm pháp triển ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi: + Vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng 1300 - 2000 từ trong đó danh từ, động từ vẫn chiếm ưu thế, còn tính từ và các loại từ khác tuy đã xuất hiện trong ngôn ngữ của. .. của mình như vậy… Trẻ cũng đã bắt đầu hiểu và tự tiến hành những cuộc nói chuyện về các sự vật xa hơn mà trẻ tưởng tượng, hình dung thấy trong óc, đây chính là loại ngôn ngữ ngữ cảnh Lóc này trẻ đã biết dùng ngôn ngữ mô tả lại những gì trẻ quan sát thấy, hoặc xảy ra trong đời sống hàng ngày của trẻ cho mọi người nghe 1.3.3 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi: 25 + Vốn từ: Vốn từ của trẻ mẫu giáo. .. khoa học của các môn học ở phổ thông… Vì vậy việc nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ cả về vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc là rất cần thiết Thông qua đó, chúng ta có thể giúp trẻ có sự phát triển ngôn ngữ một cách đầy đủ về các mặt, đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất để trẻ tiếp thu tri thức không chỉ môn Tiếng Việt mà còn tất cả các môn học khác của chương . THỂ NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). 3.2. Khách thể nghiên cứu: - Khách thể trực tiếp: 60 trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi): . với trẻ thì sẽ nâng cao được vốn ngôn ngữ cơ bản cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào học líp 1 thuận lợi. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn. (nghiên cứu trên 240 trẻ lúc mới vào líp 1). Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: " ;Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) "làm đề tài luận văn

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • Tài Liệu tham khảo

      • Phụ lục 6 Phiếu thực nghiệm

      • Phụ lục 8

      • Câu hỏi hướng dẫn của trắc nghiệm BOEHM

      • phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan